Lục bình ngừng trôi
Đỗ Khánh Linh | Chat Online | |
14/01/2019 22:44:52 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
184 lượt xem
- * Khi yêu thương không trọn vẹn (Truyện ngắn)
- * Thời gian sẽ qua (Truyện ngắn)
- * Nắng giọt (Truyện ngắn)
- * Tình cho không (Truyện ngắn)
Tiếng loảng choảng, rơi vỡ từ bên nhà chị Nhàn vang vọng sang nhà tôi. "Chuyện cơm bữa", mẹ tôi hay nói vậy khi thấy tần suất liên tục của những trận cãi vã. Chị Nhàn hớt hơ hớt hải dắt bé Nhân, em gái chị chạy qua nhà tôi, mếu máo với mẹ tôi "Con sợ quá cô ơi". Mẹ tôi nhìn hai đứa trẻ, đứa lớn mới mười tuổi, đứa nhỏ sáu tuổi mà vừa thương vừa tội, mẹ ôm hai chị em vào lòng, trấn an "Có cô đây"...
***
Nhà chị Nhàn là hàng xóm lâu năm với nhà tôi. Hai nhà cách nhau chừng mười mét nên nhà kia làm gì nhà này cũng biết. Nghe mẹ kể, hồi xưa cô Nhâm , mẹ chị Nhàn đẹp lắm. Vì đẹp nên bố mẹ cô muốn cô lấy chồng giàu. Được cái chú Quang, bố chị Nhàn cũng là cậu ấm, nhà có cửa hiệu buôn bán cám gạo nên ăn nên làm ra của nả dư dả. Chú mê cô Nhâm chết đi sống lại, về đòi sống đòi chết bắt bố mẹ đi hỏi cưới cô Nhâm cho bằng được. Mẹ chú Quang đi coi bói ở đâu về, nghe thầy phán cô Nhâm có tướng lẳng lơ, sau này về sẽ cắm sừng chồng nên nhất quyết không cho cưới. Nhà buôn nên bà tin bói toán ghê lắm. Nhưng ngặt nỗi nhà có mỗi chú Quang, mà chú thì không chịu lấy ai ngoài cô Nhâm. Dùng dằng cả năm, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, ông bà cũng ôm trầu cau vàng bạc đi cưới cô Nhâm về cho chú Quang. Ngày cưới, cô dâu chú rể cười hớn hở, nhà gái cũng mừng ra mặt vì được làm thông gia với nhà giàu, chỉ có nhà trai mặt mày cứng đanh, y như bị ép cưới.
Cưới nhau về, chú Quang nằng nặc đòi ra riêng để vợ khỏi làm dâu cực khổ. Hai vợ chồng được mua cho căn nhà hai tầng đẹp đẽ, hàng ngày chú Quang chạy tới cửa hàng coi sổ sách, cô Nhâm đi chợ rồi về nấu nướng, hưởng thụ cuộc sống an nhàn, không đầu tắt mặt tối như xưa. Hạnh phúc êm ả được một năm, cô Nhâm sinh chị Nhàn, trắng trẻo, đẹp như búp măng non . Nhà bên chú Quang bắt đầu vì cháu mà thương dâu hơn, Chú Quang mê thằng con trai, nhưng mới đứa đầu nên cũng không lo lắm, vì người ta vẫn hay nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng", có con gái đầu nhà cửa yên ấm, làm ăn thuận lợi hơn. Xóm nhà tôi ai cũng khen cô Nhâm tốt số, đúng là có con gái đẹp không lo khổ.
Chừng bốn năm sau, cô Nhâm sinh đứa thứ hai, rủi thay, lại là con gái. Sinh xong bị biến chứng, phải cắt bỏ tử cung nên kể như thôi đường con cái. Nhà nội chú Quang bắt đầu trở mặt, than ngắn thở dài nhà bạc phước nên tuyệt hậu. Chú Quang lại hay bị bạn bè chê bai là "ngồi mâm dưới" nên cũng sinh hậm hực. Chú vắng nhà nhiều, chán nản với ba người đàn bà nheo nhóc ở nhà, chán cả cái ngữ điệu hỏi tiền liên tục vì bé Nhân sinh thiếu tháng, ốm đau liên tục. Chú sa đà vô nhậu nhẹt, bài bạc. Chưa đầy ba năm mà cửa hiệu buôn gạo lớn nhất xã đi tong vì chú nợ nần,ông bà phải bán để trả, chỉ còn mỗi căn nhà ra riêng hồi xưa được cho ở sát nhà tôi. Ngày nào chú Quang cũng nhậu say, rồi về đập đồ, quát mắng, cô Nhâm cũng không vừa, kể lể hồi xưa chú mê cô thế này thế nọ...cứ như truyền hình dài tập. Chỉ tội nghiệp chị em chị Nhàn, ở nhà tôi nhiều hơn mỗi ngày.
Năm chị Nhàn mười lăm tuổi, chi bỗng đẹp rực rỡ với đôi mắt ướt rượt. Mẹ tôi bảo chị còn đẹp hơn cô Nhâm ngày xưa. Gia đình chị ngày càng ồn ào, chú Quang hay lê la mấy quán cà phê đèn mờ, còn cô Nhâm thì cũng hay có người đàn ông lạ đưa đón. Chị em chị Nhàn lớn lên như cây dại, đẹp nhưng cũng chẳng để làm gì. Chị Nhàn hay buồn rầu, cười mà mắt cứ mông lung. Một tối, nghe bên nhà chị có tiếng hét hoảng, rồi chị Nhàn trên người có mỗi một bên vạt áo bị xé rách và chiếc quần đang bị tụt xuống chạy sang nhà tôi, ôm mẹ tôi khóc òa..Giữa hai chân chị máu rỉ từng giọt..Chị bị người đàn ông của cô Nhâm cưỡng hiếp, cô Nhâm say bí tỉ không biết gì, chú Quang thì chưa về, bé Nhân thì đi học them , nhà chỉ còn mỗi chị. Ngay trong đêm mẹ tôi tức tốc sang nhà đánh thức cô Nhâm dậy, nói điều hay lẽ phải và khuyên cô đi tố cáo. Gã đàn ông đốn mạt kia đã bỏ đi, cô Nhâm mặt mũi ngơ ngáo mắng mẹ tôi là lo chuyện bao đồng rồi hét kêu chị Nhàn tắm rửa mà đi ngủ. Rồi cô Nhâm đẩy mẹ con tôi ra cửa, khóa chặt cửa. Đứng bên ngoài, tôi nghe tiếng cô tát vào má chị Nhàn đau rát.
Ngày hôm sau, canh lúc cô Nhâm đi ra ngoài tôi có chạy sang hỏi chị Nhàn mọi chuyện tính sao. Lạ một điều là mới qua một đêm mà chị Nhàn khác đi nhiều quá. Mắt chị ráo hoảnh, trả lời với tôi đúng một câu "Thôi bỏ đi", tôi nghe sao mà ấm ức. Cả một đời con gái của chị, chẳng lẽ không đáng một xu? Chị không nói gì nữa nên tôi ôm cục tức về kể với mẹ, mẹ tôi ngẩn ngơ một hồi rồi nói "Tội nghiệp, con bé đó mất hồn rồi".
Mấy ngày sau thì có người đến hỏi cưới chị Nhàn, đó là một người đàn ông Hàn Quốc luống tuổi, trông còn già hơn cả chú Quang. Đám đưa dâu mà chú Quang mắt đỏ ngầu vì rượu, cô Nhâm thì kệch cỡm với hàng lớp son phấn rẻ tiền, bé Nhân ngơ ngác . Chỉ có chị Nhàn là cười tươi rói, nụ cười đẹp làm mấy anh chàng bưng mâm quả ngẩn ngơ. Chị cười đến tận lúc lên xe, quay lại nhìn mọi người vẫn còn cười. Chuyến xe đi mất, cả nhà tôi tiu nghỉu đứng nhìn vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Cô Nhâm mặt bự phấn thông thả tiến về phía mẹ tôi, buông từng chữ "Nó mất trinh rồi nên kiếm được ông nào bỏ tiền ra cưới thì gả cho rồi, mai mốt lấy chồng đàng hoang không khéo bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ"rồi ngoe ngẩy đi về. Chú Quang khật khưởng theo sau, chưa khuất bóng đã nghe tiếng cãi vã đòi tiền cưới chia đôi vì con chung, ai cũng có phần. Bé Nhân chạy lại gần tôi, mắt rơm rớm "Chị ơi, chị Nhàn em giống như người chết rồi vậy, mấy bữa nay không nói gì mà toàn cười với làm mặt lạnh không à", tôi nghe mà thương . Con bé còn nhỏ, nào đã biết gì?
Bẵng đi vài năm, tôi đi học xa lâu lâu mới về, một ngày mẹ nói "con rảnh qua bên đó thăm, con Nhàn mới về". Tôi tong tả chạy qua gặp chị. Chị vẫn đẹp, nhưng gầy gò khô héo, trên tay bồng đứa bé trai bị hở hàm ếch, mắt lờ đờ khoảng vài tháng tuổi. Mấy năm không gặp, bỗng nhiên tôi không biết nói gì với chị, chỉ đứng ngây nhìn. Chị cười đon đả"Lại đây, chị kể chuyện cho mà nghe". Tôi ngồi ngay mép giường nghe chuyện đời của chị. Hồi đó, chị lấy chồng , ngay trong đêm tân hôn ông chồng đã phát hiện chị không phải là trinh nữ. Ông lồng lộn, tát chị cháy má , chửi rủa chị bằng thứ ngôn ngữ của ông. Chị không hiểu gì chỉ ngồi cười nhạt rồi đi tắm. Ông cũng tiếc đống tiền bỏ ra nên không bỏ chị mà đưa chị sang Hàn Quốc sống cùng, Gia cảnh bên đó cũng ổn, nhưng mãi mà chị không có con. Ròng rã bốn năm trời, lúc chị đậu thai được thì ông chồng cũng kịp kiếm được đứa con tròn ba tháng bên ngoài mang về. Chị nuốt nước mắt nuôi thai chờ ngày sinh, khốn thay, sinh được thằng con trai lại bị hở hàm ếch và hở van tim bẩm sinh, ốm yếu, bệnh tật suốt. Ông chồng đổ thừa tại chị ngày xưa ăn nằm với người khác tích bệnh nên giờ truyền cho con ông, rồi nhất mực làm đơn ly hôn, trục xuất về nước để đưa cô gái kia về nhà chung sống. Mấy năm ở nhà chồng toàn làm nội trợ nên chị chẳng có tiền, đến ngày về ông chồng lạnh lùng ném cho hai mẹ con xấp vé máy bay rồi đi luôn không them nhìn lại. Mắt tôi ướt nhòe cảm thương, chị cười giả lả như không "Khóc gì, còn về Việt Nam được chứ có người có về được đâu".
Đứa con gái lâu năm trở về làm nhà cửa them náo loạn. Bé Nhân được nhà nội cho đi học xa nên cũng ít về, nhà chẳng mấy khi có người ở, chị Nhàn về nghiễm nhiên trở thành người lau dọn thường xuyên. Chị hai mươi tuổi, đẹp mặn mà. Đứa bé trai con chị ốm đau quặt quẹo, chưa đầy tuổi cũng bỏ chị đi sau một lần sặc sữa ngưng thở. Nhà tôi mỗi lần ăn cơm vẫn hay nói chuyện về chị, kiếp khổ như lục bình. Năm chị hai mươi hai tuổi, có anh chàng tài xế dẻo mồm khéo miệng tán tỉnh rồi đòi hỏi cưới. Cũng trầu cau mâm quả, cũng xe đưa xe đón, cưới chưa đầy năm chị có thai, rồi sức khỏe yếu mà chị không giữ được thai nên anh chồng hay đay nghiến. Chị cười như không, mất con ai mà không đau, nhưng chị đã quen giấu nỗi đau vào lòng . Anh chồng thấy chị như vậy thì điên tiết, đánh mắng chị vì không giữ được con. Chịu đựng hơn năm thì chị đâm đơn xin ly hôn, hai mươi bốn tuổi, hai đời chồng, có gì ghê gớm đâu chứ?
Chị lại dọn về nhà bố mẹ cạnh nhà tôi. Chú Quang rượu bia nhiều, nay bắt đâu ốm yếu và bệnh tật. Cô Nhâm cũng hay về nhà, tuổi già cũng chẳng còn ai đưa đón.Chị Nhàn lập hai bàn thờ nhỏ trong phòng cho hai đứa con yểu mệnh. Cuộc sống bình dị trôi. Ba năm sau, xóm bên có người đàn ông góa vợ muốn cưới chị Nhàn, chị cũng tặc lưỡi ừ cưới cho có chỗ nương tựa. Chị về làm vợ người ta, mây đứa con đều lớn ngang bằng chị. Anh con trai thứ hai của chồng thầm yêu chị, anh ta làm nghề họa sĩ, tâm hồn lãng mạn, vẽ tặng chị hàng tá bức tranh. Chị mới hai tám, xuân xanh hừng hực, lại hay nhận được sự ngưỡng mộ không giấu diếm từ người đồng trang lứa, trái tim chị lần đầu biết rung động trước đàn ông. Chị bắt đầu yêu anh, ngây dai và say mê như mối tình đầu, hai người bắt đầu dan díu. Đó là quãng thời gian tôi thấy chị đẹp nhất. Mắt chị lúc nào cũng long lanh ướt át, hay nói hay cười, thảo nào người ta vẫn nói phụ nữ khi yêu và được yêu thì đẹp từ nụ cười tới ánh mắt là vậy.Hai người qua lại cả năm trời không ai hay biết, đến khi chị Nhàn có thai với anh thì mọi chuyện vỡ lỡ. Thì ra ông chồng chị đã đi triệt sản cách đây gần mười năm, giờ thấy bụng chị lùm lùm thì ông suy ngay ra chị cắm sừng ông một cách nhục nhã. Đau đớn hơn là chị lại qua lại với con trai của ông. Ông lập tức tống cổ chị về nhà, viết đơn li dị ngay trong ngày hôm đó. Anh người yêu của chị thì tâm hồn nghệ sĩ, sống phụ thuộc bố nên cũng không dám ho he. Vậy là chị ôm cái bụng bầu về lại nhà, kết thúc them một đời chồng nữa. Ngày chị sinh đứa con gái , tôi qua thăm, chị cười mắt ráo hoảnh "Chị toàn gặp loại đàn ông làm khổ phụ nữ, đời chị có con bé này kể cũng an ủi rồi."
Sau khi sinh con gái, chị thay đổi hẳn. Chị hiền lành điềm đạm , nhẫn nại dạy con và yêu thương nó vô bờ bến. Chị đi học may về mở cửa tiệm nhỏ, hai mẹ con đắp đổi qua ngày. Chú Quang mất từ hai năm trước, cô Nhâm đã già cũng về giữ cháu cho chị kiếm tiền.Bé Nhân đã ra trường, đi làm và lấy chồng rất hạnh phúc. Ba mươi tuổi, chị vẫn đẹp mặn mà nhưng không them ngó ngàng tới đàn ông nữa. Hàng ngày, ba mẹ con bà cháu sống đơn giản đạm bạc trong ngôi nhà cũ, chị lo nhang khói cho chú Quang và hai đứa con đã mất. Con bé con lớn lên giống chị như đúc, xinh xắn và lém lỉnh. Chị nói với tôi " Hằng ạ, chị sẽ dồn hết tình thương chăm lo cho bé Thảo. Chị sẽ lớn lên cùng con trong suy nghĩ, sẽ yêu thương và bảo vệ nó trước giông tố cuộc đời. Chị sẽ không bao giờ để cuộc đời nó giống chị, dù chỉ là một ít. Đời chị, yêu đủ, thương đủ, đau đủ rồi. Phần đời còn lại chị dành cho bé Thảo và hai đứa con yểu mệnh mà thôi." Tôi nghe mắt mình cay cay.
Mẹ tôi nói " Nó tên Nhàn mà đời sao đa truân quá, cứ như kiếp lục bình lênh đênh. Hết khổ rồi, chắc là ông trời đã xót thương". Tôi nhìn qua hướng nhà chị, thầm vui vì chị đã yên lành trong tâm hồn.
Yên Quỳnh
***
Nhà chị Nhàn là hàng xóm lâu năm với nhà tôi. Hai nhà cách nhau chừng mười mét nên nhà kia làm gì nhà này cũng biết. Nghe mẹ kể, hồi xưa cô Nhâm , mẹ chị Nhàn đẹp lắm. Vì đẹp nên bố mẹ cô muốn cô lấy chồng giàu. Được cái chú Quang, bố chị Nhàn cũng là cậu ấm, nhà có cửa hiệu buôn bán cám gạo nên ăn nên làm ra của nả dư dả. Chú mê cô Nhâm chết đi sống lại, về đòi sống đòi chết bắt bố mẹ đi hỏi cưới cô Nhâm cho bằng được. Mẹ chú Quang đi coi bói ở đâu về, nghe thầy phán cô Nhâm có tướng lẳng lơ, sau này về sẽ cắm sừng chồng nên nhất quyết không cho cưới. Nhà buôn nên bà tin bói toán ghê lắm. Nhưng ngặt nỗi nhà có mỗi chú Quang, mà chú thì không chịu lấy ai ngoài cô Nhâm. Dùng dằng cả năm, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, ông bà cũng ôm trầu cau vàng bạc đi cưới cô Nhâm về cho chú Quang. Ngày cưới, cô dâu chú rể cười hớn hở, nhà gái cũng mừng ra mặt vì được làm thông gia với nhà giàu, chỉ có nhà trai mặt mày cứng đanh, y như bị ép cưới.
Cưới nhau về, chú Quang nằng nặc đòi ra riêng để vợ khỏi làm dâu cực khổ. Hai vợ chồng được mua cho căn nhà hai tầng đẹp đẽ, hàng ngày chú Quang chạy tới cửa hàng coi sổ sách, cô Nhâm đi chợ rồi về nấu nướng, hưởng thụ cuộc sống an nhàn, không đầu tắt mặt tối như xưa. Hạnh phúc êm ả được một năm, cô Nhâm sinh chị Nhàn, trắng trẻo, đẹp như búp măng non . Nhà bên chú Quang bắt đầu vì cháu mà thương dâu hơn, Chú Quang mê thằng con trai, nhưng mới đứa đầu nên cũng không lo lắm, vì người ta vẫn hay nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng", có con gái đầu nhà cửa yên ấm, làm ăn thuận lợi hơn. Xóm nhà tôi ai cũng khen cô Nhâm tốt số, đúng là có con gái đẹp không lo khổ.
Chừng bốn năm sau, cô Nhâm sinh đứa thứ hai, rủi thay, lại là con gái. Sinh xong bị biến chứng, phải cắt bỏ tử cung nên kể như thôi đường con cái. Nhà nội chú Quang bắt đầu trở mặt, than ngắn thở dài nhà bạc phước nên tuyệt hậu. Chú Quang lại hay bị bạn bè chê bai là "ngồi mâm dưới" nên cũng sinh hậm hực. Chú vắng nhà nhiều, chán nản với ba người đàn bà nheo nhóc ở nhà, chán cả cái ngữ điệu hỏi tiền liên tục vì bé Nhân sinh thiếu tháng, ốm đau liên tục. Chú sa đà vô nhậu nhẹt, bài bạc. Chưa đầy ba năm mà cửa hiệu buôn gạo lớn nhất xã đi tong vì chú nợ nần,ông bà phải bán để trả, chỉ còn mỗi căn nhà ra riêng hồi xưa được cho ở sát nhà tôi. Ngày nào chú Quang cũng nhậu say, rồi về đập đồ, quát mắng, cô Nhâm cũng không vừa, kể lể hồi xưa chú mê cô thế này thế nọ...cứ như truyền hình dài tập. Chỉ tội nghiệp chị em chị Nhàn, ở nhà tôi nhiều hơn mỗi ngày.
Năm chị Nhàn mười lăm tuổi, chi bỗng đẹp rực rỡ với đôi mắt ướt rượt. Mẹ tôi bảo chị còn đẹp hơn cô Nhâm ngày xưa. Gia đình chị ngày càng ồn ào, chú Quang hay lê la mấy quán cà phê đèn mờ, còn cô Nhâm thì cũng hay có người đàn ông lạ đưa đón. Chị em chị Nhàn lớn lên như cây dại, đẹp nhưng cũng chẳng để làm gì. Chị Nhàn hay buồn rầu, cười mà mắt cứ mông lung. Một tối, nghe bên nhà chị có tiếng hét hoảng, rồi chị Nhàn trên người có mỗi một bên vạt áo bị xé rách và chiếc quần đang bị tụt xuống chạy sang nhà tôi, ôm mẹ tôi khóc òa..Giữa hai chân chị máu rỉ từng giọt..Chị bị người đàn ông của cô Nhâm cưỡng hiếp, cô Nhâm say bí tỉ không biết gì, chú Quang thì chưa về, bé Nhân thì đi học them , nhà chỉ còn mỗi chị. Ngay trong đêm mẹ tôi tức tốc sang nhà đánh thức cô Nhâm dậy, nói điều hay lẽ phải và khuyên cô đi tố cáo. Gã đàn ông đốn mạt kia đã bỏ đi, cô Nhâm mặt mũi ngơ ngáo mắng mẹ tôi là lo chuyện bao đồng rồi hét kêu chị Nhàn tắm rửa mà đi ngủ. Rồi cô Nhâm đẩy mẹ con tôi ra cửa, khóa chặt cửa. Đứng bên ngoài, tôi nghe tiếng cô tát vào má chị Nhàn đau rát.
Ngày hôm sau, canh lúc cô Nhâm đi ra ngoài tôi có chạy sang hỏi chị Nhàn mọi chuyện tính sao. Lạ một điều là mới qua một đêm mà chị Nhàn khác đi nhiều quá. Mắt chị ráo hoảnh, trả lời với tôi đúng một câu "Thôi bỏ đi", tôi nghe sao mà ấm ức. Cả một đời con gái của chị, chẳng lẽ không đáng một xu? Chị không nói gì nữa nên tôi ôm cục tức về kể với mẹ, mẹ tôi ngẩn ngơ một hồi rồi nói "Tội nghiệp, con bé đó mất hồn rồi".
Mấy ngày sau thì có người đến hỏi cưới chị Nhàn, đó là một người đàn ông Hàn Quốc luống tuổi, trông còn già hơn cả chú Quang. Đám đưa dâu mà chú Quang mắt đỏ ngầu vì rượu, cô Nhâm thì kệch cỡm với hàng lớp son phấn rẻ tiền, bé Nhân ngơ ngác . Chỉ có chị Nhàn là cười tươi rói, nụ cười đẹp làm mấy anh chàng bưng mâm quả ngẩn ngơ. Chị cười đến tận lúc lên xe, quay lại nhìn mọi người vẫn còn cười. Chuyến xe đi mất, cả nhà tôi tiu nghỉu đứng nhìn vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Cô Nhâm mặt bự phấn thông thả tiến về phía mẹ tôi, buông từng chữ "Nó mất trinh rồi nên kiếm được ông nào bỏ tiền ra cưới thì gả cho rồi, mai mốt lấy chồng đàng hoang không khéo bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ"rồi ngoe ngẩy đi về. Chú Quang khật khưởng theo sau, chưa khuất bóng đã nghe tiếng cãi vã đòi tiền cưới chia đôi vì con chung, ai cũng có phần. Bé Nhân chạy lại gần tôi, mắt rơm rớm "Chị ơi, chị Nhàn em giống như người chết rồi vậy, mấy bữa nay không nói gì mà toàn cười với làm mặt lạnh không à", tôi nghe mà thương . Con bé còn nhỏ, nào đã biết gì?
Bẵng đi vài năm, tôi đi học xa lâu lâu mới về, một ngày mẹ nói "con rảnh qua bên đó thăm, con Nhàn mới về". Tôi tong tả chạy qua gặp chị. Chị vẫn đẹp, nhưng gầy gò khô héo, trên tay bồng đứa bé trai bị hở hàm ếch, mắt lờ đờ khoảng vài tháng tuổi. Mấy năm không gặp, bỗng nhiên tôi không biết nói gì với chị, chỉ đứng ngây nhìn. Chị cười đon đả"Lại đây, chị kể chuyện cho mà nghe". Tôi ngồi ngay mép giường nghe chuyện đời của chị. Hồi đó, chị lấy chồng , ngay trong đêm tân hôn ông chồng đã phát hiện chị không phải là trinh nữ. Ông lồng lộn, tát chị cháy má , chửi rủa chị bằng thứ ngôn ngữ của ông. Chị không hiểu gì chỉ ngồi cười nhạt rồi đi tắm. Ông cũng tiếc đống tiền bỏ ra nên không bỏ chị mà đưa chị sang Hàn Quốc sống cùng, Gia cảnh bên đó cũng ổn, nhưng mãi mà chị không có con. Ròng rã bốn năm trời, lúc chị đậu thai được thì ông chồng cũng kịp kiếm được đứa con tròn ba tháng bên ngoài mang về. Chị nuốt nước mắt nuôi thai chờ ngày sinh, khốn thay, sinh được thằng con trai lại bị hở hàm ếch và hở van tim bẩm sinh, ốm yếu, bệnh tật suốt. Ông chồng đổ thừa tại chị ngày xưa ăn nằm với người khác tích bệnh nên giờ truyền cho con ông, rồi nhất mực làm đơn ly hôn, trục xuất về nước để đưa cô gái kia về nhà chung sống. Mấy năm ở nhà chồng toàn làm nội trợ nên chị chẳng có tiền, đến ngày về ông chồng lạnh lùng ném cho hai mẹ con xấp vé máy bay rồi đi luôn không them nhìn lại. Mắt tôi ướt nhòe cảm thương, chị cười giả lả như không "Khóc gì, còn về Việt Nam được chứ có người có về được đâu".
Đứa con gái lâu năm trở về làm nhà cửa them náo loạn. Bé Nhân được nhà nội cho đi học xa nên cũng ít về, nhà chẳng mấy khi có người ở, chị Nhàn về nghiễm nhiên trở thành người lau dọn thường xuyên. Chị hai mươi tuổi, đẹp mặn mà. Đứa bé trai con chị ốm đau quặt quẹo, chưa đầy tuổi cũng bỏ chị đi sau một lần sặc sữa ngưng thở. Nhà tôi mỗi lần ăn cơm vẫn hay nói chuyện về chị, kiếp khổ như lục bình. Năm chị hai mươi hai tuổi, có anh chàng tài xế dẻo mồm khéo miệng tán tỉnh rồi đòi hỏi cưới. Cũng trầu cau mâm quả, cũng xe đưa xe đón, cưới chưa đầy năm chị có thai, rồi sức khỏe yếu mà chị không giữ được thai nên anh chồng hay đay nghiến. Chị cười như không, mất con ai mà không đau, nhưng chị đã quen giấu nỗi đau vào lòng . Anh chồng thấy chị như vậy thì điên tiết, đánh mắng chị vì không giữ được con. Chịu đựng hơn năm thì chị đâm đơn xin ly hôn, hai mươi bốn tuổi, hai đời chồng, có gì ghê gớm đâu chứ?
Chị lại dọn về nhà bố mẹ cạnh nhà tôi. Chú Quang rượu bia nhiều, nay bắt đâu ốm yếu và bệnh tật. Cô Nhâm cũng hay về nhà, tuổi già cũng chẳng còn ai đưa đón.Chị Nhàn lập hai bàn thờ nhỏ trong phòng cho hai đứa con yểu mệnh. Cuộc sống bình dị trôi. Ba năm sau, xóm bên có người đàn ông góa vợ muốn cưới chị Nhàn, chị cũng tặc lưỡi ừ cưới cho có chỗ nương tựa. Chị về làm vợ người ta, mây đứa con đều lớn ngang bằng chị. Anh con trai thứ hai của chồng thầm yêu chị, anh ta làm nghề họa sĩ, tâm hồn lãng mạn, vẽ tặng chị hàng tá bức tranh. Chị mới hai tám, xuân xanh hừng hực, lại hay nhận được sự ngưỡng mộ không giấu diếm từ người đồng trang lứa, trái tim chị lần đầu biết rung động trước đàn ông. Chị bắt đầu yêu anh, ngây dai và say mê như mối tình đầu, hai người bắt đầu dan díu. Đó là quãng thời gian tôi thấy chị đẹp nhất. Mắt chị lúc nào cũng long lanh ướt át, hay nói hay cười, thảo nào người ta vẫn nói phụ nữ khi yêu và được yêu thì đẹp từ nụ cười tới ánh mắt là vậy.Hai người qua lại cả năm trời không ai hay biết, đến khi chị Nhàn có thai với anh thì mọi chuyện vỡ lỡ. Thì ra ông chồng chị đã đi triệt sản cách đây gần mười năm, giờ thấy bụng chị lùm lùm thì ông suy ngay ra chị cắm sừng ông một cách nhục nhã. Đau đớn hơn là chị lại qua lại với con trai của ông. Ông lập tức tống cổ chị về nhà, viết đơn li dị ngay trong ngày hôm đó. Anh người yêu của chị thì tâm hồn nghệ sĩ, sống phụ thuộc bố nên cũng không dám ho he. Vậy là chị ôm cái bụng bầu về lại nhà, kết thúc them một đời chồng nữa. Ngày chị sinh đứa con gái , tôi qua thăm, chị cười mắt ráo hoảnh "Chị toàn gặp loại đàn ông làm khổ phụ nữ, đời chị có con bé này kể cũng an ủi rồi."
Sau khi sinh con gái, chị thay đổi hẳn. Chị hiền lành điềm đạm , nhẫn nại dạy con và yêu thương nó vô bờ bến. Chị đi học may về mở cửa tiệm nhỏ, hai mẹ con đắp đổi qua ngày. Chú Quang mất từ hai năm trước, cô Nhâm đã già cũng về giữ cháu cho chị kiếm tiền.Bé Nhân đã ra trường, đi làm và lấy chồng rất hạnh phúc. Ba mươi tuổi, chị vẫn đẹp mặn mà nhưng không them ngó ngàng tới đàn ông nữa. Hàng ngày, ba mẹ con bà cháu sống đơn giản đạm bạc trong ngôi nhà cũ, chị lo nhang khói cho chú Quang và hai đứa con đã mất. Con bé con lớn lên giống chị như đúc, xinh xắn và lém lỉnh. Chị nói với tôi " Hằng ạ, chị sẽ dồn hết tình thương chăm lo cho bé Thảo. Chị sẽ lớn lên cùng con trong suy nghĩ, sẽ yêu thương và bảo vệ nó trước giông tố cuộc đời. Chị sẽ không bao giờ để cuộc đời nó giống chị, dù chỉ là một ít. Đời chị, yêu đủ, thương đủ, đau đủ rồi. Phần đời còn lại chị dành cho bé Thảo và hai đứa con yểu mệnh mà thôi." Tôi nghe mắt mình cay cay.
Mẹ tôi nói " Nó tên Nhàn mà đời sao đa truân quá, cứ như kiếp lục bình lênh đênh. Hết khổ rồi, chắc là ông trời đã xót thương". Tôi nhìn qua hướng nhà chị, thầm vui vì chị đã yên lành trong tâm hồn.
Yên Quỳnh
Truyện mới nhất:
- Đọc truyện vô cùng thú vị (Truyện tổng hợp)
- Người lạ nhưng quen (Truyện tổng hợp)
- Giữa hai thế giới (Truyện ngôn tình)
- Dưới ánh đèn đường (Truyện ngôn tình)
- Ánh nắng sớm mai (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (20. Một ngoại lệ của Chao) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (19. Gu) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (18. Thính) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (17. Buổi hẹn [không hò]) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (16. Làm lành chưa?) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Lục bình ngừng trôi,Chị toàn gặp loại đàn ông làm khổ phụ nữ,đời chị có con bé này kể cũng an ủi rồi
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!