LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Sự tích Đức Phật A Di Đà

599 lượt xem
Sự tích Đức Phật A Di Đà,Đọc truyện Sự tích Đức Phật A Di Đà,Truyện cổ tích Sự tích Đức Phật A Di Đà,Truyện cổ tích,truyện cổ tích dân gian,truyện cổ tích chọn lọc,tuyển tập truyện cổ tích hay nhất,Truyện cổ tích Thế giới,Truyện cổ tích Thế giới hay và đặc sắc,Tuyển tập truyện cổ tích Thế giới chọn lọc

Theo truyền thuyết trong lịch sử Phật giáo Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang. Phật A Di Đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp, oai đức khôn cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: Vào khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì. Một vị vua có tên Vô Tránh Niệm thống lãnh bốn xứ thiên hạ Đông thắng thần châu, Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc cu lô châu. Vị vua này nổi tiếng nhân đức từ bi. Dân chúng ai ai cũng cảm phục yêu mến. Vua có nhiều con cái, trợ giúp vua có rất nhiều vì đại thần công minh liêm chính. Trong đó có một vị đại thần tên Bảo Hải, ông rất tinh thông về nghề xem thiên văn. Vị đại thần này lại có một người con trai khôi ngô tuấn tú, trên người có ba mươi hai dấu tốt, ông đặt tên là Bảo Trạng.

Bảo Trạng càng lớn thì càng khỏe mạnh trai tráng luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Ông đi khắp nơi thì nghiệm ra rằng việc đời thật thống khổ, tính mạng nhẹ như lông hồng, sinh ra chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa đi xuất gia tu hành. Chuyên tâm tu tích, chẳng bao lâu Bảo Trạng thành Phật, hiệu là Bảo Trạng Như Lai, ông có đủ các phép màu, tinh thông quảng đại. Trở thành Phật, Ngài đi khắp nơi hóa độ chúng sinh cứu giúp dân an, thu nạp nhiều đệ tử, một số cũng nguyện tu thành chính quả như Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, Ngài đi đến đâu dân chúng cũng hoan nghênh chào đón.

Một ngày nọ, nghe tin Ngài đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, Vua mới tò mò muốn đến chỗ Phật xem Ngài giảng đạo gì mà thiên hạ tôn kính như thế. Nghĩ thế, Vua quan đến vườn Diêm Phù, lễ Phật vừa xong. Vua quan sát thì thấy Đức Bảo tạng Như lai khoanh chân ngồi trên tọa có hình con sư tử rất mực trang nghiêm, từ quanh Ngài tỏa ra muôn ánh hào quang chói lòa, phía dưới nào là Phật, là người, dân chúng ngồi kính cẩn nghiêng mình, người thì chắp tay ngồi yên lặng, người quỳ gối thưa hỏi, ai ai cũng cung kính. Ngài liền nhìn lại bản thân mình, chợt sững lại một lúc rồi lòng cảm thấy phấn chấn rộn ràng, cũng cúi lễ Ngài rồi ngồi xuống bên Ngài nghe Ngài giảng phật pháp.

Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì tâm hồn trở nên thanh tịnh, thoải mái thư thái, mọi hiềm khích trách móc bao lâu bỗng chốc tan biến hết. Vua quỳ xuống chấp tay mà thưa Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men dâng lên cúng cho Ngài và dân chúng trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp. Đức Phật mỉm cười gật đầu. Thấy thế Vua vội trở về kinh thành sắm đủ mọi lễ mang đến. Vua cũng khuyên các vị đại thần và các quan trong triều mang lễ đến cúng Phật mong cầu phước ban. Tức thì tất cả các quan đều cung kính vui vẻ lui về mà nô nức chuẩn bị.

Một đêm nọ, quan đại thần Bảo Hải, phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai nằm mơ thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn mà cầu mong những điều nhỏ nhặt chưa thoát ra khỏi cõi luân hồi sinh tử thì lấy làm phiền não, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng kể về giấc chiêm bao và tâu với Vua rằng: "Muôn tâu Đại Vương! Xin suy nghĩ đến việc này. Sinh tử là việc con người phàm trần như chúng ta khó lòng thay đổi, đại vương đã nghĩ đến ban bố cứu độ chúng sinh thì thật quý báu. Đức Phật tùy cơ duyên với chúng sinh mà cảm ứng hiện ra đời, nay chúng ta cầu mong Đức Ngài thì hãy từ bỏ những dục vọng tầm thường làm mọi phước an".

- Xin Đại Vương thứ lỗi cho hạ thần muốn hỏi lời này:

- Đại Vương cúng cầu Đức Phật là nguyện những việc gì, xin cho thần rõ. Nếu Đại Vương cầu về cõi trời làm Thiên Tử hay về cõi nhân gian làm Vua thống lĩnh bốn châu thiên hạ thì vẫn còn trong khổ ải chưa thoát tục, hai thứ này đều là sự vô thường, không lâu dài được, hà cớ phải cầu nguyện! Nếu về trời mà tạo ác nghiệp thì cũng phải đọa xuống địa ngục khổ ai, nếu về cõi nhân gian thì lại chịu mọi phiền não con người. Vậy nên Đại Vương hãy xem xét, nếu thật tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề đừng mong nguyện những việc nhỏ nhặt như thế.

Vua Nghe quan Bảo Hải nói như thế thì tâm tình rộng mở đáp rằng:

- Trẫm chẳng cầu những việc như khanh nói đâu! Trẫm muốn trải kháp bô thí cho chúng sinh, tu hạnh Bồ Tát mà phát tâm Bồ Đề.

Đại thần Bảo Hải cung kính đáp rằng:

- Bồ đề là một đạo rất trong sạch sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao sâu, bao trùm khắp cả nhân gian này. Tu đạo Bồ Đề sẽ làm cho tâm hồn thanh thản, sáng suốt, nhẫn nhục. Tu được đạo này sẽ được đến chỗ an lạc và mới thành chính quả. Vậy mong Đại Vương nên phát tâm mà cầu đạo ấy.

Vua Vô Tránh Niệm cười đáp rằng:

- Ta cảm tạ lời quan tâm của ái khanh, mỗi người trong nhân gian đều có mọi sự phiền não của riêng mình, người nào tâm không lành thì Đức Phật cũng không thể dứt sự khổ não được. Nay Trẫm phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, học đạo Đại thừa, chuyên làm Phật sự mà giáo hóa chúng sanh. Mong cho thế giời trang nghiêm thanh tịnh. Người người không còn khổ đau.

Vua Vô Tránh Niệm vừa dứt lời, bèn cùng với quan đại thần Bảo Hải đến gặp Đức Phật. Thấy Ngài đang dùng phép biến hóa hiện lên mười phương chư Phật ra trước mắt thì lấy làm cảm kích, có thế giới Phật giới người, giới hào quang chói sáng giới nhơ nhớp tối tăm. Đại thần Bảo Hải thấy thế bè tâu Vua rằng:

- Đại Vương nhờ Đức Như Lai mà thấy các thế giới, liệu Đại Vương muốn cầu lấy thế giới nào?

Vua cúng kính chấp tay Đức Phật mà thưa:

- Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà ở cõi phật tốt đẹp trang nghiêm mạng thọ lâu dài, tu nghiệp gì mà ở thế giới xấu xa tối tăm số mạng ngắn ngủi như vậy? Xin Ngài chỉ dạy.

Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

- Các vị Bồ Tát thệ nguyện muốn ở giới thanh tịnh không làm điều ác thì sau khi thành đạo về ở cõi trang nghiêm, còn vị nào muốn ở cõi ngũ trược đủ sự phiền não thì về ở cõi ấy.

Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, an tâm mà nghĩ tới mong cầu của mình, cầu cho một cõi tốt đẹp cứu giúp muôn dân.

Nghĩ xong Vua trở lại lễ Phật thưa rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn! Tôi muốn đem công đức của mình cúng Ngài và muốn cầu an dân thái bình tịnh độ. Nay tôi có những thỉnh cầu này mong Ngài suy xét:

Tôi nguyện trong khi tôi thành Phật, làm sao cho thế giới đủ sự tươi đẹp, mọi vật tràn trề sức sống, không có địa ngục khổ đau, người nào cũng có đủ 6 phép thần thông và căn thân tốt đẹp. Tôi nguyện cho chúng sinh về cõi ấy trở thành đàn ông khỏe mạnh, không còn đàn bà, tất cả được đầu thai trong bông sen, lúc bông sen nở thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài. Tôi nguyện cõi trang nghiêm, cảnh vật tốt tươi xinh xắn, hương sắc muôn loài muôn vẻ. Tôi nguyện cho chúng sinh ai nấy đều ba mươi hai tướng tốt, đi mây về gió dạo khắp cõi Phật mười phương mà thấu hiểu đạo trời. Tôi nguyện nhân gian đều có mọi thứ tự nhiên, đúng giờ thì có món ăn ngon hiện trước mắt, xiêm y tốt đẹp như mong không cần tốn thời gian sắm sửa như trong nhân gian. Tôi nguyện cầu cõi Phật như vậy, đời đời tu hạnh Bồ Tát,đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đề mà thành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, khen ngợi danh hiệu của tôi Tôi nguyện khi đã thành Phật, chsung sinh trong thế gian đã có tu thân sẽ muốn sanh về cõi tôi, tu hành tịnh độ. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, mà có chúng sinh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn về cõi tôi, thì tôi sẽ hiện thân mà chỉ dẫn họ. Tôi nguyện khi tôi trải muôn kiếp về sau người người vui mến phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, muốn làm thân đàn ông chứ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu được như vậy tôi mới chịu thành Phật.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, rất phù hợp với mong nguyện của người. Trong cõi ấy không có tiểu tiết nhỏ nhoi, không có nữ nhân lại thanh tịnh trang nghiêm rất xứng với Đại Vương. Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.

Vô Lượng Thanh Tịnh trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ thì Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai (dịch là Vô Lượng Thọ), sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.

0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư