Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đánh giá tác phẩm yêu của Xuân Diệu

Đánh giá tác phẩm yêu của xuân diệu
2 trả lời
Hỏi chi tiết
119
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tác phẩm "Yêu" của Xuân Diệu là một bài thơ tình đẹp và sâu lắng, thể hiện tình yêu mãnh liệt và sâu đậm của người thơ đối với người phụ nữ mà anh yêu. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh tươi đẹp, tác giả đã tạo ra một bức tranh tình yêu đẹp đẽ và lãng mạn.

Tác phẩm này thể hiện sự tình cảm chân thành và sâu sắc của người thơ đối với người phụ nữ mà anh yêu, qua đó thể hiện được sự đam mê và hy vọng trong tình yêu. Bài thơ cũng thể hiện sự nhẹ nhàng và tinh tế trong cách diễn đạt, tạo nên một không gian tinh thần lãng mạn và ấm áp.

Tóm lại, tác phẩm "Yêu" của Xuân Diệu là một bức tranh tình yêu đẹp và sâu lắng, thể hiện sự tình cảm chân thành và sâu sắc của người thơ đối với người phụ nữ mà anh yêu. Đây là một tác phẩm đáng đọc và đáng trải nghiệm cho những ai yêu thơ và yêu tình yêu.
1
0
GUNTER OBERDORF ...
05/04 14:45:05
+5đ tặng
                             "Yêu" của Xuân Diệu là một trong những bài thơ nổi tiếng và được ngưỡng mộ của văn học Việt Nam. Bài thơ này thường được đánh giá cao về cả nghệ thuật và tinh thần. Xuân Diệu đã sử dụng ngôn từ tinh tế và hình ảnh sâu sắc để miêu tả cảm xúc của người đàn ông trong tình yêu. Anh ta diễn tả sự sâu sắc, tinh tế và đôi khi ngọt ngào của tình yêu qua những dòng thơ uyển chuyển. Bài thơ này cũng thể hiện rõ nét đặc trưng của trường phái lãng mạn trong văn học Việt Nam, với việc tôn vinh tình yêu cao cả và tinh thần lãng mạn. Tóm lại, "Yêu" của Xuân Diệu không chỉ là một tác phẩm thơ nổi tiếng mà còn là một biểu tượng của tình yêu và tinh thần lãng mạn trong văn học Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
quangcuongg
05/04 15:00:38
+4đ tặng

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới. Thơ của ông được rất nhiều độc giả yêu thích và đón nhận. Thơ của Xuân Diệu có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức. Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.

Yêu – bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu đã làm cho biết bao trái tim tan chảy, lỡ nhịp. Chỉ với tiêu đề bài thơ ta cũng đã cảm nhận được sự rối bời của nhà thơ Xuân Diệu trong tình yêu rồi phải không nào.

”Yêu, là chết ở trong lòng một ít,

Mở đầu bài thơ với câu thơ thể hiện tình yêu vô cùng to lớn. Yêu là sự trải nghiệm của những trái tim, để trao đi những hơi ấm, trao đi những yêu thương, trao cả một phần hơi thở sự sống của bản thân, nên thật sự không quá khi nói ”Yêu, là chết ở trong lòng một ít”.

“Chết” ở đây có thể không phải hiểu theo nghĩa đen của nó, mà chết ở đây có thể là chết ngất, chết mê.. trước sự ngọt ngào và quyến rũ của tình yêu.

Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng làm “náo loạn” độc giả với những vần thơ về tình yêu:

”Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”
{”Vì sao” – Xuân Diệu}

Với Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình, cái chết của tình yêu đó là tình đơn phương, yêu một người mà không dám thổ lộ, không giám nói ra. Bởi vì tình yêu sẽ lâu dài và vững bền khi có cho và nhận:

”Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”

 

Câu thơ là lời oán trách nhẹ nhàng dành cho tình yêu, phải chăng đó là đang lo sợ trong tình yêu chăng? Câu thơ mở đầu của bài thơ, Xuân Diệu như đang thì thầm với chúng ta về tình yêu của những trải nghiệm đầu đời, những thứ mà ta phải trao đi cho tình yêu, và những thứ chúng mang lại ta.

Mặc dù là những thực tại chua xót của tình yêu, nhưng đoạn thơ không khiến con người sợ yêu, mà càng khiến ta muốn trải nghiệm nó, một một lần sống với nó, để biết cái thứ mà ”chết ở trong lòng một ít” là như thế nào.

Đến đoạn tiếp theo, tôi lại thốt lên rằng: Cái chất riêng của Xuân Diệu đây rồi, cái chất mà để tôi gọi ông bốn chữ hồn thơ ”vội vàng”.

”Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu, là chết ở trong lòng một ít.”

Nếu với ai thích và yêu thơ Xuân Diệu chắc cũng không lạ lẫm với một hồn thơ vội vàng, luôn lo lắng sẽ không kịp để yêu, không kịp để tận hưởng cuộc sống này, ông sợ thiếu tình yêu, tình yêu không được đáp lại và sợ cả ngày xuân qua đi:

”Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
{Vội vàng – Xuân Diệu}​

 

Với Xuân Diệu giây phút được gần gũi tình yêu, cảm nhận được sự ngọt ngào của tình yêu ông lại tưởng chừng như phải chia biệt nó, bởi ông sợ tình yêu không thể tồn tại mãi, tình yêu ấy sẽ chóng vánh trôi qua, và ông lòng mình sẽ lại chết một ít nữa.

Hai câu sau lại là sự đảo ngược của hai câu đầu bài thơ, và lại xuất hiện thêm một dấu chấm cảm, nếu như ở hai câu đầu của bài thơ ta cảm nhận có chút gì đó hờn trách tình yêu, thì đến đây là lời cảm thán, Xuân Diệu như đã cam chịu quy luật của tình yêu này, ông như cố thay đổi bản thân để hòa vào với tình yêu, để đón nhận và cảm nhận nó một cách trọn vẹn nhất.

Đoạn cuối nhà thơ lại tiếp tục đưa ta tới tâm trạng và nỗi lòng của những kẻ đang tìm kiếm và say đắm trong tình yêu:

”Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít”​

Đến với tình yêu đó là sự mách bảo của con tim, nên con người lạc lối giữa u sầu mù tịt, lạc lối giữa những cảm xúc không tên, những hờn trách, ghen tuông vì yêu. Xuân Diệu tự gọi mình, và cũng gọi những kẻ tìm kiếm tình yêu là những người si, yêu đến si, yêu đến nhớ từng bước chân, quan sát từng ”dấu chân yêu” – một hình ảnh khá duyên của Xuân Diệu – đây chính là dấu chân của người mình yêu.

Và ”Yêu, là chết ở trong lòng một ít.” ở đây dấu phẩy của ban đầu đã được thay bằng một dấu chấm kết, như một sự khẳng định cuối cùng cho quy luật của tình yêu mà Xuân Diệu đang vẽ lên trong tâm hồn người đọc. Đây cũng như một lời thách thức, hãy yêu, hãy đón nhận tình yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo