LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

MẸ KẾ

161 lượt xem

Không phải mẹ là vợ hai của ba. Mẹ là mẹ kế vì sau mẹ ruột của tôi. Người tôi yêu thương kính trọng, người đã cứu cánh cả cuộc đời tôi.

Tôi của ngày ấy không khác gì một con thú hoang bị thương chỉ trực chờ sẵn sàng tấn công người khác để xoa dịu nỗi đau sau cú sock mất cả ba lẫn mẹ trong một vụ tai nạn thảm khốc. Tôi oán hận tất cả.

Mẹ xuất hiện sau khi nhiều bác sĩ, chuyên gia tâm lý đã bỏ cuộc. Tôi hả hê sung sướng vì xua đuổi thành công những vị khách không mời mà tới. Mẹ chẳng mấy chốc cũng sẽ từ bỏ cái nhiệt tình ban đầu. Tôi nghĩ.

***

" Nghe kỹ nhé quý cô, tôi chỉ nói một lần thôi. Tôi chắc một đứa trẻ thông minh như quý cô đây thì chưa tới một giây đã hiểu hết tình hình. Cô chính thức gia nhập đội ngũ trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, không người thân thích kể từ ngày hôm nay."

- Nói dối, tôi còn có bà con họ hàng. Họ sẽ không bao giờ bỏ rơi tôi.

" À há, sự thật thì ngược lại đó, cô bé. Mẹ rút một tờ giấy trong tập hồ sơ đưa cho tôi " đọc đi". Thật không thể tin được, họ hàng tôi không một ai nhận nuôi tôi, không có đủ tiền ư? kinh tế khó khăn ư? ba mẹ tôi đã để lại rất nhiều tài sản mà.

" Tiền đó đã được dùng chi trả cho chi phí những tháng ngày quý cô nằm điều trị ở đây. Cô nên cảm ơn họ vì họ đã kiếm cho luôn nơi ở mới cho cô".

Cái gì? cô nhi viện ư? tôi há hốc mồm, không tin vào tai mình. Bọn họ sao có thể.

"Trên đời này không gì là không thể cô bé ạ. Nếu muốn khóc thì cứ thỏa thích đi, lần cuối cô có người lắng nghe". Mẹ nói.

Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi im lặng. Đầu tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi không nghĩ được bất kể điều gì, tôi không biết mình nên làm gì, mọi thứ của tôi bây giờ đều phụ thuộc vào quyết định của người khác.

"Đây có thể là lần cuối cùng chúng ta gặp nhau. Để tôi miễn phí cho cô một lời khuyên nhé " hãy tỏa ra tử tế để tồn tại ở cô nhi viện nếu không cô sẽ bị ném ra ngoài đường. Hãy biết kìm nén cảm xúc của mình. Đường đi phía trước tốt hay xấu tất cả phụ thuộc vào độ thông minh của cô". Mẹ đứng lên rời khỏi phòng. Ra đến cửa mẹ còn quay đầu lại " À, cảm ơn vết tích cô để lại trên tay tôi. Chúc may mắn. Tạm biệt". Tôi ghét con người này. " Cười nhiều vào nhé, đời còn nhiều thứ vui đáng để tận hưởng nhưng nó không có nghĩa là đời công bằng". " Cô đáng bị ném cho quỷ dữ ăn thịt vì dám đối xử với trẻ con như vậy". Tôi nghĩ.

Chiều hôm đó, tôi được chuyển tới cô nhi viện trong sự thờ ơ, ghẻ lạnh tất cả mọi người sống ở đó. Một tuần trôi qua tôi chính thức trở thành kẻ lạc loài. Tôi chẳng bận tâm, lúc này cái tôi cần là sự yên tĩnh. Bọn họ chẳng tránh xa tôi thì tôi sẽ tránh xa bọn họ. Ở đây, tất cả chúng tôi rất khác nhau nhưng đều quy tụ chung tại một điểm " đau". Không có nỗi đau nào nhỏ, cũng chẳng có nỗi đau nào lớn, chẳng ai muốn hoán đổi nỗi đau của mình với người khác. Mỗi người đều co lại trong nỗi đau của mình. Đôi khi nhìn vết sẹo mẹ để lại trên tay tôi vẫn không thể hiểu nỗi, rút cuộc mẹ muốn nói gì hay chỉ đơn giản là hành động trả đũa. Mẹ vốn nổi tiếng là máu lạnh, làm bất cứ việc gì cũng có chủ ý.

Hai tháng sau, vào một buổi chiều mưa, mẹ lần đầu tiên xuất hiện trước mặt tôi. Vẫn cái giọng đầy khiêu khích " Sống tốt chứ quý cô"? mẹ hỏi.

" Như cô nhìn thấy. Cô tới đây làm gì? Đến để cười nhạo tôi sao? Tôi không chào đón cô. Mời cô đi cho".

" Thô lỗ, vô giáo dục. Cô có biết chỉ cần một vài ý kiến của tôi cũng đủ để cô không bao giờ có ai nhận nuôi, thậm chí bị ném ra ngoài đường. Việc cô biến khỏi cô nhi viện này là cơ hội tốt cho một đứa trẻ bất hạnh nào đó đang phải lang thang ở đầu đường xó chợ có cái phước đủ lớn để sống ở nơi ngày có cơm ăn ba bữa, có nơi để ngủ, được đi học...Đồ ăn miễn phí bao giờ cũng có rất đông người thích. Nếu cô không học được những thứ có giá trị thì cô đúng là rẻ rách, đáng bị quăng vô thùng rác. Sai lầm lớn nhất mà ba mẹ cô mắc phải là sinh cô ra trên đời này".

" Tôi không phải là rác rưởi": Tôi hét lên.

" Hành động của cô giống một con người có giáo dục sao? Cô còn chưa nhận thức được mình đang ở vị trí nào hả? Cô đang mong chờ sẽ có phép màu sẽ xuất hiện cứu cánh đời cô ư? Những ông bụt, bà tiên, những thiên thần trong các tác phẩm cổ tích đã đủ già để đi nghỉ hưu dài hạn. Hãy tự giúp mình trước khi mong chờ ai. Sống trong ánh mắt thương hại của người khác không làm cô tốt đẹp hơn".

" Vậy, con phải làm gì? xin cô nói cho con biết". Chưa đầy một giây sau tôi hối hận về hành động ngớ ngẩn của mình. Giá như tôi có thể biến mất thì hay biết mấy. " Cho dù cuộc đời có xô đẩy cô như thế nào đi chăng nữa thì phải luôn ngẩng cao đầu mà sống. Cô có biết sự khác nhau giữa con lật đật và con búp bê ở chỗ nào không"? Chẳng đợi tôi trả lời, mẹ dửng dưng đứng lên, bỏ đi. Không ngoái nhìn tôi mỉm cười như những lần trước. Mẹ bỏ lại cho tôi mớ tơ vò, rối loạn không thể kiếm đường ra.

" Tôi cực kỳ ghét mẹ, ghét cay ghét đắng, ghét đến tận cùng của xương tủy máu thịt. Vết thương của tôi chưa kịp khô lại toang hoắc, đau nhức. Nó dày vò, hành hạ tôi. Tôi mới vừa thôi ghét mẹ một chút nay còn ghét nhiều hơn.

Tôi sống những ngày bình lặng ở cô nhi viện, tôi chơi với tất cả mọi người nhưng không thân với bất kỳ ai. Đã có vài người được chuyển tới, vài người chuyển đi. Tôi không vui mà cũng chẳng buồn, chẳng biết tôi có thể sống ở đây đến khi nào. Đến khi tôi đủ lớn để chăm lo cuộc sống cho mình, tôi phải dành cơ hội sống ở đây cho người khác. Tôi đã 10 tuổi.

Ở trường, mọi người nhìn tôi chỉ trỏ, xầm xì, bàn tán " con nhỏ đó là trẻ mồ côi". Tôi bị bắt nạt. Có đứa muốn làm bạn nhưng chỉ được vài ngày kiểu gì nó cũng hỏi " ba mẹ đã chết hết cả rồi hả? không còn một ai nữa à? Trước đây sống ở đâu? ...." Tôi chúa ghét những câu hỏi như thế. Thế là tình bạn lại tan. Tôi không bắt bạn và từ chối người khác làm bạn với mình.

Tôi chỉ có một mình, tôi lạc lõng bơ vơ, tôi mệt mỏi. Tôi không ăn, chẳng ai nài nỉ " không ăn à, để mình giúp cho". Chỉ hơi sốt thôi, lấy khăn lạnh đắp cho hết. "Đừng để giám đốc thấy bọn mình là những đứa trẻ tốn kém, nếu không họ không nhận nuôi nữa. Phải luôn khỏe mạnh, tỏa ra là một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời, chưa kiếm ra tiền thì phải làm cho họ thấy chúng ta sẽ có ích sau này. Đừng để ai nhắc nhở chúng ta phải làm gì, phải tập quan sát, học hỏi từ những thứ nhỏ nhất. Biết đâu có cơ hội được nhận nuôi mà không được nhận nuôi thì sau này cũng dễ sống hơn." Một chị cùng phòng nói. Tôi cảm thấy mình được yêu thương, lòng dịu lại nhẹ nhàng, ám áp lạ thường. Tôi thích chị.

Chị trong mắt tôi ngày ấy thông minh, xinh đẹp, dịu dàng, tốt bụng. Chị mới chuyển tới cô nhi viện được vài ngày nhưng đã quen thân gần hết tất cả mọi người. Chị chủ động bắt chuyện với tôi mà không hề hỏi han bất cứ chuyện gì đã xảy ra. Chị luôn làm tôi cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Tôi thích tất cả mọi thứ ở chị, tôi sẽ không làm chị buồn lòng, thất vọng, tôi nghe lời chị như một chú cừu non, không bao giờ nghi ngờ, thắc mắc. Chị lúc nào cũng đúng. Chị bảo tôi làm gì tôi sẽ làm, tôi bảo tôi đi đâu tôi sẽ đi bởi chị là người duy nhất cho tôi niềm vào cuộc sống ngày mai. Chị bảo chị sẽ dạy tôi kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền, tôi và chị sẽ rời khỏi cô nhi viện, mua nhà, sống vui vẻ bên nhau. Tôi tin tưởng chị tuyệt đối. Ngay cả khi chị giao tôi cho bọn buôn bán nội tạng trẻ em, ngay cả khi chị nói với tôi " mày không nghe sai gì đâu, tao đã lừa mày, đừng trách ai cả có trách thì trách bản thân mày quá ngu ngốc để bị lừa mà không hề hay biết. Tao cũng thông minh đúng không? Mày sẽ bị mổ bụng lấy tim, gan, thận...tất cả những gì có thể bán lấy tiền đều bị moi móc, còn xác mày sẽ làm miếng mồi ngon cho những con vật đã quen với thịt người. Cảm ơn mày, nhờ mày mà tao vẫn sống, sống nhờ tiền bán những thứ của mày. Từ nay trở đi mày không phải sống kiếp mồ côi, ghẻ lạnh. Mày có hiểu những gì tao nói hay không? Mày có biết chuyện gì đang xảy ra ở bên trong các căn phòng kia hay không? Mày sẽ lần lượt trải qua chúng nhưng vì tao và mày đã có thời gian thân thiết bên nhau. Tao sẽ cho mày có cái diễm phúc chứng kiến tận mắt những gì sẽ xảy ra với mày".

Chúng dẫn tôi tới một cái phòng xa nhất nơi chúng dở trò đồi bại không chỉ với bé gái mà còn các bé trai. Mặc lũ trẻ con chấp tay van xin, khóc lóc. Bọn chúng vẫn tiếp tục làm, cười tê dại. Làm xong chúng còn đổi ca với nhau.

Phòng kế bên rất lạnh, có rất nhiều người mặc áo trắng, bịt mặt. Bọn họ không nói gì. Tôi sợ phòng này hơn cả phòng đầu. Những đứa trẻ bước ra khỏi phòng này đều là những cái xác bị xẻ rạch từ cổ tới bụng, ngồn ngộn những máu được kéo ra ném xuống đầm cả xấu cả vài chục con to đùng, đang há miệng chực chờ, chúng đánh nhau, xâu xé cái xác.

Tất cả mọi chuyện đã xảy ra với tôi ngày ấy dừng lại ở đó. Tôi không nhớ bất cứ chuyện gì đã xảy ra sau đó. Tại sao tôi vẫn chưa chết? Ai cứu? Tôi đều không biết, không thể nhớ. Không ai biết, mẹ cũng không.

Chỉ biết ngày trở về bệnh tình của tôi rất nặng: Điên loạn, không còn khả năng nhận biết, sợ hãi tất cả mọi thứ, mất khả năng ngông ngữ, thường xuyên lên cơn, co giật, gào thét.

Một đoàn gồm các bác sĩ thần kinh, chuyên gia tâm lý hàng đầu trên cả nước được thành lập tham gia hội chuẩn tìm phương án, trong đó có mẹ. Không ai phủ nhận cần phải tạo cho tôi một môi trường thân thiện, một ai đó đủ kiên nhẫn, biết cách chăm sóc bệnh nhân, người có thể chăm sóc tôi 24/24, người để tôi tin tưởng. Không ai khác chính là người thân của bệnh nhân nhưng tôi là trẻ mồ côi. Hơn chục cái đầu giáo sư, tiến sĩ vò đầu, bóp chán, mồ hơi nhỏ giọt tìm phương án vẫn không mấy khả thi. Cuối cùng một vị giáo sư già hạ chốt tôi sẽ được điều trị đặc biệt ở viện tâm thần. Không một ai trong đoàn nghĩ sẽ nhận nuôi tôi, kể cả mẹ.

Tôi được chuyển tới viện tâm thần. Một tháng sau, bệnh tình của tôi không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn nặng hơn. Tôi không còn được thả tự do như trước kia, đã bị xích lại, bị tiêm thuốc an thần nhiều hơn. Tôi chỉ còn lại một cái xác khô. 10 tuổi 15 kg. Tôi trở thành gánh nặng của xã hội. Mẹ nhìn tôi xót xa, đau đớn, mẹ rã rời, mệt mỏi, quay về. Hai ngày sau mẹ quay trở lại với thủ tục nhận con nuôi, đón tôi về nhà trong ánh mặt ái ngại của tất cả mọi người, không ít người nghĩ mẹ thích chơi trội, thích nổi tiếng, bị điên. Đám phóng viên tha hồ đưa những tít giật gân. Ý kiến phản hồi cũng rất trái chiều, mẹ im lặng. Người ta lại nghi ngờ tôi là đứa con mà mẹ bỏ rơi từ nhỏ... mẹ vẫn im lặng.

Ngồi nhà nhỏ ở ngoại ô của mẹ bị thường xuyên bị vây quanh bởi đám báo chí phải nhờ cảnh sát can thiệp. Có lần mẹ bắt gặp một tay phóng viên đang tìm cách lén chụp hình tôi, mẹ đến gần hỏi người đó " nếu có người cố tình chụp hình con cậu như thế, cậu sẽ làm gì? có vui vẻ không"? Mẹ không xóa những tấm hình trong máy ảnh nhưng không có bài báo nào về tôi được đăng. Thực ra, lúc thấy tên phóng viên đó, mẹ giận sôi máu lên, đã muốn giết chết hắn ta nếu có thể nhưng làm như thế chỉ phản tác dụng. Khi tên phóng viên đã cúi đầu hối lỗi đi xa, mẹ bước vô phòng uống liền một lúc ba cốc nước vẫn còn thấu máu sôi lên ở trong người. Chuyện vui mẹ kể ngày tôi đã lành bệnh.

Trước đây, mẹ sống cùng em trai nhưng giờ chỉ còn một mình, em trai của mẹ đang học ở Anh. Có bao nhiêu tiền bạc, mẹ dồn cho em trai đi du học và dành trả nợ một khoản kha khá, tình hình tài chính của mẹ luôn ở mức báo động đỏ nhưng mẹ là người rất hay cười mặc dù lạnh lùng, ít nói. Mẹ là người nguyên tắc, nghiêm túc. Mọi thứ trong nhà của mẹ đều được sắp xếp một cách gọn gàng cũng có thể vì nó có quá ít đồ đạc, vật dụng. Không máy giặt, không tủ lạnh, không điều hòa, có một cái bàn tròn nhỏ, hai cái ghế, bát đũa, ly tách chẳng cái nào đủ bộ. Tóm lại liệt kê đồ đạc trong nhà mẹ thì cái có chắc chắn ít hơn cái không, trừ tài liệu nghiên cứu, sách vở thì có đến vài kệ. Thứ duy nhất mẹ mua không tính toán. Còn bất kể thứ gì mẹ cũng nâng lên, đặt xuống, suy đi tính lại rất cẩn thận mới mua như quần áo, giày dép, túi xách...Chưa một phụ nữ 27 nào lại không có một thỏi son, không túi xách, không một bộ váy, giày cao gót cũng chỉ có một đôi. Mẹ rất chuộng đôi bitis có thể đi cả trời nắng lẫn trời mưa, có thể đi bộ vài km, chạy nhảy tùy ý, có thể đứng rất lâu. Váy ngủ cũng không có một bộ, đồ đi làm chỉ vài bộ toàn jeans với sơ mi. Mẹ thực sự rất bận rộn, lúc nào cũng làm việc và làm việc, mẹ chưa bao giờ có ngày nghỉ trọn vẹn, thậm chí là chủ nhật. Mẹ thường làm việc xuyên đêm, suốt sáng. Mẹ là mẫu người không quan tân người khác nói gì về mình. Mẹ ghét trả lời tin nhắn, thường xuyên quăng cái điện thoại ở một nơi nào đó, đến lúc kiếm không ra thì quay như con rối " điện thoại, điện thoại, tìm giúp, nhanh lên". Mẹ không thích xem phim, hò hẹn, dạo phố, ngắm đồ, mẹ không có thời gian giải trí hay chính xác mẹ thích ngủ nhiều hơn. Mẹ không có khả năng chăm sóc mình tốt nhưng mẹ luôn nấu ăn ở nhà, dù các món mẹ nấu chỉ ở mức không gây ra ngộ độc thực phẩm. Tiêu chí nấu ăn hàng đầu của mẹ chế biến đơn giản, nhanh chóng, trong nhà dự trữ hàng lốc trứng và mì ăn liền. Mẹ không phải mẫu người phụ nữ đảm đang có thể chăm lo cho mình tốt. Nhưng mẹ là mẫu người có tinh thần trách nhiệm, làm việc gì cũng phải cố gắng làm đến tận cùng. Có thể đó là lý do lớn nhất mẹ không bỏ rơi tôi.

Hai tháng đầu mẹ nuôi tôi không khác gì một con thú hoang cần có thời gian để thuần dưỡng. Tôi không thể làm bất cứ việc gì, đến cả ăn cơm tôi cũng quên mất cách nhai, ngủ thường xuyên la hét. Mấy ngày đầu mẹ chỉ nới lỏng dây chói cho tôi, để thuận tiện cho việc ăn uống, vệ sinh. Tôi vẫn ghét mẹ, nhiều khi tôi không uống sữa mà cắn tay mẹ. Việc tắm rửa, cắt móng tay, móng chân thì không thể làm lúc tôi thức, chỉ còn cách cho tôi ngủ. Trong nhà không thiếu thuốc an thần, thuốc mê. Toàn để những chỗ tiện lợi để tiện sử dụng phòng trường hợp tôi lên cơn. Dần dần tôi không còn sợ mẹ nữa, các dây chói cũng được cởi bỏ nhưng tôi vẫn rất sợ người lạ, tôi không đi đâu chỉ quẩn quanh trong phòng. Đã không còn lê lết, tìm cách chui xuống gầm giường, quấn mình trong rèm cửa, tôi đã có thể nằm trên giường, sợ tiếng ồn.

Ba tháng tiếp theo tình hình sức khỏe của tôi tốt lên trông thấy. Nhận thức của tôi bằng một đứa trẻ ba, bốn tuổi bình thường. Tôi biết ngồi ghế, biết tự xúc đồ ăn, không sợ tắm nhưng vẫn rất sợ vật nhọn và kim loại. Tôi sẽ không để ai cắt móng tay và móng chân, dẫu mẹ đã làm mẫu rất nhiều lần và chứng tỏa nó không hề đau nếu biết cách sử dụng nó đúng cách. Mỗi lần nhìn mẹ cắt móng tay, móng chân kiểu gì mặt mũi tôi cũng tái xanh, sợ hãi chui vào chăn chỉ thò nửa cái đầu ra, hai tay che mắt, bao giờ tôi cũng kêu " Á, đau" trước khi mẹ cắt, còn mẹ thì cười " bình thường, chẳng đau gì cả. Muốn thử không"? Tôi vẫn đang tập nói. Chưa câu nào tôi nói quá năm từ. Phát âm cũng chưa rõ ràng, mẹ không bao giờ bỏ qua những lỗi như thế. Bao giờ tôi cũng phải nhắc đi nhắc lại cho đến khi rõ ràng thì mẹ mới chịu buông tha, có khi tôi phải luyện nói cả ngày. Mẹ bắt đầu dạy tôi học chữ, đọc cho tôi nghe rất nhiều chuyện và giải thích rất tường tận. Sau đó, mẹ thường hỏi lại và yêu cầu tôi đọc. Dĩ nhiên lúc này tôi vẫn đang học vẹt. Tôi có thể xem phim hoạt hình nhưng đều do mẹ chọn. Tôi có thể cười thoải mái ở nhà nhưng tôi vẫn không dám đi ra ngoài, vẫn rất sợ người lạ. Tôi bớt la hét, ít phải sử dụng thuốc an thần nhưng tôi vẫn còn sợ quá nhiều thứ, tôi có thể hoảng loạn nhưng chỉ cần nghe thấy giọng mẹ thì tinh thần của tôi sẽ ổn định. Mẹ đã đọc rất nhiều truyện rồi thu lại cho tôi nghe. Đôi khi mẹ thu cả giọng tôi.

Mẹ từng bước lôi tôi quay trở về với cuộc sống. Tôi được dạy dỗ một cách nghiêm khắc và nhiều hơn một đứa trẻ bình thường. Mẹ làm tôi đủ bận rộn để không còn thời gian trống để nhớ những ký ức đau buồn. Tôi có một lịch học đặc biệt ở nhà và được thay đổi theo tháng. Tôi đi ngủ lúc 12 giờ sau tiết mục đọc truyện đêm khuya, tôi thức dậy lúc 6 giờ 30 phút. Tự mình dọn giường, tập thể dục 15 phút, đánh răng, rửa mặt. Mẹ sẽ hướng dẫn tôi làm bữa sáng với những gì tôi thích ăn, có thể là cơm chiên từ tối qua, đôi khi là trứng chiên ăn cùng với bánh mì, thỉnh thoảng là cháo. Mẹ luôn bên cạnh tôi đến lúc tôi làm thành thục để chắc rằng tôi sẽ an toàn nếu không có mẹ ở nhà. Tôi khoái bữa sáng tệ hại của mình. Mẹ ăn món mẹ làm. Tôi có bữa sáng hoàn hảo với hai phần ăn khác nhau. Tôi không kén chọn món ăn vì tôi tự tay chế biến chúng. Tôi thích chế biến món ăn ra sao mẹ cũng đồng ý, thậm chí có những món đã phải đổ đi vì mùi của nó không khác gì chuột chết nhưng chưa một lần mẹ la tôi, lần nào mẹ cũng bảo " mẹ đang chờ món mới của con, không chừng con có năng khiếu làm đầu bếp". Mẹ thường để món của mẹ và tôi để so sánh không phải ở độ ngon mà ở mức độ gọn gàng, xào rau thì không nên có cọng bám vào thành miệng, cọng thì bay ra ngoài, nên dồn chúng lại tiện cho việc đậy nắp vung. Chén ăn thì nên dùng thìa vét cho sạch, đừng để giống cái máng heo, đồ ăn thừa thì gom lại một chén để đem đổ. Tôi chấp nhận mọi thứ vì tôi xem mẹ là một đối thủ cần phải vượt qua và vì mẹ chưa bao giờ chê bai tôi. " Cứ làm hết những gì con muốn thử nhưng nhớ báo trước cho mẹ biết, mẹ chưa muốn đi chơi xa không về". Mẹ nói.

Không chỉ có chuyện ăn uống, tất cả mọi chuyện trong nhà mẹ đều có mặt tôi. Thậm chí mẹ còn xem tôi đã trưởng thành, phòng của tôi mẹ không bao giờ đụng tay vào và cho phép tôi tự ý trang trí theo sở thích của mình. Song tôi phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ. Tôi lau nhà 1 lần một tuần, hai ngày quét một lần hoặc đơn giản thấy nhớp thì tôi quét. Hai mẹ con sẽ tổng kết dọn nhà vào ngày cuối tuần.

" Uh, cũng khá đó chứ, có năng khiếu dọn nhà". Mẹ nói

" Con chưa bằng mẹ". Tôi nói.

Mẹ không nói mẹ bây giờ mà mẹ nói khi mẹ bằng tuổi con, có việc mẹ còn chưa biết làm và làm lần đầu bao giờ cũng rất lóng ngóng, lúng túng, vài lần thì sẽ quen, sau đó thì con có thể sáng tạo tùy ý.

" Sao phải học nhiều vậy mẹ"? Tôi hỏi

" Để bình tĩnh đón nhận cuộc đời dù có chuyện gì xảy ra chúng ta cũng đủ dũng khí mà đối diện với nó".

" Con thích ăn, thích ngủ, không thích làm gì hết". Tôi nói

"Con chắc chứ"?

Dạ.

Mẹ để cho tôi sống thử cuộc sống đó dĩ nhiên là tôi chẳng làm gì ngoài cái ước muốn ăn và ngủ, tôi không được phép làm bất cứ việc gì khác. Được vài ngày thì tôi chán ngấy. Ở bên cạnh mẹ, tôi được thử rất nhiều điều, cả những điều tưởng chừng như ngớ ngẩn, mẹ cũng không bao giờ ngăn cản. "Uh, nếu thích thì con thử làm đi, có mất mát gì đâu. Có chuyện gì xảy ra thì đừng trách mẹ". Có những việc tôi thử hại tôi, làm tôi đau điếng. Tôi trách mẹ "sao mẹ không nói với con".

- Con chắc là con nghe lời mẹ mà không phàn nàn, ca thán, khó chịu chứ?

- Dạ, không.

- Cũng tốt, bây giờ thì con biết được điều đó rồi.

- Tại sao mẹ biết những việc đó?

- Đọc sách. Mỗi loại sách khác nhau dạy chúng ta những tri thức khác nhau. Đọc sách để nhận thức đúng về thế giới, về con người, sách dạy chúng ta những điều bổ ích không chỉ có những điều tốt mà có những điều xấu, cái tốt chúng ta nên học, chúng ta biết cái xấu để tránh nó và nếu có mắc phải chúng ta biết cách đứng lên, không lún sâu vào.

Mẹ tôi mắc bệnh nghề nghiệp nặng nhưng không cực đoan mẹ luôn cho tôi những lý do hợp lý tại sao tôi phải học cái này, tôi phải học cái kia. Tại sao cái không thích thì càng phải chăm chú học, nghiên cứu kỹ lưỡng. Làm thế nào để hiểu người khác, cách tốt nhất là bắt chước giống họ. Mẹ rất bình dị, gần gũi không sao siêu, khó nắm bắt, mẹ thừa nhận mẹ đã từng mắc rất nhiều sai lầm không chỉ khi nhỏ mà còn cả bây giờ. Tôi thấy mình quan trọng khi mẹ hỏi ý kiến tôi " nếu là con thì con sẽ làm sao"?. Mẹ yêu tôi theo cách riêng của mẹ, nghiêm khắc, không để tôi sống mơ mộng, huyền ảo. Tôi phải luôn nhìn vào sự thật, tìm cách vượt qua nỗi sợ hãi bản thân " không phải không sợ hãi mà dũng cảm đương đầu với nỗi sợ" mẹ thường hay nói. Nếu con cứ tìm cách lẩn trốn nó thì nó sẽ quẩn quanh tìm con đến khi con ý thức được rằng con cần phải vượt qua nó, con vần vứt bỏ hay giữ lại nó.

Mẹ dạy tôi nhìn nhận đúng bản chất của sự việc, nhìn nhận một sự việc dưới vài góc độ. Mẹ dạy tôi cả những điều thầm kín, khó nói, dạy tôi có ý thức lớn lao về bản thân. Tôi chưa bước vào tuổi dậy thì đã được mẹ trang bị đầy đủ kiến thức giới tính. Mẹ không ngần ngại trả lời tôi những câu hỏi ngượng chín mặt, một phần mẹ là nhà tâm lý học.

Tôi không đi học ở trường vì vẫn còn rất sợ người lạ. Tôi vẫn tuân theo những môn học ở trường. Ngoài ra, tôi còn học vẽ, học đàn, học nhảy theo các khóa học trên mạng. Mẹ không ép tôi học hành quá căng thẳng với những môn học này. Mẹ rất chú trọng việc bồi dưỡng tâm lý, nghiên cứu con người và xã hội để tôi có cái nhìn toàn diện. Sách mẹ mua rất nhiều, chẳng khác gì một thư viện. Mẹ dạy cho tôi nghiên cứu vấn đề từ cơ bản, đơn giản nhất đến chuyên sâu. Đến khi tôi năm vững vấn đề đó thì mẹ mới chuyển qua vấn đề khác và quy trình cũng y như cũ. Mẹ sẽ đưa ra câu hỏi và tôi đọc sách để tìm câu trả lời hoặc tôi đọc sách đưa ra ý kiến của mình, mẹ sẽ nhận xét, đánh giá, hỏi tôi. Sau khi, tranh luận xong bao giờ mẹ cũng đưa tôi đi thực hành. Thời gian tôi chưa thể ra ngoài, mẹ bật video cho tôi xem, sau này khi tôi có thể ra ngoài thì đến chỗ mẹ làm việc. Tôi trở thành trợ lý cho mẹ. Đó là mãi gần mười năm sau.

Còn giờ xin quay về cái lịch đặc biệt của tôi. Sau bữa sáng, tôi sẽ học các môn trên trường. Cái gì cũng giống trừ bài tập thể dục, tôi thích đổi nhạc tập tành gì cũng được, miễn là trong vòng 15 phút. Mẹ đăng ký cho tôi theo khóa học trên mạng. Tôi sẽ làm bài tập và mẹ sẽ là người chấm bài. Bài phải đạt trên 80% thì mới qua, không qua thì sẽ làm lại. Học xong tôi sẽ chuẩn bị bữa trưa cho mình, có khi mẹ chuẩn bị. Ăn xong thì tôi sẽ đi ngủ 1 giờ. Tôi bắt đầu học lúc 1h15 phút tôi sẽ đọc những sách khám phá về cơ thể con người, về xã hội, tâm lý lứa tuổi. Dĩ nhiên, tôi tuân thủ theo sách mẹ đã chọn. Sau hai giờ học, tôi sẽ nghỉ ngơi 30 phút, trong đó có bài tập thể dục 15 phút. Tôi tiếp tục học thêm một giờ nữa. Đây là phần bài học mẹ sẽ kiểm tra rất kỹ lưỡng, gắt gao nên tôi phải chăm chú hơn nhiều.

Trong khi chờ mẹ về ăn tôi, tôi có thể thêu, đọc sách giải trí, xem phim hoạt hình, hoặc làm bất kể tôi thích. Mẹ con tôi thường nói chuyện học hành của tôi trên bàn ăn, đôi khi mẹ kể chuyện công việc của mẹ.

Sau bữa tối mẹ và tôi thường đi lại trong phòng tám đủ thứ chuyện về cách chăm sóc tóc, da, quần áo, nhà cửa, tháng này có gì tăng giá, có gì hạ giá nhưng chỉ trong khoảng một giờ. Mẹ sẽ kiểm tra mức độ hiểu biết của tôi về những gì mẹ bảo tô đọc, nhưng đầu tiên mẹ sẽ nghe những gì tôi nghĩ, tôi đánh giá. Mẹ sẽ chỉ ra cho tôi, cái gì đã đạt, cái gì chưa, cần khắc phục ra sao. Mẹ không bao giờ dạy bài mới, nhiệm vụ của tôi là phải tự đọc, tự nghiên cứu trước. Sau đó, tôi có một giờ 30 phút luyện Karatedo với mẹ. Thời gian còn lại cho đến lúc tôi đi ngủ, tôi làm việc tự do. Tuy nhiên, tôi không được phép để mình bốc mùi mà đi ngủ. Mẹ là người ưa sạch, mẹ có thể tăm hàng tiếng, đọc cả nửa quyển sách mới chịu rời bồn tắm.

Tất cả mọi hoạt động của tôi đều được ghi chép một cách chi tiết đầy đủ, thậm chí chỉ là 5 phút vào nhà vệ sinh giữa chừng cũng phải ghi. Mẹ đánh giá mức độ tôi tiến lùi ra sao. Nghe thì có vẻ cuộc sống của tôi rất tẻ nhạt, buồn chán nhưng đó chính là biện pháp tốt nhất đối với tôi.

Sau 5 năm, tôi gần là một đứa trẻ bình thường trừ bệnh sợ đám đông, sợ người lạ nhưng tôi có thể đi vui vẻ, cười đùa bên mẹ. Tôi sẽ không cho ai đó một cú đấm nếu họ vô tình chạm phải tôi. Tôi vẫn không đi học ở trường. Tôi bắt đầu chuyên tâm đọc sách tâm lý nhưng vẫn phải đảm bảo các môn học khác để tôi tham gia kỳ thì tốt nghiệp khi cần.

Năm nay, tôi 20 tuổi. Tôi không thể nói tôi đã hoàn toàn quên hết mọi chuyện tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ, đôi khi kỷ niệm buồn vẫn ùa về làm tâm trạng tôi trở nên tồi tệ nhưng tôi biết cách vượt qua, đứng lên đi tiếp. Tôi đã có thể mỉm cười. Tôi không còn sợ đám đông nhưng tôi vẫn còn dè chừng với người lạ. Tôi chưa có người yêu không phải vì tôi sợ yêu mà đơn giản tôi muốn lãng phí tuổi xuân của mình vào những mối tình không đầu, không cuối chỉ là con gió thoảng qua. Tôi đang chờ một nửa đích thực của mình cũng giống như mẹ tôi. Mẹ đã chia tay mối tình 7 năm trước ngày cưới vài tháng vì nhận nuôi tôi. Đã có lần tôi hỏi mẹ " Mẹ có hối hận vì đã nhận nuôi con không"? mẹ đã yêu người đó rất lâu, chắc hẳn mẹ rất đau".

- Nếu cho mẹ chọn lại một lần nữa mẹ cũng sẽ không làm khác đi. Mẹ không cần một cái xác đàn ông bước đi bên mình, mẹ cần một tâm hồn có thể chia sẻ. Mẹ lấy làm mừng vì mẹ và người đó đã chia tay, sẽ không có ai phải khóc nửa phần đời còn lại, hoặc làm tổn thương nhau nhiều hơn nữa. Giữa hai cái lợi thì chọn cái lợi lớn hơn, giữa hai cái hại thì chọn cái hại nhỏ hơn mà làm. Mẹ chọn việc làm cảm thấy lương tâm mình thanh thản, thoải mái.

Tôi không hận những người họ hàng đã bỏ rơi tôi ngày xưa. Xét ở một góc nào đó tôi đã từng là một đứa trẻ bất hạnh nhưng may mắn đã mỉm cười với tôi, tôi may mắn sống sót, tôi may mắn được mẹ nhận nuôi dẫu lúc đầu mẹ chỉ muốn chữa cho tôi hết bệnh nhưng điều đó không quan trọng vì lý do gì ban đầu đi chăng nữa. Mẹ đã làm tất cả những gì tốt đẹp cho tôi. Mẹ đã hy sinh rất nhiều vì tôi. Tôi rất yêu mẹ, dẫu mẹ không ôm ấp, vuốt ve, cưng nựng tôi như những bà mẹ khác. Mẹ thả tôi tự do để tôi biết đường về quý giá như thế nào với một con người.

Tháng 8, Luân Đôn khí trời ẩm thấp, tê buốt, lạnh giá, sương mù dày đặc. Tôi và mẹ ngồi thưởng thức một chén trà nóng ăn một miếng bánh ngọt. Tôi đã lấy được học bổng chuyên ngành tâm lý ứng dụng, tôi sẽ tiếp bước trên con đường của mẹ, tôi sẽ giúp những đứa trẻ đã từng giống mình. Mẹ sẽ bay về Nhật để tiếp nhận công việc mới.

Món quà mẹ tặng tôi trước khi đặt chân lên đất Anh, tôi vẫn chưa được phép mở. Mẹ dặn khi nào mệt mỏi thì hãy mở nó. Tôi biết mình có đường về. Mắt tôi nhòe đi. Tôi yêu mẹ.

0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Tags: MẸ KẾ
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư