Họa
Lê Nhi | Chat Online | |
03/06/2019 17:43:04 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
82 lượt xem
- * Tin anh, em nhé! (Truyện ngắn)
- * Cảm ơn em, một nhành lan trắng (Truyện ngắn)
- * Sợi tơ duyên đã đứt (Truyện ngắn)
- * Ngọc lan thuở ban đầu (Truyện ngắn)
Có một lần, Thảo tìm thấy một bức tranh nằm gọn dưới lớp quần áo trong tủ. Bức tranh vẽ bằng chì than được gói kĩ bằng một lớp bọc kiếng. Sau nhiều năm, bức vẽ chưa hoàn thiện vẫn hiện rõ chân dung một cậu con trai được tỉa tỉ mẫn đến từng sợi tóc tơ. Thảo ngắm nhìn bức tranh không rời mắt, khóe miệng nở nụ cười thật buồn. Sáu năm trôi qua từ khi tốt nghiệp, người trong ảnh có lẽ cũng như cô, chẳng còn cố sống cố chết theo đuổi những điều ấu trĩ của tuổi trẻ.
Người ấy bảo, nghệ thuật cũng như ma thuật, hội họa là ma thuật của bàn tay. Thảo vẫn nhớ như in, người đó sau mỗi giờ học, thường dùng phấn vẽ những vệt trắng không rõ ràng lên bảng. Rồi nhiều đường chắp vá lại, theo quy luật mà một đứa chẳng biết gì về nghệ thuật như Thảo không tài nào hiểu được, tạo thành một khuôn mặt xinh đẹp rạng ngời. Năm đó hai người mười sáu tuổi. Đam mê của người đó truyền qua những đầu ngón tay, đưa đến Thảo một cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội đến mức cô quyết tâm học theo người đó ngay lập tức. Hai người con người không phải xa lạ, nhưng cũng không mấy thân quen, cùng nhau chia sẻ đam mê, mỗi ngày đều miệt mài vẽ nên những giấc giấc mộng.
Không ai đánh thuế giấc mơ, cũng như không ai chắc chắn rằng mình không vỡ mộng. Năm mười tám tuổi, ngòi chì dài gãy đôi trên nền giấy trắng, bức vẽ còn đang dang dở đem theo nét vẽ sai xấu xí hóa thành tàn tro.
"Mình đã nói với bố rằng mình muốn làm họa sĩ, mình sẽ đăng kí nguyện vọng vào một trường nghệ thuật ở Hà Nội để được đào tạo chuyên sâu hơn. Lúc đó bố đã đánh mình và xé nát tờ đăng kí..."
Trong quán nước trước cổng trường sau giờ học, Thảo và người đó ngồi trò chuyện về những dự định trong tương lai. Với gò má vẫn còn sưng, người đó cười gượng gạo kể cho Thảo nghe câu chuyện của mình. Giai đoạn này với những học sinh lớp mười hai là một giai đoạn cực kì quan trọng, quyết định hiện tại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Không giống người đó, gia đình Thảo có suy nghĩ thoáng hơn, kể cả bây giờ Thảo có đổi nguyện vọng từ thương mại sang nghệ thuật thì cũng chẳng có vấn đề gì to tát. Nhưng người đó thì khác hẳn, bố người đó là một doanh nhân, ngay từ nhỏ đã định hướng cho người đó theo con đường kinh tế. Thảo có thể hiểu, với một ông bố như vậy, việc nghe con trai mình nói rằng sẽ đi theo nghệ thuật là một điều khó mà lọt tai được, huống hồ gì ủng hộ.
"Vậy giờ cậu sẽ thế nào? Phải theo kinh tế sao?" Thảo hỏi, bằng một giọng lo lắng vừa đủ.
"Không." Người đó đáp. "Mình vẫn sẽ theo vẽ, mình đã quyết định rồi. Mình muốn làm một công việc khiến mình cảm thấy hạnh phúc."
"Vậy... còn bố cậu?"
"Chắc phải mất một thời gian mới thuyết phục được... Nhưng mình tin có quyết tâm thì thế nào bố cũng đồng ý thôi!" Ngừng lại một chút, người đó hỏi. "Vậy còn Thảo, không tính học vẽ thật hả? Mấy năm qua đã cố gắng vẽ chẳng phải để sắp tới thi vào trường Mĩ thuật công nghiệp sao?"
"Ban đầu mình cũng định vậy." Thảo cười. "Nhưng mình không đủ tự tin rằng vẽ sẽ nuôi mình sau này được. Vẫn nên học một ngành nào đó chắc chắn thì hơn."
"Suy nghĩ sao cứng nhắc quá..."
"Mình cũng thấy vậy mà không thể đi ngược lại suy nghĩ đó như cậu được." Thảo lại cười. "Cái này người ta vẫn thường gọi là bất tài ấy nhỉ. Thực tế thì có đủ dũng khí để theo đuổi đam mê cũng là một loại tài năng."
Cả hai cùng bật cười, không khí nặng nề dường như đã vơi đi được chút ít.
Những ngày tháng năm, hai hàng cây Osaka được trồng giữa sân trường nở rộ những chùm hoa vàng lộng lẫy. Sau mỗi giờ học, trong khi mọi người hối hả về nhà để đến những lớp học thêm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới, người ấy và Thảo lại luôn cố nán lại trường. Dãy cửa sổ bên hông phòng học đón trọn những tia nắng vàng ươm buổi chiều tà, dưới những tia nắng vàng ươm đó, người ấy và Thảo thường ngồi đối diện nhau ở bàn giáo viên, lúc thì cả hai cùng nhau ngồi vẽ, lúc lại cùng nhau làm bài tập. Những ngày ấy sao thật nhẹ nhàng.
***
Thảo không tài nào quên được, thầy chủ nhiệm dành nguyên một tiết sinh hoạt lớp và cả tiết Lý của thầy trước đó chỉ để định hướng lại ngành thi cho học sinh. Thầy bảo, một số em chọn ngành học theo phong trào quá, một số lại chọn ngành học không phù hợp với thực tế chút nào. Cả tiết hôm đó ngoài những câu từ rập khuôn mà thầy vẫn luôn nói với bao thế hệ học sinh, còn có những câu mắng có vẻ nhẹ nhàng thầy dành cho người đó. Có vẻ bố người đó đã nói gì với thầy nên hôm nay, thầy quên cả buổi văn nghệ sinh hoạt thường lệ mà thầy rất thích, ngồi trước mặt người đó, thầy khuyên nhủ không thôi. Lần đầu tiên trong lớp học, khóe mắt cô đỏ hoe khi nhìn thấy người đó siết ba lô thật chặt trong tay, như thể nếu không làm vậy, bao công sức đã bỏ ra cũng như ước mơ ấp ủ bấy lâu của người đó cũng sẽ theo tờ nguyện vọng trong ba lô rách toang thành trăm mảnh. Khoảnh khắc đó Thảo nhận ra, được làm điều mình thích quả thật là niềm hạnh phúc to lớn nhất trên đời.
Khi người đó quyết tâm giữ vững quyết định cũng là lúc mâu thuẫn gia đình người đó bị đẩy lên cao nhất. Sau khi thi xong, người đó lên thành phố tự sống một mình, bắt đầu đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống. Một lần Thảo cùng vài người bạn trong lớp đến thăm, phòng trọ người đó sống ngổn ngang giấy và màu vẽ, khó khăn lắm mới dọn dẹp được một chỗ đủ rộng để nhóm sáu người ngồi. Dạo này cậu sống ổn không, Thảo hỏi, người đó lắc nhẹ đầu, không ổn một chút nào, cuộc sống một mình vốn dĩ chẳng bao giờ là dễ.
Thảo học ngành quản trị kinh doanh, người đó học đồ họa. Khác nhau là thế, hai người vẫn thường gặp nhau, trò chuyện không thôi về việc học hành, cuộc sống hiện tại. Người đó buổi sáng đến lớp, hễ rảnh là lại đến một quán cà phê gần phòng trọ để phụ việc đến tận mười giờ đêm, về nhà ăn bữa ăn qua loa rồi lại miệt mài ngồi vẽ. Chỉ sau vài tháng không gặp, người đó gầy hẳn đi, lại có vẻ già hơn trước. Mỗi lần nhìn thấy vẻ mặt tươi cười của người đó khi gặp cô trong quán cà phê mà người đó làm thêm, Thảo lại thấy lòng mình thắt lại.
Có dạo Thảo hỏi, hay là cậu hỏi xin bố giúp đi. Dù mẹ có lén giúp cậu tiền học phí thì làm thêm cũng không thể trang trải đủ chi phí sinh hoạt trong thành phố khắc nghiệt này. Lại còn phải đầu tư cho môn học, họa cụ đâu có rẻ, với cả nâng cấp thẻ đồ họa trong máy, chi phí đó sao có thể lo nổi. Người đó gật gù, hay là nên làm vậy đi, nhưng trong thâm tâm người đó biết rõ rằng bố sẽ không bao giờ thay đổi.
"Nếu làm việc cho khách nước ngoài, thu nhập nhất định sẽ khá khẩm hơn so với làm việc ở Việt Nam." Thảo bảo, những nghệ sĩ thành danh chia sẻ điều này cho các thế hệ đi sau. Quả thực khi nhìn tỉ giá ngoại tệ, vẽ tranh cho người nước ngoài đúng thật là một công việc trong mơ. Nghe vậy, người đó cười bảo, nếu làm giàu dễ dàng như vậy, thiên hạ đã đổ xô đi làm họa sĩ hết rồi, sẽ chẳng còn ai mua Vietlot nữa. Cả hai cùng bật cười trong không gian yên tĩnh của quán cà phê lúc mười một giờ hơn. Không một công việc nào là dễ, thêm nữa, yếu tố quyết định không đơn thuần chỉ là giỏi về chuyên môn.
"Mình sẽ làm khách hàng đầu tiên của cậu!" Thảo nói chắc nịch. "Mình muốn cậu vẽ chân dung cho mình, phải có màu, có nhũ, mình sẽ đóng khung, đem về nhà và treo nó lên tường."
Người đó nghĩ rằng Thảo đùa, nhưng cô nghiêm túc thật sự. Người đó bảo, nếu là Thảo, người đó tình nguyện vẽ miễn phí cả đời. Thảo xua tay, cho dù nghệ thuật không thể đem cân đo với tiền, nhưng nghệ sĩ không được phép bán rẻ nghệ thuật, cứ hãy xem cô như những vị khách khác, cậu vẽ, cô trả tiền, như thế cả hai đều sẽ vui.
Những lúc rảnh rỗi, Thảo thường mang khung giấy ra quán cà phê, để rồi trong lúc người đó làm việc, Thảo lấy ngòi chì than dài dậm những nét đậm nhạt trên mặt giấy. Lúc bưng cà phê đi ngang qua chỗ Thảo ngồi, người đó hỏi Thảo đang vẽ ai, truyền thần luôn cần có mẫu vẽ, nhưng bây giờ không có mẫu, việc đi nét sẽ rất khó khăn. Thảo bật cười, mẫu có ở đây, chỉ là mẫu này không ngồi yên một chỗ mà phải chạy qua chạy lại lấy cà phê cho khách. Người đó nhìn Thảo, cô mỉm cười, mặt người đó bỗng hồng lựng như trái gấc chín, bước vội vào phía trong.
"Mình không bỏ vẽ." Thảo nói. "Mình cần một nghề tay phải để nuôi nghề tay trái, vậy nên đến lúc đó, bọn mình nhất định sẽ lại cùng nhau vẽ ở một nơi yên tĩnh giống lớp bọn mình học ngày xưa. À, mình còn chưa vẽ chung với nhau một bức nào cả, chắc sắp tới phải làm một bức vẽ của hai đứa đi thôi."
Người đó mỉm cười, hai người cùng nhau nghéo tay. Bên ngoài, ráng chiều nhuộm vàng một góc thành phố đã dần chuyển sang màu sẫm. Quán cà phê yên tĩnh đắm mình trong giai điệu nhẹ nhàng của một bản tình ca.
Sang năm ba, cuộc sống của người đó vẫn không khả quan là mấy. Người đó đã bắt đầu kiếm được tiền từ tranh vẽ, nhưng số tiền ít ỏi không đủ để trang trải cuộc sống, người đó vẫn phải đi làm thêm sau mỗi giờ học. Lại thêm đồ án càng ngày càng nhiều thêm, có những lúc thời gian để ngủ chỉ vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ.
Nhờ một người quen, Thảo bắt đầu thực tập trong một công ty về xuất khẩu đồ gia dụng. Thời gian hai người gặp nhau dần hẹp lại, thậm chí cũng ít nhắn tin. Cô sợ sẽ lấy mất đi khoảng thời gian quý giá của người đó nên cuối mỗi tin nhắn vào buổi tối, cô đều để lại dòng chữ bảo không cần phải hồi âm. Sáng ra đến lớp, người đó nhắn cho cô những dòng chữ hỏi han như thường lệ, hai người quan tâm nhau theo một cách rất đỗi giản đơn.
Mọi chuyện sẽ vẫn cứ tiếp diễn nếu người đó không nhập viện vì kiệt sức. Thảo hoàn toàn không biết, mãi đến khi một bạn cũ trong lớp gọi điện thông báo thì người đó đã không còn ở đây nữa. Bố người đó đã đến bệnh viện, rồi không cần biết người đó thế nào, ông đã dọn sạch đồ dùng trong phòng, nộp đơn xin chuyển trường và ép người đó phải rời đi. Điện thoại không còn liên lạc được, mọi liên lạc biến mất hoàn toàn, dễ dàng như khi người ta xé nát một bức tranh hỏng.
Thảo ra trường, ngoài thời gian đi làm theo giờ hành chính ở công ty và thời gian chuẩn bị công việc ở nhà, thời gian rảnh của cô thoáng hơn nhiều so với lúc còn đi học. Có những hôm, cô dựng giá đỡ, đặt tờ giấy gọn gàng lên trên giá, khay màu và dụng cụ vẽ cũng đã được bày sẵn trước mắt, nhưng cô chỉ ngồi thẫn người nhìn vào tờ giấy trắng. Cô không vẽ được. Cô không tài nào lí giải được rằng tại sao từ lúc đi làm, cô không tài nào tập trung vẽ nổi một bức tranh. Thậm chí cố o ép mình vào một khuôn mẫu dựng sẵn, cô cũng không tài nào phác ra được hình khối cơ bản của khuôn mặt. Cảm xúc của cô bây giờ nhợt nhạt, không còn đủ để cô vẽ những đường nét mềm mại lên khung giấy như trước.
Cô nhớ cảm giác dữ dội mà bức tranh người đó vẽ truyền đến trái tim cô, cô nhớ cảm giác hạnh phúc tột cùng khi nghe người đó khen tranh cô vẽ thật đẹp. Cô nhớ những lúc bầu trời tịch dương nhuộm đỏ một góc thành phố, người đó ngồi ngay trước mặt làm mẫu cho cô vẽ, thỉnh thoảng lại nhìn cô, nở nụ cười thật dịu dàng. Những ngày tháng đó có lẽ sẽ chẳng bao giờ trở lại, cũng như bức tranh dang dở vùi trong tủ áo mãi mãi không thể hoàn thành. Như nàng tiên cá trong chuyện cổ tích, hi sinh tất cả đổi lấy đôi chân trần tục theo đuổi ước vọng viễn vông, để rồi ước vọng không thành, nàng hóa thành trăm nghìn bọt biển mà tan biến.
***
Thảo nhận được một lá thư tay, địa chỉ gửi từ Melbourne nước Úc. Lá thư gửi đến trường đại học cho Thảo, trong khi cô đã ra trường được hơn một năm. Thầy quản lý sinh viên vẫn còn nhớ Thảo nên đã giúp cô giữ nó.
Thời buổi này chẳng còn ai gửi thư tay nữa, Thảo nhủ thầm khi xé bao thư. Trong phong thư đính kèm một bức tranh khổ nhỏ, vẽ cô gái tóc dài ngang vai đang ngồi trước khung tranh. Khóe mắt Thảo đỏ hoe khi đọc những dòng chữ trong thư.
Người đó đã trải qua một năm vô cùng khốn khổ. Nhưng tất cả rồi cũng qua.
Người đó vẫn sống tốt.
Bây giờ, người đó vẫn đang học lên cao để lấy bằng thạc sĩ ngành quản trị.
Tranh người đó vẽ vừa được treo tại triễn lãm về tranh truyền thần của trường đại học. Hiện tại, vẽ tranh không còn là nghề, người đó chỉ vẽ vì đam mê.
Đợi đến khi mình về nước, chúng ta sẽ lại vẽ tranh cùng nhau. Bức tranh sẽ được dậm chì nhạt, có thêm màu, phủ thêm một lớp nhũ, đóng khung cẩn thận treo trong phòng khách.
Bức tranh vô giá chỉ của riêng hai người.
Người ấy bảo, nghệ thuật cũng như ma thuật, hội họa là ma thuật của bàn tay. Thảo vẫn nhớ như in, người đó sau mỗi giờ học, thường dùng phấn vẽ những vệt trắng không rõ ràng lên bảng. Rồi nhiều đường chắp vá lại, theo quy luật mà một đứa chẳng biết gì về nghệ thuật như Thảo không tài nào hiểu được, tạo thành một khuôn mặt xinh đẹp rạng ngời. Năm đó hai người mười sáu tuổi. Đam mê của người đó truyền qua những đầu ngón tay, đưa đến Thảo một cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội đến mức cô quyết tâm học theo người đó ngay lập tức. Hai người con người không phải xa lạ, nhưng cũng không mấy thân quen, cùng nhau chia sẻ đam mê, mỗi ngày đều miệt mài vẽ nên những giấc giấc mộng.
Không ai đánh thuế giấc mơ, cũng như không ai chắc chắn rằng mình không vỡ mộng. Năm mười tám tuổi, ngòi chì dài gãy đôi trên nền giấy trắng, bức vẽ còn đang dang dở đem theo nét vẽ sai xấu xí hóa thành tàn tro.
"Mình đã nói với bố rằng mình muốn làm họa sĩ, mình sẽ đăng kí nguyện vọng vào một trường nghệ thuật ở Hà Nội để được đào tạo chuyên sâu hơn. Lúc đó bố đã đánh mình và xé nát tờ đăng kí..."
Trong quán nước trước cổng trường sau giờ học, Thảo và người đó ngồi trò chuyện về những dự định trong tương lai. Với gò má vẫn còn sưng, người đó cười gượng gạo kể cho Thảo nghe câu chuyện của mình. Giai đoạn này với những học sinh lớp mười hai là một giai đoạn cực kì quan trọng, quyết định hiện tại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Không giống người đó, gia đình Thảo có suy nghĩ thoáng hơn, kể cả bây giờ Thảo có đổi nguyện vọng từ thương mại sang nghệ thuật thì cũng chẳng có vấn đề gì to tát. Nhưng người đó thì khác hẳn, bố người đó là một doanh nhân, ngay từ nhỏ đã định hướng cho người đó theo con đường kinh tế. Thảo có thể hiểu, với một ông bố như vậy, việc nghe con trai mình nói rằng sẽ đi theo nghệ thuật là một điều khó mà lọt tai được, huống hồ gì ủng hộ.
"Vậy giờ cậu sẽ thế nào? Phải theo kinh tế sao?" Thảo hỏi, bằng một giọng lo lắng vừa đủ.
"Không." Người đó đáp. "Mình vẫn sẽ theo vẽ, mình đã quyết định rồi. Mình muốn làm một công việc khiến mình cảm thấy hạnh phúc."
"Vậy... còn bố cậu?"
"Chắc phải mất một thời gian mới thuyết phục được... Nhưng mình tin có quyết tâm thì thế nào bố cũng đồng ý thôi!" Ngừng lại một chút, người đó hỏi. "Vậy còn Thảo, không tính học vẽ thật hả? Mấy năm qua đã cố gắng vẽ chẳng phải để sắp tới thi vào trường Mĩ thuật công nghiệp sao?"
"Ban đầu mình cũng định vậy." Thảo cười. "Nhưng mình không đủ tự tin rằng vẽ sẽ nuôi mình sau này được. Vẫn nên học một ngành nào đó chắc chắn thì hơn."
"Suy nghĩ sao cứng nhắc quá..."
"Mình cũng thấy vậy mà không thể đi ngược lại suy nghĩ đó như cậu được." Thảo lại cười. "Cái này người ta vẫn thường gọi là bất tài ấy nhỉ. Thực tế thì có đủ dũng khí để theo đuổi đam mê cũng là một loại tài năng."
Cả hai cùng bật cười, không khí nặng nề dường như đã vơi đi được chút ít.
Những ngày tháng năm, hai hàng cây Osaka được trồng giữa sân trường nở rộ những chùm hoa vàng lộng lẫy. Sau mỗi giờ học, trong khi mọi người hối hả về nhà để đến những lớp học thêm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới, người ấy và Thảo lại luôn cố nán lại trường. Dãy cửa sổ bên hông phòng học đón trọn những tia nắng vàng ươm buổi chiều tà, dưới những tia nắng vàng ươm đó, người ấy và Thảo thường ngồi đối diện nhau ở bàn giáo viên, lúc thì cả hai cùng nhau ngồi vẽ, lúc lại cùng nhau làm bài tập. Những ngày ấy sao thật nhẹ nhàng.
***
Thảo không tài nào quên được, thầy chủ nhiệm dành nguyên một tiết sinh hoạt lớp và cả tiết Lý của thầy trước đó chỉ để định hướng lại ngành thi cho học sinh. Thầy bảo, một số em chọn ngành học theo phong trào quá, một số lại chọn ngành học không phù hợp với thực tế chút nào. Cả tiết hôm đó ngoài những câu từ rập khuôn mà thầy vẫn luôn nói với bao thế hệ học sinh, còn có những câu mắng có vẻ nhẹ nhàng thầy dành cho người đó. Có vẻ bố người đó đã nói gì với thầy nên hôm nay, thầy quên cả buổi văn nghệ sinh hoạt thường lệ mà thầy rất thích, ngồi trước mặt người đó, thầy khuyên nhủ không thôi. Lần đầu tiên trong lớp học, khóe mắt cô đỏ hoe khi nhìn thấy người đó siết ba lô thật chặt trong tay, như thể nếu không làm vậy, bao công sức đã bỏ ra cũng như ước mơ ấp ủ bấy lâu của người đó cũng sẽ theo tờ nguyện vọng trong ba lô rách toang thành trăm mảnh. Khoảnh khắc đó Thảo nhận ra, được làm điều mình thích quả thật là niềm hạnh phúc to lớn nhất trên đời.
Khi người đó quyết tâm giữ vững quyết định cũng là lúc mâu thuẫn gia đình người đó bị đẩy lên cao nhất. Sau khi thi xong, người đó lên thành phố tự sống một mình, bắt đầu đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống. Một lần Thảo cùng vài người bạn trong lớp đến thăm, phòng trọ người đó sống ngổn ngang giấy và màu vẽ, khó khăn lắm mới dọn dẹp được một chỗ đủ rộng để nhóm sáu người ngồi. Dạo này cậu sống ổn không, Thảo hỏi, người đó lắc nhẹ đầu, không ổn một chút nào, cuộc sống một mình vốn dĩ chẳng bao giờ là dễ.
Thảo học ngành quản trị kinh doanh, người đó học đồ họa. Khác nhau là thế, hai người vẫn thường gặp nhau, trò chuyện không thôi về việc học hành, cuộc sống hiện tại. Người đó buổi sáng đến lớp, hễ rảnh là lại đến một quán cà phê gần phòng trọ để phụ việc đến tận mười giờ đêm, về nhà ăn bữa ăn qua loa rồi lại miệt mài ngồi vẽ. Chỉ sau vài tháng không gặp, người đó gầy hẳn đi, lại có vẻ già hơn trước. Mỗi lần nhìn thấy vẻ mặt tươi cười của người đó khi gặp cô trong quán cà phê mà người đó làm thêm, Thảo lại thấy lòng mình thắt lại.
Có dạo Thảo hỏi, hay là cậu hỏi xin bố giúp đi. Dù mẹ có lén giúp cậu tiền học phí thì làm thêm cũng không thể trang trải đủ chi phí sinh hoạt trong thành phố khắc nghiệt này. Lại còn phải đầu tư cho môn học, họa cụ đâu có rẻ, với cả nâng cấp thẻ đồ họa trong máy, chi phí đó sao có thể lo nổi. Người đó gật gù, hay là nên làm vậy đi, nhưng trong thâm tâm người đó biết rõ rằng bố sẽ không bao giờ thay đổi.
"Nếu làm việc cho khách nước ngoài, thu nhập nhất định sẽ khá khẩm hơn so với làm việc ở Việt Nam." Thảo bảo, những nghệ sĩ thành danh chia sẻ điều này cho các thế hệ đi sau. Quả thực khi nhìn tỉ giá ngoại tệ, vẽ tranh cho người nước ngoài đúng thật là một công việc trong mơ. Nghe vậy, người đó cười bảo, nếu làm giàu dễ dàng như vậy, thiên hạ đã đổ xô đi làm họa sĩ hết rồi, sẽ chẳng còn ai mua Vietlot nữa. Cả hai cùng bật cười trong không gian yên tĩnh của quán cà phê lúc mười một giờ hơn. Không một công việc nào là dễ, thêm nữa, yếu tố quyết định không đơn thuần chỉ là giỏi về chuyên môn.
"Mình sẽ làm khách hàng đầu tiên của cậu!" Thảo nói chắc nịch. "Mình muốn cậu vẽ chân dung cho mình, phải có màu, có nhũ, mình sẽ đóng khung, đem về nhà và treo nó lên tường."
Người đó nghĩ rằng Thảo đùa, nhưng cô nghiêm túc thật sự. Người đó bảo, nếu là Thảo, người đó tình nguyện vẽ miễn phí cả đời. Thảo xua tay, cho dù nghệ thuật không thể đem cân đo với tiền, nhưng nghệ sĩ không được phép bán rẻ nghệ thuật, cứ hãy xem cô như những vị khách khác, cậu vẽ, cô trả tiền, như thế cả hai đều sẽ vui.
Những lúc rảnh rỗi, Thảo thường mang khung giấy ra quán cà phê, để rồi trong lúc người đó làm việc, Thảo lấy ngòi chì than dài dậm những nét đậm nhạt trên mặt giấy. Lúc bưng cà phê đi ngang qua chỗ Thảo ngồi, người đó hỏi Thảo đang vẽ ai, truyền thần luôn cần có mẫu vẽ, nhưng bây giờ không có mẫu, việc đi nét sẽ rất khó khăn. Thảo bật cười, mẫu có ở đây, chỉ là mẫu này không ngồi yên một chỗ mà phải chạy qua chạy lại lấy cà phê cho khách. Người đó nhìn Thảo, cô mỉm cười, mặt người đó bỗng hồng lựng như trái gấc chín, bước vội vào phía trong.
"Mình không bỏ vẽ." Thảo nói. "Mình cần một nghề tay phải để nuôi nghề tay trái, vậy nên đến lúc đó, bọn mình nhất định sẽ lại cùng nhau vẽ ở một nơi yên tĩnh giống lớp bọn mình học ngày xưa. À, mình còn chưa vẽ chung với nhau một bức nào cả, chắc sắp tới phải làm một bức vẽ của hai đứa đi thôi."
Người đó mỉm cười, hai người cùng nhau nghéo tay. Bên ngoài, ráng chiều nhuộm vàng một góc thành phố đã dần chuyển sang màu sẫm. Quán cà phê yên tĩnh đắm mình trong giai điệu nhẹ nhàng của một bản tình ca.
Sang năm ba, cuộc sống của người đó vẫn không khả quan là mấy. Người đó đã bắt đầu kiếm được tiền từ tranh vẽ, nhưng số tiền ít ỏi không đủ để trang trải cuộc sống, người đó vẫn phải đi làm thêm sau mỗi giờ học. Lại thêm đồ án càng ngày càng nhiều thêm, có những lúc thời gian để ngủ chỉ vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ.
Nhờ một người quen, Thảo bắt đầu thực tập trong một công ty về xuất khẩu đồ gia dụng. Thời gian hai người gặp nhau dần hẹp lại, thậm chí cũng ít nhắn tin. Cô sợ sẽ lấy mất đi khoảng thời gian quý giá của người đó nên cuối mỗi tin nhắn vào buổi tối, cô đều để lại dòng chữ bảo không cần phải hồi âm. Sáng ra đến lớp, người đó nhắn cho cô những dòng chữ hỏi han như thường lệ, hai người quan tâm nhau theo một cách rất đỗi giản đơn.
Mọi chuyện sẽ vẫn cứ tiếp diễn nếu người đó không nhập viện vì kiệt sức. Thảo hoàn toàn không biết, mãi đến khi một bạn cũ trong lớp gọi điện thông báo thì người đó đã không còn ở đây nữa. Bố người đó đã đến bệnh viện, rồi không cần biết người đó thế nào, ông đã dọn sạch đồ dùng trong phòng, nộp đơn xin chuyển trường và ép người đó phải rời đi. Điện thoại không còn liên lạc được, mọi liên lạc biến mất hoàn toàn, dễ dàng như khi người ta xé nát một bức tranh hỏng.
Thảo ra trường, ngoài thời gian đi làm theo giờ hành chính ở công ty và thời gian chuẩn bị công việc ở nhà, thời gian rảnh của cô thoáng hơn nhiều so với lúc còn đi học. Có những hôm, cô dựng giá đỡ, đặt tờ giấy gọn gàng lên trên giá, khay màu và dụng cụ vẽ cũng đã được bày sẵn trước mắt, nhưng cô chỉ ngồi thẫn người nhìn vào tờ giấy trắng. Cô không vẽ được. Cô không tài nào lí giải được rằng tại sao từ lúc đi làm, cô không tài nào tập trung vẽ nổi một bức tranh. Thậm chí cố o ép mình vào một khuôn mẫu dựng sẵn, cô cũng không tài nào phác ra được hình khối cơ bản của khuôn mặt. Cảm xúc của cô bây giờ nhợt nhạt, không còn đủ để cô vẽ những đường nét mềm mại lên khung giấy như trước.
Cô nhớ cảm giác dữ dội mà bức tranh người đó vẽ truyền đến trái tim cô, cô nhớ cảm giác hạnh phúc tột cùng khi nghe người đó khen tranh cô vẽ thật đẹp. Cô nhớ những lúc bầu trời tịch dương nhuộm đỏ một góc thành phố, người đó ngồi ngay trước mặt làm mẫu cho cô vẽ, thỉnh thoảng lại nhìn cô, nở nụ cười thật dịu dàng. Những ngày tháng đó có lẽ sẽ chẳng bao giờ trở lại, cũng như bức tranh dang dở vùi trong tủ áo mãi mãi không thể hoàn thành. Như nàng tiên cá trong chuyện cổ tích, hi sinh tất cả đổi lấy đôi chân trần tục theo đuổi ước vọng viễn vông, để rồi ước vọng không thành, nàng hóa thành trăm nghìn bọt biển mà tan biến.
***
Thảo nhận được một lá thư tay, địa chỉ gửi từ Melbourne nước Úc. Lá thư gửi đến trường đại học cho Thảo, trong khi cô đã ra trường được hơn một năm. Thầy quản lý sinh viên vẫn còn nhớ Thảo nên đã giúp cô giữ nó.
Thời buổi này chẳng còn ai gửi thư tay nữa, Thảo nhủ thầm khi xé bao thư. Trong phong thư đính kèm một bức tranh khổ nhỏ, vẽ cô gái tóc dài ngang vai đang ngồi trước khung tranh. Khóe mắt Thảo đỏ hoe khi đọc những dòng chữ trong thư.
Người đó đã trải qua một năm vô cùng khốn khổ. Nhưng tất cả rồi cũng qua.
Người đó vẫn sống tốt.
Bây giờ, người đó vẫn đang học lên cao để lấy bằng thạc sĩ ngành quản trị.
Tranh người đó vẽ vừa được treo tại triễn lãm về tranh truyền thần của trường đại học. Hiện tại, vẽ tranh không còn là nghề, người đó chỉ vẽ vì đam mê.
Đợi đến khi mình về nước, chúng ta sẽ lại vẽ tranh cùng nhau. Bức tranh sẽ được dậm chì nhạt, có thêm màu, phủ thêm một lớp nhũ, đóng khung cẩn thận treo trong phòng khách.
Bức tranh vô giá chỉ của riêng hai người.
Truyện mới nhất:
- Cận vệ của bóng tối (Chương 2) (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Xuyên Thành Hắc Liên Hoa Hoàng Đế Chi Sư (giới thiệu) (Truyện Đam mỹ)
- Định Mệnh Sắp Đặt (chap 1) (Truyện ngôn tình)
- Cảm Xúc Chưa Lời (Truyện ngôn tình)
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (chap2) (Truyện ngôn tình)
- Cận vệ của bóng tối (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Bị Năm Người Anh Đọc Trộm Tiếng Lòng, Hình Tượng Tôi Sụp Đổ (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Trà xanh max level xuyên vào tiểu thuyết kinh dị (4/4) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Họa
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!