Như một cơn gió
Hà Nguyễn | Chat Online | |
02/01/2019 12:05:12 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
184 lượt xem
- * Câu chuyện cảm động nhất: Người thầy và những tờ tiền cũ (Truyện ngắn)
- * Khải Nguyên - Vợ chồng bất đắc dĩ (Truyện Đam mỹ)
- * Chiếc mũ Ca rô (Truyện ngắn)
- * Cầu vồng khuyết (Truyện ngắn)
Thế giới này nhỏ bé lắm, chỉ cần xoay người một cái là bạn không ngờ rằng mình sẽ gặp được ai. Nhưng thế giới này cũng rộng lớn lắm, chỉ cần quay lưng... là sẽ không bao giờ gặp lại.
Tôi gặp Khánh rất tình cờ. Tình cờ đến mức ngạc nhiên.
Một buổi chiều tháng 9 âm u. Tôi đang phóng xe chầm chậm trên đường thì trời đổ mưa. Cơn mưa được báo trước bởi một bầu trời nặng nề và đầy mây xám xịt. Nhưng tôi chẳng để ý. Chẳng để ý trời sắp mưa và cũng chẳng để ý cái áo mưa trong cốp xe của mình từ lâu đã lưu lạc phương nào. Tôi tấp xe vào lề đường, và trú mưa dưới mái hiên của một ngôi nhà ngay sát đó. Mái hiên không rộng, nhưng cũng đủ để ngăn những hạt mưa cho tôi khỏi ướt. Gió mùa thu se se lạnh, thêm mưa nữa làm tôi thấy se sắt trong lòng. Vừa hay, điện thoại đổ chuông. Một số máy, không lưu trong danh bạ, nhưng đã lưu trong tâm trí tôi không thể xóa nhòa. Tôi ngập ngừng, lưỡng lự, rồi không thể ngăn nổi lòng mình. Tôi ấn nút nghe. Điện thoại của Phong.
Tôi chẳng nhớ rõ lúc đó mình đã nói những gì, và đã nghe những gì. Tiếng mưa rơi át đi tiếng nói nhỏ và nghẹn ngào của tôi qua điện thoại. Mà có lẽ, Phong cũng nhận ra tôi đang cố giữ những giọt nước mắt không rơi. Những cuộc điện thoại gần đây Phong gọi đến, tôi luôn vậy. Luôn nói thật nhỏ, thật khẽ, để giấu đi những tiếng nấc. Và khi tắt máy thì lặng lẽ, trống rỗng không thể khóc nổi nữa. Tôi chỉ nhớ Phong dặn tôi nhớ giữ sức khỏe, cẩn thận kẻo mưa ướt, cẩn thẩn kẻo bị cảm.... Tôi tắt máy, thẫn thờ. Chẳng để ý bên cạnh có một người cũng vào trú mưa từ lúc nào. Và hình như đã lõm bõm nghe được cuộc điện thoại tôi vừa nói. Không quan trọng.
Đến bao giờ em mới muốn quên đi ngày trước, để sống cho chính mình bây giờ, hả em?
Ta vẫn biết, mỗi lần yêu là một lần đau, mỗi lần xa nhau là một lần con tim bật khóc. Nhưng nếu tình yêu chỉ có nụ cười và hạnh phúc, sẽ lấy đâu ra cái giá để người ta trân trọng từng giây, từng phút được gần nhau đây em?"
Tôi chớp chớp mắt. Và lắc đầu thật mạnh. Lắc đầu, để xua đi hình ảnh của Phong, xua đi giọng nói của Phong luôn quẩn quanh trong ký ức. Phong đã xa tôi rồi. Cơn gió của tôi đã bay về phương trời khác.
"Nhớ người cũ hả"
Khánh hỏi. Giọng điệu chẳng có vẻ gì là quan tâm, nhưng cũng không dửng dưng mà cũng chẳng mỉa mai. Hỏi chỉ như để khẳng định một điều đã biết chắc chắn.
Tôi không trả lời. Một chốc, hỏi lảng sang chuyện khác: "Quán có mình bạn làm thôi ah?"
"Tầng dưới có hai em gái nữa, một em pha chế và một em bưng bê. Thật ra là có bốn người, nhưng chia làm hai ca. Hai em ca sáng và hai em ca tối. Với một anh trông xe ở ngoài cửa. Trên này thì mình tôi là đủ". Khánh trả lời xong, lại lặng yên. Trong không gian yên lặng đó, lời bài hát lại tiếp tục vang lên, nhẹ nhàng nhưng da diết:
"Đừng làm tổn thương người đến sau bằng nỗi đau của người tình trước....
Đừng đánh mất hiện tại bằng những thứ đã qua..."
Lời bài hát như xoáy sâu vào trái tim tôi, xoáy sâu, sâu mãi.
Tôi nhảy xuống khỏi ghế, nói thật khẽ: "Tôi về đây."
Và đi thẳng. Biết rằng phía sau lưng đang có một người lặng lẽ nhìn theo.
...Chúng tôi quen nhau như thế.
Phía dưới là một chữ ký ngoằn nghèo, và một nét chữ trẻ con nguệc ngoạc, hình như là một cái tên: Khánh Bình. Là ai nhỉ.
Vừa lúc giọng Khánh vang lên sau lưng tôi: "Cafe này."
Mùi cafe thơm lừng, làm ấm cả gian phòng nhỏ. Tôi đón lấy cốc cafe từ tay Khánh, nhấp 1 ngụm, rồi hỏi: "Khánh theo đạo Thiên Chúa ah?"
"Uh"
Tôi vờ đưa mắt nhìn quanh, rồi hỏi: "Sao trong phòng không có bàn thờ thiên chúa vậy?"
"Chúa ở trong tim tôi." Khánh nói.
"Thế còn Minh?" Tôi buột miệng, hỏi một câu hết sức ngu ngơ.
Khánh nhìn tôi. Đôi mắt sâu thăm thẳm. Tôi cúi đầu, uống một ngụm lớn cafe, không dám nhìn người đối diện mình.
"Minh cũng ở trong tim tôi." Khánh nói.
Tôi suýt hỏi tiếp: "Thế còn tôi?", nhưng cũng may là vẫn chưa ngu ngơ đến mức đó. Nhận ra sự ngạc nhiên trong thái độ của Khánh, tôi giải thích: "Lúc nãy Quỳnh có nói với tôi về Minh."
"Ừ" Khánh dửng dưng, không nói thêm, không có ý kiến gì cả.
"Khi nào có dịp, giới thiệu Quân với Minh nhé."
"Ừ"
"Sao Khánh không bao giờ kể về Minh vậy?" Tôi cố hỏi "Bạn ấy tuyệt lắm đúng không?"
"Ừ," Khánh đáp "Cô ấy tuyệt quá nên tôi không biết phải kể về điều gì."
Tôi nhíu mày. Chẳng có người con trai nào lại nói về cô gái mình yêu một cách dửng dưng như thế. Tự dưng lại thấy trong lòng phân vân, không bít có phải Khánh vẫn còn bực tôi vì đã tự tiện lên đây hay không nữa. Dù sao, tôi vẫn không nén nổi tính tò mò của mình.
"Giới thiệu Minh với tôi sớm nhé."
"Uh, mai nhé."
"không, mai tôi về nhà rùi."
"Về nhà á?" Khánh nhìn tôi, tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên: "Về đâu cơ?"
"Về nhà. Về Nghệ An ấy." Tôi ngó Khánh, không hiểu tại sao thái độ của Khánh lại lạ lùng như thế khi tôi nói về nhà. .
"uh, về nhà." Khánh lẩm bẩm "Chắc là thích lắm nhỉ."
"Tất nhiên", Tôi hồ nghi, sao Khánh lại tỏ ra như thế nhỉ, cứ ngơ ngác như là người rơi xuống từ cung trăng. "Nhà tôi bình yên lắm, khi nào có dịp vào Nghệ An, Khánh ghé qua nhé. Bố mẹ tôi hiếu khách lắm."
Khánh vẫn ngồi im, thẫn thờ. Tôi bật máy tính của Khánh, vào face, chỉ cho Khánh bức ảnh chụp nhà tôi. "Nhà tôi nè."
Ngôi nhà nhỏ nằm giữa một đồng lúa xanh mướt, những lùm cây ăn quả lúp xúp, hàng dừa trước sân cao vút, những tàu lá xanh nghiêng nghiêng trong gió chiều, ráng mặt trời đỏ rực. Nhà tôi, nơi bình yên nhất trong tâm hồn tôi giữa bộn bề cuộc sống.
"Nhà Quân đẹp nhỉ" Khánh nén tiếng thở dài, cứ như kìm chế một cái gì đó quá lớn, quá sức. Con người này thật là kỳ lạ, thật là xa cách. Hóa ra từ trước tới giờ tôi không hề hiểu một tý gì về người bạn mà tôi vẫn nghĩ là thân. Là Khánh lạnh lùng khó hiểu, hay tại tôi quá vô tâm, khù khờ?
Khánh nhìn, như bị hút hồn vào hình ảnh ngôi nhà trên face. Tôi hỏi: "Nhà Khánh ở đâu?"
"Tôi sinh ra trong ngôi nhà của Chúa." Khánh nói, và làm dấu ba ngôi trên ngực.
"Tôi biết rồi. Ý tôi là quê Khánh ở đâu ấy?"
Khánh chẳng trả lời, nhìn tôi, rồi nói lặng lẽ: "Quân về nhà vui vẻ. Sớm gặp lại nhé."
Tôi rời quán cafe, mang theo một mớ những hồ nghi, thắc mắc trong đầu về Khánh, về Minh. Cuối cùng, chỉ rút ra được một câu kết luận: "Khánh thật là kỳ lạ."
------------------
Về nhà. Về với nơi mình đã sinh ra, nơi thân quen nhất, nơi mà tình yêu với mảnh đất, với vùng quê này đã ngấm sâu vào máu thịt. Về nhà, về với tình thân, với những người luôn yêu thương và che chở mình vô điều kiện. Lòng thật bình yên và nhẹ nhõm, mọi bon chen căng thẳng đều tan như đám sương mai trên cành lá. Hình ảnh về Phong cũng lắng lại, trở thành ký ức trong tim, không còn nhức nhối đau như trước. Hình ảnh lạnh lùng của Khánh, những câu hỏi đang bỏ ngỏ về Minh, tất cả đều được tôi bỏ lại sau lưng. Nhẹ nhõm...
Mấy hôm sau, tôi trở ra Hà Nội. Đồ đạc mang theo lỉnh kỉnh những gạo, lạc, vừng... mà mẹ tôi chuẩn bị từ khi biết con sắp về. Mẹ còn nhất quyết dúi cho tôi một túi đầy bánh nếp mà tối hôm trước mẹ đã kỳ cạch gói gói luộc luộc "Mang ra cho các em trong xóm trọ ăn cho vui con ah, quà quê mà." Tôi đành ngoan ngoãn trở thành cựu vạn nghiệp dư. Mẹ lúc nào cũng thế, lúc nào cũng sợ tôi ngoài đó thiếu thốn, cứ xuýt xoa tiếc vì tôi không mang thêm được cái này, phải bỏ lại cái kia. Ngồi trên xe, mắt tôi rớm lệ.
Hôm đó, tôi đến quán cafe của Khánh. Nghĩ thế nào, tôi mang cho cậu ấy mấy cái bánh nếp. Có lẽ Khánh cũng chẳng ăn, con trai mấy ai ăn quà vặt. Nhưng về quê cũng chẳng có quà gì.
Lên tầng hai, không nhìn thấy Khánh. Quỳnh đang bê cafe và sinh tố cho khách, nhìn cô bé bận rộn thật đáng yêu. Tôi yên lặng, rồi đi thẳng lên tầng ba. Cửa mở. Khánh đang ngồi, cặm cụi bên máy tính. Trông có vẻ rất tập trung và chăm chú. Tôi ngắm Khánh một lúc, tự dưng mỉm cười, trong lòng trào dâng một cảm giác thật thân thương...
Bỗng nhiên, Khánh quay lại, tròn mắt nhìn tôi đang đứng như chôn chân trước cửa. Nụ cười trên miệng tôi trở nên méo xệch, ngượng ngùng. Tôi cúi đầu, ấp úng: "Tôi ra rồi. Mang cho bạn mấy cái bánh."
Tôi vào phòng, dúi vội mấy cái bánh vào tay Khánh, mặt vẫn còn ửng đỏ vì xấu hổ.
"Bánh nếp ah?" Khánh hỏi, thật khẽ.
"uh. Mẹ tôi làm đấy. không được khéo lắm, nhưng là quà quê." Tôi vẫn còn ấp úng.
Khánh nhìn chăm chú vào chùm bánh đang cầm trên tay, nâng niu, rồi đưa lên mũi hít hà (mặc dù bánh đã nguội lạnh). Rồi rất từ tốn, rất cẩn thận, bóc từng lớp vỏ lá chuối, và ăn rất ngon lành. Đến lượt tôi trố mắt ra nhìn Khánh. Loáng cái, Khánh ăn hết cả xâu bánh nếp, chỉ còn lại đống vỏ lá chuối đầy tú ụ. "Có lẽ từ tối tới giờ tập trung quá, quên cả ăn uống. Đúng là dân công nghệ thông tin." Tôi nghĩ thầm trong bụng.
Khánh nhìn tôi, và ngoác miệng ra cười: "Trời ơi, lâu lắm rồi mới được ăn bánh nếp. Ngon ghê quá. Mà no căng cả bụng rồi Quân ah."
Tôi ngạc nhiên: "Khánh thích ăn bánh nếp lắm ah?"
"Uh." Khánh cười, nụ cười hồn nhiên và rạng rỡ nhất mà tôi từng thấy trên khuôn mặt lạnh lùng của Khánh: "Tôi thích lắm. Nhớ hồi nhỏ, đến ngày tết nội luộc cho tôi một cặp bánh nếp, cột cả dây để xách nhé. Tôi tự hào lắm, mãi chẳng dám ăn. Phải hai, ba ngày sau, nội sợ hỏng nên giục mãi tôi mới ăn đấy. Ôi sao mà ngon thế." Rồi Khánh tỏ vẻ tiếc rẻ: "Ăn hết rùi, biết thế dành lại một cái."
"Vậy khi nào tôi về quê sẽ bảo mẹ làm thêm cho Khánh nhé." Tôi cười, cười vui theo niềm vui thơ trẻ của Khánh.
-------------
Trời lạnh hơn. Hà Nội bước vào đông thực sự. Bầu trời nặng nề và xám xịt, những hàng cây ven đường cũng co ro trong gió. Cuối năm rồi. Tôi ngập đầu trong đống công việc hỗn độn. Quên đi rằng, ngoài kia, dòng người đang hối hả. Ngoài kia, không khí Noel và Tết dương lịch đang tràn ngập khắp nơi. Ngoài kia, các cặp đôi đang tay trong tay, tận hưởng cái lạnh của trời đông Hà Nội và hơi ấm lan tỏa từ trong tim, thật là hạnh phúc. Tôi cố vùi đầu vào công việc. Vùi đâu, để quên đi rằng, năm ngoái, dịp này, tôi vẫn hạnh phúc bên Phong. Vẫn vô tư, vẫn vui vẻ, không hề nghĩ rằng một ngày không xa, cơn gió của tôi sẽ bay đi, bay xa tôi mãi, để lại trong lòng tôi những mảnh vỡ đóng thành băng, lạnh ngắt. Thỉnh thoảng, ngồi trong văn phòng, tôi nhìn qua cửa sổ tầng 10, ngó con phố Láng Hạ tấp nập người xe qua lại, nén tiếng thở dài. Có phải tôi đã lạc mất Phong trong dòng người ấy. Hay là Phong giận tôi, nên trốn vào đó mất rồi? Bao lâu nhỉ, bao lâu để tôi có thể để quá khứ ngủ yên? Để có thể thấy lòng mình bình thản? Muốn hiểu mình tường tận, phải chạm vào tận cùng của sự cô đơn. Tôi không muốn chạy trốn, nên đành đối mặt, đành gặm nhấm nỗi đau một cách từ từ. Sắp Noel rồi. Đường phố ngập tràn những bóng bay, các cửa hàng trang trí sặc sỡ cây thông, hình ông già Noel với túi quà to đùng sau lưng, những chú tuần lộc mũi đỏ ngộ nghĩnh và hoa tuyết. Noel, ngày lễ giáng sinh, an lành và hạnh phúc. Noel, ngày sinh nhật của Phong....
Hai ngày trước Noel, tôi nhận được tin nhắn từ Khánh: "Noel có lịch gì không Quân?"
"Rảnh toàn tập Khánh ah." Tôi nhắn lại, kèm theo một cái mặt đang khóc.
"Đi cùng Khánh nhé."
"Đi đâu? Đến nhà thờ ah?" Tôi hỏi, không khỏi ngạc nhiên. Noel, Khánh phải đi cùng với Minh chứ. Làm gì rảnh mà rủ tôi.
"không, đến sinh nhật Minh. Quân muốn gặp Minh còn gì."
Tôi ah lên một tiếng. Hóa ra là đến sinh nhật Minh. Minh sinh vào ngày giáng sinh, Phong của tôi cũng vậy. Tôi nhắn cho Khánh đồng ý. Dù sao tôi cũng rất tò mò muốn gặp Minh. Dù sao, ngày đó cũng không nên ngồi nhà. Tôi sẽ lại tìm chỗ nào đó mà lặng lẽ khóc cả đêm mất.
Đêm Noel, tôi đi giày bệt, mặc quần bò, áo len, khoác ngoài một cái áo dạ dày sụ, và trang điểm nhẹ nhàng. Tôi vốn là người giản dị, không có nhiều quần áo cho các dịp tụ tập, cũng không biết cách trang điểm cầu kỳ cho bản thân. Mất một buổi để phân vân chọn trang phục, cuối cùng tôi tặc lưỡi: "Thôi kệ, đi sinh nhật một người bạn thôi mà" (nghĩ thế cho nó thoải mái, dù tôi và Minh chưa bao giờ gặp nhau. Tôi cũng chẳng biết tí gì về Minh cả). Từ khi nhận được tin nhắn của Khánh, trong đầu tôi hiện lên hàng trăm câu hỏi về Minh, tượng tượng ra đủ thứ hình ảnh về cô bé. Bạn gái của Khánh là người thế nào nhỉ? Chắc chắn phải rất là đặc biệt rồi. Chắc là xinh lắm...
Bữa tiệc sinh nhật Minh tổ chức ở một quán cafe trên đường Phạm Huy Thông, con đường nhỏ nằm ven hồ Ngọc Khánh. Noel, quán trang trí đèn, hoa thật là lộng lẫy. Bản nhạc giáng sinh êm dịu. Bước vào quán, tôi như lạc vào lễ Giáng sinh vùng xứ lạnh với một trận mưa tuyết trắng tinh. Tôi cười vang, thích ơi là thích. Liếc sang, Khánh đang nhìn tôi, miệng cũng mỉm cười.
Mọi người đều đã đến đông đủ, đang ở trên tầng hai chờ chúng tôi. Tâng hai được chia thành các phòng nhỏ, để phục vụ hội họp và sinh nhật. Chúng tôi đấy cửa bước vào căn phòng số 05. Trong phòng có 4 người, hai trai và hai gái, cả tám cặp mắt đều đổ dồn về phía chúng tôi, có lẽ để đón chào người đến sau cùng. Tự dưng, tôi thấy run và mất tự nhiên....
Minh xinh, rất xinh. Vượt qua mọi tượng tượng của tôi, Minh xinh đẹp như một thiên thần. Lần đầu nhìn thấy em, tôi như bị hút hồn vào khuôn mặt ấy. Da trắng mịn, không quá hồng hào mà hơi xanh, như men sứ. Mũi cao, đôi môi tươi tắn chúm chím phớt hồng. Mái tóc đen ôm lấy khuôn mặt nhỏ nhắn. Đặc biệt là đôi mắt. Mắt Minh to, tròn, hàng mi cong vút. Nếu đôi mắt của Khánh là mặt nước hồ thu, buồn mênh mang và lạnh lẽo thì đôi mắt của Minh tươi vui, trong sáng như bầu trời mùa xuân rực nắng đầy sức sống, chỉ phảng phất một chút, 1 chút gì đó u buồn, càng làm em thêm đẹp. Vẻ đẹp thuần khiết, vẻ đẹp của một thiên thần. Vẻ đẹp kiêu sa nhưng vẫn giản dị. Minh và Khánh, có lẽ trời sinh để thành một đôi, được xe duyên từ kiếp trước.
Minh nhìn tôi, mỉm cười thật tươi, thân thiện và dễ mến: "Chị Quân, chị ngồi xuống đây. Em nghe anh Khánh kể về chị suốt, mà hôm nay mới được gặp."
Tôi ngồi xuống bên Minh, trong lòng không khỏi hồ nghi. Khánh có kể về tôi với Minh á? Sao Khánh không kể tí gì về Minh với tôi? Mà giọng điệu của Minh thì đặc biệt tự nhiên và thân mật, chẳng có vẻ gì là một câu nói khách sáo, xã giao giữa những người mới gặp lần đầu. "Khánh kể gì với Minh về tôi vậy?" Tôi buột miệng.
"Anh Khánh bảo chị rất là ngốc, và cực kỳ háu ăn ah. Hi hi" Minh nói, và cười vang. Nụ cười trong sáng quá đỗi. Tôi cũng cười theo, tự dưng thấy mọi khoảng cách với Minh được kéo gần lại. Một cái bánh gato to đùng, xinh xắn với dòng chữ đỏ nổi bật: Happibirthday to Khánh Minh." và những cái nến bé xíu xếp thành con số 19 đang cháy sáng lung linh. Minh tròn 19 tuổi.
Sau khi Minh nhắm mắt ước xong, cả Minh và Khánh cùng chụm miệng thổi nến trong tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người. Lòng tôi chùng lại, ngày này 1 năm về trước, sinh nhật của Phong...
Bữa tiệc diễn ra thật là vui và ấm áp. Minh và các bạn đều rất dễ gần. Mặc dù mới gặp lần đầu, nhưng chúng tôi hòa đồng rất nhanh. Mọi người hát hò cực kỳ vui nhộn. Hai người bạn trai của Minh tên là Tâm và Dương, còn cô bạn gái xinh xắn là Trang. Bốn người là một nhóm, chơi với nhau từ cấp 1. Giờ mỗi người học một trường, nhưng vẫn rất thân nhau. Cả bốn người đều hát rất hay, và nhiệt tình cống hiến giọng ca cho mọi người, dù ở đây không có nhạc cũng chẳng có mic. Hoàn toàn hát chay. Tuy nhiên, trong không khí vui vẻ ấm áp, có một chút gì đó ngượng ngạo. không khó để nhận ra, cả Tâm và Dương đều cố gắng che dấu sự quan tâm trên mức bạn thân với Minh, còn Trang thì thỉnh thoảng đưa mắt nhìn Dương thật là trìu mến. Minh, tất nhiên, ríu rít bên Khánh, hạnh phúc bên người con trai rất đỗi lạnh lùng và nghiêm nghị của cô. Những tình cảm đan xen, rối rắm. Những mối tình câm lặng vì chắc chắn sẽ không có tương lai. Tôi không muốn để ý nhiều. Đầu óc tôi vốn đơn giản, cứ nghĩ nhiều những chuyện của người khác làm gì.
10 rưỡi. Dù mọi người đang vui, nhưng đều thống nhất sẽ ra về, vì ai cũng còn có kế hoạch Noel cho mình vào đêm nay, và hẹn lần sau sẽ lại gặp mặt. Chia tay nhau, vẫn như lúc đến, bốn người bạn đi về cùng nhau, còn tôi và Khánh lại cùng đường. Khánh dặn dò Tâm và Dương nhớ đưa hai bạn gái về đến nhà an toàn, rồi hôn lên trán Minh tạm biệt. Nhìn hai người, tất cả chúng tôi ở đấy đều không khỏi ghen tỵ, không khỏi chạnh lòng. Họ đẹp đôi quá. Họ sinh ra là để dành cho nhau....
Giơ tay vẫy chào và chờ chiếc taxi đi khuất, tôi và Khánh mới chầm chậm ra về. Gió từ hồ Ngọc Khánh thổi vào lạnh cóng. Tôi run rẩy, cúi đầu bước đi bên Khánh. Cả hai yên lặng, không nói một lời nào. Con đường Nguyễn Chí Thanh đông đúc người qua lại, nhìn mặt ai cũng rạng ngời. Giáng sinh an lành và hạnh phúc. Bỗng Khánh nắm lấy tay tôi, kéo ngồi xuống một cái ghế đá bên hồ. Tôi giật mình, thu tay lại, hỏi khẽ: "Sao vậy?"
"Ngồi một lúc, rồi tôi đưa bạn về."
Chúng tôi ngồi bên hồ Ngọc Khánh, yên lặng. Rồi Khánh cất tiếng hát. Giọng Khánh trầm, ấm áp, buồn da diết:
"Tình yêu..........................
Có những nỗi đau dài như mùa đông của những kẻ cô đơn....
Có những nỗi nhớ đậm và sâu như ly cà phê đắng không đường của một buổi chiều muộn...
Em!
Em không có lỗi, và tình yêu cũng không hề có lỗi................
Đừng đánh mất hiện tại bằng những thứ đã qua..........
Đừng làm tổn thương người đến sau bằng nỗi đau của người tình trước....
Đừng làm tổn thương chính mình để đánh đổi hai chữ mãi mãi của tình yêu....."
Lòng tôi trống rỗng. Cảm xúc đan xen, mơ màng giữa quá khứ và hiện tại. Một năm về trước, người ngồi bên cạnh tôi, là Phong. Lúc đó, tôi run run vì gió lạnh, Phong thấy thế bèn cười: "Lạnh lắm hả ngốc, em có cả một cơn gió, gì mà chả lạnh." Rồi Phong ôm tôi vào lòng. Tôi mỉm cười, thì thầm: "Gió ôm em ấm thế."...
Một giọt nước mắt nóng ấm rơi xuống tay tôi. Và tôi chợt giật mình, khi có một bàn tay vừa nắm lấy tay mình, xiết nhẹ. Thật là ấm áp. Là thực, hay tôi đang mơ đây? Cơn gió của tôi lang thang đi lạc đâu mất, đã quay về bên tôi đúng không? Phong đã nhớ kỷ niệm của ngày giáng sinh năm ngoái, ngày sinh nhật của Phong năm ngoái, để tìm về bên tôi đúng không? Nước mắt thi nhau rơi, ướt nhòa. Đầu óc mơ màng, tim tôi đau nhức. Ngày này, một năm trước, cứ như là mới đây thôi... Những tưởng hình ảnh của Phong, theo thời gian sẽ chịu ngủ yên, để lòng tôi bình thản, không ngờ nó luôn ở đây, rất rõ, trong tim tôi. Chỉ là tôi luôn cố gắng để che dấu nó. Luôn cố gắng để không nhìn thấy, không gặp lại. Tôi cúi đầu, khóc một cách lặng lẽ. Vai tôi run lên theo từng tiếng nấc. Lần cuối cùng Phong gọi điện thoại cho tôi, tôi đã không kìm được tiếng nấc. Phong bảo tôi, một câu thật đơn giản nhưng thật lạnh lùng: "Em đừng có yếu đuối như thế." Và kết thúc, vẫn là câu nói tôi nghe đã quen: "Quên anh đi, sẽ tốt cho em." Phải, là tôi quá yếu đuối.
... Giá mà... có thể cạn tình... như ai đó... thì thật tốt ... sẽ.không.đau!
Tôi nấc nghẹn ngào.
Một vòng tay ôm lấy tôi, ấm áp. Tôi giật mình, bừng tỉnh. Phong đã đi rồi. Cơn gió của tôi đã bỏ tôi ở lại. Ngồi bên cạnh tôi, không phải Phong, là Khánh. Tôi đẩy Khánh ra và bỏ chạy, hòa vào dòng người ngược xuôi trên đường. Giáng sinh năm đó có một cô gái vừa chạy vừa khóc nức nở, chẳng hề để ý xung quanh người xe đi lại thật là nhộn nhịp, đông vui....
nhu-mot-con-gio-2Nhà em bên Hồ Tây, cách nhà thờ Cửa Bắc không xa. Mẹ em rất hay qua nhà thờ đi lễ. Mẹ là tín đồ thiên chúa giáo, nhưng bố em thì không. Bố sống nhiệt tâm và thoải mái, không tự gò bó mình theo bất kỳ một khuôn thước lễ giáo nào. Từ nhỏ em đã ảnh hưởng tính cách này của bố, nên chẳng mấy khi theo mẹ vào nhà thờ. Có vào, cũng chỉ chơi tha thẩn, chờ mẹ làm lễ xong để ra về. Nhưng từ hôm nhìn thấy Khánh, em chăm đi lễ hẳn. Lúc nào cũng hỏi mẹ có qua nhà thờ không để đòi đi theo. Mẹ em ban đầu rất ngạc nhiên, nhưng rồi mẹ vui vì nghĩ rằng con gái hướng đạo như mẹ, nên chẳng thắc mắc gì. Lần nào vào đến vườn hoa em cũng dáo dác tìm Khánh, nhưng không trông thấy anh ấy nữa. Chị biết không, lúc đó em 9 tuổi, nhưng em đã tìm, và chờ Khánh xuất hiện trở lại suốt mấy tháng trời. Không lần nào đi lễ mà em không tìm Khánh, và tìm không thấy thì em luôn tự an ủi, tự động viên mình, rằng anh ấy chỉ ở đâu đây thôi, chẳng qua anh ấy chưa biết đến sự tồn tại của mình. Lần sau nhất định mình sẽ gặp, nhất định mình sẽ nói chuyện với anh ấy....
Em cứ kiên trì, cứ tin tưởng như thế, cho đến lúc gặp lại Khánh vào một buổi lễ ở nhà thờ. Lúc đó tim em như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, cảm giác vui sướng ngập tràn.
Khánh lạnh lùng và xa cách. Khánh không muốn nói chuyện với em, không muốn chơi với em. Thậm chí có thể nói là Khánh xua đuổi, xa lánh. Nhưng em chẳng quan tâm, em quấn quýt và ríu rít bên cạnh Khánh; vui sướng khi nhìn thấy Khánh. Với em, thế là đủ.
Thời gian cứ thế trôi qua, em vẫn cứ kiên trì với tình yêu và niềm tin của mình. Em chăm đi lễ, chăm đọc kinh thánh, cầu nguyện. Vì Khánh, em sẵn sàng trở thành một con chiên ngoan đạo. Điều mà mẹ em hết sức cố gắng cũng không thể truyền được niềm tin Thiên chúa vào em, thì Khánh chẳng cần yêu cầu, em đã cố gắng hết sức. Em yêu Chúa, vì Khánh cũng yêu Chúa... Dần dần, anh ấy đáp lại tình cảm trong sáng của em bằng sự yêu thương và quan tâm rất chân thành. Em biết, đó không phải là tình yêu. Với Khánh, em giống như là một cô em gái bé bỏng. Nhưng em không muốn tin điều đó, em tự lừa dối lòng mình, tự ngộ nhận đó là tình yêu, rằng Khánh yêu em, nhưng Khánh lạnh lùng, khô khan, và không biết cách thể hiện tình cảm của mình mà thôi.
Bạn bè biết em yêu Khánh, mọi người đều rất ngạc nhiên, lúc đầu ai cũng không tin. Nhưng em chẳng quan tâm người khác nghĩ gì. Em phải đánh đổi để được ở bên anh ấy, hạnh phúc chưa chắc đã nhiều hơn khổ đau. Nhưng không có anh ấy thì em cũng không bao giờ có hạnh phúc. Vì vậy, cái giá phải trả chẳng hề lớn chút nào. Chỉ có điều, mười năm trời, em chưa bao giờ chạm được vào trái tim anh ấy. Điều em nhận được, chưa bao giờ là tình yêu. Chị biết không, 10 năm, Khánh chưa bao giờ trao cho em một nụ hôn theo đúng nghĩa. Anh ấy chỉ hôn lên trán em, hàm ý che chở và bảo vệ. Còn em thì chưa khi nào hết hi vọng, chưa khi nào từ bỏ niềm tin của mình, rằng tình cảm chân thành của em sẽ làm tan chảy băng giá trong trái tim của Khánh. Giờ mới nhận ra rằng, tình cảm anh ấy dành cho em cũng làm từ băng đá, em càng cố giữ chặt, càng cố sưởi ấm thì nó càng tan nhanh. Cuối cùng, tất cả đều biến thành nước mắt..."
Minh gục đầu xuống bàn, khóc nức nở. Có lẽ em đã phải kiềm chế nước mắt từ quá lâu rồi, đã phải dấu nước mắt để nụ cười của em tỏa nắng. Tình yêu – giống như một mũi tên đâm thẳng vào tim, luôn gắn liền với khổ đau và những vết thương khó lòng lành sẹo. Tôi nhẹ vuốt mái tóc em, trong lòng trào dâng một nỗi niềm thương mến và đồng cảm. Khóc đi em, khóc đi, nước mắt đang chảy ngược từ tim ra đấy, mặn chát và đớn đau.
Minh bỗng ngẩng đầu, nắm lấy bàn tay tôi, nói trong tiếng nấc: "Chị ơi, chị giữ anh Khánh lại đi. Đừng để anh ấy đi Mỹ. Anh ấy bảo sẽ sang đó theo học trường dòng chị ah. Anh ấy sẽ hiến mình cho Chúa, trở thành cha Đạo." Em nhìn thẳng vào mắt tôi, nói qua làn nước mắt, giọng em khẩn khoản, như van xin: "Chị giữ anh ấy lại đi chị. Bảo anh ấy đừng đi."
Tôi bất ngờ trước thái độ của Minh, tự dưng lại run, vừa xiết tay em, vừa nói: "Em bình tĩnh nào, chị không giữ được đâu, làm sao có thể giữ được hả em." Nói đến đó, tim tôi nhói đau như có một bàn tay vô hình bóp nghẹt. Hình ảnh của Phong ngập tràn tâm trí tôi. Phong cũng đã bỏ tôi lại và ra đi như thế. Tôi buông tay, biết mình không thể nào giữ được....
Minh lau nước mắt, nhấp một ngụm trà nhỏ. Vai em vẫn run lên bởi những tiếng nấc. Một lúc, dường như đã bình tĩnh lại, em bảo tôi: "Chị Quân, chỉ có chị mới giữ được anh Khánh. Anh ấy yêu chị." Nói rồi nước mắt em lại lăn dài. Có lẽ, để nói ra những điều này, Minh đau lòng lắm.
Tôi sững sờ, và hơi choáng. Tôi quý Khánh và tôi biết Khánh cũng quý tôi, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đó lại là tình yêu. Tình cảm đó không giống như tình cảm giữa tôi và Phong, đó chỉ là sự quý mến giữa hai tâm hồn cần nhau để nương tựa. Chỉ có điều, tôi không hiểu tại sao Khánh lại quyết định sẽ đi Mỹ. Cậu ấy yêu Chúa nhiều đến thế sao? Khánh đã từng nói với tôi rằng: "Chúa ở trong tim tôi. Minh cũng thế." Chắc chắn là Khánh không bao giờ nói dối.
"Em đừng nói vậy. Chị và Khánh chỉ là bạn bè quý mến nhau thôi. Em đừng nghĩ linh tinh như thế." Tôi trấn an em.
"không đâu chị ah. Em cảm nhận được mà." Giọng Minh có vẻ đã rõ ràng hơn. Minh thôi không khóc nữa, và với tay cầm lấy cốc trà, uống một hơi để lấy lại bình tĩnh.
"Em quen Khánh 10 năm rồi. Anh ấy rất lạnh lùng. Anh ấy cực kỳ ít khi đi chơi cùng bạn bè em, càng chưa bao giờ xuất hiện trước mặt mẹ em, dù mẹ rất chăm đến nhà thờ đi lễ. Cũng có thể Khánh tự ti về hoàn cảnh của mình, không thích hòa nhập với cuộc sống và bạn bè của em. Nhưng bên cạnh em, anh ấy chưa bao giờ thực sự mỉm cười.
Em thương anh ấy. Em thương sự lạnh lùng của anh ấy, vì em biết rằng, sự lạnh lùng của anh che dấu một trái tim cô độc. Khánh không biết cách yêu thương người khác, và cũng không biết cách đón nhận tình yêu thương....
Nhưng từ khi gặp chị, anh ấy thay đổi. Anh ấy hay kể về chị, đôi mắt mỉm cười. Em ghen. Chị biết không, em ghen nhiều lắm. Ghen mà không thể nói ra được, không thể thể hiện ra được. Tim em rất đau, đau một cách âm ỉ.
Hôm sinh nhật em anh ấy xuất hiện cùng với chị. Mười năm em quen anh, đó là lần đầu tiên anh ấy cất tiếng hát. Đó là lần đầu tiên anh ấy cười bằng cả ánh mắt và trái tim. Mười năm, em đã chưa bao giờ làm được điều đó.
Bạn bè em bảo rằng, em thật ngu ngốc khi bất chấp tất cả để chạy theo anh, cố gắng hết sức để giữ anh. Nhưng biết làm sao được. Em không thể tượng tượng được, một ngày nào đó Khánh sẽ không còn bên em. Em sợ mất Khánh. Em sợ mất một thứ mà mình chưa bao giờ có được. Một nỗi lo sợ gần như là tuyệt vọng.
Hôm em gặp hai anh chị đang chơi cờ, tim em vỡ vụn. Đau lắm chị ah. Anh ấy nói với chị, cười với chị, vui đùa, la hét với chị. Đó mới chính là con người của anh ấy, một con người có trái tim. Một con người có niềm vui. không phải là một người chỉ biết lạnh lùng và câm lặng. Em không hiểu vì điều gì mà chị có thể thay đổi anh ấy nhanh như thế. Em chỉ biết rằng mình đã thất bại rồi, mình đã mất đi thứ mà mình đã luôn cố giữ, nhưng chưa bao giờ thuộc về mình.
Hôm đó, chị về, anh ấy lại trở lại như trước. Lạnh lùng, yên lặng. Chưa bao giờ em cảm thấy sợ sự yên lặng của anh ấy như lúc đó. Nó như khẳng định với em rằng, những linh cảm của em từ trước tới nay đều là đúng. Khánh đã tìm được người con gái của anh.
Không thể chịu đựng sự yên lặng kéo dài, em hỏi khẽ: "Sao anh không nói gì?"
Khánh không trả lời em, mà chỉ ngồi trầm ngâm. Những giây phút ấy như kéo dài cả thế kỷ. Cuối cùng, Khánh thở dài, nhìn vào mắt em, và nói: "Khánh Minh, anh sẽ đi Mỹ."
"Tại sao, để làm gì hả anh?"
"Anh theo Cha Giuse sang Washington để theo học một trường Giáo xứ ở đó. Anh sẽ trở thành Cha đạo."
Em thảng thốt, không tin vào tai mình: "Anh ah, anh đang đùa phải không, anh đừng đùa với em như thế. Anh nói là anh đang đùa đi."
"Khánh Minh, anh không đùa đâu. Anh muốn nói với em lâu rồi, nhưng cứ lần lữa mãi. Giờ anh sắp đi rồi, cũng không còn dịp nào nữa. Anh muốn em biết rằng: anh không tốt đâu, em hãy quên anh đi, vĩnh viễn quên anh đi. Em là một cô gái tốt bụng và thánh thiện. Rồi em sẽ có một người xứng đáng với em...
Có thể, nghe anh nói vậy em sẽ không hiểu, em sẽ hận anh nhiều lắm. Nhưng em đừng oán hận mà làm tổn thương chính mình. Hãy sống thật vui vẻ và mạnh mẽ lên nhé. Anh luôn cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho em."
Nghe Khánh nói những lời đó, em như người mộng du, ngơ ngác, không hiểu chuyện gì, chỉ hỏi được một câu: "Tại sao hả anh, em sai ở đâu ah? Em sai thì anh phải bảo với em chứ, em sẽ sửa mà. Anh đừng đi. Anh ơi, anh đừng đi..."
"Khánh Minh, anh không tốt đâu. Anh có lỗi với em nhiều lắm. Đừng hận anh, rồi thời gian sẽ làm vết thương của em lành lại, và nỗi đau cũng sẽ phai mờ. Khánh Minh ah, em luôn là em gái tốt của anh."
Anh ấy nói xong, một giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Một người con trai phải rơi lệ, có lẽ họ đau lắm. Một người con trai như Khánh, không biết nỗi đau lớn đến mức nào.
Em không hiểu tại sao Khánh lại quyết định như vậy. Anh ấy không giải thích gì với em. Chỉ bảo em hãy quên anh đi. Làm sao mà em có thể quên được hả chị? Em đã nghĩ tới việc sang Mỹ, nhưng lại không thể. Em còn bố, còn mẹ. Bố mẹ chỉ có mình em. Vì Khánh, em có thể từ bỏ tất cả, nhưng không thể bỏ lại gia đình mình để trở thành Xơ ở một đất nước xa xôi cách đây nửa vòng trái đất. Như thế quá tàn nhẫn, quá bất hiếu với bố mẹ em..."
Minh nói đến đó thì ngồi yên lặng, có lẽ em muốn mình bình tĩnh hơn, hay em đang suy nghĩ điều gì? Trên bàn, cốc trà đã uống gần hết. Tôi gọi phục vụ mang thêm hai cốc trà nóng. Nước trà làm tôi ấm bụng và tỉnh táo hơn.
"Chị ơi, chị giữ Khánh lại đi. Em không thể xa Khánh được đâu, thực sự không thể."
Đến lượt tôi yên lặng. Tôi biết, em đang đau khổ và tuyệt vọng lắm. Nhưng tôi lại không thể giúp được gì cho em. Điều em mong muốn nằm ngoài khả năng của tôi rồi. Tôi không thể.
"Khi nào Khánh bay hả em?"
"Ngày kia chị ah. Mai anh ấy sẽ làm lễ nhập đạo ở nhà thờ, để sang bên kia theo học . Nhà thờ Cửa Bắc, trên đường Phan Đình Phùng ấy chị. Chị đến gặp anh, thuyết phục anh đừng đi nữa nhé."
Tôi gật đầu. Gật đầu cho em yên tâm, chứ trong lòng tôi đang là một mớ hỗn độn. Những câu hỏi, những suy nghĩ, tất cả cứ rối tung lên, chẳng có gì là rõ ràng. C/s này vốn thật khó hiểu. Con người cũng thật là khó hiểu...
Chiếc taxi chở Minh đã đi khuất, tôi vẫn đứng lặng yên. Lần trước, cũng ở đây, cũng chiếc taxi như thế này, nhưng bên cạnh tôi là Khánh. Giờ thì chỉ có một mình tôi, lẻ loi, đơn độc. Mưa phùn lắc rắc. Gió từ hồ Ngọc Khánh thổi vào, lạnh đến tái tê. Tôi thả bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh, bước chân vô định. Trong đầu tôi, những câu nói của Khánh vang lên thật mơ hồ:
"Minh cũng ở trong tim tôi."
.....
"Minh bảo, nếu tôi rời xa cô ấy, cô ấy sẽ hận tôi suốt đời."
........
"Đau khổ nhất, chính là bị người mình yêu thương từ bỏ, mà không hề có một lý do."
.......
Tại sao nhỉ, tại sao Khánh lại từ bỏ Minh. Từ bỏ một cách lạnh lùng và dứt khoát. Từ bỏ - không có một lời giải thích nào? Khánh biết Minh sẽ rất đau, rất hận. Tại sao Khánh lại phải làm như thế? Sao phải gây nên một vết thương như là chính nỗi đau mà Phong đã gây nên trong lòng tôi?
Đang suy nghĩ miên man, chợt tôi nghe có tiếng ai đó gọi tên mình:
"Chị Quân, chị Quân ơi."
Tôi giật mình, nhìn lại. không ngờ mình đã đi đến hồ Chùa Láng, ngay gần quán cafe của Khánh. Người vừa gọi tôi, chính là Quỳnh.
Tôi chầm chậm tiến lại gần. Quỳnh đang dắt xe, chuẩn bị ra về. Tôi hỏi: "Sao hôm nay nghỉ muộn thế em?"
"Vâng, hôm nay là ngày làm việc cuối cùng chị ah."
Tôi ngạc nhiên: "Sao cơ?"
"Từ mai quán đóng cửa rồi chị ah. Đây là ngày mở cửa cuối cùng. Anh Khánh không ở đây nữa, chắc là ông chủ sẽ bán lại cho người khác thôi."
Lòng tôi chùng xuống, se se. Cảm giác mất đi một thứ mà mình đã quen thân, một thứ mà mình yêu quý, một nơi đã gắn bó với mình, hụt hẫng.
"Anh Khánh nhờ em gửi cái này cho chị."
Quỳnh nói, và lục túi xách, đưa cho tôi một phong thư màu xanh nước biển.
Tôi tròn mắt: "Khánh gửi chị ah. Lỡ hôm nay chị không qua đây thì sao?"
"Anh ấy dặn em, nếu chị quay lại quán thì đưa cho chị. Nếu không thì sau khi đóng cửa quán một tuần, nhờ em quẳng nó xuống sông Hồng. May quá, hôm nay gặp được chị." Quỳnh nói, mỉm cười, nụ cười buồn buồn. "Em về chị nhé. Tạm biệt quán cafe, tạm biệt chị."....
Chiếc phong bì màu xanh nước biển run run trong tay. Tôi đứng yên, lặng lẽ ngắm nhìn quán cafe quen thuộc. Tạm biệt nhé, một nơi đã từng rất thân quen....
-----------------
Đêm hôm đó, về đến xóm trọ thì đã khuya, bác chủ nhà đã đổi khóa cửa. Tôi gọi mãi, bác chủ nhà mới tỉnh dậy. Cũng may bình thường tôi ngoan ngoãn, không về muộn bao giờ, chứ không chắc hôm đó được ngủ trong khách sạn (Hix... hix). Một ngày dài, buồn, mệt và lạnh.
Một mình trong phòng, tôi bóc bì thư. Một lá thư của Khánh.
"Quân ah,
Tôi đi Mỹ. Trước khi đi, cũng muốn gặp bạn. Nhưng có lẽ là không có cơ hội nữa rồi.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn bạn. Có thể bạn không biết đâu, nhưng bạn đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, thay đổi suy nghĩ của tôi rất nhiều.
Tôi đi Mỹ. Bỏ lại quá khứ sau lưng. Từ nay, tôi sẽ sống một cuộc sống mới, sẽ sống thật tốt, thật thanh thản, sẽ dốc lòng phụng sự Chúa. Đó là sứ mệnh của tôi.
Bạn không theo đạo, không tin vào Chúa, nhưng tôi vẫn gửi tặng bạn chiếc thập giá của tôi, chiếc thập giá tôi đã đeo từ lúc lọt lòng. Bạn giữ nó làm kỷ niệm nhé.
Bạn là một cô gái rất đặc biệt, Quân ah. Tôi sẽ không bao giờ quên bạn đâu.
Tạm biệt!
Khánh"
Tôi dốc cái phong bì làm chiếc thập giá rơi ra. Là chiếc thập giá tôi đã nhìn thấy trên cổ Khánh. Chiếc thập giá phát quang màu xanh, một màu sáng xanh lạnh lẽo.
---------------------
Hiện tại bắt rễ từ quá khứ, và vươn cành đến tương lai...
Sáng hôm sau tôi dậy sớm và quyết định sẽ đến nhà thờ Cửa Bắc. Chắc là tôi sẽ không thuyết phục Khánh ở lại như Minh mong, nhưng tôi muốn gặp Khánh trước khi bạn ấy đến một đất nước xa xôi, cách tôi cả nửa vòng trái đất.
Nhà thờ Cửa Bắc, một công trình kiến trúc được xây dựng bởi một kiến trúc sư người Pháp từ nửa đầu thế kỷ trước, trang nghiêm và tĩnh mịch, nằm ở gần cửa bắc thành Thăng Long, trên đường Phan Đình Phùng. Tôi đứng ngoài cổng, tần ngần nhìn những mái ngói nhà thờ xếp lớp lớp lên nhau, nghe bảo đây là nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà thờ này.
"Cháu vào tham quan nhà thờ hay muốn đi lễ vậy?"
Tôi giật mình. Một bà xơ mặc áo thụng màu đen viền trắng vừa bước ra từ cổng, nhìn thấy tôi cứ đứng tần ngần, đã lên tiếng hỏi. Bà xơ đã già, mái tóc bạc chỉ còn lốm đốm màu đen, trông rất là hiền hậu.
Tôi ngập ngừng: "Xơ ơi, cháu muốn hỏi thăm về một người bạn."
"Một người bạn ah?" Bà ngạc nhiên. "Sao cháu lại hỏi bạn cháu ở đây?"
"Umh, bạn cháu tên là Khánh. Hôm nay bạn ấy làm lễ nhập đạo ở đây ah."
"Giuse Khánh." Bà xơ nói. "Sáng nay là lễ nhập đạo của cậu ấy. Cháu không thể gặp cậu ấy được rồi."
"Tại sao hả bà?" Tôi kêu lên.
"Giuse Khánh đang chuẩn bị cho buổi lễ, gần một tiếng đồng hồ nữa là bắt đầu rồi cháu ah. Bây giờ cháu không gặp cậu ấy được đâu."
Tôi lôi sợi dây thập giá từ trong túi ra, đưa cho bà xơ và nói: "Bà ơi, cháu muốn trả cho Khánh cái này. Dù sao nó cũng gắn bó với Khánh từ lúc mới lọt lòng."
Bà Xơ chăm chú nhìn sợi dây trong tay tôi, rồi nói: "Khánh đã tặng cháu, cháu hãy giữ lấy để làm kỷ niệm."
Tôi vâng, rồi chào bà thật khẽ. Tần ngần một chút, rồi tôi quay xe. Bỗng có tiếng gọi từ phía trong:
"Xơ Nguyện, xơ đang làm gì thế?"
"Giuse Khánh, cậu xong chưa? Tôi định đi mua thêm ít nến thơm."
"Quân!"
Tiếng gọi tôi. Là tiếng của Khánh. Tôi quay lại.
Khánh đang đứng trước mặt tôi, phía sau cổng vòm, chỉ cách chừng 20m mà sao tôi có cảm giác cách xa thế.
"Quân, cậu đến đấy ah. Khoan đi đã."
.........
Chúng tôi ngồi phía trong vườn hoa của nhà thờ, ở bậc tam cấp dưới tượng đài Đức mẹ. Khi đi vào vườn hoa, nhìn thấy tượng đài này, trước mắt tôi là hình ảnh cô bé Khánh Minh 9 tuổi đang nắm tay mẹ, mắt ngoái nhìn một cậu bé đang ngồi dưới chân tượng đài. Cậu bé ngồi lặng yên như hóa đá, đôi mắt buồn thăm thẳm....
"Buổi lễ sao rồi?" Tôi hỏi.
"Hoãn sang buổi chiều rồi."
"Như thế có sao không?" Tôi băn khoăn.
Thay cho câu trả lời, Khánh bảo tôi: "Vì tôi muốn nói chuyện với bạn, trước khi tôi làm lễ xưng tội trước Đức Chúa."
Tôi yên lặng. Một lúc sau, Khánh hỏi tôi:
"Quân còn nhớ đã gặp tôi thế nào không?"
"Có chứ, sao mà quên được. Hôm đó bạn va vào tôi. Đau điếng."
"Tôi cố tình đấy"
"Uh, vì lúc đó thấy tôi ghét ghét, phải không?" Tôi hỏi, và phá lên cười.
"Lúc đó bạn đang nói chuyện với người yêu."
"Người yêu cũ." Tôi đính chính.
"Uh. Người ta đã rời bỏ bạn, không lý do, không lời xin lỗi. Lúc đó, tôi nghe bạn nói chuyện, giọng bạn như sắp khóc, nhưng cứ nhắc đi nhắc lại rằng: Mỗi người đều có quyền lựa chọn con đường mình sẽ đi. Em không trách gì anh cả."
"Thì sao?". Tôi hỏi. Có lẽ tôi đã nói như vậy. Tôi chẳng nhớ gì. Nhưng như thế thì có liên quan gì ở đây nhỉ?
"Lúc đó, tôi nghĩ bạn nói dối. Nghe giọng nói của bạn, biết bạn sắp khóc, biết bạn rất đau khổ và tổn thương. Thế mà cứ nhất quyết bảo rằng em không trách gì anh đâu."
"Thì sao?" Tôi vẫn chưa hiểu Khánh muốn nói gì.
"Thì tôi nghĩ bạn nói dối. Tôi ghét bạn."
Tôi ngạc nhiên, chẳng hiểu Khánh đang nói thật hay nói đùa. Tôi nói với bạn tôi thế nào là việc của tôi, chẳng lẽ vì thế mà cậu ta cố tình va vào tôi chắc? Buồn cười thật.
"Sau này, mỗi lần tôi hỏi bạn có hận người ta không, bạn luôn trả lời là không. Tôi đã không tin điều đó. Cho đến khi bạn nói với tôi rằng: Hận người ta chỉ khiến mình thêm đau khổ mà thôi."
Khánh ngừng lại, nhìn vào khoảng không trước mắt. Đôi mắt u buồn và xa xăm.
"Bạn biết không, tôi đã sống cả đời trong thù hận. Đã sống cả đời mình trong đau khổ, mà không thể nào thoát ra được. Bạn nói đúng. Đau khổ nhất không phải là bị người mình yêu thương từ bỏ không có lý do, mà là phải hận người mà mình thương yêu nhất."
Hình như Khánh đang rất xúc động, giọng cậu ấy lạc hẳn đi, như đang cố gắng rất nhiều để kìm chế cảm xúc. Rất đau khổ. Tôi nắm lấy bàn tay Khánh, xiết nhẹ. Bàn tay con trai đang run rẩy trong tay tôi.
"Khánh hận ai vậy? Mà sao hận vậy?"
"Tôi hận mẹ tôi. Hận người đã sinh tôi ra trên đời này." Khánh đáp rất khẽ. Mỗi từ Khánh thốt lên cứ như có hàng ngàn mũi dao đâm vào tim, rất khó khăn và đau đớn.
Và rồi, rất chậm rãi, Khánh kể cho tôi nghe câu chuyện của cuộc đời mình. Một câu chuyện dài và đau khổ.
"Tôi sinh ra ở một làng nhỏ ở Nam Định, trong một gia đình khá giả, đầm ấm. Sinh ra đã là quý tử của cả bố mẹ, ông bà. Nhưng điều đó chấm dứt khi tôi bốn tuổi. Trong kí ức của một đứa trẻ lên bốn, tôi chẳng nhớ được gì nhiều. Chỉ nhớ mơ hồ về một buổi tối mùa đông, bà nội ôm lấy tôi và khóc nức nở. Bố tôi ngồi trên phản, lặng lẽ uống rượu. Bố uống từng bát, từng bát, ngửa cổ tu ừng ực. Ông nội nằm trong nhà, ho giật từng cơn. Ông đang bị ốm. Không thấy mẹ tôi đâu cả. Lúc đó, tôi rất sợ. Tôi muốn tìm mẹ, để mẹ ngăn bố đừng uống rượu nữa, để mẹ sắc thuốc cho ông. Nhưng không thấy mẹ tôi đâu. Tôi hỏi bà: mẹ cháu đâu rồi. Bà đưa bàn tay nhăn nheo lau vội những giọt nước mắt, bảo tôi từ nay đừng hỏi về mẹ nữa....
Lúc đó, tôi còn quá nhỏ, chẳng hiểu được gì. Chỉ biết rằng mình cực kỳ sợ hãi.
Từ hôm đó, tôi không còn thấy mẹ nữa. Tôi hỏi bố, bố toàn trừng mắt lên rồi mắng: "Đừng nhắc tới mẹ mày trước mặt tao."
Tôi sợ, tôi khóc. Bố tôi thấy vậy, lại lặng lẽ ôm tôi vào lòng.
Từ hôm đó, bố tôi hay uống rượu. Bố uống rất nhiều, bà nội, ông nội khuyên can thế nào cũng không được.
Từ hôm đó, ông nội đau ốm hơn, dù bà nội tôi rất chăm chỉ và chịu khó sắc thuốc cho ông uống.
Từ hôm đó, không khí trong gia đình tôi lúc nào cũng nặng nề như đưa đám.
Tôi đi chơi với lũ trẻ trong xóm, mọi người thường chỉ trỏ, thì thào, ném về phía tôi những ánh nhìn thương hại. Tôi trở thành một đứa trẻ ngơ ngác, rụt rè và sợ hãi.
Bố tôi bỏ bê công việc, sa đà vào rượu chè. Bố say xỉn suốt ngày. Những lúc say, bố không chửi mắng ai, toàn đập phá đồ đạc, vừa đập vừa hét: "Tao đánh mày, tao đánh chết mày. Đánh chết..."
Tôi sợ lắm. Những lúc như thế, tôi toàn chạy đi tìm bà nội, vừa ôm bà vừa khóc...
Của cái trong nhà tôi tiêu tán nhanh chóng. Tôi chẳng biết bố tôi làm gì mà phá tán tài sản nhanh như thế, chỉ nhớ rằng, một thời gian sau, người ta cứ tìm đến nhà tôi đòi nợ. Lúc đầu thì còn ít, họ đến nói nhẹ nhàng, nhắc bà nội về khoản nợ này, khoản nợ nọ, bao nhiêu tiền, nhớ thanh toán sớm. Dần dần, chuyện đó xảy ra như cơm bữa. Họ đến, to tiếng, dọa dẫm, mắng chửi. Bà nội tôi chỉ còn biết cách nhỏ nhẹ, phân bua với người ta, hứa này hứa nọ. Nhưng lâu dần họ cũng chẳng tin. Họ chỉ tay vào mặt, mắng bà thậm tệ. Lúc đó bà co rúm người lại, run rẩy. Nhìn bà thật già nua, tội nghiệp. Đêm xuống, bà ôm tôi vào lòng, khóc lặng lẽ. Nước mắt của người già, trẻ con không thể nào hiểu được...
Ông nội ốm nặng hơn, nhưng không có tiền để cắt thuốc cho ông nữa. Còn bố tôi đi miết, chẳng mấy khi về nhà. Lúc về thì khật khà khật khưỡng, say xỉn. Trong nhà cũng chẳng còn cái gì để bố đập phá, bố toàn chỉ tay chửi đất, chửi trời. Gánh nặng đổ dồn lên đôi vai bà nội, lúc nào bà cũng phải bươn bả lo vay chỗ này, mượn chỗ kia. Hàng xóm láng giêng khuyên can bố, rồi giúp đỡ gia đình tôi, nhưng chẳng được bao nhiêu. Lâu dần, sự giúp đỡ của bà con chòm xóm cũng ít dần.
Giáp hạt, nhà tôi không còn hạt gạo nào. Tôi đói. Tôi mong mẹ về. Mẹ mà về thì tôi sẽ không bao giờ phải chịu đói thế này, lúc nào mẹ cũng nấu nhiều món ngon và ép tôi ăn no căng bụng.
Hôm đó, tôi đã nhịn đói cả một ngày, cũng chẳng biết kêu ai. Người tôi xanh như tàu lá. Đói quá, tôi chui vào vườn nhà bác Bá bên cạnh bẻ trộm mía, nhai ngấu nghiến. Bác ấy nhìn thấy, không mắng mỏ gì mà gọi tôi vào nhà cho ăn cơm. Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy một bữa ăn ngon lành, đầy đủ như thế. Bác Bá nhìn tôi ăn, chép miệng: "Tội nghiệp nó, giá mà bà mẹ không theo trai thì nó đâu có khổ thế này. Cái nhà đó cũng chẳng tan nát như thế"
Tôi ngừng ăn, nghển cổ lên nhìn bác ngơ ngác. Bác gái thấy vậy, bảo tôi: "Thôi, sau này đi theo mẹ mày cho sướng. Nghe nói mẹ mày theo ông nào giàu lắm. Có nhà to ở ngoài Hà Nội cơ. Thói đời, chả ai biết được"
Tôi không nuốt trôi được nữa. Cơm trong dạ dày cứ như muốn trào ngược ra ngoài...
Quê tôi là một vùng quê theo Đạo thiên chúa. Đạo của chúng tôi, tội lớn nhất là tội xa rời Chúa, tội thứ hai là tội bỏ vợ, bỏ chồng.
Sau này, qua lời kể của bà nội tôi mới biết được rằng, trước khi về làm dâu nhà ông bà nội, mẹ tôi yêu một người ở xã bên, mối tình sâu đậm lắm. Nhưng người đó không theo Đạo. Quê tôi, con trai Đạo lấy con gái không theo đạo thì được, chứ con gái theo Đạo lấy con trai bên đời là điều không thể chấp nhận, bị coi như là xa rời Đức chúa. Nhà nào có con gái lấy người bên đời thì bị cả làng tẩy chay. Bố mẹ cũng coi như từ mặt con gái. Vì vậy, mối tình đầu của mẹ tôi bị anh em, họ hàng, thậm chí cả làng ngăn cấm. Mẹ tôi không vượt qua được lễ nghi tôn giáo, gật đầu đồng ý về làm vợ bố tôi. Người yêu của mẹ quá đau khổ, đã bỏ quê hương lên Hà Nội lập nghiệp. Có lẽ mẹ tôi còn nặng tình lắm, nên thấy người ta ra đi như vậy, thì chưa lúc nào nguôi thương nhớ. Sống trong nhà ông bà mà luôn luôn đau khổ, khắc khoải.
Gần chục năm sau, khi người ta quay về tìm mẹ, mẹ đã có một gia đình yên ấm và đứa con trai lên bốn tuổi. Nhưng tất cả chẳng chiến thắng nổi tình yêu luôn ấp ủ mười năm trời, chẳng đủ sức níu giữ chân mẹ. Tôi mất mẹ từ đó. Mà hình như, tôi đâu chỉ mất đi một người mẹ, tôi mất nhiều hơn thế rât nhiều. Cuộc sống của tôi rẽ sang một trang khác, hoàn toàn khác......
.....................
Ông nội mất. Bà nội chạy vạy khắp nơi mà không đủ tiền mua cho ông một bộ áo quan. Con người, khi sống nhà cao cửa rộng hay tứ cố vô thân, lúc chết cũng chỉ cần một chiếc quan tài để làm nơi an nghỉ. Ông nội tôi sống một đời khá giả nhưng nhân hậu, không ngờ lúc chết gia cảnh lại thê thảm đến thế. Tôi còn nhớ đó là một buổi chiều đầu đông, gió thổi vần vũ, mưa lâm thâm, lạnh cắt da cắt thịt. Bà tôi ngồi bệt trên bậu cửa, hai hốc mắt già nua, mờ đục, nước mắt cứ thi nhau rỉ ra. Tôi ngồi nép bên bà. Trong nhà, linh cữu ông tôi đặt trên tràng kỷ...
Bố tôi về. Nhìn cảnh tượng ấy, ông khóc rống lên, nức nở. Chắc đến lúc ấy, bố tôi mới nhận ra mình đã gây nên những gì cho cái gia đình nhỏ bé này. Bố quỳ sụp xuống lạy ông nội ba cái. Rồi quay ra, lạy sống bà tôi, cũng ba cái. Xong bố đứng dậy, bỏ đi như chạy. Tôi và bà nội đuổi theo bố, vừa chạy vừa gào khóc, nhưng không theo kịp.
Sáng hôm sau, bác Bá và mấy người trong xóm mang đến nhà tôi một cỗ quan tài, bảo là của bà con quyên góp tiền mua biếu ông tôi. Bà tôi khóc, nước mắt như mưa. Cảm cái ơn của xóm làng, bà chẳng nói được lời nào cả.
Mọi người đang làm lễ nhập quan cho ông nội thì có tiếng lao xao ngoài ngõ. Người xã bên đến báo với bà rằng, bố tôi đã bị trôi sông từ tối qua, giờ chưa tìm thấy xác.
Bà tôi ngất lịm đi. Còn tôi cứ đứng đơ ra như hóa đá, chẳng còn cảm giác gì. Sáu tuổi, tôi đã đủ hiểu mất người thân là như thế nào...
Thì ra tối qua, bố tôi nghĩ cạn, nhảy tường vào nhà người ta ăn trộm tiền để mua quan tài cho ông nội. Bị người nhà phát hiện, bố tôi bỏ chạy. Họ hô hoán xóm làng đuổi bắt gấp quá, bố nhảy xuống sông, chỗ nước chảy xiết. Đêm mưa tối mịt mùng, không ai theo cứu được...
Bà tôi gán ngôi nhà chúng tôi đang ở để lấy một ít tiền. Gia đình đang có chuyện, ngôi nhà trùng đại tang, chẳng ai chịu trả giá cao. Họ mua cho, coi như là nhón tay làm phúc. Lo liệu đám tang của ông nội và bố tôi xong, bà quyết định đưa tôi ra Hà nội. Bà bảo bà không còn sống được bao lâu nữa, không thể nuôi tôi khôn lớn thành người. Bà cũng không muốn tôi ở lại đây chịu điều tiếng với xóm làng. Bà bảo mang tôi đi, bà sẽ tìm mẹ tôi để giao cho mẹ tôi chăm sóc. Rồi bà sẽ trở về để được chết trên mảnh đất quê hương, được nằm cạnh ông tôi. Tôi ôm lấy bà, khóc nức nở: "Cháu không đi đâu, cháu ở với bà, cháu không theo mẹ đâu, cháu không có mẹ." Không biết từ bao giờ, sự căm thù mẹ được ươm mầm trong tôi. Trải qua nhiều biến cố, đau khổ, nó lớn dần lên, ăn sâu, bén rễ vào trong tiềm thức.
Nhưng bà nhất quyết đưa tôi đi. Bà bảo phải để mẹ tôi nuôi nấng, cho tôi ăn học nên người. Bà bảo, bà trách mẹ tôi nhiều lắm, có lẽ nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào tha thứ được, nhưng giờ chỉ có mẹ tôi là có thể cho tôi một cuộc sống đầy đủ. Bà không muốn tôi phải khổ, tôi phải thất học. "Nhất định, dù thế nào cháu cũng phải học hành nên người." Bà đâu biết rằng, trong lòng tôi mẹ tôi đã chết. Tôi thà mong rằng mẹ mình đã chết, còn hơn là có một người mẹ như thế này. Tôi căm thù mẹ, căm thù người đã sinh ra tôi. Tôi hận bà ấy, chính bà ấy đã đẩy cả gia đình tôi vào cái hoàn cảnh đau thương này. Chính bà ấy đã biến tôi thành một đứa trẻ mồ côi, một đứa con của một ông bố rượu chè trộm cắp và một bà mẹ lăng loàn".
Khánh im lặng, lạnh lùng. Khi người ta đã quen sống trong đau khổ, thì trái tim sẽ trở nên chai sạn. Minh nói đúng, sự lạnh lùng của Khánh, là để che dấu một trái tim cô độc và quá nhiều tổn thương, một tâm hồn luôn khát khao tình cảm.
"Sau đó thì sao? Bạn có gặp mẹ không?" Tôi hỏi.
"Hai bà cháu tôi ra đến Hà nội. Lúc đó, với tôi, Hà Nội cái gì cũng lạ lẫm, cái gì cũng mới mẻ, nhưng sự tò mò chẳng ngăn được cái đói và cái lạnh cứ hành hạ tôi. Mò mẫm, lặn lội cuối cùng cũng tìm được đến địa chỉ của mẹ. Đó là một ngôi nhà rất đẹp. Đẹp như một lâu đài trong câu chuyện mà bà tôi hay kể. Nhà ở cạnh một hồ nước lớn, lớn lắm, lúc đầu tôi nghĩ đó chính là biển. Mùa đông, mặt nước đầy sương trắng, trông rộng mênh mông và lạnh lẽo vô cùng. Lạnh lẽo như chính trong lòng tôi vậy. Ngôi nhà cao, quét sơn trắng, trước sân là một bãi cỏ rộng, trồng rất nhiều cây và hoa đẹp. Hai bà cháu tôi đứng co ro trước cánh cửa sắt cao tít, kiên cố, lóng ngóng chẳng biết hỏi ai. Gió thổi từng cơn, từng cơn mang theo hơi nước từ mặt hồ làm toàn thân tôi thâm tím lại.Trong gió lạnh, hai bà cháu tôi càng nhỏ nhoi, thê thảm.
Tôi kéo tay bà đòi về: "Bà ơi, về đi, cháu không đứng đây nữa đâu, gió lạnh lắm. Cháu không gặp mẹ cháu đâu. Cháu không ở với mẹ cháu đâu. Cháu ở với bà thôi. Hu hu."
Nhưng bà tôi nhất quyết không chịu, một mực rằng phải để tôi được nuôi nấng, dạy dỗ trong môi trường tốt nhất. Hai bà cháu cứ ngồi ôm nhau nép bên vỉa hè ẩm ướt như thế cho đến tận chiều thì có một người phụ nữ trung tuổi từ trong nhà đi ra. Bác ấy xách một cái làn, chắc là chuẩn bị đi chợ. Bà tôi vội vã, lập cập kéo tôi đứng dậy, chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy chúng tôi, bác cứ dương mắt lên, có vẻ ngạc nhiên và thương cảm. Rồi bác lần giở túi đựng tiền, dúi vào tay bà tôi một tờ bạc. Bà tôi vội và xua tay, lắc đầu: "Không, không. Cô ơi, cô làm ơn cho bà hỏi thăm. Bà cháu tôi muốn gặp bà chủ nhà này. Chúng tôi là người trong quê."
Bác ấy nghe vậy, lấy thêm ít tiền, đưa tận tay bà tôi, rồi nói: "Bà ơi, bà về đi. Bà chủ nhà vừa sinh em bé, không gặp ai được đâu. Mà ông chủ cũng không cho hai bà cháu vào nhà đâu, sợ mắc vía người lạ. Tôi đang vội lắm. Tôi phải đi mua chân giò về ninh cháo đây." Nói rồi bác ấy tất tả bước đi, để lại hai bà cháu tôi ngơ ngác, tuyệt vọng.
Đó là ngày lễ noel của 19 năm về trước".
Một khoảng không im lặng. Mắt Khánh mơ màng, long lanh những nước. Tôi như nhìn thấy hình ảnh hai bà cháu hiện lên trong một buổi chiều đông mưa dầm ẩm ướt, rách rưới, đói lạnh và tuyệt vọng. Thật không ngờ, tuổi thơ của Khánh đã trải qua những tháng ngày như thế. Có lẽ vì vậy mà khi nhìn thấy bức ảnh nhà tôi, hình ảnh về một mái nhà đúng nghĩa, đầm ấm và bình yên, Khánh mới xúc động mạnh mẽ như vậy. Tôi thật là vô tâm, tôi đã không hề cảm nhận được những tổn thương, u uất trong lòng Khánh.
"Bạn hiểu chưa Quân?". Khánh hỏi, rất khẽ.
"Gì cơ?" Tôi giật mình, trở về hiện tại.
"Bạn hiểu vì sao tôi hận mẹ - người đã sinh ra tôi chưa? Cả cuộc đời tôi sống trong thù hận. Kể từ khi bà nội tôi mất, thế gian này tôi đã không còn người thân. Tôi hận mẹ. Với tôi, bà ấy chính là người đã làm cả gia đình tôi tan nát, khiến cho ông nội tôi phải chết trong cảnh cùng kiệt, bố tôi trở thành con người bê tha và phải chết thảm với tiếng dơ là ăn trộm; khiến cho tôi và bà tôi trở thành kẻ tha hương. Bà tôi đã phải chết nơi đất khách quê người, khi tôi được gần 7 tuổi. Năm ngoái tôi mới đưa được tro cốt của bà về quê, thực hiện ước nguyện cuối cùng của bà là được mãi mãi nằm bên cạnh ông nội. Nhìn mộ của ông nội, mộ của bố tôi hoang tàn, lạnh lẽo, trong lòng tôi sự căm hận trào lên. Tôi hận cả đứa em gái cùng mẹ khác cha của tôi. Tại sao cùng sinh ra từ một mẹ, mà nó thì có tất cả mọi thứ, còn tôi thì chẳng có gì. Tôi nghĩ, chẳng phải ông trời quá bất công, mà tất cả đều do lỗi của người mà tôi phải gọi là mẹ. Tôi đã nghĩ mình sẽ phải trả thù, mình sẽ cho họ biết, bị người mình yêu thương vứt bỏ là như thế nào, và tôi đã bắt tay vào thực hiện ....
Bạn nói đúng, Quân ah. Đau khổ nhất không phải là bị người mình yêu thương từ bỏ, mà là phải oán hận người mình yêu thương nhất."
Khánh nhìn tôi, mỉm cười: "Cảm ơn bạn. Hai mươi năm qua tôi đã ngập chìm trong sự thù hận đó. Tôi đã quá đau khổ.
Vì vậy, tôi quyết định sẽ sang Washington học đạo, tôi sẽ quên hết quá khứ, trở thành một người cha đạo, mang tình yêu Thiên Chúa đến với mọi người. Và nhất định, tôi sẽ dạy các con chiên của mình về lòng vị tha và sự chấp nhận trong cuộc đời. Tha thứ, không phải vì người ta, mà vì chính mình, để tâm hồn mình được bình thản.
Kể cho bạn nghe tất cả mọi chuyện, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm lắm. Bạn là một cô gái trong sáng và tốt bụng. Chính bạn đã làm tôi thay đổi suy nghĩ. Vì vậy, trước khi xưng tội trước Chúa, tôi muốn kể cho bạn nghe.
Giờ thì về đi, tạm biệt bạn nhé. Chiều nay tôi làm lễ nhập đạo, sáng mai tôi bay. Tạm biệt bạn, người bạn duy nhất của tôi."
Lòng tôi ngổn ngang, mơ màng. Quá khứ, hiện tại đan xen, sự hồ nghi, những câu hỏi với lời giải đáp nửa vời, lơ lửng.
Khánh cúi đầu, xiết nhẹ bàn tay tôi: "Lệ Quân, tôi... tôi thực sự... rất.quý.bạn!" Nói xong, cậu ấy đứng dậy, bỏ đi.
Tôi đơ ra mất mấy giây. Cho đến lúc giật mình, nhận ra Khánh đã bước đi được một quãng.
Tôi vội vã: "Khoan đã, Khánh ah."
Tôi chạy theo, nắm lấy khuỷu tay Khánh: "Sao bạn không nói hết với Minh. Chắc chắn Minh sẽ hiểu. Đừng ra đi im lặng như thế, tàn nhẫn với Minh lắm. Minh yêu bạn, rất yêu bạn."
"Quân ah, tôi ra đi như thế là tốt nhất cho Minh. Em ấy không nên biết gì cả. Em ấy quá thánh thiện, trong sáng. Tất cả đều là lỗi tại tôi."
Rồi Khánh quay lại, nhìn vào mắt tôi. Đáy mắt cậu ấy chất chứa đầy đau khổ:
"Ngày lễ noel của 19 năm về trước, em gái tôi chào đời. Tôi hận em ấy, dù em tôi sinh ra chẳng có tội lỗi gì. 19 năm qua, tôi đã đau khổ, dằn vặt rất nhiều vì lòng thù hận đó, vì trong thâm tâm, tôi thương em tôi rất nhiều.... Bạn có hiểu không?"
Tôi sững sờ, buông tay Khánh. Cậu ấy quay lưng, đi thẳng vào Thánh đường. Cái dáng cao gầy, mảnh khảnh xa dần và mất hút. Chỉ còn lại mình tôi...
Trái đất hình tròn, nhưng cuộc sống lại có quá nhiều góc khuất.
Có những chuyện, nếu không biết sẽ là một dấu hỏi lớn cứ day dứt ta suốt đời. Nhưng nếu biết, sẽ là một nỗi đau không bao giờ lành sẹo.
Thời gian sẽ chữa lành những vết thương. Nhưng không phải ai cũng để vết thương của mình được chữa lành.
Chuyện gì xảy ra, thì có nghĩa là nó phải xảy ra, vào đúng thời điểm đó.
Tôi mỉm cười, cuộc sống là như vậy. Có những người đến bên mình như một cơn gió, rồi ra đi, cũng lặng lẽ như một cơn gió.
Nhưng bạn đừng trách, và đừng hỏi tại sao.........
Tôi gặp Khánh rất tình cờ. Tình cờ đến mức ngạc nhiên.
Một buổi chiều tháng 9 âm u. Tôi đang phóng xe chầm chậm trên đường thì trời đổ mưa. Cơn mưa được báo trước bởi một bầu trời nặng nề và đầy mây xám xịt. Nhưng tôi chẳng để ý. Chẳng để ý trời sắp mưa và cũng chẳng để ý cái áo mưa trong cốp xe của mình từ lâu đã lưu lạc phương nào. Tôi tấp xe vào lề đường, và trú mưa dưới mái hiên của một ngôi nhà ngay sát đó. Mái hiên không rộng, nhưng cũng đủ để ngăn những hạt mưa cho tôi khỏi ướt. Gió mùa thu se se lạnh, thêm mưa nữa làm tôi thấy se sắt trong lòng. Vừa hay, điện thoại đổ chuông. Một số máy, không lưu trong danh bạ, nhưng đã lưu trong tâm trí tôi không thể xóa nhòa. Tôi ngập ngừng, lưỡng lự, rồi không thể ngăn nổi lòng mình. Tôi ấn nút nghe. Điện thoại của Phong.
Tôi chẳng nhớ rõ lúc đó mình đã nói những gì, và đã nghe những gì. Tiếng mưa rơi át đi tiếng nói nhỏ và nghẹn ngào của tôi qua điện thoại. Mà có lẽ, Phong cũng nhận ra tôi đang cố giữ những giọt nước mắt không rơi. Những cuộc điện thoại gần đây Phong gọi đến, tôi luôn vậy. Luôn nói thật nhỏ, thật khẽ, để giấu đi những tiếng nấc. Và khi tắt máy thì lặng lẽ, trống rỗng không thể khóc nổi nữa. Tôi chỉ nhớ Phong dặn tôi nhớ giữ sức khỏe, cẩn thận kẻo mưa ướt, cẩn thẩn kẻo bị cảm.... Tôi tắt máy, thẫn thờ. Chẳng để ý bên cạnh có một người cũng vào trú mưa từ lúc nào. Và hình như đã lõm bõm nghe được cuộc điện thoại tôi vừa nói. Không quan trọng.
Đến bao giờ em mới muốn quên đi ngày trước, để sống cho chính mình bây giờ, hả em?
Ta vẫn biết, mỗi lần yêu là một lần đau, mỗi lần xa nhau là một lần con tim bật khóc. Nhưng nếu tình yêu chỉ có nụ cười và hạnh phúc, sẽ lấy đâu ra cái giá để người ta trân trọng từng giây, từng phút được gần nhau đây em?"
Tôi chớp chớp mắt. Và lắc đầu thật mạnh. Lắc đầu, để xua đi hình ảnh của Phong, xua đi giọng nói của Phong luôn quẩn quanh trong ký ức. Phong đã xa tôi rồi. Cơn gió của tôi đã bay về phương trời khác.
"Nhớ người cũ hả"
Khánh hỏi. Giọng điệu chẳng có vẻ gì là quan tâm, nhưng cũng không dửng dưng mà cũng chẳng mỉa mai. Hỏi chỉ như để khẳng định một điều đã biết chắc chắn.
Tôi không trả lời. Một chốc, hỏi lảng sang chuyện khác: "Quán có mình bạn làm thôi ah?"
"Tầng dưới có hai em gái nữa, một em pha chế và một em bưng bê. Thật ra là có bốn người, nhưng chia làm hai ca. Hai em ca sáng và hai em ca tối. Với một anh trông xe ở ngoài cửa. Trên này thì mình tôi là đủ". Khánh trả lời xong, lại lặng yên. Trong không gian yên lặng đó, lời bài hát lại tiếp tục vang lên, nhẹ nhàng nhưng da diết:
"Đừng làm tổn thương người đến sau bằng nỗi đau của người tình trước....
Đừng đánh mất hiện tại bằng những thứ đã qua..."
Lời bài hát như xoáy sâu vào trái tim tôi, xoáy sâu, sâu mãi.
Tôi nhảy xuống khỏi ghế, nói thật khẽ: "Tôi về đây."
Và đi thẳng. Biết rằng phía sau lưng đang có một người lặng lẽ nhìn theo.
...Chúng tôi quen nhau như thế.
Phía dưới là một chữ ký ngoằn nghèo, và một nét chữ trẻ con nguệc ngoạc, hình như là một cái tên: Khánh Bình. Là ai nhỉ.
Vừa lúc giọng Khánh vang lên sau lưng tôi: "Cafe này."
Mùi cafe thơm lừng, làm ấm cả gian phòng nhỏ. Tôi đón lấy cốc cafe từ tay Khánh, nhấp 1 ngụm, rồi hỏi: "Khánh theo đạo Thiên Chúa ah?"
"Uh"
Tôi vờ đưa mắt nhìn quanh, rồi hỏi: "Sao trong phòng không có bàn thờ thiên chúa vậy?"
"Chúa ở trong tim tôi." Khánh nói.
"Thế còn Minh?" Tôi buột miệng, hỏi một câu hết sức ngu ngơ.
Khánh nhìn tôi. Đôi mắt sâu thăm thẳm. Tôi cúi đầu, uống một ngụm lớn cafe, không dám nhìn người đối diện mình.
"Minh cũng ở trong tim tôi." Khánh nói.
Tôi suýt hỏi tiếp: "Thế còn tôi?", nhưng cũng may là vẫn chưa ngu ngơ đến mức đó. Nhận ra sự ngạc nhiên trong thái độ của Khánh, tôi giải thích: "Lúc nãy Quỳnh có nói với tôi về Minh."
"Ừ" Khánh dửng dưng, không nói thêm, không có ý kiến gì cả.
"Khi nào có dịp, giới thiệu Quân với Minh nhé."
"Ừ"
"Sao Khánh không bao giờ kể về Minh vậy?" Tôi cố hỏi "Bạn ấy tuyệt lắm đúng không?"
"Ừ," Khánh đáp "Cô ấy tuyệt quá nên tôi không biết phải kể về điều gì."
Tôi nhíu mày. Chẳng có người con trai nào lại nói về cô gái mình yêu một cách dửng dưng như thế. Tự dưng lại thấy trong lòng phân vân, không bít có phải Khánh vẫn còn bực tôi vì đã tự tiện lên đây hay không nữa. Dù sao, tôi vẫn không nén nổi tính tò mò của mình.
"Giới thiệu Minh với tôi sớm nhé."
"Uh, mai nhé."
"không, mai tôi về nhà rùi."
"Về nhà á?" Khánh nhìn tôi, tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên: "Về đâu cơ?"
"Về nhà. Về Nghệ An ấy." Tôi ngó Khánh, không hiểu tại sao thái độ của Khánh lại lạ lùng như thế khi tôi nói về nhà. .
"uh, về nhà." Khánh lẩm bẩm "Chắc là thích lắm nhỉ."
"Tất nhiên", Tôi hồ nghi, sao Khánh lại tỏ ra như thế nhỉ, cứ ngơ ngác như là người rơi xuống từ cung trăng. "Nhà tôi bình yên lắm, khi nào có dịp vào Nghệ An, Khánh ghé qua nhé. Bố mẹ tôi hiếu khách lắm."
Khánh vẫn ngồi im, thẫn thờ. Tôi bật máy tính của Khánh, vào face, chỉ cho Khánh bức ảnh chụp nhà tôi. "Nhà tôi nè."
Ngôi nhà nhỏ nằm giữa một đồng lúa xanh mướt, những lùm cây ăn quả lúp xúp, hàng dừa trước sân cao vút, những tàu lá xanh nghiêng nghiêng trong gió chiều, ráng mặt trời đỏ rực. Nhà tôi, nơi bình yên nhất trong tâm hồn tôi giữa bộn bề cuộc sống.
"Nhà Quân đẹp nhỉ" Khánh nén tiếng thở dài, cứ như kìm chế một cái gì đó quá lớn, quá sức. Con người này thật là kỳ lạ, thật là xa cách. Hóa ra từ trước tới giờ tôi không hề hiểu một tý gì về người bạn mà tôi vẫn nghĩ là thân. Là Khánh lạnh lùng khó hiểu, hay tại tôi quá vô tâm, khù khờ?
Khánh nhìn, như bị hút hồn vào hình ảnh ngôi nhà trên face. Tôi hỏi: "Nhà Khánh ở đâu?"
"Tôi sinh ra trong ngôi nhà của Chúa." Khánh nói, và làm dấu ba ngôi trên ngực.
"Tôi biết rồi. Ý tôi là quê Khánh ở đâu ấy?"
Khánh chẳng trả lời, nhìn tôi, rồi nói lặng lẽ: "Quân về nhà vui vẻ. Sớm gặp lại nhé."
Tôi rời quán cafe, mang theo một mớ những hồ nghi, thắc mắc trong đầu về Khánh, về Minh. Cuối cùng, chỉ rút ra được một câu kết luận: "Khánh thật là kỳ lạ."
------------------
Về nhà. Về với nơi mình đã sinh ra, nơi thân quen nhất, nơi mà tình yêu với mảnh đất, với vùng quê này đã ngấm sâu vào máu thịt. Về nhà, về với tình thân, với những người luôn yêu thương và che chở mình vô điều kiện. Lòng thật bình yên và nhẹ nhõm, mọi bon chen căng thẳng đều tan như đám sương mai trên cành lá. Hình ảnh về Phong cũng lắng lại, trở thành ký ức trong tim, không còn nhức nhối đau như trước. Hình ảnh lạnh lùng của Khánh, những câu hỏi đang bỏ ngỏ về Minh, tất cả đều được tôi bỏ lại sau lưng. Nhẹ nhõm...
Mấy hôm sau, tôi trở ra Hà Nội. Đồ đạc mang theo lỉnh kỉnh những gạo, lạc, vừng... mà mẹ tôi chuẩn bị từ khi biết con sắp về. Mẹ còn nhất quyết dúi cho tôi một túi đầy bánh nếp mà tối hôm trước mẹ đã kỳ cạch gói gói luộc luộc "Mang ra cho các em trong xóm trọ ăn cho vui con ah, quà quê mà." Tôi đành ngoan ngoãn trở thành cựu vạn nghiệp dư. Mẹ lúc nào cũng thế, lúc nào cũng sợ tôi ngoài đó thiếu thốn, cứ xuýt xoa tiếc vì tôi không mang thêm được cái này, phải bỏ lại cái kia. Ngồi trên xe, mắt tôi rớm lệ.
Hôm đó, tôi đến quán cafe của Khánh. Nghĩ thế nào, tôi mang cho cậu ấy mấy cái bánh nếp. Có lẽ Khánh cũng chẳng ăn, con trai mấy ai ăn quà vặt. Nhưng về quê cũng chẳng có quà gì.
Lên tầng hai, không nhìn thấy Khánh. Quỳnh đang bê cafe và sinh tố cho khách, nhìn cô bé bận rộn thật đáng yêu. Tôi yên lặng, rồi đi thẳng lên tầng ba. Cửa mở. Khánh đang ngồi, cặm cụi bên máy tính. Trông có vẻ rất tập trung và chăm chú. Tôi ngắm Khánh một lúc, tự dưng mỉm cười, trong lòng trào dâng một cảm giác thật thân thương...
Bỗng nhiên, Khánh quay lại, tròn mắt nhìn tôi đang đứng như chôn chân trước cửa. Nụ cười trên miệng tôi trở nên méo xệch, ngượng ngùng. Tôi cúi đầu, ấp úng: "Tôi ra rồi. Mang cho bạn mấy cái bánh."
Tôi vào phòng, dúi vội mấy cái bánh vào tay Khánh, mặt vẫn còn ửng đỏ vì xấu hổ.
"Bánh nếp ah?" Khánh hỏi, thật khẽ.
"uh. Mẹ tôi làm đấy. không được khéo lắm, nhưng là quà quê." Tôi vẫn còn ấp úng.
Khánh nhìn chăm chú vào chùm bánh đang cầm trên tay, nâng niu, rồi đưa lên mũi hít hà (mặc dù bánh đã nguội lạnh). Rồi rất từ tốn, rất cẩn thận, bóc từng lớp vỏ lá chuối, và ăn rất ngon lành. Đến lượt tôi trố mắt ra nhìn Khánh. Loáng cái, Khánh ăn hết cả xâu bánh nếp, chỉ còn lại đống vỏ lá chuối đầy tú ụ. "Có lẽ từ tối tới giờ tập trung quá, quên cả ăn uống. Đúng là dân công nghệ thông tin." Tôi nghĩ thầm trong bụng.
Khánh nhìn tôi, và ngoác miệng ra cười: "Trời ơi, lâu lắm rồi mới được ăn bánh nếp. Ngon ghê quá. Mà no căng cả bụng rồi Quân ah."
Tôi ngạc nhiên: "Khánh thích ăn bánh nếp lắm ah?"
"Uh." Khánh cười, nụ cười hồn nhiên và rạng rỡ nhất mà tôi từng thấy trên khuôn mặt lạnh lùng của Khánh: "Tôi thích lắm. Nhớ hồi nhỏ, đến ngày tết nội luộc cho tôi một cặp bánh nếp, cột cả dây để xách nhé. Tôi tự hào lắm, mãi chẳng dám ăn. Phải hai, ba ngày sau, nội sợ hỏng nên giục mãi tôi mới ăn đấy. Ôi sao mà ngon thế." Rồi Khánh tỏ vẻ tiếc rẻ: "Ăn hết rùi, biết thế dành lại một cái."
"Vậy khi nào tôi về quê sẽ bảo mẹ làm thêm cho Khánh nhé." Tôi cười, cười vui theo niềm vui thơ trẻ của Khánh.
-------------
Trời lạnh hơn. Hà Nội bước vào đông thực sự. Bầu trời nặng nề và xám xịt, những hàng cây ven đường cũng co ro trong gió. Cuối năm rồi. Tôi ngập đầu trong đống công việc hỗn độn. Quên đi rằng, ngoài kia, dòng người đang hối hả. Ngoài kia, không khí Noel và Tết dương lịch đang tràn ngập khắp nơi. Ngoài kia, các cặp đôi đang tay trong tay, tận hưởng cái lạnh của trời đông Hà Nội và hơi ấm lan tỏa từ trong tim, thật là hạnh phúc. Tôi cố vùi đầu vào công việc. Vùi đâu, để quên đi rằng, năm ngoái, dịp này, tôi vẫn hạnh phúc bên Phong. Vẫn vô tư, vẫn vui vẻ, không hề nghĩ rằng một ngày không xa, cơn gió của tôi sẽ bay đi, bay xa tôi mãi, để lại trong lòng tôi những mảnh vỡ đóng thành băng, lạnh ngắt. Thỉnh thoảng, ngồi trong văn phòng, tôi nhìn qua cửa sổ tầng 10, ngó con phố Láng Hạ tấp nập người xe qua lại, nén tiếng thở dài. Có phải tôi đã lạc mất Phong trong dòng người ấy. Hay là Phong giận tôi, nên trốn vào đó mất rồi? Bao lâu nhỉ, bao lâu để tôi có thể để quá khứ ngủ yên? Để có thể thấy lòng mình bình thản? Muốn hiểu mình tường tận, phải chạm vào tận cùng của sự cô đơn. Tôi không muốn chạy trốn, nên đành đối mặt, đành gặm nhấm nỗi đau một cách từ từ. Sắp Noel rồi. Đường phố ngập tràn những bóng bay, các cửa hàng trang trí sặc sỡ cây thông, hình ông già Noel với túi quà to đùng sau lưng, những chú tuần lộc mũi đỏ ngộ nghĩnh và hoa tuyết. Noel, ngày lễ giáng sinh, an lành và hạnh phúc. Noel, ngày sinh nhật của Phong....
Hai ngày trước Noel, tôi nhận được tin nhắn từ Khánh: "Noel có lịch gì không Quân?"
"Rảnh toàn tập Khánh ah." Tôi nhắn lại, kèm theo một cái mặt đang khóc.
"Đi cùng Khánh nhé."
"Đi đâu? Đến nhà thờ ah?" Tôi hỏi, không khỏi ngạc nhiên. Noel, Khánh phải đi cùng với Minh chứ. Làm gì rảnh mà rủ tôi.
"không, đến sinh nhật Minh. Quân muốn gặp Minh còn gì."
Tôi ah lên một tiếng. Hóa ra là đến sinh nhật Minh. Minh sinh vào ngày giáng sinh, Phong của tôi cũng vậy. Tôi nhắn cho Khánh đồng ý. Dù sao tôi cũng rất tò mò muốn gặp Minh. Dù sao, ngày đó cũng không nên ngồi nhà. Tôi sẽ lại tìm chỗ nào đó mà lặng lẽ khóc cả đêm mất.
Đêm Noel, tôi đi giày bệt, mặc quần bò, áo len, khoác ngoài một cái áo dạ dày sụ, và trang điểm nhẹ nhàng. Tôi vốn là người giản dị, không có nhiều quần áo cho các dịp tụ tập, cũng không biết cách trang điểm cầu kỳ cho bản thân. Mất một buổi để phân vân chọn trang phục, cuối cùng tôi tặc lưỡi: "Thôi kệ, đi sinh nhật một người bạn thôi mà" (nghĩ thế cho nó thoải mái, dù tôi và Minh chưa bao giờ gặp nhau. Tôi cũng chẳng biết tí gì về Minh cả). Từ khi nhận được tin nhắn của Khánh, trong đầu tôi hiện lên hàng trăm câu hỏi về Minh, tượng tượng ra đủ thứ hình ảnh về cô bé. Bạn gái của Khánh là người thế nào nhỉ? Chắc chắn phải rất là đặc biệt rồi. Chắc là xinh lắm...
Bữa tiệc sinh nhật Minh tổ chức ở một quán cafe trên đường Phạm Huy Thông, con đường nhỏ nằm ven hồ Ngọc Khánh. Noel, quán trang trí đèn, hoa thật là lộng lẫy. Bản nhạc giáng sinh êm dịu. Bước vào quán, tôi như lạc vào lễ Giáng sinh vùng xứ lạnh với một trận mưa tuyết trắng tinh. Tôi cười vang, thích ơi là thích. Liếc sang, Khánh đang nhìn tôi, miệng cũng mỉm cười.
Mọi người đều đã đến đông đủ, đang ở trên tầng hai chờ chúng tôi. Tâng hai được chia thành các phòng nhỏ, để phục vụ hội họp và sinh nhật. Chúng tôi đấy cửa bước vào căn phòng số 05. Trong phòng có 4 người, hai trai và hai gái, cả tám cặp mắt đều đổ dồn về phía chúng tôi, có lẽ để đón chào người đến sau cùng. Tự dưng, tôi thấy run và mất tự nhiên....
Minh xinh, rất xinh. Vượt qua mọi tượng tượng của tôi, Minh xinh đẹp như một thiên thần. Lần đầu nhìn thấy em, tôi như bị hút hồn vào khuôn mặt ấy. Da trắng mịn, không quá hồng hào mà hơi xanh, như men sứ. Mũi cao, đôi môi tươi tắn chúm chím phớt hồng. Mái tóc đen ôm lấy khuôn mặt nhỏ nhắn. Đặc biệt là đôi mắt. Mắt Minh to, tròn, hàng mi cong vút. Nếu đôi mắt của Khánh là mặt nước hồ thu, buồn mênh mang và lạnh lẽo thì đôi mắt của Minh tươi vui, trong sáng như bầu trời mùa xuân rực nắng đầy sức sống, chỉ phảng phất một chút, 1 chút gì đó u buồn, càng làm em thêm đẹp. Vẻ đẹp thuần khiết, vẻ đẹp của một thiên thần. Vẻ đẹp kiêu sa nhưng vẫn giản dị. Minh và Khánh, có lẽ trời sinh để thành một đôi, được xe duyên từ kiếp trước.
Minh nhìn tôi, mỉm cười thật tươi, thân thiện và dễ mến: "Chị Quân, chị ngồi xuống đây. Em nghe anh Khánh kể về chị suốt, mà hôm nay mới được gặp."
Tôi ngồi xuống bên Minh, trong lòng không khỏi hồ nghi. Khánh có kể về tôi với Minh á? Sao Khánh không kể tí gì về Minh với tôi? Mà giọng điệu của Minh thì đặc biệt tự nhiên và thân mật, chẳng có vẻ gì là một câu nói khách sáo, xã giao giữa những người mới gặp lần đầu. "Khánh kể gì với Minh về tôi vậy?" Tôi buột miệng.
"Anh Khánh bảo chị rất là ngốc, và cực kỳ háu ăn ah. Hi hi" Minh nói, và cười vang. Nụ cười trong sáng quá đỗi. Tôi cũng cười theo, tự dưng thấy mọi khoảng cách với Minh được kéo gần lại. Một cái bánh gato to đùng, xinh xắn với dòng chữ đỏ nổi bật: Happibirthday to Khánh Minh." và những cái nến bé xíu xếp thành con số 19 đang cháy sáng lung linh. Minh tròn 19 tuổi.
Sau khi Minh nhắm mắt ước xong, cả Minh và Khánh cùng chụm miệng thổi nến trong tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người. Lòng tôi chùng lại, ngày này 1 năm về trước, sinh nhật của Phong...
Bữa tiệc diễn ra thật là vui và ấm áp. Minh và các bạn đều rất dễ gần. Mặc dù mới gặp lần đầu, nhưng chúng tôi hòa đồng rất nhanh. Mọi người hát hò cực kỳ vui nhộn. Hai người bạn trai của Minh tên là Tâm và Dương, còn cô bạn gái xinh xắn là Trang. Bốn người là một nhóm, chơi với nhau từ cấp 1. Giờ mỗi người học một trường, nhưng vẫn rất thân nhau. Cả bốn người đều hát rất hay, và nhiệt tình cống hiến giọng ca cho mọi người, dù ở đây không có nhạc cũng chẳng có mic. Hoàn toàn hát chay. Tuy nhiên, trong không khí vui vẻ ấm áp, có một chút gì đó ngượng ngạo. không khó để nhận ra, cả Tâm và Dương đều cố gắng che dấu sự quan tâm trên mức bạn thân với Minh, còn Trang thì thỉnh thoảng đưa mắt nhìn Dương thật là trìu mến. Minh, tất nhiên, ríu rít bên Khánh, hạnh phúc bên người con trai rất đỗi lạnh lùng và nghiêm nghị của cô. Những tình cảm đan xen, rối rắm. Những mối tình câm lặng vì chắc chắn sẽ không có tương lai. Tôi không muốn để ý nhiều. Đầu óc tôi vốn đơn giản, cứ nghĩ nhiều những chuyện của người khác làm gì.
10 rưỡi. Dù mọi người đang vui, nhưng đều thống nhất sẽ ra về, vì ai cũng còn có kế hoạch Noel cho mình vào đêm nay, và hẹn lần sau sẽ lại gặp mặt. Chia tay nhau, vẫn như lúc đến, bốn người bạn đi về cùng nhau, còn tôi và Khánh lại cùng đường. Khánh dặn dò Tâm và Dương nhớ đưa hai bạn gái về đến nhà an toàn, rồi hôn lên trán Minh tạm biệt. Nhìn hai người, tất cả chúng tôi ở đấy đều không khỏi ghen tỵ, không khỏi chạnh lòng. Họ đẹp đôi quá. Họ sinh ra là để dành cho nhau....
Giơ tay vẫy chào và chờ chiếc taxi đi khuất, tôi và Khánh mới chầm chậm ra về. Gió từ hồ Ngọc Khánh thổi vào lạnh cóng. Tôi run rẩy, cúi đầu bước đi bên Khánh. Cả hai yên lặng, không nói một lời nào. Con đường Nguyễn Chí Thanh đông đúc người qua lại, nhìn mặt ai cũng rạng ngời. Giáng sinh an lành và hạnh phúc. Bỗng Khánh nắm lấy tay tôi, kéo ngồi xuống một cái ghế đá bên hồ. Tôi giật mình, thu tay lại, hỏi khẽ: "Sao vậy?"
"Ngồi một lúc, rồi tôi đưa bạn về."
Chúng tôi ngồi bên hồ Ngọc Khánh, yên lặng. Rồi Khánh cất tiếng hát. Giọng Khánh trầm, ấm áp, buồn da diết:
"Tình yêu..........................
Có những nỗi đau dài như mùa đông của những kẻ cô đơn....
Có những nỗi nhớ đậm và sâu như ly cà phê đắng không đường của một buổi chiều muộn...
Em!
Em không có lỗi, và tình yêu cũng không hề có lỗi................
Đừng đánh mất hiện tại bằng những thứ đã qua..........
Đừng làm tổn thương người đến sau bằng nỗi đau của người tình trước....
Đừng làm tổn thương chính mình để đánh đổi hai chữ mãi mãi của tình yêu....."
Lòng tôi trống rỗng. Cảm xúc đan xen, mơ màng giữa quá khứ và hiện tại. Một năm về trước, người ngồi bên cạnh tôi, là Phong. Lúc đó, tôi run run vì gió lạnh, Phong thấy thế bèn cười: "Lạnh lắm hả ngốc, em có cả một cơn gió, gì mà chả lạnh." Rồi Phong ôm tôi vào lòng. Tôi mỉm cười, thì thầm: "Gió ôm em ấm thế."...
Một giọt nước mắt nóng ấm rơi xuống tay tôi. Và tôi chợt giật mình, khi có một bàn tay vừa nắm lấy tay mình, xiết nhẹ. Thật là ấm áp. Là thực, hay tôi đang mơ đây? Cơn gió của tôi lang thang đi lạc đâu mất, đã quay về bên tôi đúng không? Phong đã nhớ kỷ niệm của ngày giáng sinh năm ngoái, ngày sinh nhật của Phong năm ngoái, để tìm về bên tôi đúng không? Nước mắt thi nhau rơi, ướt nhòa. Đầu óc mơ màng, tim tôi đau nhức. Ngày này, một năm trước, cứ như là mới đây thôi... Những tưởng hình ảnh của Phong, theo thời gian sẽ chịu ngủ yên, để lòng tôi bình thản, không ngờ nó luôn ở đây, rất rõ, trong tim tôi. Chỉ là tôi luôn cố gắng để che dấu nó. Luôn cố gắng để không nhìn thấy, không gặp lại. Tôi cúi đầu, khóc một cách lặng lẽ. Vai tôi run lên theo từng tiếng nấc. Lần cuối cùng Phong gọi điện thoại cho tôi, tôi đã không kìm được tiếng nấc. Phong bảo tôi, một câu thật đơn giản nhưng thật lạnh lùng: "Em đừng có yếu đuối như thế." Và kết thúc, vẫn là câu nói tôi nghe đã quen: "Quên anh đi, sẽ tốt cho em." Phải, là tôi quá yếu đuối.
... Giá mà... có thể cạn tình... như ai đó... thì thật tốt ... sẽ.không.đau!
Tôi nấc nghẹn ngào.
Một vòng tay ôm lấy tôi, ấm áp. Tôi giật mình, bừng tỉnh. Phong đã đi rồi. Cơn gió của tôi đã bỏ tôi ở lại. Ngồi bên cạnh tôi, không phải Phong, là Khánh. Tôi đẩy Khánh ra và bỏ chạy, hòa vào dòng người ngược xuôi trên đường. Giáng sinh năm đó có một cô gái vừa chạy vừa khóc nức nở, chẳng hề để ý xung quanh người xe đi lại thật là nhộn nhịp, đông vui....
nhu-mot-con-gio-2Nhà em bên Hồ Tây, cách nhà thờ Cửa Bắc không xa. Mẹ em rất hay qua nhà thờ đi lễ. Mẹ là tín đồ thiên chúa giáo, nhưng bố em thì không. Bố sống nhiệt tâm và thoải mái, không tự gò bó mình theo bất kỳ một khuôn thước lễ giáo nào. Từ nhỏ em đã ảnh hưởng tính cách này của bố, nên chẳng mấy khi theo mẹ vào nhà thờ. Có vào, cũng chỉ chơi tha thẩn, chờ mẹ làm lễ xong để ra về. Nhưng từ hôm nhìn thấy Khánh, em chăm đi lễ hẳn. Lúc nào cũng hỏi mẹ có qua nhà thờ không để đòi đi theo. Mẹ em ban đầu rất ngạc nhiên, nhưng rồi mẹ vui vì nghĩ rằng con gái hướng đạo như mẹ, nên chẳng thắc mắc gì. Lần nào vào đến vườn hoa em cũng dáo dác tìm Khánh, nhưng không trông thấy anh ấy nữa. Chị biết không, lúc đó em 9 tuổi, nhưng em đã tìm, và chờ Khánh xuất hiện trở lại suốt mấy tháng trời. Không lần nào đi lễ mà em không tìm Khánh, và tìm không thấy thì em luôn tự an ủi, tự động viên mình, rằng anh ấy chỉ ở đâu đây thôi, chẳng qua anh ấy chưa biết đến sự tồn tại của mình. Lần sau nhất định mình sẽ gặp, nhất định mình sẽ nói chuyện với anh ấy....
Em cứ kiên trì, cứ tin tưởng như thế, cho đến lúc gặp lại Khánh vào một buổi lễ ở nhà thờ. Lúc đó tim em như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, cảm giác vui sướng ngập tràn.
Khánh lạnh lùng và xa cách. Khánh không muốn nói chuyện với em, không muốn chơi với em. Thậm chí có thể nói là Khánh xua đuổi, xa lánh. Nhưng em chẳng quan tâm, em quấn quýt và ríu rít bên cạnh Khánh; vui sướng khi nhìn thấy Khánh. Với em, thế là đủ.
Thời gian cứ thế trôi qua, em vẫn cứ kiên trì với tình yêu và niềm tin của mình. Em chăm đi lễ, chăm đọc kinh thánh, cầu nguyện. Vì Khánh, em sẵn sàng trở thành một con chiên ngoan đạo. Điều mà mẹ em hết sức cố gắng cũng không thể truyền được niềm tin Thiên chúa vào em, thì Khánh chẳng cần yêu cầu, em đã cố gắng hết sức. Em yêu Chúa, vì Khánh cũng yêu Chúa... Dần dần, anh ấy đáp lại tình cảm trong sáng của em bằng sự yêu thương và quan tâm rất chân thành. Em biết, đó không phải là tình yêu. Với Khánh, em giống như là một cô em gái bé bỏng. Nhưng em không muốn tin điều đó, em tự lừa dối lòng mình, tự ngộ nhận đó là tình yêu, rằng Khánh yêu em, nhưng Khánh lạnh lùng, khô khan, và không biết cách thể hiện tình cảm của mình mà thôi.
Bạn bè biết em yêu Khánh, mọi người đều rất ngạc nhiên, lúc đầu ai cũng không tin. Nhưng em chẳng quan tâm người khác nghĩ gì. Em phải đánh đổi để được ở bên anh ấy, hạnh phúc chưa chắc đã nhiều hơn khổ đau. Nhưng không có anh ấy thì em cũng không bao giờ có hạnh phúc. Vì vậy, cái giá phải trả chẳng hề lớn chút nào. Chỉ có điều, mười năm trời, em chưa bao giờ chạm được vào trái tim anh ấy. Điều em nhận được, chưa bao giờ là tình yêu. Chị biết không, 10 năm, Khánh chưa bao giờ trao cho em một nụ hôn theo đúng nghĩa. Anh ấy chỉ hôn lên trán em, hàm ý che chở và bảo vệ. Còn em thì chưa khi nào hết hi vọng, chưa khi nào từ bỏ niềm tin của mình, rằng tình cảm chân thành của em sẽ làm tan chảy băng giá trong trái tim của Khánh. Giờ mới nhận ra rằng, tình cảm anh ấy dành cho em cũng làm từ băng đá, em càng cố giữ chặt, càng cố sưởi ấm thì nó càng tan nhanh. Cuối cùng, tất cả đều biến thành nước mắt..."
Minh gục đầu xuống bàn, khóc nức nở. Có lẽ em đã phải kiềm chế nước mắt từ quá lâu rồi, đã phải dấu nước mắt để nụ cười của em tỏa nắng. Tình yêu – giống như một mũi tên đâm thẳng vào tim, luôn gắn liền với khổ đau và những vết thương khó lòng lành sẹo. Tôi nhẹ vuốt mái tóc em, trong lòng trào dâng một nỗi niềm thương mến và đồng cảm. Khóc đi em, khóc đi, nước mắt đang chảy ngược từ tim ra đấy, mặn chát và đớn đau.
Minh bỗng ngẩng đầu, nắm lấy bàn tay tôi, nói trong tiếng nấc: "Chị ơi, chị giữ anh Khánh lại đi. Đừng để anh ấy đi Mỹ. Anh ấy bảo sẽ sang đó theo học trường dòng chị ah. Anh ấy sẽ hiến mình cho Chúa, trở thành cha Đạo." Em nhìn thẳng vào mắt tôi, nói qua làn nước mắt, giọng em khẩn khoản, như van xin: "Chị giữ anh ấy lại đi chị. Bảo anh ấy đừng đi."
Tôi bất ngờ trước thái độ của Minh, tự dưng lại run, vừa xiết tay em, vừa nói: "Em bình tĩnh nào, chị không giữ được đâu, làm sao có thể giữ được hả em." Nói đến đó, tim tôi nhói đau như có một bàn tay vô hình bóp nghẹt. Hình ảnh của Phong ngập tràn tâm trí tôi. Phong cũng đã bỏ tôi lại và ra đi như thế. Tôi buông tay, biết mình không thể nào giữ được....
Minh lau nước mắt, nhấp một ngụm trà nhỏ. Vai em vẫn run lên bởi những tiếng nấc. Một lúc, dường như đã bình tĩnh lại, em bảo tôi: "Chị Quân, chỉ có chị mới giữ được anh Khánh. Anh ấy yêu chị." Nói rồi nước mắt em lại lăn dài. Có lẽ, để nói ra những điều này, Minh đau lòng lắm.
Tôi sững sờ, và hơi choáng. Tôi quý Khánh và tôi biết Khánh cũng quý tôi, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đó lại là tình yêu. Tình cảm đó không giống như tình cảm giữa tôi và Phong, đó chỉ là sự quý mến giữa hai tâm hồn cần nhau để nương tựa. Chỉ có điều, tôi không hiểu tại sao Khánh lại quyết định sẽ đi Mỹ. Cậu ấy yêu Chúa nhiều đến thế sao? Khánh đã từng nói với tôi rằng: "Chúa ở trong tim tôi. Minh cũng thế." Chắc chắn là Khánh không bao giờ nói dối.
"Em đừng nói vậy. Chị và Khánh chỉ là bạn bè quý mến nhau thôi. Em đừng nghĩ linh tinh như thế." Tôi trấn an em.
"không đâu chị ah. Em cảm nhận được mà." Giọng Minh có vẻ đã rõ ràng hơn. Minh thôi không khóc nữa, và với tay cầm lấy cốc trà, uống một hơi để lấy lại bình tĩnh.
"Em quen Khánh 10 năm rồi. Anh ấy rất lạnh lùng. Anh ấy cực kỳ ít khi đi chơi cùng bạn bè em, càng chưa bao giờ xuất hiện trước mặt mẹ em, dù mẹ rất chăm đến nhà thờ đi lễ. Cũng có thể Khánh tự ti về hoàn cảnh của mình, không thích hòa nhập với cuộc sống và bạn bè của em. Nhưng bên cạnh em, anh ấy chưa bao giờ thực sự mỉm cười.
Em thương anh ấy. Em thương sự lạnh lùng của anh ấy, vì em biết rằng, sự lạnh lùng của anh che dấu một trái tim cô độc. Khánh không biết cách yêu thương người khác, và cũng không biết cách đón nhận tình yêu thương....
Nhưng từ khi gặp chị, anh ấy thay đổi. Anh ấy hay kể về chị, đôi mắt mỉm cười. Em ghen. Chị biết không, em ghen nhiều lắm. Ghen mà không thể nói ra được, không thể thể hiện ra được. Tim em rất đau, đau một cách âm ỉ.
Hôm sinh nhật em anh ấy xuất hiện cùng với chị. Mười năm em quen anh, đó là lần đầu tiên anh ấy cất tiếng hát. Đó là lần đầu tiên anh ấy cười bằng cả ánh mắt và trái tim. Mười năm, em đã chưa bao giờ làm được điều đó.
Bạn bè em bảo rằng, em thật ngu ngốc khi bất chấp tất cả để chạy theo anh, cố gắng hết sức để giữ anh. Nhưng biết làm sao được. Em không thể tượng tượng được, một ngày nào đó Khánh sẽ không còn bên em. Em sợ mất Khánh. Em sợ mất một thứ mà mình chưa bao giờ có được. Một nỗi lo sợ gần như là tuyệt vọng.
Hôm em gặp hai anh chị đang chơi cờ, tim em vỡ vụn. Đau lắm chị ah. Anh ấy nói với chị, cười với chị, vui đùa, la hét với chị. Đó mới chính là con người của anh ấy, một con người có trái tim. Một con người có niềm vui. không phải là một người chỉ biết lạnh lùng và câm lặng. Em không hiểu vì điều gì mà chị có thể thay đổi anh ấy nhanh như thế. Em chỉ biết rằng mình đã thất bại rồi, mình đã mất đi thứ mà mình đã luôn cố giữ, nhưng chưa bao giờ thuộc về mình.
Hôm đó, chị về, anh ấy lại trở lại như trước. Lạnh lùng, yên lặng. Chưa bao giờ em cảm thấy sợ sự yên lặng của anh ấy như lúc đó. Nó như khẳng định với em rằng, những linh cảm của em từ trước tới nay đều là đúng. Khánh đã tìm được người con gái của anh.
Không thể chịu đựng sự yên lặng kéo dài, em hỏi khẽ: "Sao anh không nói gì?"
Khánh không trả lời em, mà chỉ ngồi trầm ngâm. Những giây phút ấy như kéo dài cả thế kỷ. Cuối cùng, Khánh thở dài, nhìn vào mắt em, và nói: "Khánh Minh, anh sẽ đi Mỹ."
"Tại sao, để làm gì hả anh?"
"Anh theo Cha Giuse sang Washington để theo học một trường Giáo xứ ở đó. Anh sẽ trở thành Cha đạo."
Em thảng thốt, không tin vào tai mình: "Anh ah, anh đang đùa phải không, anh đừng đùa với em như thế. Anh nói là anh đang đùa đi."
"Khánh Minh, anh không đùa đâu. Anh muốn nói với em lâu rồi, nhưng cứ lần lữa mãi. Giờ anh sắp đi rồi, cũng không còn dịp nào nữa. Anh muốn em biết rằng: anh không tốt đâu, em hãy quên anh đi, vĩnh viễn quên anh đi. Em là một cô gái tốt bụng và thánh thiện. Rồi em sẽ có một người xứng đáng với em...
Có thể, nghe anh nói vậy em sẽ không hiểu, em sẽ hận anh nhiều lắm. Nhưng em đừng oán hận mà làm tổn thương chính mình. Hãy sống thật vui vẻ và mạnh mẽ lên nhé. Anh luôn cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho em."
Nghe Khánh nói những lời đó, em như người mộng du, ngơ ngác, không hiểu chuyện gì, chỉ hỏi được một câu: "Tại sao hả anh, em sai ở đâu ah? Em sai thì anh phải bảo với em chứ, em sẽ sửa mà. Anh đừng đi. Anh ơi, anh đừng đi..."
"Khánh Minh, anh không tốt đâu. Anh có lỗi với em nhiều lắm. Đừng hận anh, rồi thời gian sẽ làm vết thương của em lành lại, và nỗi đau cũng sẽ phai mờ. Khánh Minh ah, em luôn là em gái tốt của anh."
Anh ấy nói xong, một giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Một người con trai phải rơi lệ, có lẽ họ đau lắm. Một người con trai như Khánh, không biết nỗi đau lớn đến mức nào.
Em không hiểu tại sao Khánh lại quyết định như vậy. Anh ấy không giải thích gì với em. Chỉ bảo em hãy quên anh đi. Làm sao mà em có thể quên được hả chị? Em đã nghĩ tới việc sang Mỹ, nhưng lại không thể. Em còn bố, còn mẹ. Bố mẹ chỉ có mình em. Vì Khánh, em có thể từ bỏ tất cả, nhưng không thể bỏ lại gia đình mình để trở thành Xơ ở một đất nước xa xôi cách đây nửa vòng trái đất. Như thế quá tàn nhẫn, quá bất hiếu với bố mẹ em..."
Minh nói đến đó thì ngồi yên lặng, có lẽ em muốn mình bình tĩnh hơn, hay em đang suy nghĩ điều gì? Trên bàn, cốc trà đã uống gần hết. Tôi gọi phục vụ mang thêm hai cốc trà nóng. Nước trà làm tôi ấm bụng và tỉnh táo hơn.
"Chị ơi, chị giữ Khánh lại đi. Em không thể xa Khánh được đâu, thực sự không thể."
Đến lượt tôi yên lặng. Tôi biết, em đang đau khổ và tuyệt vọng lắm. Nhưng tôi lại không thể giúp được gì cho em. Điều em mong muốn nằm ngoài khả năng của tôi rồi. Tôi không thể.
"Khi nào Khánh bay hả em?"
"Ngày kia chị ah. Mai anh ấy sẽ làm lễ nhập đạo ở nhà thờ, để sang bên kia theo học . Nhà thờ Cửa Bắc, trên đường Phan Đình Phùng ấy chị. Chị đến gặp anh, thuyết phục anh đừng đi nữa nhé."
Tôi gật đầu. Gật đầu cho em yên tâm, chứ trong lòng tôi đang là một mớ hỗn độn. Những câu hỏi, những suy nghĩ, tất cả cứ rối tung lên, chẳng có gì là rõ ràng. C/s này vốn thật khó hiểu. Con người cũng thật là khó hiểu...
Chiếc taxi chở Minh đã đi khuất, tôi vẫn đứng lặng yên. Lần trước, cũng ở đây, cũng chiếc taxi như thế này, nhưng bên cạnh tôi là Khánh. Giờ thì chỉ có một mình tôi, lẻ loi, đơn độc. Mưa phùn lắc rắc. Gió từ hồ Ngọc Khánh thổi vào, lạnh đến tái tê. Tôi thả bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh, bước chân vô định. Trong đầu tôi, những câu nói của Khánh vang lên thật mơ hồ:
"Minh cũng ở trong tim tôi."
.....
"Minh bảo, nếu tôi rời xa cô ấy, cô ấy sẽ hận tôi suốt đời."
........
"Đau khổ nhất, chính là bị người mình yêu thương từ bỏ, mà không hề có một lý do."
.......
Tại sao nhỉ, tại sao Khánh lại từ bỏ Minh. Từ bỏ một cách lạnh lùng và dứt khoát. Từ bỏ - không có một lời giải thích nào? Khánh biết Minh sẽ rất đau, rất hận. Tại sao Khánh lại phải làm như thế? Sao phải gây nên một vết thương như là chính nỗi đau mà Phong đã gây nên trong lòng tôi?
Đang suy nghĩ miên man, chợt tôi nghe có tiếng ai đó gọi tên mình:
"Chị Quân, chị Quân ơi."
Tôi giật mình, nhìn lại. không ngờ mình đã đi đến hồ Chùa Láng, ngay gần quán cafe của Khánh. Người vừa gọi tôi, chính là Quỳnh.
Tôi chầm chậm tiến lại gần. Quỳnh đang dắt xe, chuẩn bị ra về. Tôi hỏi: "Sao hôm nay nghỉ muộn thế em?"
"Vâng, hôm nay là ngày làm việc cuối cùng chị ah."
Tôi ngạc nhiên: "Sao cơ?"
"Từ mai quán đóng cửa rồi chị ah. Đây là ngày mở cửa cuối cùng. Anh Khánh không ở đây nữa, chắc là ông chủ sẽ bán lại cho người khác thôi."
Lòng tôi chùng xuống, se se. Cảm giác mất đi một thứ mà mình đã quen thân, một thứ mà mình yêu quý, một nơi đã gắn bó với mình, hụt hẫng.
"Anh Khánh nhờ em gửi cái này cho chị."
Quỳnh nói, và lục túi xách, đưa cho tôi một phong thư màu xanh nước biển.
Tôi tròn mắt: "Khánh gửi chị ah. Lỡ hôm nay chị không qua đây thì sao?"
"Anh ấy dặn em, nếu chị quay lại quán thì đưa cho chị. Nếu không thì sau khi đóng cửa quán một tuần, nhờ em quẳng nó xuống sông Hồng. May quá, hôm nay gặp được chị." Quỳnh nói, mỉm cười, nụ cười buồn buồn. "Em về chị nhé. Tạm biệt quán cafe, tạm biệt chị."....
Chiếc phong bì màu xanh nước biển run run trong tay. Tôi đứng yên, lặng lẽ ngắm nhìn quán cafe quen thuộc. Tạm biệt nhé, một nơi đã từng rất thân quen....
-----------------
Đêm hôm đó, về đến xóm trọ thì đã khuya, bác chủ nhà đã đổi khóa cửa. Tôi gọi mãi, bác chủ nhà mới tỉnh dậy. Cũng may bình thường tôi ngoan ngoãn, không về muộn bao giờ, chứ không chắc hôm đó được ngủ trong khách sạn (Hix... hix). Một ngày dài, buồn, mệt và lạnh.
Một mình trong phòng, tôi bóc bì thư. Một lá thư của Khánh.
"Quân ah,
Tôi đi Mỹ. Trước khi đi, cũng muốn gặp bạn. Nhưng có lẽ là không có cơ hội nữa rồi.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn bạn. Có thể bạn không biết đâu, nhưng bạn đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, thay đổi suy nghĩ của tôi rất nhiều.
Tôi đi Mỹ. Bỏ lại quá khứ sau lưng. Từ nay, tôi sẽ sống một cuộc sống mới, sẽ sống thật tốt, thật thanh thản, sẽ dốc lòng phụng sự Chúa. Đó là sứ mệnh của tôi.
Bạn không theo đạo, không tin vào Chúa, nhưng tôi vẫn gửi tặng bạn chiếc thập giá của tôi, chiếc thập giá tôi đã đeo từ lúc lọt lòng. Bạn giữ nó làm kỷ niệm nhé.
Bạn là một cô gái rất đặc biệt, Quân ah. Tôi sẽ không bao giờ quên bạn đâu.
Tạm biệt!
Khánh"
Tôi dốc cái phong bì làm chiếc thập giá rơi ra. Là chiếc thập giá tôi đã nhìn thấy trên cổ Khánh. Chiếc thập giá phát quang màu xanh, một màu sáng xanh lạnh lẽo.
---------------------
Hiện tại bắt rễ từ quá khứ, và vươn cành đến tương lai...
Sáng hôm sau tôi dậy sớm và quyết định sẽ đến nhà thờ Cửa Bắc. Chắc là tôi sẽ không thuyết phục Khánh ở lại như Minh mong, nhưng tôi muốn gặp Khánh trước khi bạn ấy đến một đất nước xa xôi, cách tôi cả nửa vòng trái đất.
Nhà thờ Cửa Bắc, một công trình kiến trúc được xây dựng bởi một kiến trúc sư người Pháp từ nửa đầu thế kỷ trước, trang nghiêm và tĩnh mịch, nằm ở gần cửa bắc thành Thăng Long, trên đường Phan Đình Phùng. Tôi đứng ngoài cổng, tần ngần nhìn những mái ngói nhà thờ xếp lớp lớp lên nhau, nghe bảo đây là nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà thờ này.
"Cháu vào tham quan nhà thờ hay muốn đi lễ vậy?"
Tôi giật mình. Một bà xơ mặc áo thụng màu đen viền trắng vừa bước ra từ cổng, nhìn thấy tôi cứ đứng tần ngần, đã lên tiếng hỏi. Bà xơ đã già, mái tóc bạc chỉ còn lốm đốm màu đen, trông rất là hiền hậu.
Tôi ngập ngừng: "Xơ ơi, cháu muốn hỏi thăm về một người bạn."
"Một người bạn ah?" Bà ngạc nhiên. "Sao cháu lại hỏi bạn cháu ở đây?"
"Umh, bạn cháu tên là Khánh. Hôm nay bạn ấy làm lễ nhập đạo ở đây ah."
"Giuse Khánh." Bà xơ nói. "Sáng nay là lễ nhập đạo của cậu ấy. Cháu không thể gặp cậu ấy được rồi."
"Tại sao hả bà?" Tôi kêu lên.
"Giuse Khánh đang chuẩn bị cho buổi lễ, gần một tiếng đồng hồ nữa là bắt đầu rồi cháu ah. Bây giờ cháu không gặp cậu ấy được đâu."
Tôi lôi sợi dây thập giá từ trong túi ra, đưa cho bà xơ và nói: "Bà ơi, cháu muốn trả cho Khánh cái này. Dù sao nó cũng gắn bó với Khánh từ lúc mới lọt lòng."
Bà Xơ chăm chú nhìn sợi dây trong tay tôi, rồi nói: "Khánh đã tặng cháu, cháu hãy giữ lấy để làm kỷ niệm."
Tôi vâng, rồi chào bà thật khẽ. Tần ngần một chút, rồi tôi quay xe. Bỗng có tiếng gọi từ phía trong:
"Xơ Nguyện, xơ đang làm gì thế?"
"Giuse Khánh, cậu xong chưa? Tôi định đi mua thêm ít nến thơm."
"Quân!"
Tiếng gọi tôi. Là tiếng của Khánh. Tôi quay lại.
Khánh đang đứng trước mặt tôi, phía sau cổng vòm, chỉ cách chừng 20m mà sao tôi có cảm giác cách xa thế.
"Quân, cậu đến đấy ah. Khoan đi đã."
.........
Chúng tôi ngồi phía trong vườn hoa của nhà thờ, ở bậc tam cấp dưới tượng đài Đức mẹ. Khi đi vào vườn hoa, nhìn thấy tượng đài này, trước mắt tôi là hình ảnh cô bé Khánh Minh 9 tuổi đang nắm tay mẹ, mắt ngoái nhìn một cậu bé đang ngồi dưới chân tượng đài. Cậu bé ngồi lặng yên như hóa đá, đôi mắt buồn thăm thẳm....
"Buổi lễ sao rồi?" Tôi hỏi.
"Hoãn sang buổi chiều rồi."
"Như thế có sao không?" Tôi băn khoăn.
Thay cho câu trả lời, Khánh bảo tôi: "Vì tôi muốn nói chuyện với bạn, trước khi tôi làm lễ xưng tội trước Đức Chúa."
Tôi yên lặng. Một lúc sau, Khánh hỏi tôi:
"Quân còn nhớ đã gặp tôi thế nào không?"
"Có chứ, sao mà quên được. Hôm đó bạn va vào tôi. Đau điếng."
"Tôi cố tình đấy"
"Uh, vì lúc đó thấy tôi ghét ghét, phải không?" Tôi hỏi, và phá lên cười.
"Lúc đó bạn đang nói chuyện với người yêu."
"Người yêu cũ." Tôi đính chính.
"Uh. Người ta đã rời bỏ bạn, không lý do, không lời xin lỗi. Lúc đó, tôi nghe bạn nói chuyện, giọng bạn như sắp khóc, nhưng cứ nhắc đi nhắc lại rằng: Mỗi người đều có quyền lựa chọn con đường mình sẽ đi. Em không trách gì anh cả."
"Thì sao?". Tôi hỏi. Có lẽ tôi đã nói như vậy. Tôi chẳng nhớ gì. Nhưng như thế thì có liên quan gì ở đây nhỉ?
"Lúc đó, tôi nghĩ bạn nói dối. Nghe giọng nói của bạn, biết bạn sắp khóc, biết bạn rất đau khổ và tổn thương. Thế mà cứ nhất quyết bảo rằng em không trách gì anh đâu."
"Thì sao?" Tôi vẫn chưa hiểu Khánh muốn nói gì.
"Thì tôi nghĩ bạn nói dối. Tôi ghét bạn."
Tôi ngạc nhiên, chẳng hiểu Khánh đang nói thật hay nói đùa. Tôi nói với bạn tôi thế nào là việc của tôi, chẳng lẽ vì thế mà cậu ta cố tình va vào tôi chắc? Buồn cười thật.
"Sau này, mỗi lần tôi hỏi bạn có hận người ta không, bạn luôn trả lời là không. Tôi đã không tin điều đó. Cho đến khi bạn nói với tôi rằng: Hận người ta chỉ khiến mình thêm đau khổ mà thôi."
Khánh ngừng lại, nhìn vào khoảng không trước mắt. Đôi mắt u buồn và xa xăm.
"Bạn biết không, tôi đã sống cả đời trong thù hận. Đã sống cả đời mình trong đau khổ, mà không thể nào thoát ra được. Bạn nói đúng. Đau khổ nhất không phải là bị người mình yêu thương từ bỏ không có lý do, mà là phải hận người mà mình thương yêu nhất."
Hình như Khánh đang rất xúc động, giọng cậu ấy lạc hẳn đi, như đang cố gắng rất nhiều để kìm chế cảm xúc. Rất đau khổ. Tôi nắm lấy bàn tay Khánh, xiết nhẹ. Bàn tay con trai đang run rẩy trong tay tôi.
"Khánh hận ai vậy? Mà sao hận vậy?"
"Tôi hận mẹ tôi. Hận người đã sinh tôi ra trên đời này." Khánh đáp rất khẽ. Mỗi từ Khánh thốt lên cứ như có hàng ngàn mũi dao đâm vào tim, rất khó khăn và đau đớn.
Và rồi, rất chậm rãi, Khánh kể cho tôi nghe câu chuyện của cuộc đời mình. Một câu chuyện dài và đau khổ.
"Tôi sinh ra ở một làng nhỏ ở Nam Định, trong một gia đình khá giả, đầm ấm. Sinh ra đã là quý tử của cả bố mẹ, ông bà. Nhưng điều đó chấm dứt khi tôi bốn tuổi. Trong kí ức của một đứa trẻ lên bốn, tôi chẳng nhớ được gì nhiều. Chỉ nhớ mơ hồ về một buổi tối mùa đông, bà nội ôm lấy tôi và khóc nức nở. Bố tôi ngồi trên phản, lặng lẽ uống rượu. Bố uống từng bát, từng bát, ngửa cổ tu ừng ực. Ông nội nằm trong nhà, ho giật từng cơn. Ông đang bị ốm. Không thấy mẹ tôi đâu cả. Lúc đó, tôi rất sợ. Tôi muốn tìm mẹ, để mẹ ngăn bố đừng uống rượu nữa, để mẹ sắc thuốc cho ông. Nhưng không thấy mẹ tôi đâu. Tôi hỏi bà: mẹ cháu đâu rồi. Bà đưa bàn tay nhăn nheo lau vội những giọt nước mắt, bảo tôi từ nay đừng hỏi về mẹ nữa....
Lúc đó, tôi còn quá nhỏ, chẳng hiểu được gì. Chỉ biết rằng mình cực kỳ sợ hãi.
Từ hôm đó, tôi không còn thấy mẹ nữa. Tôi hỏi bố, bố toàn trừng mắt lên rồi mắng: "Đừng nhắc tới mẹ mày trước mặt tao."
Tôi sợ, tôi khóc. Bố tôi thấy vậy, lại lặng lẽ ôm tôi vào lòng.
Từ hôm đó, bố tôi hay uống rượu. Bố uống rất nhiều, bà nội, ông nội khuyên can thế nào cũng không được.
Từ hôm đó, ông nội đau ốm hơn, dù bà nội tôi rất chăm chỉ và chịu khó sắc thuốc cho ông uống.
Từ hôm đó, không khí trong gia đình tôi lúc nào cũng nặng nề như đưa đám.
Tôi đi chơi với lũ trẻ trong xóm, mọi người thường chỉ trỏ, thì thào, ném về phía tôi những ánh nhìn thương hại. Tôi trở thành một đứa trẻ ngơ ngác, rụt rè và sợ hãi.
Bố tôi bỏ bê công việc, sa đà vào rượu chè. Bố say xỉn suốt ngày. Những lúc say, bố không chửi mắng ai, toàn đập phá đồ đạc, vừa đập vừa hét: "Tao đánh mày, tao đánh chết mày. Đánh chết..."
Tôi sợ lắm. Những lúc như thế, tôi toàn chạy đi tìm bà nội, vừa ôm bà vừa khóc...
Của cái trong nhà tôi tiêu tán nhanh chóng. Tôi chẳng biết bố tôi làm gì mà phá tán tài sản nhanh như thế, chỉ nhớ rằng, một thời gian sau, người ta cứ tìm đến nhà tôi đòi nợ. Lúc đầu thì còn ít, họ đến nói nhẹ nhàng, nhắc bà nội về khoản nợ này, khoản nợ nọ, bao nhiêu tiền, nhớ thanh toán sớm. Dần dần, chuyện đó xảy ra như cơm bữa. Họ đến, to tiếng, dọa dẫm, mắng chửi. Bà nội tôi chỉ còn biết cách nhỏ nhẹ, phân bua với người ta, hứa này hứa nọ. Nhưng lâu dần họ cũng chẳng tin. Họ chỉ tay vào mặt, mắng bà thậm tệ. Lúc đó bà co rúm người lại, run rẩy. Nhìn bà thật già nua, tội nghiệp. Đêm xuống, bà ôm tôi vào lòng, khóc lặng lẽ. Nước mắt của người già, trẻ con không thể nào hiểu được...
Ông nội ốm nặng hơn, nhưng không có tiền để cắt thuốc cho ông nữa. Còn bố tôi đi miết, chẳng mấy khi về nhà. Lúc về thì khật khà khật khưỡng, say xỉn. Trong nhà cũng chẳng còn cái gì để bố đập phá, bố toàn chỉ tay chửi đất, chửi trời. Gánh nặng đổ dồn lên đôi vai bà nội, lúc nào bà cũng phải bươn bả lo vay chỗ này, mượn chỗ kia. Hàng xóm láng giêng khuyên can bố, rồi giúp đỡ gia đình tôi, nhưng chẳng được bao nhiêu. Lâu dần, sự giúp đỡ của bà con chòm xóm cũng ít dần.
Giáp hạt, nhà tôi không còn hạt gạo nào. Tôi đói. Tôi mong mẹ về. Mẹ mà về thì tôi sẽ không bao giờ phải chịu đói thế này, lúc nào mẹ cũng nấu nhiều món ngon và ép tôi ăn no căng bụng.
Hôm đó, tôi đã nhịn đói cả một ngày, cũng chẳng biết kêu ai. Người tôi xanh như tàu lá. Đói quá, tôi chui vào vườn nhà bác Bá bên cạnh bẻ trộm mía, nhai ngấu nghiến. Bác ấy nhìn thấy, không mắng mỏ gì mà gọi tôi vào nhà cho ăn cơm. Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy một bữa ăn ngon lành, đầy đủ như thế. Bác Bá nhìn tôi ăn, chép miệng: "Tội nghiệp nó, giá mà bà mẹ không theo trai thì nó đâu có khổ thế này. Cái nhà đó cũng chẳng tan nát như thế"
Tôi ngừng ăn, nghển cổ lên nhìn bác ngơ ngác. Bác gái thấy vậy, bảo tôi: "Thôi, sau này đi theo mẹ mày cho sướng. Nghe nói mẹ mày theo ông nào giàu lắm. Có nhà to ở ngoài Hà Nội cơ. Thói đời, chả ai biết được"
Tôi không nuốt trôi được nữa. Cơm trong dạ dày cứ như muốn trào ngược ra ngoài...
Quê tôi là một vùng quê theo Đạo thiên chúa. Đạo của chúng tôi, tội lớn nhất là tội xa rời Chúa, tội thứ hai là tội bỏ vợ, bỏ chồng.
Sau này, qua lời kể của bà nội tôi mới biết được rằng, trước khi về làm dâu nhà ông bà nội, mẹ tôi yêu một người ở xã bên, mối tình sâu đậm lắm. Nhưng người đó không theo Đạo. Quê tôi, con trai Đạo lấy con gái không theo đạo thì được, chứ con gái theo Đạo lấy con trai bên đời là điều không thể chấp nhận, bị coi như là xa rời Đức chúa. Nhà nào có con gái lấy người bên đời thì bị cả làng tẩy chay. Bố mẹ cũng coi như từ mặt con gái. Vì vậy, mối tình đầu của mẹ tôi bị anh em, họ hàng, thậm chí cả làng ngăn cấm. Mẹ tôi không vượt qua được lễ nghi tôn giáo, gật đầu đồng ý về làm vợ bố tôi. Người yêu của mẹ quá đau khổ, đã bỏ quê hương lên Hà Nội lập nghiệp. Có lẽ mẹ tôi còn nặng tình lắm, nên thấy người ta ra đi như vậy, thì chưa lúc nào nguôi thương nhớ. Sống trong nhà ông bà mà luôn luôn đau khổ, khắc khoải.
Gần chục năm sau, khi người ta quay về tìm mẹ, mẹ đã có một gia đình yên ấm và đứa con trai lên bốn tuổi. Nhưng tất cả chẳng chiến thắng nổi tình yêu luôn ấp ủ mười năm trời, chẳng đủ sức níu giữ chân mẹ. Tôi mất mẹ từ đó. Mà hình như, tôi đâu chỉ mất đi một người mẹ, tôi mất nhiều hơn thế rât nhiều. Cuộc sống của tôi rẽ sang một trang khác, hoàn toàn khác......
.....................
Ông nội mất. Bà nội chạy vạy khắp nơi mà không đủ tiền mua cho ông một bộ áo quan. Con người, khi sống nhà cao cửa rộng hay tứ cố vô thân, lúc chết cũng chỉ cần một chiếc quan tài để làm nơi an nghỉ. Ông nội tôi sống một đời khá giả nhưng nhân hậu, không ngờ lúc chết gia cảnh lại thê thảm đến thế. Tôi còn nhớ đó là một buổi chiều đầu đông, gió thổi vần vũ, mưa lâm thâm, lạnh cắt da cắt thịt. Bà tôi ngồi bệt trên bậu cửa, hai hốc mắt già nua, mờ đục, nước mắt cứ thi nhau rỉ ra. Tôi ngồi nép bên bà. Trong nhà, linh cữu ông tôi đặt trên tràng kỷ...
Bố tôi về. Nhìn cảnh tượng ấy, ông khóc rống lên, nức nở. Chắc đến lúc ấy, bố tôi mới nhận ra mình đã gây nên những gì cho cái gia đình nhỏ bé này. Bố quỳ sụp xuống lạy ông nội ba cái. Rồi quay ra, lạy sống bà tôi, cũng ba cái. Xong bố đứng dậy, bỏ đi như chạy. Tôi và bà nội đuổi theo bố, vừa chạy vừa gào khóc, nhưng không theo kịp.
Sáng hôm sau, bác Bá và mấy người trong xóm mang đến nhà tôi một cỗ quan tài, bảo là của bà con quyên góp tiền mua biếu ông tôi. Bà tôi khóc, nước mắt như mưa. Cảm cái ơn của xóm làng, bà chẳng nói được lời nào cả.
Mọi người đang làm lễ nhập quan cho ông nội thì có tiếng lao xao ngoài ngõ. Người xã bên đến báo với bà rằng, bố tôi đã bị trôi sông từ tối qua, giờ chưa tìm thấy xác.
Bà tôi ngất lịm đi. Còn tôi cứ đứng đơ ra như hóa đá, chẳng còn cảm giác gì. Sáu tuổi, tôi đã đủ hiểu mất người thân là như thế nào...
Thì ra tối qua, bố tôi nghĩ cạn, nhảy tường vào nhà người ta ăn trộm tiền để mua quan tài cho ông nội. Bị người nhà phát hiện, bố tôi bỏ chạy. Họ hô hoán xóm làng đuổi bắt gấp quá, bố nhảy xuống sông, chỗ nước chảy xiết. Đêm mưa tối mịt mùng, không ai theo cứu được...
Bà tôi gán ngôi nhà chúng tôi đang ở để lấy một ít tiền. Gia đình đang có chuyện, ngôi nhà trùng đại tang, chẳng ai chịu trả giá cao. Họ mua cho, coi như là nhón tay làm phúc. Lo liệu đám tang của ông nội và bố tôi xong, bà quyết định đưa tôi ra Hà nội. Bà bảo bà không còn sống được bao lâu nữa, không thể nuôi tôi khôn lớn thành người. Bà cũng không muốn tôi ở lại đây chịu điều tiếng với xóm làng. Bà bảo mang tôi đi, bà sẽ tìm mẹ tôi để giao cho mẹ tôi chăm sóc. Rồi bà sẽ trở về để được chết trên mảnh đất quê hương, được nằm cạnh ông tôi. Tôi ôm lấy bà, khóc nức nở: "Cháu không đi đâu, cháu ở với bà, cháu không theo mẹ đâu, cháu không có mẹ." Không biết từ bao giờ, sự căm thù mẹ được ươm mầm trong tôi. Trải qua nhiều biến cố, đau khổ, nó lớn dần lên, ăn sâu, bén rễ vào trong tiềm thức.
Nhưng bà nhất quyết đưa tôi đi. Bà bảo phải để mẹ tôi nuôi nấng, cho tôi ăn học nên người. Bà bảo, bà trách mẹ tôi nhiều lắm, có lẽ nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào tha thứ được, nhưng giờ chỉ có mẹ tôi là có thể cho tôi một cuộc sống đầy đủ. Bà không muốn tôi phải khổ, tôi phải thất học. "Nhất định, dù thế nào cháu cũng phải học hành nên người." Bà đâu biết rằng, trong lòng tôi mẹ tôi đã chết. Tôi thà mong rằng mẹ mình đã chết, còn hơn là có một người mẹ như thế này. Tôi căm thù mẹ, căm thù người đã sinh ra tôi. Tôi hận bà ấy, chính bà ấy đã đẩy cả gia đình tôi vào cái hoàn cảnh đau thương này. Chính bà ấy đã biến tôi thành một đứa trẻ mồ côi, một đứa con của một ông bố rượu chè trộm cắp và một bà mẹ lăng loàn".
Khánh im lặng, lạnh lùng. Khi người ta đã quen sống trong đau khổ, thì trái tim sẽ trở nên chai sạn. Minh nói đúng, sự lạnh lùng của Khánh, là để che dấu một trái tim cô độc và quá nhiều tổn thương, một tâm hồn luôn khát khao tình cảm.
"Sau đó thì sao? Bạn có gặp mẹ không?" Tôi hỏi.
"Hai bà cháu tôi ra đến Hà nội. Lúc đó, với tôi, Hà Nội cái gì cũng lạ lẫm, cái gì cũng mới mẻ, nhưng sự tò mò chẳng ngăn được cái đói và cái lạnh cứ hành hạ tôi. Mò mẫm, lặn lội cuối cùng cũng tìm được đến địa chỉ của mẹ. Đó là một ngôi nhà rất đẹp. Đẹp như một lâu đài trong câu chuyện mà bà tôi hay kể. Nhà ở cạnh một hồ nước lớn, lớn lắm, lúc đầu tôi nghĩ đó chính là biển. Mùa đông, mặt nước đầy sương trắng, trông rộng mênh mông và lạnh lẽo vô cùng. Lạnh lẽo như chính trong lòng tôi vậy. Ngôi nhà cao, quét sơn trắng, trước sân là một bãi cỏ rộng, trồng rất nhiều cây và hoa đẹp. Hai bà cháu tôi đứng co ro trước cánh cửa sắt cao tít, kiên cố, lóng ngóng chẳng biết hỏi ai. Gió thổi từng cơn, từng cơn mang theo hơi nước từ mặt hồ làm toàn thân tôi thâm tím lại.Trong gió lạnh, hai bà cháu tôi càng nhỏ nhoi, thê thảm.
Tôi kéo tay bà đòi về: "Bà ơi, về đi, cháu không đứng đây nữa đâu, gió lạnh lắm. Cháu không gặp mẹ cháu đâu. Cháu không ở với mẹ cháu đâu. Cháu ở với bà thôi. Hu hu."
Nhưng bà tôi nhất quyết không chịu, một mực rằng phải để tôi được nuôi nấng, dạy dỗ trong môi trường tốt nhất. Hai bà cháu cứ ngồi ôm nhau nép bên vỉa hè ẩm ướt như thế cho đến tận chiều thì có một người phụ nữ trung tuổi từ trong nhà đi ra. Bác ấy xách một cái làn, chắc là chuẩn bị đi chợ. Bà tôi vội vã, lập cập kéo tôi đứng dậy, chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy chúng tôi, bác cứ dương mắt lên, có vẻ ngạc nhiên và thương cảm. Rồi bác lần giở túi đựng tiền, dúi vào tay bà tôi một tờ bạc. Bà tôi vội và xua tay, lắc đầu: "Không, không. Cô ơi, cô làm ơn cho bà hỏi thăm. Bà cháu tôi muốn gặp bà chủ nhà này. Chúng tôi là người trong quê."
Bác ấy nghe vậy, lấy thêm ít tiền, đưa tận tay bà tôi, rồi nói: "Bà ơi, bà về đi. Bà chủ nhà vừa sinh em bé, không gặp ai được đâu. Mà ông chủ cũng không cho hai bà cháu vào nhà đâu, sợ mắc vía người lạ. Tôi đang vội lắm. Tôi phải đi mua chân giò về ninh cháo đây." Nói rồi bác ấy tất tả bước đi, để lại hai bà cháu tôi ngơ ngác, tuyệt vọng.
Đó là ngày lễ noel của 19 năm về trước".
Một khoảng không im lặng. Mắt Khánh mơ màng, long lanh những nước. Tôi như nhìn thấy hình ảnh hai bà cháu hiện lên trong một buổi chiều đông mưa dầm ẩm ướt, rách rưới, đói lạnh và tuyệt vọng. Thật không ngờ, tuổi thơ của Khánh đã trải qua những tháng ngày như thế. Có lẽ vì vậy mà khi nhìn thấy bức ảnh nhà tôi, hình ảnh về một mái nhà đúng nghĩa, đầm ấm và bình yên, Khánh mới xúc động mạnh mẽ như vậy. Tôi thật là vô tâm, tôi đã không hề cảm nhận được những tổn thương, u uất trong lòng Khánh.
"Bạn hiểu chưa Quân?". Khánh hỏi, rất khẽ.
"Gì cơ?" Tôi giật mình, trở về hiện tại.
"Bạn hiểu vì sao tôi hận mẹ - người đã sinh ra tôi chưa? Cả cuộc đời tôi sống trong thù hận. Kể từ khi bà nội tôi mất, thế gian này tôi đã không còn người thân. Tôi hận mẹ. Với tôi, bà ấy chính là người đã làm cả gia đình tôi tan nát, khiến cho ông nội tôi phải chết trong cảnh cùng kiệt, bố tôi trở thành con người bê tha và phải chết thảm với tiếng dơ là ăn trộm; khiến cho tôi và bà tôi trở thành kẻ tha hương. Bà tôi đã phải chết nơi đất khách quê người, khi tôi được gần 7 tuổi. Năm ngoái tôi mới đưa được tro cốt của bà về quê, thực hiện ước nguyện cuối cùng của bà là được mãi mãi nằm bên cạnh ông nội. Nhìn mộ của ông nội, mộ của bố tôi hoang tàn, lạnh lẽo, trong lòng tôi sự căm hận trào lên. Tôi hận cả đứa em gái cùng mẹ khác cha của tôi. Tại sao cùng sinh ra từ một mẹ, mà nó thì có tất cả mọi thứ, còn tôi thì chẳng có gì. Tôi nghĩ, chẳng phải ông trời quá bất công, mà tất cả đều do lỗi của người mà tôi phải gọi là mẹ. Tôi đã nghĩ mình sẽ phải trả thù, mình sẽ cho họ biết, bị người mình yêu thương vứt bỏ là như thế nào, và tôi đã bắt tay vào thực hiện ....
Bạn nói đúng, Quân ah. Đau khổ nhất không phải là bị người mình yêu thương từ bỏ, mà là phải oán hận người mình yêu thương nhất."
Khánh nhìn tôi, mỉm cười: "Cảm ơn bạn. Hai mươi năm qua tôi đã ngập chìm trong sự thù hận đó. Tôi đã quá đau khổ.
Vì vậy, tôi quyết định sẽ sang Washington học đạo, tôi sẽ quên hết quá khứ, trở thành một người cha đạo, mang tình yêu Thiên Chúa đến với mọi người. Và nhất định, tôi sẽ dạy các con chiên của mình về lòng vị tha và sự chấp nhận trong cuộc đời. Tha thứ, không phải vì người ta, mà vì chính mình, để tâm hồn mình được bình thản.
Kể cho bạn nghe tất cả mọi chuyện, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm lắm. Bạn là một cô gái trong sáng và tốt bụng. Chính bạn đã làm tôi thay đổi suy nghĩ. Vì vậy, trước khi xưng tội trước Chúa, tôi muốn kể cho bạn nghe.
Giờ thì về đi, tạm biệt bạn nhé. Chiều nay tôi làm lễ nhập đạo, sáng mai tôi bay. Tạm biệt bạn, người bạn duy nhất của tôi."
Lòng tôi ngổn ngang, mơ màng. Quá khứ, hiện tại đan xen, sự hồ nghi, những câu hỏi với lời giải đáp nửa vời, lơ lửng.
Khánh cúi đầu, xiết nhẹ bàn tay tôi: "Lệ Quân, tôi... tôi thực sự... rất.quý.bạn!" Nói xong, cậu ấy đứng dậy, bỏ đi.
Tôi đơ ra mất mấy giây. Cho đến lúc giật mình, nhận ra Khánh đã bước đi được một quãng.
Tôi vội vã: "Khoan đã, Khánh ah."
Tôi chạy theo, nắm lấy khuỷu tay Khánh: "Sao bạn không nói hết với Minh. Chắc chắn Minh sẽ hiểu. Đừng ra đi im lặng như thế, tàn nhẫn với Minh lắm. Minh yêu bạn, rất yêu bạn."
"Quân ah, tôi ra đi như thế là tốt nhất cho Minh. Em ấy không nên biết gì cả. Em ấy quá thánh thiện, trong sáng. Tất cả đều là lỗi tại tôi."
Rồi Khánh quay lại, nhìn vào mắt tôi. Đáy mắt cậu ấy chất chứa đầy đau khổ:
"Ngày lễ noel của 19 năm về trước, em gái tôi chào đời. Tôi hận em ấy, dù em tôi sinh ra chẳng có tội lỗi gì. 19 năm qua, tôi đã đau khổ, dằn vặt rất nhiều vì lòng thù hận đó, vì trong thâm tâm, tôi thương em tôi rất nhiều.... Bạn có hiểu không?"
Tôi sững sờ, buông tay Khánh. Cậu ấy quay lưng, đi thẳng vào Thánh đường. Cái dáng cao gầy, mảnh khảnh xa dần và mất hút. Chỉ còn lại mình tôi...
Trái đất hình tròn, nhưng cuộc sống lại có quá nhiều góc khuất.
Có những chuyện, nếu không biết sẽ là một dấu hỏi lớn cứ day dứt ta suốt đời. Nhưng nếu biết, sẽ là một nỗi đau không bao giờ lành sẹo.
Thời gian sẽ chữa lành những vết thương. Nhưng không phải ai cũng để vết thương của mình được chữa lành.
Chuyện gì xảy ra, thì có nghĩa là nó phải xảy ra, vào đúng thời điểm đó.
Tôi mỉm cười, cuộc sống là như vậy. Có những người đến bên mình như một cơn gió, rồi ra đi, cũng lặng lẽ như một cơn gió.
Nhưng bạn đừng trách, và đừng hỏi tại sao.........
Truyện mới nhất:
- Đọc truyện vô cùng thú vị (Truyện tổng hợp)
- Người lạ nhưng quen (Truyện tổng hợp)
- Giữa hai thế giới (Truyện ngôn tình)
- Dưới ánh đèn đường (Truyện ngôn tình)
- Ánh nắng sớm mai (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (20. Một ngoại lệ của Chao) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (19. Gu) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (18. Thính) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (17. Buổi hẹn [không hò]) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (16. Làm lành chưa?) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Như một cơn gió,Thế giới này nhỏ bé lắm,chỉ cần xoay người một cái là bạn không ngờ rằng mình sẽ gặp được ai
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!