Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu quy trình sản xuất phân xanh hữu cơ

Nêu quy trình sản xuất phân xanh hữu cơ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
167
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Quy trình sản xuất phân xanh hữu cơ bao gồm các bước sau:

1. Thu thập nguyên liệu: Nguyên liệu chính để sản xuất phân xanh hữu cơ là các chất hữu cơ như rơm, cỏ, bã cà phê, bã cỏ, bã cỏ, bã cây trồng, phân bò, phân gà, phân heo, vv. Nguyên liệu này có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau như trang trại, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà hàng, vv.

2. Xử lý nguyên liệu: Nguyên liệu thu thập được cần được xử lý để loại bỏ các tạp chất như đá, cành cây, vv. Sau đó, nguyên liệu được cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn để tạo ra một chất liệu dễ dàng phân hủy và phân giải.

3. Phân hủy: Nguyên liệu đã được xử lý được đặt trong một môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ổn định để bắt đầu quá trình phân hủy. Quá trình này được thực hiện bởi vi khuẩn và vi sinh vật tự nhiên có trong môi trường. Vi khuẩn sẽ tiêu hủy các chất hữu cơ và chuyển đổi chúng thành dạng phân giải và chất dinh dưỡng.

4. Phân chia và chế biến: Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phân xanh hữu cơ được phân chia thành các loại phân khác nhau dựa trên nhu cầu sử dụng. Phân có thể được sấy khô, nén thành viên hoặc để dạng lỏng để thuận tiện cho việc sử dụng và vận chuyển.

5. Đóng gói và lưu trữ: Phân xanh hữu cơ sau khi được chế biến sẽ được đóng gói vào các bao bì phù hợp để bảo quản chất lượng và tiện lợi cho việc sử dụng. Phân cần được lưu trữ ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh vi khuẩn phát triển và mất chất lượng.

6. Sử dụng: Phân xanh hữu cơ có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, vườn trồng cây, làm đất, vv. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện chất đất, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
2
0
Nguyệt cô đơn
03/11/2023 19:08:58
+5đ tặng

  Bước 1: Cách chọn thùng chứa đựng phân bón hữu cơ tại nhà

      Có rất nhiều loại thùng chứa được làm vật liệu đựng phân hữu cơ trong đó như: thùng kín (tuy nhiên sẽ kéo dài thời gian ủ), thùng gỗ, thùng nhựa, thùng có dung lượng từ 20-120 lít (tùy vào lượng rác thải của mỗi gia đình). Chú ý: bạn nên khoan nhiều lỗ nhỏ thùng nhựa để thoát nước.
Chọn thùng đựng hợp lý khi làm phân hữu cơ tại nhà

       Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ tại nhà bạn phù hợp Để thùng chứa những nơi thoát nước, đặt những nơi có đất trống thay vì gạch bê tông vì để đảm bảo rằng giun và vi sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập thùng rác hoặc bạn có thể để trên sân thượng. Vì những thùng này sẽ có mùi nên để nơi xa bạn sinh hoạt và nơi có nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

       Bước 3: Phân loại các loại rác để làm phân hữu cơ tại nhà hiệu quả

       Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là rất quan trọng trong đó Carbon và đạm Nitơ là không thể thiếu để cây phát triển. Chúng ta có thể phân chia rác hữu cơ ra làm 2 loại đó là phân xanh và phân nâu:

       - Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như: rau quả thừa, lá cây tươi, tóc, cỏ vụn xén, cỏ tươi, bả cà phê, bả đậu, vỏ đậu phộng...

       - Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm: mùn cưa, cỏ khô, rơm rạ, giấy, lá khô, vỏ trứng, túi trà

Cần lưu ý: Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ, đồng thời ức chế mầm bệnh trong phân ủ vì vậy bạn có thể dùng phân trùn quế hoặc men vi sinh trichoderma để trộn chung với phân hữu cơ.

       Bước 4: Tránh dùng những loại rác thải sau để làm phân hữu cơ tại nhà

       Mặc dù chúng ta nên tận dụng các loại rác thải làm phân hữu cơ tại nhà. Tuy nhiên không phải thực phẩm, rác thải nào bạn cũng có thể dùng làm phân được.

       Chúng ta cần tránh dùng những loại thực phẩm dưới đây làm phân hữu cơ: xương động vật (gà, lợn, bò, cá), gia cầm và cá, chất béo từ thực vật và sữa, cá trứng, phân người và vật nuôi chưa qua xử lý, cỏ dại có hại, gỗ đã qua chế biến, vỏ sò, vỏ hến, đặc biệt không sử dụng lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá bạch đàn, lá sả tươi, vì những loại này có tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích, các chất béo từ sữa sẽ làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà thông qua việc loại trừ oxi mà các vi sinh vật có ích cần để sinh sống, cá hoặc gia cầm có thể làm phân hữu cơ tuy nhiên do để đảm bảo phân không có mầm bệnh và hạn chế mùi hôi thối thì chúng ta không nên cho vào.

Các loại thực phẩm nên và không nên khi làm phân hữu cơ tại nhà

       Bước 5: Cách trộn các loại phân khi làm phân hữu cơ tại nhà

      Sau khi phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các thành phần cần tránh khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ như sau:

 

       - Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân nhưng đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.

       - Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa.

       Lưu ý:

       - Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.

       - Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp nitơ giúp vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxi hóa nguồn carbon. Tuy nhiên quá nhiều nitơ cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà.

       - Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

       Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40-60%. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô sẽ dẫn đến vi sinh vật không thể phân hủy được phân hữu cơ này.

       Cách thử độ ẩm đạt hay không bằng cách nắm thử phân ủ

       Bạn có thể kiểm tra độ ẩm khi tự làm phân hữu cơ tại nhà thông qua việc kiểm tra bằng tay, sao cho phân không được quá ướt.

       Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước, còn khi bạn bóp thấy phân ủ dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.

       Nếu không có nước hoặc nắm chặt lại, phân hữu cơ có dạng  hình tròn thì lượng nước trong đống ủ là vừa đủ.

       Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô: tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Hãy cho từng chút một và kiểm tra lượng nước cho vừa đủ nếu phân hữu cơ quá ướt thì chúng ta có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ, vậy là chỉ sau 30 ngày phân sẽ phân hủy thành phân compost.

       Bước 6: Cách sử dụng phân hữu cơ tại nhà của bạn

 

Hình ảnh quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà giúp cây sinh trưởng phát triển


       Khi bạn thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ đã phân hủy hoàn toàn:

       - Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu.

       - Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi.

       - Phân hữu cơ có mùi đất.

       - Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.

       - Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây.

       - Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng.
chấm điểm nha bạn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo