Truyện Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương

1.773 lượt xem
Truyện Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương,Truyện Thánh Gióng,Phù Đổng Thiên Vương,Đọc truyện Truyện Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương,Truyện dân gian,truyện dân gian xưa,truyện giai thoại xưa,truyện dân gian chọn lọc,truyện giai thoại chọn lọc

Thánh Gióng sau khi có công đánh giặc cứu nước, đã được sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh Bất tử trong tín ngưỡng dân gian việt Nam, tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Đền thờ Thánh Gióng nằm tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ bình yên; dân gian sống trong cảnh thái bình. Vua Hùng không triều cống nhà Ân bên Tàu. Thấy vậy, vua nhà Ân sai người giả đi tuần thú, tìm cách xâm chiếm nước Nam. Hùng Vương lo sợ, cho vời quần thần vào để hỏi mưu mẹo đánh giặc ngoại xâm và giữ yên bờ cõi. Có người thưa với vua rằng: - Bệ hạ nên kêu khấn với Long Quân để Ngài sai thiên tướng xuống giúp thì mới xong.

Vua nghe lời, lập đàn chay trong ba ngày cầu khấn. Bỗng trời nổi cơn giông, sấm sét ầm ầm, mưa như trút nước. Rồi sau đó, một cụ già cao lớn, tóc trắng râu bạc, ngồi ở một ngã đường, vừa cười vừa nói, ca hát múa may. Ai trông thấy cũng cho là lạ. Có người tâu lên vua. Vua thân hành đến mời ông cụ đến nơi làm đàn chay, đem cơm rượu ra thiết đãi. Ông cụ không ăn và cũng không nói câu nào.

Vua hỏi: - Sắp có giặc phương Bắc xâm lăng nước Nam, xin cụ mách bảo sự thể thua được như thế nào?

Một hồi lâu, ông cụ mới nói: - Ba năm nữa, giặc Bắc sẽ kéo đến đây. Nhà vua nên tìm trong thiên hạ, cầu người kỳ tài, thì mới phá được giặc. Khi phá được giặc thì vua nên chia đất, phong tước cho người ta. Được vậy thì việc phá giặc không khó gì.

Nói xong, cụ già bay vụt lên Trời, biến mất. Vua tuân lời, sai sứ đi khắp trong nước để tìm người tài ra giúp nước.

Bấy giờ, tại Kẻ Đổng (còn gọi là làng Gióng Mốt, tên cũ của làng Đổng Xuyên sau này) thuộc bộ Vũ Ninh xưa (sau là đất huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), có một người đàn bà làm nghề trồng rau. Sau một đêm mưa gió, sáng sớm bà ra vườn cà ven sông, thấy một vết chân lớn chưa từng có. Bà đưa chân mình ướm thử. Nhìn thấy vườn bị giẫm nát, nhưng cà vẫn còn tươi, bà bèn hái về ăn. Sau đó, bà thấy trong mình chuyển động rồi có thai. Gần đến ngày sinh, dân làng biết được, liền đuổi bà ra khỏi làng. Cùng đường, bà phải về ở cữ tại trại Nòn (xóm Ban hiện nay).

Vào ngày mùng bảy tháng giêng lịch trăng, bà sinh ra được một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng đã ba năm mà chẳng biết nói cười, hàng ngày chỉ nằm trên thúng treo trên gióng tre, do vậy mọi người gọi cậu là Gióng. Bà vô cùng buồn phiền lo lắng.

Khi đó, ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ cho gọi sứ giả vào. Bà mẹ và dân làng làm theo. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo: Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt cao hơn 18 thước, một cây kiếm sắt dài 7 thước, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng đi dẹp giặc.

Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến cho Gióng.

Lại nói chuyện cậu bé Gióng. Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Dân làng đành phải lấy hoa lau buộc thêm vào để che kín thân.

Thánh Gióng ăn cơm
Thánh Gióng ăn cơm

Sau một bữa ăn, Gióng vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng rồi nhảy lên ngựa sắt. Ngựa bị bẹp rúm. Sứ giả sợ hãi cho về đúc lại thành ngựa mới, có đủ nội tạng như ngựa thật, chịu được sức nặng của Gióng.

Khi mang ngựa sắt đến nơi cũng là lúc có tin cấp báo giặc Ân đang hoành hành cướp bóc ở Trâu Sơn. Thánh Gióng liền đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa và thét lớn: Ta là Thiên Tướng đây! Rồi giật cương, ngựa chồm lên, hí dài một tiếng và phi như gió.

Gióng phi ngựa đến chỗ vua đang đóng quân, nhận lệnh rồi hướng phía giặc Ân làm tướng tiên phong, quân sĩ ào ào theo sau. Thấy vậy, dân làng trên đường đội quân Gióng đi qua cũng chạy theo, từ trẻ chăn trâu, người đánh cá đến người đập đất, người chài lưới ven sông,… Hai tướng Dực và Minh của đất Hà Lỗ cũng đưa quân theo Gióng.

Xung giữa trận tiền, giặc Ân bị đánh tơi bời, đứa thì bị giết, đứa sụp lạy quy hàng. Đang hăng chiến đấu, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quờ tay nhổ những khóm tre làng đầy gai mọc gần đấy quật vào quân giặc. Giặc chết như ngả rạ. Hàng loạt dãy tre làng được Gióng dùng vào đánh giặc. Chỗ rặng tre bị nhổ gần núi Trâu Sơn sau biến thành một dải đầm lớn gọi là đầm Thất Gian. Và những mảnh tre bị gãy ném rải rác khắp chiến trường, từ vùng Quế Dương cho đến Đông Ngàn sau này mọc thành loại tre đặc biệt có màu vàng óng ánh nên gọi là tre đằng ngà.

Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng. Vết chân của ngựa còn để lại hình lồi lõm ở một phiến đá lớn tại làng Phú Viên.

Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt sông, đi ngược lên hồ Tây, rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng Xuân Tảo lập đền thờ cúng. Ăn cơm nắm xong, ngựa đưa Gióng dạo khắp vùng Đông Anh, Kim Anh, Hiệp Hòa. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua đã để lại những cụm ao chuôm mang hình vết chân ngựa.

Truyện Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương,Truyện Thánh Gióng,Phù Đổng Thiên Vương

Khi qua Phù Lỗ, đến chân núi Phù Mã, Thánh Gióng bèn cởi áo giáp sắt mắc vào cành đa, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, để lại nón sắt, roi sắt, nhìn non sông đồng ruộng quanh vùng và hướng về Kẻ Đổng lần cuối, rồi một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Hôm đó là ngày mồng chín tháng tư lịch trăng.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.

Từ đấy trở đi, người dân quê Phù Đổng của Gióng năm nào cũng mở hội vào ngày Gióng bay về trời, để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vị Thánh làng mình. Trong khi đó, người dân hàng trăm làng quanh vùng núi Sóc lại mở hội để tưởng nhớ ngày Gióng sinh ra, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.

2.5
15 sao / 6 đánh giá
5 sao - 2 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 1 đánh giá
1 sao - 3 đánh giá
Điểm 2.5 SAO trên tổng số 6 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×