Những Câu Chuyện Hài Liên Quan Đến Heo

137 lượt xem

Câu truyện kể về một người đi chợ mua được một con heo. Trên đường về, trời nắng quá nên anh ta định ghé vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi anh ta rằng con heo giá bao nhiêu? Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con heo nên liền lễ phép trả lời rằng con heo có giá hơn quan. Tên lính liền tát anh ta một bạt tai rồi mắng bảo anh ta láo, dám nói heo hơn quan. Anh ta liền liền bảo rằng anh chỉ lỡ lời thôi. Sau một hồi van lạy mãi thì chú lính mới tha cho.

Đi một đoạn lại gặp một chú khách. Chú khách lại hỏi giá con heo. Sẵn đang ấm ức trong lòng anh ta liền bảo mới bị một vố trắng răng ra rồi nên anh ta không nói giá của con heo. Chú khách đánh cho một gậy cho là anh ta hỗn xược và quát anh ta dám chế nhạo mình à? Anh ta đã bỏ chạy thục mang, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân.

Về gần đến đầu làng, anh ta gặp một ông sư và mọt chú tiểu đang đi từ chùa ra. Chú tiểu hỏi giá con lợn, anh ta liền càu nhàu rằng trọc này là ba bọc rồi (ý của anh ta là ba lượt rồi) nên anh ta không nói nữa để tránh rước họa vào thân. Nào ngờ chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta bức bối cãi lại chứ không phải ba trọc thì là gì? Rồi đi thẳng một mạch vào làng.

Qua câu truyện Ba trọc này, tác giả câu truyện muốn gửi gắm đến bạn một thông điệp là trước khi nói ra điều gì cần phải cân nhắc thật kĩ. Vì có thể vô tình những câu nói của bạn sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có với người khác và sẽ có những đánh giá không hay về bạn. Mỗi lời nói được nói ra đều cần phải suy nghĩ trước sau thật cẩn thận để tránh rước họa vào thân như anh chàng mua heo.
 

Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát cực kì hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng coi đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:

– Ta nghe đồn mày thông minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu như không đối được, ta sẽ đánh đòn. Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:

– Lợn cấn ăn cám tốn.

Tú Cát quan niệm rằng câu này rất khó đối, ví “cấn” và “tốn” là hai quẻ trong kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay:

– Chó khôn chớ cắn càn.

Quẻ này cũng có “khôn” và “càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Không ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm hằm bảo:

– Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Ttrời sinh ông Tú Cát.

Quỳnh đáp luôn:

– Đất nứt con bọ hung.

Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng không làm gì được, vì Quỳnh đối cực kì chỉnh, đành lùi thủi đào thải.

5
5 sao / 1 đánh giá
5 sao - 1 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 5 SAO trên tổng số 1 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo