Hành trình tình yêu của những bức ảnh

121 lượt xem
Nhưng cha cũng biết thành kiến của người Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam về những bà mẹ đơn thân. Cha nghĩ về tương lai của đứa bé sắp chào đời và tự thấy mình đã phá vỡ và làm tổn thương tất cả, cả chính bản thân cha nữa. Đúng lúc vùng vằng đòi thu xếp va li về Việt Nam, Ngọc Trân đau đớn ôm bụng và ngã ngất dưới sàn nhà.
***
1.
- Chà! Ảnh của cha lại được lên trang nhất của tạp chí Elle này!
- Giờ con mới biết tài năng của cha sao?
Cha tôi cười đắc chí trong khi vẫn chú tâm vào việc đưa chiếc Cadillac của mình vọt lên giữa rừng xe cộ giờ cao điểm. Đẩy gọng kính tối màu lên đầu, tôi ném ánh mắt gườm gườm về phía người cầm lái.
- Vâng! - Ngay sau đó, tôi lập tức thay đổi giọng điệu - Nhưng phải chuyển đi chuyển lại như thế này, cha không thấy khó chịu sao?
- Không! - Cha hồ hởi - Không bao giờ! Vì cuộc đời là một chuyến phiêu lưu dài kì mà. Chỉ khi chúng ta chết đi, cuộc hành trình mới kết thúc. Sống cố định một nơi thì chán lắm! Cha đã đi nhiều nơi rồi. Rome,Paris,Tuscany... và bây giờ là ở đây - giữa lòng vương quốc Liechtenstein hoa lệ. Sau này lớn lên, con phải giống cha nhé, không thể cứ như mẹ con được. Bà ấy lỡ yêu và quen sống ở Hà Nội mất rồi!
Từ nhỏ, trong những đợt nghỉ dài hạn của trường, tôi đã luôn theo chân cha, cùng ông rong ruổi và biệt tăm ở những địa danh kì thú của thế giới, chiêm ngưỡng khuôn mặt tinh tế đầy vết chai sạm của lịch sử. Trong những năm đầu đời, tôi không hình thành bất cứ khái niệm nào về người phụ nữ thứ hai trong gia đình. Với tôi, chỉ cần có cha. Thế là đủ!
Về mẹ. Thật sự thì tôi không nhớ chút gì về bà ngoài trừ cảm giác dịu dàng bao trùm. Có thể đó là vệt dấu hằn sâu trong tim tôi, làn da tôi về nụ cười, về những câu nhắn nhủ yêu thương, về cái xoa ấm áp mẹ dành cho khi tôi vẫn còn trong bụng bà.
Tôi là con lai, mang trong mình sự hòa trộn hoàn hảo giữa nét đẹp cổ điển, bí ẩn cả người Á Đông và phần cá tính hiện đại, phóng khoáng của người Châu Âu. Khi nghe cha thú nhận rằng mình chưa từng kết hôn, tôi bắt đầu tò mò về cái tên Ngọc Trân ông hay nhắc đến trong những giấc mộng mị chập chờn được kéo đến nhờ những cơn nhậu sỉn lúc trời vào đông.
Cha ít khi kể cho tôi về mẹ hay nhắc đến bà một cách thường xuyên. Tôi luôn tự ghép nối hình ảnh của bà qua những câu chuyện không đầu, không đuôi, những mảng ký ức vụn vặt của cha vu vơ chứa trong từng câu hát. Đó có lúc là một phụ nữ xinh đẹp và cá tính, có lúc lại ủy mị và đầy nước mắt. Đặc biệt, bà có một tình yêu sâu sắc với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Nó lớn hơn tình yêu bà dành cho cha. Và có lẽ, đó là vết thương lớn mà dù là một khoảng thời gian dài vẫn là quá ít để lành lại.
Nỗi đau của cha, hình như, vẫn còn âm ỉ cho đến tận bây giờ.
3.
Sáng nay, cha hăm hở xách máy ảnh và rời khỏi nhà từ rất sớm. Ông nói mình sẽ thực hiện một bộ ảnh thời trang độc đáo trên dãy Alpes và dặn tôi phải chốt cửa cẩn thận nếu như ông về muộn.
Tôi thở dài ngao ngán nhìn chiếc Cadillac của cha khuất sau những bụi cây rậm rì. Liechtensteinlà quốc gia nói tiếng Đức nhỏ nhất thế giới, nằm tiếp giáp Thụy Sỹ và Áo. Mang trên mình là một vẻ đẹp cổ tích, Liechtensteinnằm hoàn toàn trong dãy Alpes. Yên bình và đẹp đẽ.
Nhưng thú thực là tôi không thích nó. Đúng ra là ghét phải đón giáng sinh ở một nơi thiếu sinh khí và quá thanh bình như thế này.
Tôi lượn như cù quanh phòng khách, đánh vật với đống bài tập nghỉ đông rồi lại lăn khoèo ra ngủ. Mãi đến giữa trưa, đầu tôi chợt nảy ra một ý định táo bạo nhưng vô cùng thú vị: Đột nhập phòng cha! Sự hăm hở, nỗi tò mò cùng nhau cán đích. Tôi khóa chặt mọi chốt cửa trong nhà, không phải vì sợ trộm, tất nhiên, rồi nhanh chóng lẻn lên gác mái.
Tôi không ngờ phòng cha lại bừa bộn như vậy. Chỉ còn mỗi chiếc vali màu đen được cha đặt gọn gàng trong góc phòng, còn lại thì toàn là đồ đạc linh tinh. Sấp ảnh đen trắng với những nghệ thuật tạo hình rối rắm tôi không thể bóc nghĩa, những tờ bìa tạp chí thời trang cũ mọt... Chúng nằm bừa bãi ở khắp nơi, quanh sàn nhà, trên giường, ghế sofa...
Tôi ghét phải nhìn thấy chúng trong trạng thái này nhưng vẫn không dám xắn tay áo lao vào "chiến trường". Làm như vậy khác nào tự thú rằng mình đã lục lọi tư trang của người khác? Xét cho cùng thì việc này cũng không hay ho gì cho cam.
Tôi đang tính lẳng lặng "rút quân" thì cái ngăn kéo nằm dưới đáy tủ mở hờ, kích thích sự tò mò của tôi. Tôi tiến về phía đó, mắt đảo xung quanh xem có kẻ xấu tính nào dáo rình mò đâu đó hay không. Theo tôi đoán, chắc trong đó đang chất một đống mấy trăm bức thư tình mấy cô người mẫu chân dài viết tặng cha, bí lắm thì cũng là những thứ linh tinh kì quái nào đó trong bộ sưu tập của cha về những miền đất mình từng đặt chân tới trên thế giới.
Chiếc hộc tủ được kéo ra cùng lúc mắt tôi bị bất động. Bên trong có vỏn vẹn sáu bức ảnh với nhân vật chính là một người phụ nữ lạ mặt. Cô ấy có mặt trong từng tấm ảnh, được ghi rõ địa điểm, ngày giờ, trong mọi tư thế và đủ thứ trang phục. Hình như chúng được chụp lại từ hàng chục năm về trước, màu có, đen trắng có. Cũ quá rồi!
Trong bức ảnh này, người phụ nữ ấy trang điểm đậm, mặc váy xanh, đi giày cao gót. Trong bức ảnh kia, vẫn là cô nàng nhưng lại mặc váy voan mền cổ điển. Lúc cô dịu dàng, e lệ trong bộ đồng phục tốt nghiệp của trường đại học, lúc cô lại cực cool khi pose ảnh với que kem và... cái bụng bầu.
Tôi biết người phụ nữ này. Đó là ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu khi tôi nhìn thấy bức ảnh cô bên dàn hoa giấy đỏ rực một góc trời đông. Cô ấy sống kế bên căn gác trọ của cha khi chúng tôi tới Hà Nội vào kì nghỉ đông hai năm trước. Điều kỳ lạ là trong khoảng thời gian đó, cha không đi đâu nhiều và ít khi cho phép tôi ra khỏi nhà. Nếu có cũng là tầm sáng sớm, khi mặt trời chưa tỉnh dậy hoặc vào tối mịt, khi cả thành phố đã chìm vào giấc ngủ.
Chúng tôi chỉ lưu lại Hà Nội ít ngày, trước khi cha vội vã đáp chuyến bay tới Bangkok. Căn cứ vào góc nhìn, có thể thấy rằng bức ảnh được lại từ phía... cửa sổ nhà tôi!
24.07.94
Sau lễ tốt nghiệp, cha cùng Ngọc Trân tới Hà Nội. Và cha đã hoàn toàn thất vọng. Nếu nhìn lướt qua, Hà Nội chỉ đẹp trong một chốc chứ không hoàn hảo, lung linh và lãng mạn như trong những cây chuyện bà ấy vẫn thủ thỉ với cha hằng đêm.
Cha không thích mặt Hồ Tây phẳng lặng và chật hẹp. Cha bị dị ứng với cái mùi hoa sửa gắt nồng trên những con phố đầy ổ gà và khói bụi. Cha ghét cay ghét đắng những tiếng ồn ào và huyên náo của một buổi chợ sớm chật ních người. Hà Nội cũng như thức Phở của nó. Mới đầu thì lạ miệng nhưng ăn mãi cũng khiến người ta chán ngấy!
Vậy nhưng Ngọc Trân lại khác. Bà ấy yêu tha thiết những con đường mòn lối, những bức tưởng phủ đầy địa y và rêu phong thâm trầm, cổ kính của khu phố cổ, yêu tiếng còi xe bin bin đến nhức tai vào những ngày cuối tuần. Với bà ấy, tiếng ồn chính là sự bình yên.
Những mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện.
30.02.95
Trở về Bern sau kỳ nghỉ dài hạn ở dải san hô The Maldives, cả cha và Ngọc Trân đều sửng sốt khi nghe tin bà ấy đang mang thai. Sau cơn cảm sốt bất ngờ vì không quen với khí hậu thất thường của Thụy Sĩ buộc Ngọc Trân phải nhập viện. Bác sĩ đã thông báo như vậy sau khi kiểm tra sơ bộ cho bà ấy.
Đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Ngọc Trân. Bà ấy đã cười rất nhiều, chỉ để đứa bé trong bụng cũng cảm thấy điều ấy. Bà ấy tập tành nghe nhạc cổ điển, chăm chỉ đi mua đồ sơ sinh vào dịp cuối tuần, đưa ra vô số gợi ý về tên của đứa bé sắp trào đời, dù chưa biết mình sẽ có một đứa bé trai hay gái.
Thấy bà ấy vui, cha cũng vậy. Nhưng không hiểu sao, trong lòng lại dâng lên một nỗi sợ mơ hồ. Nếu có con, cha sợ mình sẽ bị trói buộc tại một vùng đất chật hẹp nào đó. Cha sợ phải sống tù túng và chật chội. Khi ấy, cha nhận thức được mức độ tồi tệ của mình trong từng suy nghĩ ấy. Nhưng thực sự là cha rất sợ. Cha đã quá quen với việc luôn để đôi chân của mình chạy rông, kể cả khi yêu Ngọc Trân.
Bà ấy đã từng cằn nhằn trách móc nặng nhẹ cha rất nhiều. Nhưng người ta rất khó để từ bỏ một thói quen.
23.09.95
Tối hôm đó, cha và Ngọc Trân đã cãi nhau rất lớn. Bà ấy một mực muốn trở về Hà Nội sống, kể cả khi không có cha ở bên cạnh. Bà ấy khẳng định rằng sẽ tự mình nuôi con.
Ngọc Trân là một người tài giỏi, chưa bao giờ cha phủ nhận điều đó. Cha biết bà ấy đủ táo bạo và dư sức làm một điều như vậy. Nhưng cha cũng biết thành kiến của người Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam về những bà mẹ đơn thân. Cha nghĩ về tương lai của đứa bé sắp chào đời và tự thấy mình đã phá vỡ và làm tổn thương tất cả, cả chính bản thân cha nữa. Đúng lúc vùng vằng đòi thu xếp va li về Việt Nam, Ngọc Trân đau đớn ôm bụng và ngã ngất dưới sàn nhà.
Bác sĩ bảo bà ấy sinh non, phải mổ trực tiếp, nguy cơ giữ lại đứa bé cũng khá thấp.
Và rồi, con đến với thế gian này như một phép lạ. Sau đó vài giờ đồng hồ, trước khi cha mẹ Ngọc Trân đáp chuyến bay xuống Thụy Sĩ, cha nói với bác sĩ rằng sẽ mang con tới một bệnh viện khác. Chụp lại tấm ảnh Ngọc Trân vẫn còn mê mam bên giường bệnh, cha lặng lẽ đem con rời khỏi bệnh viện trong đêm bão bịt bùng không thấy rõ hướng đi.
gia-đình-hạnh-phúc
- Chúng ta sẽ cùng đi nhé, con yêu! - Cha đẩy chúng về phía tôi và mỉm cười.
- Cha không ngại khi phải sống ở Hà Nội sao? Hơn nữa con cũng không biết tiếng Việt. Chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn đấy ạ.
- Phải mất một khoảng thời gian dài, khi đôi chân dần mỏi mệt và kiệt sức, cha mới hiểu rằng gia đình luôn là bến đỗ bình yên nhất của cuộc đời, dù nó có ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Con biết không, mẹ vẫn đang đợi chúng ta trở về!
Đã từ lâu lắm rồi, những giấc mơ về đêm của tôi luôn là cảnh tôi rượt bắt hình bóng mẹ trên những cánh đồng màu xám rộng lớn và hoang hoải gió. Mẹ luôn luôn ở phía trước, rất gần nhưng tôi không thể nào chạm tới.
Chợt, tôi mỉm cười và bật khóc nức nở.
Cuối cùng cũng đã đợi được đến ngày hôm nay!
0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo