Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho tam giác ABC cân tại A (AB = AC). Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC. Chứng minh tam giác ABE = tam giác ACD

Cho tam giác ABC cân tại A(AB=AC). Gọi D,E lần lượt là trung điểm của AB và AC.
a) chứng minh tam giác ABE= tam giác ACD
b) chứng minh BE=CD
c) gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh ram giác KBC cân tại K


 
6 trả lời
Hỏi chi tiết
15.687
133
20
Chan Chan
01/02/2019 11:06:54

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
34
16
Băng
01/02/2019 12:59:22
27
15
6
6
engberaking well
26/04/2019 22:11:51
de thi kiem tra toan hk2 help me cho minh v
6
5
engberaking well
08/05/2019 22:35:01
I.ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh,
Ngữ văn 7, tập hai NXN Giáo dục Việt Nam, 2013)
Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm). Từ xưa đến nay thuộc trạng ngữ gì?nêu tác dụng?cho biết đoạn trich trên sử dung biện pháp tu từ nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung đoạn trích.
Câu 4 (1,0 điểm). Là học sinh em sẽ làm gì để gắn kết tình cảm giữa các thành viên
trong lớp?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu để
nói về vai trò, trách nhiệm của em đối với tập thể lớp .
Câu 2 (5,0 điểm). CMR:Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh ngày nay
II.Đáp án
*1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2 Trạng ngữ chỉ thời gian.Tác dụngSGK.Biện pháp tu từ;liệt kê
3 Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta
khi có giặc xâm chiếm.
Lưu ý :
- HS đưa ra đầy đủ các ý trên đạt điểm tối đa
4 HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản
thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức và
pháp luật
*Câu 1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò, trách nhiệm của
em đối với tập thể lớp .
điểm) c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể
viết đoạn theo những ý sau:
+ Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách.
+ Sẵn sàng tham gia mọi phong trào, … của tập thể.
+ Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và các hoạt động của
lớp.
+ Tự rút ra bài học cho bản thân.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
2...I/ MB: Đưa ra vấn đề.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
II/ TB:
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
5
8

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Toán học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư