Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 11
06/09/2020 08:31:43

đọc truyện tấm cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa caí thiện và caí ác, giữa người tốt và ngươì xấu trong xã hôị xưa nay

4 trả lời
Hỏi chi tiết
490
1
0
Lương Phú Trọng
06/09/2020 08:34:47
+5đ tặng

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài   

Về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái tốt trước cái xấu (từ truyện Tấm Cám). Các ý chính cần nêu là:

- Giới thiệu về những quan niệm đạo đức truyền thống liên quan đến thiện - ác, tốt - xấu trong văn học, nhất là văn học dân gian.

- Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt.

- Bình luận:

Cuộc chiến đấu của Tấm

+ Miêu tả lại mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu trong truyện Tấm Cám.

+ Cái ác đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động đến chủ động, từ phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

+ Từ câu chuyện, rút ra bài học gì? ( Cái thiện vượt qua được cái ác không thể chỉ bằng những nhường nhịn một cách yếu hèn mà phải đấu tranh quyết liệt với nó, diệt trừ nó. Nó không thể chỉ là một cuộc đấu tranh về tinh thần được).

Thiện ác trong hiện tại

+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

(Lấy dẫn chứng minh họa)

--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

   Câu chuyện dân gian còn là bài học răn dạy về cách sống, về con đường hướng thiện tránh ác của con người. Nó cũng giúp mỗi chúng ta biết cách nhường nhịn như thế nào và đấu tranh như thế nào trong mỗi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lương Phú Trọng
06/09/2020 08:35:07
+4đ tặng

Để có thể trưởng thành ai trong mỗi chúng ta cũng phải trải qua những ngày thơ ấu con trẻ, chắc hẳn trong tháng ngày ấy đa phần các bạn nhỏ đều được nghe và thấm nhuần những câu truyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa.“Tấm Cám” là truyện cổ tích tiêu biểu và hấp dẫn được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Tác phẩm thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả về sự chiến thắng của cái thiện dù cho ở xã hội xưa hay ngày nay.

       Câu chuyện mở ra cho chúng ta thấy mâu thuẫn nhiều mặt của xã hội Việt Nam xưa kia, cụ thể trong truyện là xung đột giữa dì ghẻ-con chồng mọi mâu thuẫn đều do dì ghẻ gây nên, mâu thuẫn con chung-con riêng là chủ yếu trong đó con chung là đầu mối cuộc chiến. Cuộc đời của Tấm là hành trình tìm kiếm hạnh phúc vô cùng gian nan, trải qua nhiều thử thách cô đã tìm thấy hạnh phúc của đời mình. Tấm là đại diện cho người tốt, cho cái thiện còn Cám và dì ghẻ đại diện cho người xấu, cái ác. Cuộc đấu tranh thiện ác, tốt xấu diễn ra cam go nhưng cuối cùng cái ác, cái xấu vẫn phải khuất phục trước cái thiện, cái đẹp. Đó là quy luật tồn tại. Dù ở trong xã hội nào thì chính nghĩa vẫn luôn thắng gian tà.

       Tấm là một cô bé hiền lành ngoan ngoãn, mẹ mất sớm sống với dì ghẻ và em. Năm lần bảy lượt hết lần này đến lần khác mẹ con Cám luôn tìm cách hãm hại Tấm, khi cô được làm hoàng hậu họ cũng không buông tha gây ra cái chết cho nàng. Sau khi chết Tấm bốn lần hóa thân khi thành chim vàng anh lúc là cây xoan đào, khi thành khung cửi lúc là quả thị. Mỗi lần hóa thân của cô Tấm thể hiện niềm tin của người lao động vào cái thiện và mỗi lần Tấm gặp khó khăn đều có bụt xuất hiện minh chứng cho quan niệm “Ở hiền gặp lành”, hậu quả mà mẹ con Cám phải gánh chịu minh chứng cho thói đời “Ác giả ác báo”. Kết thúc chuyện là Tấm giết Cám, đặc trưng của truyện dân gian có tính truyền miệng nên có nhiều dị bản khác nhau. Có dị bản là Tấm khi được Cám hỏi: “Chị Tấm ơi, chị Tấm chị làm thế nào mà đẹp thế?” Tấm giúp Cám bằng cách sai người đào hố sâu, bảo Cám nhảy xuống và đổ nước sôi vào, Cám chết mụ dì ghẻ cũng chết theo. Có dị bản lại kể Cám chết trong hố nước sôi thì Tấm làm mắm gửi về cho mụ dì ghẻ ăn rồi mụ cũng chết khi biết sự thật. Có nhiều ý kiến cho rằng đoạn kết của truyện là quá dã man không phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam. Theo tôi ý kiến trên chưa hoàn toàn hợp lí, bởi có đi sâu tìm hiểu đặc trưng của truyện cổ tích thì mới hiểu được ý nghĩa sâu sắc của dân gian. Truyện cổ tích ra đời là một hình thức nghệ thuật lí giải cho các vấn đề xã hội, theo xu hướng bảo vệ bênh vực cho những nạn nhân của xã hội trước những thay đổi lớn lao của đời sống mà con người bị đẩy vào bi kịch, thể hiện cho ước mơ của nhân dân về sự công bằng và niềm tin vào cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Tấm là hiện thân của cái thiện mẹ con Cám là đại diện cho cái ác. Tấm ra tay trừng phạt mẹ con Cám là cái thiện đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Điều đó là hoàn toàn hợp lí.

       Trong xã hội ngày nay đạo lí đó vẫn luôn đúng đắn dù cho cái ác, cái xấu giờ đây được che đậy và ngụy trang bằng nhiều mánh khóe, thủ đoạn nhưng “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Ngay cả trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của nhà nước vẫn có những người chưa tốt tham ô, tham nhũng gây hại cho nhân dân, đất nước. Vụ án của Đinh La Thăng_cựu Bí thư tỉnh ủy thành phố Hồ Chí Minh chắc hẳn chúng ta chưa thể quên, con người ấy một thời được nhân dân tung hô, ngợi ca nhưng rồi việc tham ô cũng bị đưa ra ánh sáng, bị trừng trị dưới pháp luật với 18 năm tù. Biết bao nhiêu vụ án giết người cướp của như Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương dù có giỏi mánh khóe để che đậy cũng không thể nào thoát khỏi lưới pháp luật và đạo đức. Những con người ấy xứng đáng bị lãnh án tù chung thân thậm chí là tử hình để trừng phạt tội ác cũng là để làm gương cho người khác và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước, sự công bằng của luật pháp.

       Những ngày gần đây xôn xao dư luận với điểm thi của một số tỉnh tăng cao bất thường đặc biệt là vụ việc xảy ra ở tỉnh Hà Giang đang được đông đảo mọi người quan tâm. Cơ quan chức năng cho điều tra lại về việc chấm thi, rà soát điểm thi và đã được Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định đã phát hiện sai phạm trong chấm thi ở Hà Giang. Những vụ việc tưởng chừng như được che đậy rất hoàn hảo nhưng cái xấu rồi cũng bị đưa ra ánh sáng và pháp luật trừng trị.

       Trong cuộc sống thiện ác luôn song hành tồn tại cùng nhau đúng như câu nói của Trần Nhuận Minh:

“Cái ác vỗ vai cái thiện

Cả hai cùng cười đi về tương lai”

       Như vậy qua câu chuyện Tấm Cám từ ngày xửa ngày xưa và những sự việc, những con người ở trong bóng tối được đưa ra ánh sáng, bị pháp luật trừng trị ở xã hội ngày nay minh chứng cho chân lí đạo đức ở đời cái ác luôn bị khuất phục trước cái thiện, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa. Người tốt đại diện cho cái thiện sẽ luôn có được hạnh phúc xứng đáng còn người ác làm việc xấu sớm muộn cũng bị gặp quả báo. Từ đó hình thành cho em suy nghĩ luôn phải cố gắng làm người tốt việc tốt để được sống một đời bình an, mong được đóng góp chút công sức nhỏ nhoi của mình vào công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp.



 
1
0
Lương Phú Trọng
06/09/2020 08:35:53
+3đ tặng

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ… Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ…

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.



 
1
0
Lương Phú Trọng
06/09/2020 08:36:18
+2đ tặng

Tấm Cám là một truyện cổ tích thần kì có nhiều tình tiết bi thảm, éo le dữ dội phản ánh cuộc đời đấu tranh khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong cuộc đời.

Phần đầu của truyện rất gần gũi với cuộc sống đời thường: bi kịch đầy nước mắt và tiếng thơ dài của những đứa trẻ mồ côi ở với mụ dì ghẻ tham lam, ác độc và đứa em cùng bố khác mẹ có tính ghen ghét. Tấm phải làm quần quật, đầu tắt mặt tối, ăn đói mặc rách, còn Cám thì được ăn trắng mặc trơn, không phải mó tay động chân tới bất cứ công việc nào. Chỉ cần giành đượcc ái yếm đỏ mà Cám đã đánh lừa chị để trút sạch tét trong giỏ chị. Mẹ con mụ dì ghẻ đã âm mưu, thủ đoạn bắt giết con bống là một hành động cực kì nhẫn tâm và độc ác nhằm tước đoạt niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của Tấm, đẩy Tấm vào con đường đau khổ, cô đơn. Cái kế trộn đấu thóc lẫn đấu gạo bắt Tấm ngồi nhặt, không cho tấm đi hội đã cho thấy cái thói ghét ghen, lòng dạ đen tối, tâm lí sống nhỏ nhen của mụ dì ghẻ – một mụ đàn bà mất hết cả tình người. Nếu Tấm có được đi hội thì cô cũng không thể đi được khi chỉ có váy áo rách rưới mặc trên người.

"Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng!" cảnh mẹ con mụ dì ghẻ đối xử độc ác, tàn nhẫn với Tấm là chuyện nhan nhản trong cuộc đời xưa nay, mỗi người trong chúng ta đã từng nghe thấy và từng biết. Cái ác và bộ mặt của những kẻ như mụ dì ghẻ trong truyện "Tấm Cám", trong xã hội làm cho bất cứ ai cũng phải ghê sợ và khinh bỉ.

Sự xuất hiện nhiều lần của nhân vật Bụt đã là cho nước mắt của Tấm ngừng chảy, vơi bớt tiếng thở dài. Bụt đã bày cho Tấm cách nuôi bống, gọi bống để có niềm vui, được sống trong "tình bạn". Bụt đã bày cho Tấm cách gọi đàn chim sẻ bay đến nhặt thóc giúp Tấm. Bụt đã bày cho tấm cách chôn xương bống vào chân giường để sau này có áo quần lụa mớ bảy mớ ba, có dây thắt lưng lụa thiên lý, có nón quai thao, có giày thêu và ngựa tía để đi hội. Tiếng nói của Bụt mới chan chứa yêu thương, mới nhiệm mầu biết bao! Nhờ Bụt mà Tấm trở nên xinh đẹp, mới được đi hội. Nhờ Bụt mà Tấm được trở thành hoàng hậu, được sống trong cuộc đời vinh hoa, phú quý.

Bụt trong cổ tích "Tấm Cám" là hiện thân của niềm mơ ước của nhân dân lao động về sự đổ đời, về hạnh phúc. Những gì không thể xảy ra trong cuộc đời thì chỉ có thể ở trong mơ ước. Mơ ước ấy đã thể hiện triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" của nhân dân ta. Cuộc đời nhiều đắng cay, đen tối, bị cái ác bủa vây, vùi dập, cuộc đời nhiều máu và nước mắt, nên nhân dân mới mơ ước được đổi đời. Truyện cổ tích "Tấm Cám" đẹp về một giấc mơ đổi đời làm cho mỗi chúng ta xúc động:

"Ở hiền thì lại gặp hiền

Người hay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trông cuộc sống thầm thì tiếng xưa".

(Truyện cổ tích nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Phần hai của truyện cổ tích "Tấm Cám" phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác diễn ra không ngừng, càng về sau càng trở nên dữ dội, khốc liệt. Mẹ con mụ dì ghẻ tìm đủ mọi mưu mô, thủ đoạn tàn ác, dã man để tiêu diệt Tấm đến cùng, quyết giành cho được vinh hoa, phú quý.

 

 

Hoàng hậu Tấm về quê giỗ cha. Tấm trèo cau hái quả để cúng cha. Mụ dì ghẻ đã cầm dao đẵn gốc cau, Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết. Mụ dì ghẻ đưa Cám vào cung lấy vua thay Tấm. Tấm hóa thành chim vàng anh đem lại niềm vui cho vua. Vàng anh hay hồn Tấm cất tiếng oan: "Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch / Giặt mà không sạch, tao rạch mặt ra".

Chim vàng anh bị Cám bắt giết thịt. Lông chim vàng anh hóa ra hai cây xoan đào rợp bóng rất đẹp. vua sai lính hầu mắc võng vào hai cây xoan đào nằm nghỉ hóng mát. Cám sai thợ chặt cây xoan đào đóng khung cửi. Cám vừa ngồi vào khung cửi đó thì nghe khung cửi nguyền rủa: "Cót ca cót két / Lấy tranh chồng chị / Chị khoét mắt ra!".

Cám đốt khung cửi, đem tro đi đổ. Từ đống tro lại mọc lên cây thị xanh tốt. Thị ra hoa, kết trái. Chỉ có một quả thị trên cành, tỏa mùa thơm ngào ngạt. Thị đã rụng vào bị bà lão hàng nước… Cô Tấm tái sinh. Cô Tấm xinh đẹp từ trong quả thị bước ra, trở lại với cuộc đời. Nhà vua chỉ nhìn qua miếng trầu têm cánh phượng mà nhận ra Tấm, người vợ xinh đẹp, yêu thương của mình.

Sau khi bị giết, Tấm không ngừng tái sinh, phục sinh nhưng đã bị Cám tìm đủ mọi cách tàn sát, hủy diệt. Chim vàng anh bị Cám giết thịt. Cây xoan đào bị Cám đốn. Khung cửi bị Cám đốt. Cây thị mọc lên tươi tốt. Thị kết trái. Tấm được phục sinh rồi được gặp lại nhà vua. Đó là những kiếp luân hồi của Tấm. Đó là sức sống mạnh mẽ, bất diệt của Tấm. Tấm bị sát hại, nhưng hồn Tấm vẫn căm giận kết án kẻ độc ác đã giết chết mình.

Quá trình biến hóa của Tấm trong phần hai truyện cổ tích "Tấm Cám" đã thể hiện sức chiến đấu kiên cường bất khuất, sức sống mạnh mẽ bất diệt của nhân dân lao động, của cái thiện trước cái ác, trước mọi thế lực đen tối và tàn bạo, trước mọi âm mưu quỷ quyệt. Cho dù bị giết chết, bị xé xác, bị phanh thây, cho dù bị đốt xác thì Tấm vẫn bất diệt!

Phần cuối của truyện là kết cục đáng đời của hai mẹ con người đàn bà tham lam, độc ác và quỷ quyệt. Cám chui xuống hố sâu, bị giội nước sôi mà chết. Mụ dì ghẻ thấy Cám chết rồi cũng lăn đùng ra chết. Hành động trả thù của Tấm và cái chết của hai mẹ con Cám đã thể hiện cuộc đấu tranh đẫm mãu giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong cuộc đời xưa, nay. Đó là mơ ước của những con người bị áp bức, bị vùi dập. Và đó cũng là triết lí, là niềm tin của nhân dân: "Ác giả ác báo".

Trên con đường đi tìm chân lí, tìm ấm no hạnh phúc, những truyện cổ tích thần kì như truyện "Tấm Cám" mãi mãi là bài ca về những mơ ước đẹp, giàu nhân bản cho ta niềm vui, niềm tin và sức mạnh trừng phạt cái ác, chiến thắng cái ác.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo