Hiểu thấu và thương đó cũng là thiền định

103 lượt xem

Thiền để tĩnh tâm, khi tâm được tĩnh mọi việc cũng sẽ được giải quyết nhẹ nhàng, trong bình tĩnh và xác đáng. Thiền cũng rất có lợi cho sức khỏe. Đó là những hiểu biết rất cơ bản về thiền.

LÝ DO CHỊ TÌM ĐẾN VỚI THIỀN ĐỊNH VÀ CHỊ ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

Trong cuộc sống, không ai có thể khẳng định họ không bao giờ buồn, giận hay không bị áp lực công việc và các mối quan tâm khác, các mối quan hệ chi phối. Tôi cũng vậy. Tôi cũng chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, cũng bầm dập trải qua các cung bậc của cảm thọ ái, ố, hỷ, nộ. Những lúc căng thẳng, tôi muốn buông tất cả và muốn tìm một nơi thật yên tĩnh, có không gian riêng để trốn mình. Muốn vậy, nhưng lúc đó, tôi không làm được bởi tôi không thể dừng lại, tôi vẫn bị cuốn theo guồng quay cuộc sống thường nhật, mưu sinh với chồng chất các mối quan tâm thực sự mệt mỏi.

Giữa lúc cảm thấy mình có thể bị trầm cảm nếu như không biết cách chuyển hóa những tâm trạng tiêu cực này, mình sẽ bị kéo xuống, chìm đắm, không lối thoát, hoang mang, bế tắc, quanh quẩn với những suy nghĩ không đầu, không cuối, nghĩ nhiều nhưng không có kết quả cao như mong đợi. Chính vào thời điểm muốn buông bỏ, tôi nhớ lời thầy tôi từng nói: “Hãy quan sát tâm tư của mình, hãy quan sát mạnh mẽ chính bản thân mình, con sẽ tìm được con đường cho chính con. Con muốn cuộc sống của con thế nào, do chính con quyết định. Nếu hai tay đã cầm nắm, nếu tâm tư đã đầy ắp, vậy con có thể tiếp nhận được mọi thứ khác nữa không? Hãy chuyển hóa, hãy buông bớt bởi những thứ con đang thủ hữu rất có thể, nó chỉ có giá trị trong khoảng thời gian hữu hạn. Trong đạo Phật, sống tự nhiên, vô ngã, vô ưu sẽ an lạc, tự tại. Hãy thiền định về điều đó…”.

 

TỪ VIỆC THIỀN VÌ SỨC KHỎE, RẤT NHIỀU NGƯỜI CŨNG ĐI SÂU TÌM HIỂU NHỮNG CĂN NGUYÊN SÂU XA, CỐT LÕI CỦA NÓ. CHỊ CÓ THỂ CHIA SẺ THÊM VỀ ĐIỀU NÀY?

Để trả lời câu hỏi này của bạn, trước tiên cần phải hiểu có nhiều trường phái thiền. Trường phái tôi theo là thiền định theo đạo phật, khác với trường phái thiền Dưỡng sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân, cá nhân tôi nhận thấy, có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường, nhiều cách thực hành để mỗi cá nhân đều đạt được tới niềm hỷ lạc, đạt được giải thoát như mình mong muốn. Cái đó còn tùy thuộc vào từng cảm ngộ, tập tính và căn cơ của từng con người, hay nói cách khác là của từng cá thể, bởi mỗi một cá nhân cụ thể chính là một tiểu vũ trụ đang hòa chung trong một đại vũ trụ bao la.

Thiền định trong đạo Phật cho ta tâm niệm giải phóng chính mình, hay nói cách khác là phóng sinh chính tâm thức mình khỏi những cầu mong của tâm, cho dù đó là điều thiện thì ta cũng không thể đạt được điều tối thượng trong thiền định, đó chính là trực ngộ tính Không và an trụ trong chánh niệm. Lúc mới học thiền, hãy tập luyện tâm theo cách nghĩ tới và khuyến khích làm những điều thiện lành. Ai cũng có một vị Phật nguyên sơ tinh khôi, chứa những điều thiện lành tốt đẹp ngay trong chính bản thân mình. Hãy chuyên tâm thực hành từng bước một để ngộ được tính Không bao la. Thực hành chánh niệm và an trụ trong tỉnh thức, nếu có một chút niềm vui nào, hay nỗi buồn nào, đều cố gắng thực tập lan tỏa và chuyển hóa… bởi tất cả đều vô thường. Khi đó, tâm sẽ an vui và tự tại.

0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k