Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả:
+ Trần Tế Xương là một nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, những áng thơ văn của ông không đơn thuần là để thỏa mãn tâm hồn thi nhân mà còn truyền tải đươc nhiều quan niệm, tư tưởng, cách đánh giá của cá nhân nhà thơ về thời đại mà mình sinh sống.
+ Đọc các trang thơ của ông, ta vừa bắt gặp cái đả kích châm biếm từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ sâu cay, cái được đả kích là những thói hư tât xấu, những tiêu cực, hạn chế trong xã hội đương thời.
- Giới thiệu về bài thơ và đánh giá khái quát về bài thơ:
+ Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ văn của Trần Tế Xương ta có thể kể đến bài thơ “Đất Vị Hoàng”.
Thân bài
1. Khái quát về hoàn cảnh ra đời/cảm hứng/ đề tài hoặc nhan đề:
- “Đất vị Hoàng” là bài thơ được viết theo bút pháp trào phúng, qua đó tác giả Trần Tế Xương đã thể hiện thái độ phẫn uất, bất bình của mình trước những đổi thay của xã hội.
- Bài thơ ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự xót xa, đau đớn đọng lại trong từng câu, từng chữ, đó chính là sự đau xót của một con người đầy ý thức, không chấp nhận được sự đổi thay chóng vánh, tiêu cực của xã hội Việt Nam đương thời.
2.Phân tích nội dung trào phúng thể hiện qua bài thơ (triển khai phân tích theo bố cục bài thơ hoặc hình tượng trong thơ…)
a. Hai câu đề: Gợi hoàn cảnh đổi thay của vùng quê, đồng thời cũng gợi lên sự đổi thay trong xã hội
“Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông”
- Hai câu đề gợi hình ảnh vùng quê Đất Vị Hoàng có rất nhiều thay đổi.
- Làng của Tú Xương ở nay đã trở thành một chốn phồn vinh đô thị.
- Câu hỏi tu từ gợi tả thái độ hoài nghi: phải chăng sự đổi thay quá nhanh đã khiến cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của nhà thơ trở nên xa lạ, tạo ra cho con người một sự xa cách đến ngỡ ngàng.
=> Dùng câu hỏi tu từ để nổi bật sự đổi thay, sự lạ lẫm ở mảnh đất vốn thân quen, đó chính là sự xuất hiện của những phố phường, đây cũng là dấu hiệu của một cuộc sống mới, của nếp sống mới mà người Pháp đang xây dựng ở trong xã hội ta.
b. Hai câu thực: Những đổi thay to lớn trong lề lối gia đình xã hội được Tú Xương khắc họa một cách đầy trào phúng
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”
- Hiện thực đau đớn, xấu xa được Tế Xương phơi bày đến đau lòng.
+ Cách dùng “nhà kia, mụ nọ” vừa ám chỉ vừa vạch mặt chỉ tên đầy khinh bỉ trước những cảnh đời xấu xa vô đạo.
+ Có cảnh nhà "lỗi phép": con cái bất hiếu "Con khinh bố".
- Có lẽ chỉ vì tiền mà đồi bại đến cùng cực: Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lí: tình phụ tử, nghĩa phu - thê đã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Hỏng từ gia đình hỏng ra. Không còn là hiện tượng cá biệt nữa.
=> Qua hai câu thơ của nhà thơ Trần Tế Xương ta có thể thấy mọi trật tự, mọi luân lí đều bị đảo ngược.
- Xã hội ấy không còn một giá trị đạo đức nào nữa và xã hội ấy đã để đồng tiền vượt lên trên tất cả các chuẩn mực đạo đức.
c. Hai câu luận: Tế Xương đã khắc họa sự đổi thay to lớn trong xã hội, nơi mà con người hiện ra với đủ mọi tính cách xấu xa, bần tiện, hôi hám:
“ Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”
- Ở cái đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôi hám.
- Phép so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là chuyện thở rặt hơi đồng”.
- Phép đảo ngữ (keo cú, tham lam) lên đầu để nhấn mạnh, rất có giá trị thẩm mỹ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người tham lam, keo cú.
=> Tác giả đã vạch trần nét tiêu cực tính cách con người trong thời đô thị hóa ở làng Vị Hoàng thời đó.
d. Hai câu kết: Một câu hỏi không chỉ cho người dân đất Vị Hoàng mà câu hỏi cho người dân cả nước, đồng thời cũng chính là nỗi lòng của nhà thơ:
“Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?”
- Cách dùng nghệ thuật mở đầu - kết thúcdưới hình thức câu hỏi tu từ nghẹn ngào cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn.
- Tế Xương đã thể hiện thái độ bất mãn, phẫn nộ trước cảnh tượng, lề lối đạo đức suy đồi, phép tắc gia đình đảo lộn, xã hội ngập tràn những xấu xa, bần tiện.
- Điều này không chỉ đả kích mạnh vào xã hội đương thời mà còn đồng thời thể hiện rõ nét nỗi lòng lo lắng cho quê hương của chính nhà thơ
=> Câu hỏi này,tác giả Tế Xương không chỉ dành riêng cho người dân làng quê Vị Hoàng mà đó là câu chuyện xã hội của cả đất nước.
- Chính hai câu thơ kết bài này đã nâng cao, mở rộng tầm tư tưởng tình cảm của bài thơ.
3. Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng
- Bài "Đất Vị Hoàng" được viết theo thể thơ thất ngồn bát cú Đường luật, thủ vĩ ngâm.
- Câu 1 và câu 8 là câu hỏi tu từ "Có đất nào như đất ấy không?"', nhà thơ hỏi mà nghe đau đớn, xót xa . Bởi nơi chôn nhau cắt rốn thân thương nay đã thay đổi nhiều rồi, ngày ngày diễn ra bao cảnh đau lòng. Còn đâu nữa hình ảnh đẹp một thời, để tự hào và "nhớ".
- "Đất Vị Hoàng" là bài thơ trào phúng độc đáo của Tế Xương, nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ xã hội đó. Đúng là Tú Xương "đã đi bằng hai chân" hiện thực trào phúng và trữ tình, tạo nên giọng điệu riêng hiếm thấy.
4. Khẳng định/ làm rõ dụng ý phê phán của nhà thơ
- “Đất Vị Hoàng” là bài thơ viết bằng chữ Nôm, ngôn ngữ bình dị mà sắc sảo cùng với bút pháp điêu luyện mà tự nhiên, hồn nhiên.
- Tác giả đã phê phán xã hội đương thời nhiều suy thoái đạo đức, luân thường, đạo lí.
- Lời bài thơ đã tạo nên dấu ấn thơ Tế Xương – một nhà thơ trào phúng bậc của nước ta.
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm:Đất Vị Hoàng là một bài thơ trào phúng đặc sắc, tiêu biểu của Trần Tế Xương
- Suy nghĩ bản thân về tác phẩm: Bài thơ ngắn gọn với kết cấu đường luật chặt chẽ cùng bút pháp hiện thực đã giúp ta cảm thấy được những thay đổi tiêu cực của vùng đất Vị Hoàng, đồng thời cũng là sự thay đổi của xã hội, càng cho ta thêm cảm phục tấm lòng lo lắng cho quê hương, đất nước của chính nhà thơ
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |