HỌA QUỐC - Quyển 2 - Chương 71
Đỗ Phương Lam | Chat Online | |
02/04/2019 22:46:40 | |
Truyện ngôn tình | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
269 lượt xem
- * HỌA QUỐC - Quyển 2 - Chương 72 (Truyện ngôn tình)
- * HỌA QUỐC - Quyển 2 - Chương 73 (Truyện ngôn tình)
- * HỌA QUỐC - Quyển 2 - Chương 70 (Truyện ngôn tình)
- * VŨ ĐỘNG CÀN KHÔN - Chương 1020: Thủ đoạn hung hãn! Cả không gian lặng như tờ (Truyện tiên hiệp)
Đó chính là - đau thương.
Ngày hôm sau, Khương Trầm Ngư sau khi nghe xong buổi chầu sớm, về tới Dao Quang điện liền vội vàng thay một chiếc áo trắng, khoác áo khoác màu đen rồi ra khỏi cung. Xe ngựa đi hơn một canh giờ mới tới phủ Kỳ Úc hầu.
Sắc trời âm u, mây đen phủ lên cả thế giới một tầng màu xám xanh.
Từ cửa sổ xe ngựa, nàng nhìn những tòa nhà quen thuộc, từ xa tới gần, trái tim giống như viên trân châu lăn tròn trên chiếc khay, mãi mà không thể bình tĩnh được.
Phủ Kỳ Úc hầu đương nhiên không phải nàng mới tới lần đầu.
Trước khi nhập cung, nàng từng tới đó một lần. Lần đó, nàng xin Cơ Anh một món quà, mà đến nay món quà ấy vẫn còn trên tai nàng.
Khương Trầm Ngư bất giác đưa tay lên sờ tai trái của mình, vết thương rõ ràng đã lành từ lâu, nhưng dường như lại lần nữa sưng tấy lên, sau khi sưng tấy lại trở thành trống rỗng.
Người ấy, sao có thể đột nhiên… không còn nữa?
Người ấy, rõ ràng đã xỏ cho nàng chiếc lỗ tai, khi nàng bị sát thủ truy sát đã cứu nàng, chàng kéo tay nàng đi đến chỗ bọn Hách Dịch thương lượng, hơi ấm cơ thể chàng dường như chưa từng biến mất, vẫn còn lưu lại trên người nàng… Nhưng người ấy, sao lại đột ngột không còn nữa?
Thái giám đặt viên đá kê chân xuống, Khương Trầm Ngư đẩy cửa xe bước ra, ngẩng đầu nhìn hầu phủ, trên cánh cửa treo hai chiếc đèn lồng trắng, bị gió thổi lắc lư, lộ rõ sự thê lương khôn tả.
Một cụ bà tuổi chừng sáu mươi bước chân lập cập đi ra mở cửa, tự xưng là quản gia của hầu phủ, sau đó cụ bà họ Thôi này dẫn nàng vào trong.
Trước tiên đến từ đường.
Từ đường được xây ở phía chính Bắc của phủ đệ, hoàn toàn không âm u hẻo lánh giống như từ đường của những nhà bình thường khác, hơn một trăm ngọn nến cắm ngay ngắn soi sáng cả rừng bài vị cực kỳ trang nghiêm cung kính.
Nơi đây chính là từ đường Cơ gia… mỗi cái tên trên bài vị đều từng có một thời hiển hách. Điều khiến cho Khương Trầm Ngư bất ngờ là có cả bài vị của nữ chủ nhân, đặt cạnh chủ nhân gia tộc mỗi đời.
Cũng có nghĩa là, nếu nhân duyên của nàng và Cơ Anh năm đó không đứt, nơi đây vốn cũng có một chỗ cho nàng… Mà giờ phút này, bài vị cuối cùng vẫn còn để trống, vẫn chưa điền chữ lên đó, Khương Trầm Ngư không kìm được đưa tay lên vuốt, cảm nhận ngón tay mình lướt qua từng hoa văn tinh tế, nàng bỗng òa khóc.
Tiếng khóc nghẹn ngào đứt quãng, không chịu nghe theo sự kìm chế của nàng bật ra khỏi cuống họng. Nàng vừa nghĩ sao mình lại mất hình tượng như vậy, vừa để mặc cho những dòng lệ tiếp tục lăn xuống.
Thôi quản gia bên cạnh hiểu ý không hề khuyên can, chỉ nói: “Già dẫn nương nương đến thư phòng của công tử nhé”. Nói rồi dẫn nàng đi ra khỏi chốn đau thương đó.
Khương Trầm Ngư lấy khăn tay lau khô nước mắt, bấy giờ mới quan sát tỉ mỉ chỗ ở của Cơ Anh.
Đây là… nhà của Cơ Anh.
Là nhà của nam tử mà nàng yêu nhất…
Đây dù sao vẫn là lần đầu tiên nàng có cơ hội quan sát kỹ nó như vậy, đi qua con đường đá sỏi mà chàng đã đi qua vô số lần, được sờ vào hàng lan can mà chàng đã từng sờ, thỉnh thoảng cũng có làn gió thổi qua vạt áo đã từng thổi tung trường bào của chàng… Vừa nghĩ đến những điều này, trái tim Khương Trầm Ngư bỗng tan chảy, lòng đầy dịu dàng.
Thuở nhỏ chắc chắn công tử cũng đã từng ngồi đọc sách dưới gốc cây này, cũng từng ăn điểm tâm bên cạnh chiếc bàn đá này, những cành trúc mảnh xanh rậm rì, căn nhà sạch sẽ cực kỳ trang nhã, từng phiến đá từng gốc cây ở nơi đây, trong mắt nàng đều hài hòa, hợp ý.
Giống như người mà nàng thích, toàn thân từ đầu đến chân không gì là không đẹp.
Không lâu sau, đoàn người đến trước cái sân nhỏ, bên trong có ba gian nhà ngói cạnh rừng trúc, thậm chí đến cửa sổ cũng đều được điêu khắc thành hình tre trúc, dường như hòa thành một thể với rừng trúc. Một tấm biển lưu ly trên cửa khắc chìm ba chữ lớn “Hữu sở tư” bằng sơn màu xanh lục, nét chữ cứng cỏi đẹp đẽ. Khương Trầm Ngư biết, đây chính là thư phòng của Cơ Anh.
Thôi quản gia đẩy cửa phòng, bước vào đốt nhang, rồi quay người lại nói: “Mời nương nương”.
Khương Trầm Ngư từ từ bước qua bậu cửa, mùi Phật thủ cam quen thuộc ùa tới, thứ đầu tiên lọt vào tầm mắt nàng là sách.
Trên giá sách bằng trúc cao bằng bức tường, có đến hơn nghìn cuốn sách được xếp ngay ngắn, cức cách một tầng lại treo một miếng trúc nhỏ, viết phân loại bên trên. Bên cạnh giá sách là một chiếc đỉnh cổ chạm hình con ly[1] cao mấy thước, bấy giờ trong đỉnh đang đốt nhang, làn khói trắng lượn lờ bay lên từ những hoa văn chạm rỗng, khiến cho tất cả những thứ nhìn thấy trước mắt trở nên không thực, mơ hồ như trong mộng.
[1] Con ly: Một loài gần giống với rồng, màu vàng, không có sừng.
Nàng… thật sự đến thư phòng của Cơ Anh ư?
Hay là vì quá nhớ nhung, cho nên ông trời thương xót ban cho nàng giấc mộng này?
Khương Trầm Ngư bất giác bước tới, sờ lên chiếc sập mềm đặt phía dưới chiếc đỉnh cổ, chăn gối lạnh ngắt, đúng rồi, người ấy đã không quay về từ lâu lắm rồi… Không, người ấy vĩnh viễn không thể quay về nữa rồi… Lời của Chiêu Doãn văng vẳng bên tai, từng tiếng từng tiếng một lạnh lẽo: “Nàng cũng biết, Cơ Anh hắn… chỉ còn lại mỗi cái đầu… cho nên, ta muốn nàng đến phủ Kỳ Úc hầu một chuyến, xem có thứ gì có thể bồi táng cùng hắn, chôn nhiều một chút, để hắn lên trời cũng không quá cô quạnh…”.
Có thứ gì có thể để công tử mang theo đây? Mùi hương này chắc chắn phải mang đi…
Thôi quản gia ở bên cạnh lặng lẽ nói: “Lúc nhỏ, ngoài bệnh tim bẩm sinh ra, công tử còn bị hen. Thế nên đại phu mới kê cho công tử loại thuốc Phật thủ cam để mang theo bên mình, sau dần dần mới khỏi. Nhưng tam sao thất bản truyền ra ngoài, rất nhiều vương tôn công tử tranh nhau bắt chước, khiến một thời gian hương ở kinh đô trở nên đắt đỏ. Haizz”.
Khương Trầm Ngư đến trước thư án, bên cạnh có bày một bình hoa cao bằng nửa người, trong bình không cắm hoa, mà đặt rất nhiều quyển trục. Nàng tiện tay mở một quyển ra, bên trong là một bức tranh.
Khương Trầm Ngư “a” lên một tiếng, cánh tay đang giữ bức tranh đột nhiên run bắn.
Đó là một bức tranh hoa sen xanh.
Nhưng thực sự mà nói, đó không phải là một bức “tranh”.
Bởi vì, nó được dán lên.
Cũng tức là chủ nhân của tranh đã cắt hoa sen và lá sen thật, dán lên giấy vẽ, rồi dùng một cách đặc biệt nào đó để giữ màu sắc tươi thắm như còn trên cây cho nó.
Sở dĩ Khương Trầm Ngư giật mình, là vì đây không phải lần đầu tiên nàng nhìn thấy bức tranh được vẽ theo cách này. Mấy ngày trước, chẳng phải nàng đã cùng Hy Hòa chơi trò vẽ tranh kiểu này sao? Giọng nói bình tĩnh không gợn sóng của Thôi quản gia nhẹ nhàng vang lên, như đang hoài niệm, lại chỉ như kể lại mà nói: “Từ nhỏ công tử rất không thích vẽ tranh, vì thế mà không ít lần bị lão hầu gia giáo huấn. Sau này, có người dạy công tử cách vẽ tranh này, ngài liền học theo, dùng cách này để đối phó với phu tử. Phu tử xem xong liền cười, từ đó về sau không còn bắt công tử vẽ tranh nữa. Ngược lại chính công tử thỉnh thoảng cũng vẫn cắt cắt dán dán. Bức tranh này công tử làm trước lúc đi Trình quốc. Khi đó, hoa sen mới vừa nhú, công tử nói cứ làm một nửa trước đã, phần còn lại sau khi trở về sẽ làm tiếp. Nhưng ai ngờ… chuyến này công tử có đi mà không có về…”.
Khương Trầm Ngư chầm chậm cuộn bức tranh lại, đưa cho cung nhân phía sau. Bức tranh hoa sen mùa mới chưa hoàn thành này, cũng theo công tử lên đường đi…
Trên tường của thư phòng còn treo một cây cung, cây cung nhỏ tinh xảo lạ thường, thường dành cho trẻ em hoặc phụ nữ sử dụng.
Thôi quản gia nói: “Đây là cung của Tiết Thái”.
Khương Trầm Ngư thoáng chút ngạc nhiên.
Thôi quản gia giải thích tiếp: “Đây là bảo cung khiến Tiết Thái nổi danh ngự tiền năm xưa, Tiết Thái dùng cây cung này bắn chết một con hổ. Sau khi Tiết gia bị tịch biên, cây cung này cũng mấy lần qua tay các hiệu cầm đồ, công tử đi ngang qua, liền mua nó về. Sau Tiết Thái bị đưa tới Cơ gia làm nô lệ, công tử nói với hắn, lúc nào hắn chuẩn bị tâm lý thật tốt, có thể từ bỏ tất cả mọi thứ của quá khứ, thì sẽ trả cây cung này lại cho hắn”.
Khương Trầm Ngư không kìm được đưa tay sờ lên cây cung, cung nhân phía sau hỏi: “Có lấy không ạ?”.
Lấy, tức là sẽ đem nó chôn theo công tử.
Khương Trầm Ngư lắc đầu, cây cung này vẫn nên giữ lại đợi Tiết Thái đích thân lấy về.
Đây là hy vọng của công tử.
Cũng là hy vọng của nàng.
Trong vòng nửa canh giờ tiếp theo Khương Trầm Ngư xem khắp lượt thư phòng một lần nữa, nhưng cũng không tìm thấy nhiều đồ. Tuy bài trí trong phòng rất tinh tế, nhưng cũng không có thứ gì để chọn, không có một món cổ vật châu báu nào. Thôi quản gia thấy nàng tìm không ra món đồ gì có ý nghĩa, bèn đề nghị: “Chúng ta đến phòng ngủ xem xem”.
Lời này rất hợp ý của Khương Trầm Ngư, nàng lập tức cùng lão quản gia đi vào phòng ngủ của Cơ Anh. Phòng ngủ rất gần thư phòng, chính là căn nhà chính cách thư phòng một hành lang quanh co ở phía sau. Thiết kế như thế này đương nhiên là để tiện cho Cơ Anh nghỉ ngơi và làm việc. So với thư phòng, phòng ngủ có ít sách hơn, có thêm một chiếc giường, đầu giường đặt một tủ quần áo, Thôi quản gia bước lên mở cánh cửa tủ ra, bên trong toàn là đồ trắng gấp ngay ngắn.
Khương Trầm Ngư lấy một chiếc ra, hoa văn Bạch Trạch lọt vào mắt nàng, nhớ lại phong thái lúc còn sống của người ấy, nàng không khỏi có chút ngây dại.
Bên cạnh, Thôi quản gia nói: “Người đời đều biết công tử thích màu trắng, thực ra công tử không hề thích màu trắng, mà luôn chê nó dễ bẩn khó giặt. Nhưng kế thừa từ lão hầu gia lúc sinh thời, tiên đế đã lấy đồ đằng Bạch Trạch ban cho Cơ gia, đây là vinh hạnh của Cơ gia, bởi vậy lúc nào cũng phải nhớ đến không được quên. Công tử không biết làm sao đành đặt may một loạt quần áo giống hệt nhau, trong thời gian thêu áo cho công tử, các tú nương đều bị đổ bệnh, nên kéo dài ba tháng liền mới xong, nhưng không hiểu sao khi đồn ra ngoài lại biến thành ‘chỉ một chiếc áo của Kỳ Úc hầu cũng phải mất ba tháng liền để thêu’…”. Nói đến đây, Thôi quản gia bỗng lảo đảo quỳ xuống.
Khương Trầm Ngư giật mình, vội đưa tay ra đỡ: “Lão quản gia làm gì thế này? Mau đứng dậy đi!”.
“Nương nương, lão nô có một chuyện khẩn cầu, xin nương nương nhận lời”.
“Bà cứ đứng dậy đã, có gì từ từ nói”.
Thôi quản gia lắc đầu, hai chân đã bắt đầu run run, nhưng vẫn không chịu đứng dậy, vừa nước mắt lưng tròng vừa trầm giọng nói: “Lão nô biết gần đây bên ngoài truyền miệng những bài vè không hay ho, thóa mạ công tử nhà ta. Công tử nhà ta lúc còn sống đã đắc tội không ít người, bây giờ ngài chết rồi, những người đó bắt đầu giậu đổ bìm leo… Những điều này đều không hề gì. Thế nhưng, lão nô không cam lòng, không cam lòng khi thấy công tử thanh bạch nhật nguyệt chứng giám của nhà ta bị người ta vu oan. May mà hôm nay nương nương thay hoàng thượng đến thu thập di vật cho công tử, lão nô sẽ để nương nương xem, công tử nhà ta sinh thời rốt cuộc đã sống một cuộc sống như thế nào, rốt cuộc có tham ô ăn hối lộ như bên ngoài đồn đại hay không! Ta nghĩ, đây cũng là lý do mà hoàng thượng không phải người khác, chỉ phái nương nương đến đây!”.
Khương Trầm Ngư được mở mang đầu óc, một lời mà lay tỉnh người trong mộng.
Trước đó, nàng một mực chìm đắm trong nỗi đau thương, chỉ để ý đến việc cảm nhận dấu ấn của chàng còn lưu lại nơi đây, giờ được Thôi quản gia nhắc nhở, nàng mới ý thức được sứ mệnh quan trọng của bản thân. Quả thực, đúng như lời Thôi quản gia nói, từ sau khi Cơ Anh chết, những lời đồn không hay về Cơ gia nổi lên tứ phía, lại thêm quốc khố thực sự trống rỗng, nhất thời, quan lại tham ô đã trở thành một tội danh rất nghiêm trọng. Sở dĩ Chiêu Doãn phái nàng đến, dụng ý thật sự chắc chắn là mượn lời của nàng để bác bỏ tin đồn.
Bởi vì nàng họ Khương. Còn có gì hiệu quả hơn một người nhà họ Khương rửa sạch thanh danh cho Cơ thị?
Chiêu Doãn… quả nhiên làm gì cũng có tâm cơ… nghĩ đến đây, Khương Trầm Ngư hít sâu một hơi, đỡ Thôi quản gia đứng lên, nói: “Ta hiểu rồi. Yên tâm, ta biết nên làm thế nào”.
Thôi quan gia nước mắt lưng tròng nhìn nàng, nghẹn ngào nói: “Lão nô, thay công tử, tạ ơn nương nương!”.
Cuối cùng Khương Trầm Ngư chọn ba cây bút đã rụng hết phần lông, một hòm áo trắng thêu hoa văn Bạch Trạch, một bức tranh hoa sen và một hộp nhang Phật thủ cam rồi rời khỏi hầu phủ.
Khi nàng về cung, đem những đồ đạc đó giao cho quan phụ trách tang lễ cũng đã đến giờ Hợi, cả người ê ẩm như vừa đi đánh trận về, toàn thân mệt mỏi không còn chút sức lực. Lê đôi chân nặng trĩu về tới Dao Quang cung, còn chưa đến cửa đã nhìn thấy bên trong đèn nến sáng trưng. Có chuyện gì vậy?
Hoài Cẩn lập cập chạy ra nói: “Tiểu thư tiểu thư, cuối cùng tiểu thư cũng về rồi, Hy Hòa phu nhân, nàng ta…”.
Hoài Cẩn còn chưa nói hết, một bóng người liền phi như bay từ trong điện ra, ôm chặt lấy nàng, miệng không ngừng gọi: “Mẹ! Mẹ…”.
“Vẽ đẹp. Vẽ đẹp lắm”. Khương Trầm Ngư an ủi nàng ta, Hy Hòa nghe thấy thế lập tức cười vui vẻ. Đôi mắt trong veo như thủy tinh và nụ cười sáng bừng như hoa xuân, lọt vào mắt Khương Trầm Ngư lại càng khiến nàng cảm thấy chua xót.
Nàng đưa tay ra, chầm chậm sờ lên mái tóc Hy Hòa, cuối cùng ôm nàng ta vào lòng, thút thít nói: “Hy Hòa… ta, ta… rất ngưỡng mộ nàng… Ta thật sự thật sự… ngưỡng mộ nàng…”.
Hy Hòa được nàng ôm chặt lúc đầu vẫn mở to mắt không hiểu, nhưng sau đó, dường như cảm nhận được nỗi đau khổ của Trầm Ngư, ngẩng mặt lên, im lặng nhìn nàng chăm chăm, hôn lên trán nàng.
“Mẹ… đừng khóc… không đau, không đau…”. Trong ánh sáng đêm, giọng nói của Hy Hòa khàn khàn, dịu dàng, thấm đẫm đau buồn.
Khi Khương Trầm Ngư tỉnh dậy trời đã sáng bạch, ánh sáng chói lạ thường khiến nàng vô thức đưa tay lên che mắt, sau đó lờ mờ nhìn thấy một người đang đứng bên cửa sổ. Nàng chớp chớp mắt, cho rằng đó là Hy Hòa, bèn cất tiếng gọi:
“Hy Hòa?”.
“Dậy rồi à?”. Người đó quay lại, một thân hoàng bào, vô cùng tôn quý.
“Hoàng thượng?”. Khương Trầm Ngư thất kinh, vội vàng đứng dậy, liếc nhìn đồng hồ trên bàn, giật mình toát mồ hôi: “Thần thiếp ngủ say quá, lỡ mất buổi chầu sáng của hoàng thượng, tội đáng muôn chết, mong hoàng thượng thứ tội!”.
Nàng ngủ một giấc đến giờ Hợi mà không hay biết gì, tại sao bọn Hoài Cẩn không gọi nàng?
Chiêu Doãn như đọc được suy nghĩ của nàng, lạnh nhạt nói: “Là trẫm dặn bọn họ không cần gọi nàng, hôm qua nàng bận rộn cả ngày cũng mệt rồi, nên nghỉ ngơi nhiều một chút mới phải. Thế nào? Bây giờ nàng cảm thấy đỡ hơn chưa?”.
Khương Trầm Ngư sờ lên đầu, chau mày nhăn mặt nói: “Không biết tại sao, đầu đau ghê lắm”.
Chiêu Doãn phì cười, nắm tay kéo nàng ra khỏi giường: “Mau chải đầu thay áo, cùng trẫm đi nghe tin tức tốt lành, đầu nàng sẽ khỏi đau thôi”.
Khương Trầm Ngư dạ một tiếng. Thực ra trong lòng nàng ít nhiều cũng đoán được tin tức tốt lành hoàng thượng nói đến là gì, tính thời gian thì thông tin từ phía Giang Đô cũng về rồi, Chiêu Doãn đã nói là tin tốt, chắc là chỉ việc này sắp được giải quyết ổn thỏa rồi.
Ngày hôm sau, Khương Trầm Ngư sau khi nghe xong buổi chầu sớm, về tới Dao Quang điện liền vội vàng thay một chiếc áo trắng, khoác áo khoác màu đen rồi ra khỏi cung. Xe ngựa đi hơn một canh giờ mới tới phủ Kỳ Úc hầu.
Sắc trời âm u, mây đen phủ lên cả thế giới một tầng màu xám xanh.
Từ cửa sổ xe ngựa, nàng nhìn những tòa nhà quen thuộc, từ xa tới gần, trái tim giống như viên trân châu lăn tròn trên chiếc khay, mãi mà không thể bình tĩnh được.
Phủ Kỳ Úc hầu đương nhiên không phải nàng mới tới lần đầu.
Trước khi nhập cung, nàng từng tới đó một lần. Lần đó, nàng xin Cơ Anh một món quà, mà đến nay món quà ấy vẫn còn trên tai nàng.
Khương Trầm Ngư bất giác đưa tay lên sờ tai trái của mình, vết thương rõ ràng đã lành từ lâu, nhưng dường như lại lần nữa sưng tấy lên, sau khi sưng tấy lại trở thành trống rỗng.
Người ấy, sao có thể đột nhiên… không còn nữa?
Người ấy, rõ ràng đã xỏ cho nàng chiếc lỗ tai, khi nàng bị sát thủ truy sát đã cứu nàng, chàng kéo tay nàng đi đến chỗ bọn Hách Dịch thương lượng, hơi ấm cơ thể chàng dường như chưa từng biến mất, vẫn còn lưu lại trên người nàng… Nhưng người ấy, sao lại đột ngột không còn nữa?
Thái giám đặt viên đá kê chân xuống, Khương Trầm Ngư đẩy cửa xe bước ra, ngẩng đầu nhìn hầu phủ, trên cánh cửa treo hai chiếc đèn lồng trắng, bị gió thổi lắc lư, lộ rõ sự thê lương khôn tả.
Một cụ bà tuổi chừng sáu mươi bước chân lập cập đi ra mở cửa, tự xưng là quản gia của hầu phủ, sau đó cụ bà họ Thôi này dẫn nàng vào trong.
Trước tiên đến từ đường.
Từ đường được xây ở phía chính Bắc của phủ đệ, hoàn toàn không âm u hẻo lánh giống như từ đường của những nhà bình thường khác, hơn một trăm ngọn nến cắm ngay ngắn soi sáng cả rừng bài vị cực kỳ trang nghiêm cung kính.
Nơi đây chính là từ đường Cơ gia… mỗi cái tên trên bài vị đều từng có một thời hiển hách. Điều khiến cho Khương Trầm Ngư bất ngờ là có cả bài vị của nữ chủ nhân, đặt cạnh chủ nhân gia tộc mỗi đời.
Cũng có nghĩa là, nếu nhân duyên của nàng và Cơ Anh năm đó không đứt, nơi đây vốn cũng có một chỗ cho nàng… Mà giờ phút này, bài vị cuối cùng vẫn còn để trống, vẫn chưa điền chữ lên đó, Khương Trầm Ngư không kìm được đưa tay lên vuốt, cảm nhận ngón tay mình lướt qua từng hoa văn tinh tế, nàng bỗng òa khóc.
Tiếng khóc nghẹn ngào đứt quãng, không chịu nghe theo sự kìm chế của nàng bật ra khỏi cuống họng. Nàng vừa nghĩ sao mình lại mất hình tượng như vậy, vừa để mặc cho những dòng lệ tiếp tục lăn xuống.
Thôi quản gia bên cạnh hiểu ý không hề khuyên can, chỉ nói: “Già dẫn nương nương đến thư phòng của công tử nhé”. Nói rồi dẫn nàng đi ra khỏi chốn đau thương đó.
Khương Trầm Ngư lấy khăn tay lau khô nước mắt, bấy giờ mới quan sát tỉ mỉ chỗ ở của Cơ Anh.
Đây là… nhà của Cơ Anh.
Là nhà của nam tử mà nàng yêu nhất…
Đây dù sao vẫn là lần đầu tiên nàng có cơ hội quan sát kỹ nó như vậy, đi qua con đường đá sỏi mà chàng đã đi qua vô số lần, được sờ vào hàng lan can mà chàng đã từng sờ, thỉnh thoảng cũng có làn gió thổi qua vạt áo đã từng thổi tung trường bào của chàng… Vừa nghĩ đến những điều này, trái tim Khương Trầm Ngư bỗng tan chảy, lòng đầy dịu dàng.
Thuở nhỏ chắc chắn công tử cũng đã từng ngồi đọc sách dưới gốc cây này, cũng từng ăn điểm tâm bên cạnh chiếc bàn đá này, những cành trúc mảnh xanh rậm rì, căn nhà sạch sẽ cực kỳ trang nhã, từng phiến đá từng gốc cây ở nơi đây, trong mắt nàng đều hài hòa, hợp ý.
Giống như người mà nàng thích, toàn thân từ đầu đến chân không gì là không đẹp.
Không lâu sau, đoàn người đến trước cái sân nhỏ, bên trong có ba gian nhà ngói cạnh rừng trúc, thậm chí đến cửa sổ cũng đều được điêu khắc thành hình tre trúc, dường như hòa thành một thể với rừng trúc. Một tấm biển lưu ly trên cửa khắc chìm ba chữ lớn “Hữu sở tư” bằng sơn màu xanh lục, nét chữ cứng cỏi đẹp đẽ. Khương Trầm Ngư biết, đây chính là thư phòng của Cơ Anh.
Thôi quản gia đẩy cửa phòng, bước vào đốt nhang, rồi quay người lại nói: “Mời nương nương”.
Khương Trầm Ngư từ từ bước qua bậu cửa, mùi Phật thủ cam quen thuộc ùa tới, thứ đầu tiên lọt vào tầm mắt nàng là sách.
Trên giá sách bằng trúc cao bằng bức tường, có đến hơn nghìn cuốn sách được xếp ngay ngắn, cức cách một tầng lại treo một miếng trúc nhỏ, viết phân loại bên trên. Bên cạnh giá sách là một chiếc đỉnh cổ chạm hình con ly[1] cao mấy thước, bấy giờ trong đỉnh đang đốt nhang, làn khói trắng lượn lờ bay lên từ những hoa văn chạm rỗng, khiến cho tất cả những thứ nhìn thấy trước mắt trở nên không thực, mơ hồ như trong mộng.
[1] Con ly: Một loài gần giống với rồng, màu vàng, không có sừng.
Nàng… thật sự đến thư phòng của Cơ Anh ư?
Hay là vì quá nhớ nhung, cho nên ông trời thương xót ban cho nàng giấc mộng này?
Khương Trầm Ngư bất giác bước tới, sờ lên chiếc sập mềm đặt phía dưới chiếc đỉnh cổ, chăn gối lạnh ngắt, đúng rồi, người ấy đã không quay về từ lâu lắm rồi… Không, người ấy vĩnh viễn không thể quay về nữa rồi… Lời của Chiêu Doãn văng vẳng bên tai, từng tiếng từng tiếng một lạnh lẽo: “Nàng cũng biết, Cơ Anh hắn… chỉ còn lại mỗi cái đầu… cho nên, ta muốn nàng đến phủ Kỳ Úc hầu một chuyến, xem có thứ gì có thể bồi táng cùng hắn, chôn nhiều một chút, để hắn lên trời cũng không quá cô quạnh…”.
Có thứ gì có thể để công tử mang theo đây? Mùi hương này chắc chắn phải mang đi…
Thôi quản gia ở bên cạnh lặng lẽ nói: “Lúc nhỏ, ngoài bệnh tim bẩm sinh ra, công tử còn bị hen. Thế nên đại phu mới kê cho công tử loại thuốc Phật thủ cam để mang theo bên mình, sau dần dần mới khỏi. Nhưng tam sao thất bản truyền ra ngoài, rất nhiều vương tôn công tử tranh nhau bắt chước, khiến một thời gian hương ở kinh đô trở nên đắt đỏ. Haizz”.
Khương Trầm Ngư đến trước thư án, bên cạnh có bày một bình hoa cao bằng nửa người, trong bình không cắm hoa, mà đặt rất nhiều quyển trục. Nàng tiện tay mở một quyển ra, bên trong là một bức tranh.
Khương Trầm Ngư “a” lên một tiếng, cánh tay đang giữ bức tranh đột nhiên run bắn.
Đó là một bức tranh hoa sen xanh.
Nhưng thực sự mà nói, đó không phải là một bức “tranh”.
Bởi vì, nó được dán lên.
Cũng tức là chủ nhân của tranh đã cắt hoa sen và lá sen thật, dán lên giấy vẽ, rồi dùng một cách đặc biệt nào đó để giữ màu sắc tươi thắm như còn trên cây cho nó.
Sở dĩ Khương Trầm Ngư giật mình, là vì đây không phải lần đầu tiên nàng nhìn thấy bức tranh được vẽ theo cách này. Mấy ngày trước, chẳng phải nàng đã cùng Hy Hòa chơi trò vẽ tranh kiểu này sao? Giọng nói bình tĩnh không gợn sóng của Thôi quản gia nhẹ nhàng vang lên, như đang hoài niệm, lại chỉ như kể lại mà nói: “Từ nhỏ công tử rất không thích vẽ tranh, vì thế mà không ít lần bị lão hầu gia giáo huấn. Sau này, có người dạy công tử cách vẽ tranh này, ngài liền học theo, dùng cách này để đối phó với phu tử. Phu tử xem xong liền cười, từ đó về sau không còn bắt công tử vẽ tranh nữa. Ngược lại chính công tử thỉnh thoảng cũng vẫn cắt cắt dán dán. Bức tranh này công tử làm trước lúc đi Trình quốc. Khi đó, hoa sen mới vừa nhú, công tử nói cứ làm một nửa trước đã, phần còn lại sau khi trở về sẽ làm tiếp. Nhưng ai ngờ… chuyến này công tử có đi mà không có về…”.
Khương Trầm Ngư chầm chậm cuộn bức tranh lại, đưa cho cung nhân phía sau. Bức tranh hoa sen mùa mới chưa hoàn thành này, cũng theo công tử lên đường đi…
Trên tường của thư phòng còn treo một cây cung, cây cung nhỏ tinh xảo lạ thường, thường dành cho trẻ em hoặc phụ nữ sử dụng.
Thôi quản gia nói: “Đây là cung của Tiết Thái”.
Khương Trầm Ngư thoáng chút ngạc nhiên.
Thôi quản gia giải thích tiếp: “Đây là bảo cung khiến Tiết Thái nổi danh ngự tiền năm xưa, Tiết Thái dùng cây cung này bắn chết một con hổ. Sau khi Tiết gia bị tịch biên, cây cung này cũng mấy lần qua tay các hiệu cầm đồ, công tử đi ngang qua, liền mua nó về. Sau Tiết Thái bị đưa tới Cơ gia làm nô lệ, công tử nói với hắn, lúc nào hắn chuẩn bị tâm lý thật tốt, có thể từ bỏ tất cả mọi thứ của quá khứ, thì sẽ trả cây cung này lại cho hắn”.
Khương Trầm Ngư không kìm được đưa tay sờ lên cây cung, cung nhân phía sau hỏi: “Có lấy không ạ?”.
Lấy, tức là sẽ đem nó chôn theo công tử.
Khương Trầm Ngư lắc đầu, cây cung này vẫn nên giữ lại đợi Tiết Thái đích thân lấy về.
Đây là hy vọng của công tử.
Cũng là hy vọng của nàng.
Trong vòng nửa canh giờ tiếp theo Khương Trầm Ngư xem khắp lượt thư phòng một lần nữa, nhưng cũng không tìm thấy nhiều đồ. Tuy bài trí trong phòng rất tinh tế, nhưng cũng không có thứ gì để chọn, không có một món cổ vật châu báu nào. Thôi quản gia thấy nàng tìm không ra món đồ gì có ý nghĩa, bèn đề nghị: “Chúng ta đến phòng ngủ xem xem”.
Lời này rất hợp ý của Khương Trầm Ngư, nàng lập tức cùng lão quản gia đi vào phòng ngủ của Cơ Anh. Phòng ngủ rất gần thư phòng, chính là căn nhà chính cách thư phòng một hành lang quanh co ở phía sau. Thiết kế như thế này đương nhiên là để tiện cho Cơ Anh nghỉ ngơi và làm việc. So với thư phòng, phòng ngủ có ít sách hơn, có thêm một chiếc giường, đầu giường đặt một tủ quần áo, Thôi quản gia bước lên mở cánh cửa tủ ra, bên trong toàn là đồ trắng gấp ngay ngắn.
Khương Trầm Ngư lấy một chiếc ra, hoa văn Bạch Trạch lọt vào mắt nàng, nhớ lại phong thái lúc còn sống của người ấy, nàng không khỏi có chút ngây dại.
Bên cạnh, Thôi quản gia nói: “Người đời đều biết công tử thích màu trắng, thực ra công tử không hề thích màu trắng, mà luôn chê nó dễ bẩn khó giặt. Nhưng kế thừa từ lão hầu gia lúc sinh thời, tiên đế đã lấy đồ đằng Bạch Trạch ban cho Cơ gia, đây là vinh hạnh của Cơ gia, bởi vậy lúc nào cũng phải nhớ đến không được quên. Công tử không biết làm sao đành đặt may một loạt quần áo giống hệt nhau, trong thời gian thêu áo cho công tử, các tú nương đều bị đổ bệnh, nên kéo dài ba tháng liền mới xong, nhưng không hiểu sao khi đồn ra ngoài lại biến thành ‘chỉ một chiếc áo của Kỳ Úc hầu cũng phải mất ba tháng liền để thêu’…”. Nói đến đây, Thôi quản gia bỗng lảo đảo quỳ xuống.
Khương Trầm Ngư giật mình, vội đưa tay ra đỡ: “Lão quản gia làm gì thế này? Mau đứng dậy đi!”.
“Nương nương, lão nô có một chuyện khẩn cầu, xin nương nương nhận lời”.
“Bà cứ đứng dậy đã, có gì từ từ nói”.
Thôi quản gia lắc đầu, hai chân đã bắt đầu run run, nhưng vẫn không chịu đứng dậy, vừa nước mắt lưng tròng vừa trầm giọng nói: “Lão nô biết gần đây bên ngoài truyền miệng những bài vè không hay ho, thóa mạ công tử nhà ta. Công tử nhà ta lúc còn sống đã đắc tội không ít người, bây giờ ngài chết rồi, những người đó bắt đầu giậu đổ bìm leo… Những điều này đều không hề gì. Thế nhưng, lão nô không cam lòng, không cam lòng khi thấy công tử thanh bạch nhật nguyệt chứng giám của nhà ta bị người ta vu oan. May mà hôm nay nương nương thay hoàng thượng đến thu thập di vật cho công tử, lão nô sẽ để nương nương xem, công tử nhà ta sinh thời rốt cuộc đã sống một cuộc sống như thế nào, rốt cuộc có tham ô ăn hối lộ như bên ngoài đồn đại hay không! Ta nghĩ, đây cũng là lý do mà hoàng thượng không phải người khác, chỉ phái nương nương đến đây!”.
Khương Trầm Ngư được mở mang đầu óc, một lời mà lay tỉnh người trong mộng.
Trước đó, nàng một mực chìm đắm trong nỗi đau thương, chỉ để ý đến việc cảm nhận dấu ấn của chàng còn lưu lại nơi đây, giờ được Thôi quản gia nhắc nhở, nàng mới ý thức được sứ mệnh quan trọng của bản thân. Quả thực, đúng như lời Thôi quản gia nói, từ sau khi Cơ Anh chết, những lời đồn không hay về Cơ gia nổi lên tứ phía, lại thêm quốc khố thực sự trống rỗng, nhất thời, quan lại tham ô đã trở thành một tội danh rất nghiêm trọng. Sở dĩ Chiêu Doãn phái nàng đến, dụng ý thật sự chắc chắn là mượn lời của nàng để bác bỏ tin đồn.
Bởi vì nàng họ Khương. Còn có gì hiệu quả hơn một người nhà họ Khương rửa sạch thanh danh cho Cơ thị?
Chiêu Doãn… quả nhiên làm gì cũng có tâm cơ… nghĩ đến đây, Khương Trầm Ngư hít sâu một hơi, đỡ Thôi quản gia đứng lên, nói: “Ta hiểu rồi. Yên tâm, ta biết nên làm thế nào”.
Thôi quan gia nước mắt lưng tròng nhìn nàng, nghẹn ngào nói: “Lão nô, thay công tử, tạ ơn nương nương!”.
Cuối cùng Khương Trầm Ngư chọn ba cây bút đã rụng hết phần lông, một hòm áo trắng thêu hoa văn Bạch Trạch, một bức tranh hoa sen và một hộp nhang Phật thủ cam rồi rời khỏi hầu phủ.
Khi nàng về cung, đem những đồ đạc đó giao cho quan phụ trách tang lễ cũng đã đến giờ Hợi, cả người ê ẩm như vừa đi đánh trận về, toàn thân mệt mỏi không còn chút sức lực. Lê đôi chân nặng trĩu về tới Dao Quang cung, còn chưa đến cửa đã nhìn thấy bên trong đèn nến sáng trưng. Có chuyện gì vậy?
Hoài Cẩn lập cập chạy ra nói: “Tiểu thư tiểu thư, cuối cùng tiểu thư cũng về rồi, Hy Hòa phu nhân, nàng ta…”.
Hoài Cẩn còn chưa nói hết, một bóng người liền phi như bay từ trong điện ra, ôm chặt lấy nàng, miệng không ngừng gọi: “Mẹ! Mẹ…”.
“Vẽ đẹp. Vẽ đẹp lắm”. Khương Trầm Ngư an ủi nàng ta, Hy Hòa nghe thấy thế lập tức cười vui vẻ. Đôi mắt trong veo như thủy tinh và nụ cười sáng bừng như hoa xuân, lọt vào mắt Khương Trầm Ngư lại càng khiến nàng cảm thấy chua xót.
Nàng đưa tay ra, chầm chậm sờ lên mái tóc Hy Hòa, cuối cùng ôm nàng ta vào lòng, thút thít nói: “Hy Hòa… ta, ta… rất ngưỡng mộ nàng… Ta thật sự thật sự… ngưỡng mộ nàng…”.
Hy Hòa được nàng ôm chặt lúc đầu vẫn mở to mắt không hiểu, nhưng sau đó, dường như cảm nhận được nỗi đau khổ của Trầm Ngư, ngẩng mặt lên, im lặng nhìn nàng chăm chăm, hôn lên trán nàng.
“Mẹ… đừng khóc… không đau, không đau…”. Trong ánh sáng đêm, giọng nói của Hy Hòa khàn khàn, dịu dàng, thấm đẫm đau buồn.
Khi Khương Trầm Ngư tỉnh dậy trời đã sáng bạch, ánh sáng chói lạ thường khiến nàng vô thức đưa tay lên che mắt, sau đó lờ mờ nhìn thấy một người đang đứng bên cửa sổ. Nàng chớp chớp mắt, cho rằng đó là Hy Hòa, bèn cất tiếng gọi:
“Hy Hòa?”.
“Dậy rồi à?”. Người đó quay lại, một thân hoàng bào, vô cùng tôn quý.
“Hoàng thượng?”. Khương Trầm Ngư thất kinh, vội vàng đứng dậy, liếc nhìn đồng hồ trên bàn, giật mình toát mồ hôi: “Thần thiếp ngủ say quá, lỡ mất buổi chầu sáng của hoàng thượng, tội đáng muôn chết, mong hoàng thượng thứ tội!”.
Nàng ngủ một giấc đến giờ Hợi mà không hay biết gì, tại sao bọn Hoài Cẩn không gọi nàng?
Chiêu Doãn như đọc được suy nghĩ của nàng, lạnh nhạt nói: “Là trẫm dặn bọn họ không cần gọi nàng, hôm qua nàng bận rộn cả ngày cũng mệt rồi, nên nghỉ ngơi nhiều một chút mới phải. Thế nào? Bây giờ nàng cảm thấy đỡ hơn chưa?”.
Khương Trầm Ngư sờ lên đầu, chau mày nhăn mặt nói: “Không biết tại sao, đầu đau ghê lắm”.
Chiêu Doãn phì cười, nắm tay kéo nàng ra khỏi giường: “Mau chải đầu thay áo, cùng trẫm đi nghe tin tức tốt lành, đầu nàng sẽ khỏi đau thôi”.
Khương Trầm Ngư dạ một tiếng. Thực ra trong lòng nàng ít nhiều cũng đoán được tin tức tốt lành hoàng thượng nói đến là gì, tính thời gian thì thông tin từ phía Giang Đô cũng về rồi, Chiêu Doãn đã nói là tin tốt, chắc là chỉ việc này sắp được giải quyết ổn thỏa rồi.
Truyện mới nhất:
- Đi đêm (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- Rùa Và Thỏ (Truyện ngụ ngôn)
- Yêu Anh Nhiều Đến Như Vậy Sao, Cô Gái Nhỏ Đáng Yêu? (Truyện ngôn tình)
- BẠN ĐẦU TIÊN (Truyện ngắn)
- Ánh Trăng và bánh quy Nàng Tiên Biển (Truyện tổng hợp)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 4 : HÓA RA CHỈ LÀ NHÓC TRẺ TRÂU ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 3 : CÔNG LƯỢC CON TRAI HOÀNG ĐẾ TRƯỚC VẬY ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 2 ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 1 : LÂM PHI LỘC CẢM THẤY CÁI HẬU CUNG NÀY CŨNG THÚ VỊ RA PHẾT ) (Truyện xuyên không)
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!