Để không phải nuối tiếc
Đỗ Khánh Linh | Chat Online | |
05/01/2019 10:28:13 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
224 lượt xem
- * Đôi cánh thiên thần (Truyện ngắn)
- * Mặt trời hay mặt trăng? (Truyện cười)
- * Lớp học Hoàng Đạo: Chương 11: Rắc rối chuyện chia phòng (Phần 1) (Truyện ngắn)
- * Bị gia đình vợ từ chối vì nghề không phù hợp (Truyện cười)
"Ai rồi cũng phải đi, đó là điều không thể tránh".
Vậy đấy, trưởng thành tức là vài lần muốn ngã xuống, nhưng vẫn gắng gượng để rồi đêm đến khi một mình trong căn phòng tĩnh mịch, lại cuồn tròn trong chăn mà bật khóc, thao thức không ngủ, sáng ra lại mặc áo vào, đeo ba lô tiếp tục cuộc sống của mình.
Thời gian trôi thật nhanh, chớp mắt một cái đã tới tháng 9 rồi. 2018 cứ như vậy trôi qua đã hơn nửa năm. Đối diện với thời gian trôi nhanh như vậy, đột nhiên lại lo sợ.
Rõ ràng giống như vừa mới về nhà ăn Tết, cùng gia đình đoàn tụ, vậy mà đã qua mấy tháng rồi không gặp họ, đã mấy tháng rồi xa nhà. Có vài việc vừa như mới trải qua nhưng đã là rất lâu rồi.
Lúc nhỏ luôn cảm thấy thời gian trôi qua thật chậm. Buối sáng vội vàng thức dậy cùng Bố đến trường học. Trưa về không chịu ngủ, trốn Bà rong ruổi trên những cánh đồng cùng bạn bè trong xóm nhỏ, hết đuổi bắt chim, lại lần mò tìm tổ trứng, chán rồi lại chặt cây dựng liều. Rồi cùng đánh trận giả, lò cò, ô ăn quan,... Tối về nhà, lại ngoan ngoãn đứng yên để Bà tắm cho, tôi nhớ lúc đó giống như Bà đang tắm cho một chú mèo vì vội vàng đuổi bắt chú chuột thơm nào đó mà lỡ đà sa vào vũng xình. Lớn lên chút nữa, tôi không còn rong chơi nhiều mà chăm chỉ học tập, Bà cũng không còn canh cho tôi ngủ mỗi buổi trưa, sợ tôi lại trốn đi dưới trời nắng. Mà giờ này, chắc tôi cũng đang ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài. Rồi lại lớn thêm chút nữa, Bà nói nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi lúc này chỉ cần học. Vậy đấy, qua bao lần lớn lên rồi lại lớn lên thêm chút nhưng tôi vẫn hay than vãn với bà rằng: "Bao giờ con mới trở thành người lớn hả Bà? Bao giờ con mới được đi làm? Bao giờ con mới có thể tự mua món đồ con thích bằng tiền do con làm ra? Khi nào con nhận được tháng lương đầu tiên con sẽ mua cho Bà thật nhiều đồ nhé!".
Tôi nhớ rất rõ điều mình chờ đợi lúc đó có lẽ là trưởng thành và tự lập. Bởi vì chờ đợi nên tôi thấy thời gian trôi qua chậm rãi hơn tôi tưởng. Nhưng mãi rồi cũng đến ngày tôi 18 tuổi. Là ngày tôi đã háo hức đợi chờ. Giống như một chú chim non ở mãi trong chiếc tổ ấm áp, được che chở nắng mưa dưới đôi cánh dịu dàng của chim mẹ nay đã lớn và nó muốn thử tự mình bay đi khám phá bầu trời rộng lớn và tự do ở phía trước. Tôi cũng đã chọn cho mình một thành phố để đến, một ngành để học và có lẽ là một nghề để tôi tự lập sau này. Bố giúp tôi chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi. Năm ấy, Bà cũng đã già và không còn khỏe như trước. Mọi sinh hoạt, đi lại Bà không thể tự làm được mà đều phải nhờ Bố và tôi giúp. Nhưng Bà vẫn vui vẻ lắm, cười nói cùng tôi cả ngày. Cho đến lúc tôi phải rời đi, tôi đến bên để nói chào bà.
- Con đi học xa một thời gian nha Nội, Tết con về.
- Bao lâu nữa thì đến Tết? Bà tôi hỏi.
- Còn vài tháng nữa thôi Bà ạ.
Bà ngập ngừng, đôi mắt nhìn đăm chiêu về một hướng, suy nghĩ một lúc Bà nói:
- Lâu quá.
Bà nói ngắn gọn như thế. Nhưng tôi nghe như âm thanh nhỏ tí và rõ buồn của Bà, ánh mắt Bà cũng chùn xuống. Bà khẽ quay người vào trong.
- Vậy con đi nha Nội.
Bà vẫn quay người vào trong như cố nén điều gì đó
- Về sớm nha con.
Tôi cùng bố và vài người họ hàng nữa ra phía trước đợi xe. Nếu bây giờ hỏi tôi tâm trạng lúc đó của tôi như thế nào, tôi thật sự không nhớ rõ. Có thể tôi vui, cũng có thể có chút buồn, cũng có thể là cả hai.
Tôi lên xe và rời đi. Đây có lẽ là chuyến xe có hành trình dài nhất từ khi tôi sinh ra cho đến giờ. Là chuyến xe tôi đã háo hức chờ đợi từ nhiều năm. Chuyến xe bắt đầu hành trình được gọi là trưởng thành.
Đến nơi, tôi gọi về, nói chuyện với Bố một lúc, Bố chuyển máy cho tôi nói chuyện với Nội.
Nội hỏi:
- Bao giờ con về?
- Sắp rồi Nội. Nhanh lắm.
Tôi nói chỉ để an ủi Bà
- Mấy ngày nữa con? Bà lại hỏi tiếp như thế.
Tôi lo rằng Nội sẽ buồn nhiều hơn nên trả lời:
- Khoảng 2,3 ngày nữa đó Nội.
- Vậy hả Con?
- Dạ. Vậy thôi con cúp máy nha Nội.
Tôi vội gác máy vì sợ Nội biết tôi đang nói dối. Vì tôi sẽ chưa thể về sớm được.
Đúng 3 ngày sau, tôi về thật. Bố nói tôi phải về. Bố nói Bà tôi không được khỏe. Nhưng tôi về đến nhà, Bà tôi đã đi rồi. Chuyện này xảy ra nhanh đến mức tôi không thể nào hiểu nổi, tôi vừa nói chuyện với Nội đấy thôi. Nội còn hỏi tôi khi nào về? Nội vẫn cũng khỏe lắm mà. Nội đâu có nói đau ở đâu? Và hôm ấy, tôi không còn Bà nữa. Hôm ấy, Bà lặng lẽ ra đi mà không nói trước một lời nào.
Trên chuyến xe đường dài 3 ngày trước, tôi vội vã ra đi, cảm xúc của tôi là mớ cảm xúc hỗn độn thế nào tôi không thể nào phân biệt nổi, có thể tôi có điều đang chờ đợi phía trước. Nhưng trên chuyến xe đường dài gấp gáp của tôi 3 ngày sau đó, tôi như một hòn đá nhỏ, bất động, không có cảm xúc gì ngoài việc có gắng nén những giọt nước mắt vào trong vì xung quanh tôi, trên chuyến xe ấy toàn nhữnĐó là lần đầu tiên tôi thấy Bố tôi khóc. Mười tám năm sống cùng Bố, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe tiếng nấc của Bố, điều đó làm tôi như tê liệt hết cả người. Tôi không khóc, tôi không biết tại sao tôi không hề rơi một giọt nước mắt, chỉ thấy toàn thân tôi như vỡ vụn, nó không còn lành lặn, lúc đó tôi nghe mình giống như một tấm lưới đang bị đứt từng mảnh, từng mảnh. Làm sao tôi có thể chống đỡ nổi khi tôi một mình ở thế giới này. Tôi phải làm sao nếu ngày ấy, khi tôi 7 tuổi, bữa cơm tối dưới mái nhà lợp tranh là những tiếng cãi vã, xô xát của Bố và Mẹ. Một đứa trẻ 7 tuổi như tôi đã học cách không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì để tiếp tục ăn hết phần cơm trong chén đang dở dang nếu như không có Bà, nếu như Bà không đến kịp thời, đứng vào giữa can ngăn thì những tiếng đổ vỡ sẽ thay bằng bữa cơm nghẹn đắng của tôi ngày hôm đó. Để rồi sau đó tôi lại thấy Bà đến bên Ba tôi khuyên nhủ, rồi lại đến bên Mẹ tôi an ủi mấy lời. Năm 16 tuổi, tôi cũng biết thích một người, tôi cũng biết giận hờn một người. Năm đó, tôi nhớ vì một người bạn tôi thích, cũng nói thích tôi nhưng rồi tôi vô tình biết, bạn ấy cũng nói thích bạn khác nữa. Vì thế mà tôi tức giận đập vỡ món quà bạn ấy tặng. Bà hình như nghe được tiếng vỡ, đã đến bên tôi. Bà không hỏi tôi chuyện gì, bà chỉ nhìn tôi và nói "Không ai thương con thì Nội thương con." Năm đó, đứa trẻ 16 tuổi như tôi cũng đã biết, đối với tôi, ai là người quan trọng nhất, ai là người thương tôi nhất và tôi cần ai nhất trong đời. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ đến việc một ngày sẽ phải rời xa Bà, càng không hề biết việc chia xa một người sẽ là loại cảm giác trăm phần xót xa như thế này. Trước đây, tôi từng cho rằng tôi sẽ có thời gian để kịp làm mọi chuyện. Chỉ là tôi muốn một mình đối mặt với khó khăn phía trước, để không còn là một đứa trẻ, để nhanh một chút có thể trở thành niềm kiêu hãnh của Bà Nội và Bố. Thế nhưng khi tiến về phía trước, bản thân lại quên mất những điều quan trọng khác mà mình bỏ lỡ, những điều gần gũi ẩn khuất nếu không để ý một chút sẽ trở thành việc không thể cứu vãn nổi.g người xa lạ và có lẽ tôi có điều đang không dám đối mặt ở nơi tôi quay về.
Bạn từng hỏi tại sao mỗi lần tôi ở thành phố về quê đều ở mãi trong nhà không ra ngoài đi chơi cùng bạn học năm xưa, nhưng bạn không biết rằng Bố đã sống một mình như thế suốt cả năm trời không có tôi, và mỗi năm tôi chỉ có thể ở bên Bố vài ngày. Bạn từng hỏi nhà tôi làm việc gì mà nhiều thế, vì mỗi lần gọi điện rủ tôi ra ngoài chơi, tôi đều bận, nhưng bạn không biết rằng Bố tôi đã một mình như thế xoay sở hết mọi chuyện trong nhà, nếu có ở nhà dù là kê lại bàn ghế, phụ Bố dọn dẹp chỗ này chỗ kia một chút, hay chạy đi lấy cái ly, cái chén, rửa cái bình, pha ấm nước khi có khách đến nhà. Tôi chỉ muốn mỗi khi Bố gọi, tôi đều có thể có mặt và giúp Bố. Bạn từng hỏi, chỉ vài giờ đồng hồ thôi, tôi cũng không được ra ngoài đi chơi khi tôi đã 20 tuổi rồi sao, nhưng bạn không biết được rằng, khi tôi 20 tuổi Bố tôi đã 62 tuổi rồi. Tôi đã từng ganh tị, khi bạn cũng bằng tuổi tôi, Bố mẹ bạn khoảng bốn mươi mấy, năm mươi tuổi, còn Bố tôi không còn khỏe nhiều nữa, mái tóc bố đã ngã bạc nhiều rồi. Tôi nhìn về phía trước, bản thân mình chẳng còn bao nhiêu thời gian, nhưng có thể bạn vẫn còn nhiều thời gian hơn tôi. Đó là điều duy nhất tôi thấy ganh tị với bạn. Bạn từng hỏi sao đến bây giờ vẫn cứ một mình chăm chỉ học tập, chăm chỉ làm việc, không có lấy một ít thời gian cho bản thân, thử gặp gỡ,hẹn hò với vài người, nhưng bạn không biết giờ tôi chỉ còn có Bố và Bố chỉ còn có tôi. Tôi sợ mình sẽ không kịp, tôi sợ sẽ bất ngờ không còn bên cạnh người đàn ông luôn đến đón tôi ở trường học dù trời mưa to hay nắng gắt, người đàn ông vì biết tôi thích ăn mì tôm nhưng sợ nóng nên đã tìm mua loại mình thật tốt và lúc nào cũng tự tay nấu cho tôi ăn, bát mì ấy không bao giờ thiếu trứng gà đi kèm, dẫu cho năm ấy tôi đã 20 tuổi rồi. Người đàn ông không bao giờ tiết kiệm khi mua bất kỳ thứ gì cho Bà Nội và tôi, nhưng mua đồ gì cho ông ấy thì lại rất tiết kiệm. Tôi lo sợ, vô cùng lo sợ, Bố lại đột nhiên rời bỏ tôi đi như Bà tôi trước đây vậy.
Bố tôi từng nói với tôi rằng trong cuộc sống này, con đừng bất ngờ về điều gì hết.. Việc của con là phải chuẩn bị trước phương án cho những tình huống có thể xảy ra. Như việc con đi đến cửa hàng bán thuốc tây để mua thuốc, trên đường đi con đã phải nghĩ đến việc ngộ nhỡ tiệm thuốc đóng cửa thì con sẽ làm gì tiếp theo, chứ không phải đến lúc đó mới hoảng hốt, lo lắng tìm cách xoay sở. Nếu con phải nghe lời chia tay từ một người con rất yêu, con phải nghe nó dưới tâm thế con đã biết rằng chuyện này không sớm thì muộn cũng sẽ trải qua chứ không phải là khóc lóc và giận hờn. Bố cũng từng nói với tôi, vào một đêm bỗng nhiên tôi nhớ Bà và bật khóc rất lâu rằng: "Ai rồi cũng phải đi, đó là điều không thể tránh".
Vậy đấy, trưởng thành tức là vài lần muốn ngã xuống, nhưng vẫn gắng gượng để rồi đêm đến khi một mình trong căn phòng tĩnh mịch, lại cuồn tròn trong chăn mà bật khóc, thao thức không ngủ, sáng ra lại mặc áo vào, đeo ba lô tiếp tục cuộc sống của mình. Bây giờ tôi không hề mong trưởng thành, càng lo lắng Bố sẽ già đi. Tôi muốn thời gian trôi chậm lại để tôi có thể ở bên khi Bố ngày một già. Tôi mong thời gian trôi chậm một chút để tôi trở nên tốt hơn. Tôi vẫn chưa chuẩn bị để một mình đối diện với thế giới này. Tôi vẫn chưa đủ giỏi để giúp Bố sống tốt hơn. Nhưng nếp nhăn trên gương mặt bố càng lúc càng nhiều. Hình như tuổi càng lớn, thời gian trôi càng nhanh. Trong lòng càng lo sợ và bất an. Thời gian không bao giờ quay lại, để những điều trải qua trở thành hồi ức đẹp đẽ chứ không phải là những điều khiến ta phải nuối tiếc, bản thân nỗ lực không ngừng để nhanh chóng có thể cho Bố một cuộc sống an nhàn, không phải lo nghĩ. Nỗ lực để cùng Bố sống cùng một chỗ chứ không phải là nỗi nhớ của những người phải sống xa nhau và không phải nỗi lo lắng vì không tự bản thân mình nhìn thấy, nghe được những lời nói, nụ cười từ người thân của mình.
HẾT.
Vậy đấy, trưởng thành tức là vài lần muốn ngã xuống, nhưng vẫn gắng gượng để rồi đêm đến khi một mình trong căn phòng tĩnh mịch, lại cuồn tròn trong chăn mà bật khóc, thao thức không ngủ, sáng ra lại mặc áo vào, đeo ba lô tiếp tục cuộc sống của mình.
Thời gian trôi thật nhanh, chớp mắt một cái đã tới tháng 9 rồi. 2018 cứ như vậy trôi qua đã hơn nửa năm. Đối diện với thời gian trôi nhanh như vậy, đột nhiên lại lo sợ.
Rõ ràng giống như vừa mới về nhà ăn Tết, cùng gia đình đoàn tụ, vậy mà đã qua mấy tháng rồi không gặp họ, đã mấy tháng rồi xa nhà. Có vài việc vừa như mới trải qua nhưng đã là rất lâu rồi.
Lúc nhỏ luôn cảm thấy thời gian trôi qua thật chậm. Buối sáng vội vàng thức dậy cùng Bố đến trường học. Trưa về không chịu ngủ, trốn Bà rong ruổi trên những cánh đồng cùng bạn bè trong xóm nhỏ, hết đuổi bắt chim, lại lần mò tìm tổ trứng, chán rồi lại chặt cây dựng liều. Rồi cùng đánh trận giả, lò cò, ô ăn quan,... Tối về nhà, lại ngoan ngoãn đứng yên để Bà tắm cho, tôi nhớ lúc đó giống như Bà đang tắm cho một chú mèo vì vội vàng đuổi bắt chú chuột thơm nào đó mà lỡ đà sa vào vũng xình. Lớn lên chút nữa, tôi không còn rong chơi nhiều mà chăm chỉ học tập, Bà cũng không còn canh cho tôi ngủ mỗi buổi trưa, sợ tôi lại trốn đi dưới trời nắng. Mà giờ này, chắc tôi cũng đang ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài. Rồi lại lớn thêm chút nữa, Bà nói nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi lúc này chỉ cần học. Vậy đấy, qua bao lần lớn lên rồi lại lớn lên thêm chút nhưng tôi vẫn hay than vãn với bà rằng: "Bao giờ con mới trở thành người lớn hả Bà? Bao giờ con mới được đi làm? Bao giờ con mới có thể tự mua món đồ con thích bằng tiền do con làm ra? Khi nào con nhận được tháng lương đầu tiên con sẽ mua cho Bà thật nhiều đồ nhé!".
Tôi nhớ rất rõ điều mình chờ đợi lúc đó có lẽ là trưởng thành và tự lập. Bởi vì chờ đợi nên tôi thấy thời gian trôi qua chậm rãi hơn tôi tưởng. Nhưng mãi rồi cũng đến ngày tôi 18 tuổi. Là ngày tôi đã háo hức đợi chờ. Giống như một chú chim non ở mãi trong chiếc tổ ấm áp, được che chở nắng mưa dưới đôi cánh dịu dàng của chim mẹ nay đã lớn và nó muốn thử tự mình bay đi khám phá bầu trời rộng lớn và tự do ở phía trước. Tôi cũng đã chọn cho mình một thành phố để đến, một ngành để học và có lẽ là một nghề để tôi tự lập sau này. Bố giúp tôi chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi. Năm ấy, Bà cũng đã già và không còn khỏe như trước. Mọi sinh hoạt, đi lại Bà không thể tự làm được mà đều phải nhờ Bố và tôi giúp. Nhưng Bà vẫn vui vẻ lắm, cười nói cùng tôi cả ngày. Cho đến lúc tôi phải rời đi, tôi đến bên để nói chào bà.
- Con đi học xa một thời gian nha Nội, Tết con về.
- Bao lâu nữa thì đến Tết? Bà tôi hỏi.
- Còn vài tháng nữa thôi Bà ạ.
Bà ngập ngừng, đôi mắt nhìn đăm chiêu về một hướng, suy nghĩ một lúc Bà nói:
- Lâu quá.
Bà nói ngắn gọn như thế. Nhưng tôi nghe như âm thanh nhỏ tí và rõ buồn của Bà, ánh mắt Bà cũng chùn xuống. Bà khẽ quay người vào trong.
- Vậy con đi nha Nội.
Bà vẫn quay người vào trong như cố nén điều gì đó
- Về sớm nha con.
Tôi cùng bố và vài người họ hàng nữa ra phía trước đợi xe. Nếu bây giờ hỏi tôi tâm trạng lúc đó của tôi như thế nào, tôi thật sự không nhớ rõ. Có thể tôi vui, cũng có thể có chút buồn, cũng có thể là cả hai.
Tôi lên xe và rời đi. Đây có lẽ là chuyến xe có hành trình dài nhất từ khi tôi sinh ra cho đến giờ. Là chuyến xe tôi đã háo hức chờ đợi từ nhiều năm. Chuyến xe bắt đầu hành trình được gọi là trưởng thành.
Đến nơi, tôi gọi về, nói chuyện với Bố một lúc, Bố chuyển máy cho tôi nói chuyện với Nội.
Nội hỏi:
- Bao giờ con về?
- Sắp rồi Nội. Nhanh lắm.
Tôi nói chỉ để an ủi Bà
- Mấy ngày nữa con? Bà lại hỏi tiếp như thế.
Tôi lo rằng Nội sẽ buồn nhiều hơn nên trả lời:
- Khoảng 2,3 ngày nữa đó Nội.
- Vậy hả Con?
- Dạ. Vậy thôi con cúp máy nha Nội.
Tôi vội gác máy vì sợ Nội biết tôi đang nói dối. Vì tôi sẽ chưa thể về sớm được.
Đúng 3 ngày sau, tôi về thật. Bố nói tôi phải về. Bố nói Bà tôi không được khỏe. Nhưng tôi về đến nhà, Bà tôi đã đi rồi. Chuyện này xảy ra nhanh đến mức tôi không thể nào hiểu nổi, tôi vừa nói chuyện với Nội đấy thôi. Nội còn hỏi tôi khi nào về? Nội vẫn cũng khỏe lắm mà. Nội đâu có nói đau ở đâu? Và hôm ấy, tôi không còn Bà nữa. Hôm ấy, Bà lặng lẽ ra đi mà không nói trước một lời nào.
Trên chuyến xe đường dài 3 ngày trước, tôi vội vã ra đi, cảm xúc của tôi là mớ cảm xúc hỗn độn thế nào tôi không thể nào phân biệt nổi, có thể tôi có điều đang chờ đợi phía trước. Nhưng trên chuyến xe đường dài gấp gáp của tôi 3 ngày sau đó, tôi như một hòn đá nhỏ, bất động, không có cảm xúc gì ngoài việc có gắng nén những giọt nước mắt vào trong vì xung quanh tôi, trên chuyến xe ấy toàn nhữnĐó là lần đầu tiên tôi thấy Bố tôi khóc. Mười tám năm sống cùng Bố, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe tiếng nấc của Bố, điều đó làm tôi như tê liệt hết cả người. Tôi không khóc, tôi không biết tại sao tôi không hề rơi một giọt nước mắt, chỉ thấy toàn thân tôi như vỡ vụn, nó không còn lành lặn, lúc đó tôi nghe mình giống như một tấm lưới đang bị đứt từng mảnh, từng mảnh. Làm sao tôi có thể chống đỡ nổi khi tôi một mình ở thế giới này. Tôi phải làm sao nếu ngày ấy, khi tôi 7 tuổi, bữa cơm tối dưới mái nhà lợp tranh là những tiếng cãi vã, xô xát của Bố và Mẹ. Một đứa trẻ 7 tuổi như tôi đã học cách không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì để tiếp tục ăn hết phần cơm trong chén đang dở dang nếu như không có Bà, nếu như Bà không đến kịp thời, đứng vào giữa can ngăn thì những tiếng đổ vỡ sẽ thay bằng bữa cơm nghẹn đắng của tôi ngày hôm đó. Để rồi sau đó tôi lại thấy Bà đến bên Ba tôi khuyên nhủ, rồi lại đến bên Mẹ tôi an ủi mấy lời. Năm 16 tuổi, tôi cũng biết thích một người, tôi cũng biết giận hờn một người. Năm đó, tôi nhớ vì một người bạn tôi thích, cũng nói thích tôi nhưng rồi tôi vô tình biết, bạn ấy cũng nói thích bạn khác nữa. Vì thế mà tôi tức giận đập vỡ món quà bạn ấy tặng. Bà hình như nghe được tiếng vỡ, đã đến bên tôi. Bà không hỏi tôi chuyện gì, bà chỉ nhìn tôi và nói "Không ai thương con thì Nội thương con." Năm đó, đứa trẻ 16 tuổi như tôi cũng đã biết, đối với tôi, ai là người quan trọng nhất, ai là người thương tôi nhất và tôi cần ai nhất trong đời. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ đến việc một ngày sẽ phải rời xa Bà, càng không hề biết việc chia xa một người sẽ là loại cảm giác trăm phần xót xa như thế này. Trước đây, tôi từng cho rằng tôi sẽ có thời gian để kịp làm mọi chuyện. Chỉ là tôi muốn một mình đối mặt với khó khăn phía trước, để không còn là một đứa trẻ, để nhanh một chút có thể trở thành niềm kiêu hãnh của Bà Nội và Bố. Thế nhưng khi tiến về phía trước, bản thân lại quên mất những điều quan trọng khác mà mình bỏ lỡ, những điều gần gũi ẩn khuất nếu không để ý một chút sẽ trở thành việc không thể cứu vãn nổi.g người xa lạ và có lẽ tôi có điều đang không dám đối mặt ở nơi tôi quay về.
Bạn từng hỏi tại sao mỗi lần tôi ở thành phố về quê đều ở mãi trong nhà không ra ngoài đi chơi cùng bạn học năm xưa, nhưng bạn không biết rằng Bố đã sống một mình như thế suốt cả năm trời không có tôi, và mỗi năm tôi chỉ có thể ở bên Bố vài ngày. Bạn từng hỏi nhà tôi làm việc gì mà nhiều thế, vì mỗi lần gọi điện rủ tôi ra ngoài chơi, tôi đều bận, nhưng bạn không biết rằng Bố tôi đã một mình như thế xoay sở hết mọi chuyện trong nhà, nếu có ở nhà dù là kê lại bàn ghế, phụ Bố dọn dẹp chỗ này chỗ kia một chút, hay chạy đi lấy cái ly, cái chén, rửa cái bình, pha ấm nước khi có khách đến nhà. Tôi chỉ muốn mỗi khi Bố gọi, tôi đều có thể có mặt và giúp Bố. Bạn từng hỏi, chỉ vài giờ đồng hồ thôi, tôi cũng không được ra ngoài đi chơi khi tôi đã 20 tuổi rồi sao, nhưng bạn không biết được rằng, khi tôi 20 tuổi Bố tôi đã 62 tuổi rồi. Tôi đã từng ganh tị, khi bạn cũng bằng tuổi tôi, Bố mẹ bạn khoảng bốn mươi mấy, năm mươi tuổi, còn Bố tôi không còn khỏe nhiều nữa, mái tóc bố đã ngã bạc nhiều rồi. Tôi nhìn về phía trước, bản thân mình chẳng còn bao nhiêu thời gian, nhưng có thể bạn vẫn còn nhiều thời gian hơn tôi. Đó là điều duy nhất tôi thấy ganh tị với bạn. Bạn từng hỏi sao đến bây giờ vẫn cứ một mình chăm chỉ học tập, chăm chỉ làm việc, không có lấy một ít thời gian cho bản thân, thử gặp gỡ,hẹn hò với vài người, nhưng bạn không biết giờ tôi chỉ còn có Bố và Bố chỉ còn có tôi. Tôi sợ mình sẽ không kịp, tôi sợ sẽ bất ngờ không còn bên cạnh người đàn ông luôn đến đón tôi ở trường học dù trời mưa to hay nắng gắt, người đàn ông vì biết tôi thích ăn mì tôm nhưng sợ nóng nên đã tìm mua loại mình thật tốt và lúc nào cũng tự tay nấu cho tôi ăn, bát mì ấy không bao giờ thiếu trứng gà đi kèm, dẫu cho năm ấy tôi đã 20 tuổi rồi. Người đàn ông không bao giờ tiết kiệm khi mua bất kỳ thứ gì cho Bà Nội và tôi, nhưng mua đồ gì cho ông ấy thì lại rất tiết kiệm. Tôi lo sợ, vô cùng lo sợ, Bố lại đột nhiên rời bỏ tôi đi như Bà tôi trước đây vậy.
Bố tôi từng nói với tôi rằng trong cuộc sống này, con đừng bất ngờ về điều gì hết.. Việc của con là phải chuẩn bị trước phương án cho những tình huống có thể xảy ra. Như việc con đi đến cửa hàng bán thuốc tây để mua thuốc, trên đường đi con đã phải nghĩ đến việc ngộ nhỡ tiệm thuốc đóng cửa thì con sẽ làm gì tiếp theo, chứ không phải đến lúc đó mới hoảng hốt, lo lắng tìm cách xoay sở. Nếu con phải nghe lời chia tay từ một người con rất yêu, con phải nghe nó dưới tâm thế con đã biết rằng chuyện này không sớm thì muộn cũng sẽ trải qua chứ không phải là khóc lóc và giận hờn. Bố cũng từng nói với tôi, vào một đêm bỗng nhiên tôi nhớ Bà và bật khóc rất lâu rằng: "Ai rồi cũng phải đi, đó là điều không thể tránh".
Vậy đấy, trưởng thành tức là vài lần muốn ngã xuống, nhưng vẫn gắng gượng để rồi đêm đến khi một mình trong căn phòng tĩnh mịch, lại cuồn tròn trong chăn mà bật khóc, thao thức không ngủ, sáng ra lại mặc áo vào, đeo ba lô tiếp tục cuộc sống của mình. Bây giờ tôi không hề mong trưởng thành, càng lo lắng Bố sẽ già đi. Tôi muốn thời gian trôi chậm lại để tôi có thể ở bên khi Bố ngày một già. Tôi mong thời gian trôi chậm một chút để tôi trở nên tốt hơn. Tôi vẫn chưa chuẩn bị để một mình đối diện với thế giới này. Tôi vẫn chưa đủ giỏi để giúp Bố sống tốt hơn. Nhưng nếp nhăn trên gương mặt bố càng lúc càng nhiều. Hình như tuổi càng lớn, thời gian trôi càng nhanh. Trong lòng càng lo sợ và bất an. Thời gian không bao giờ quay lại, để những điều trải qua trở thành hồi ức đẹp đẽ chứ không phải là những điều khiến ta phải nuối tiếc, bản thân nỗ lực không ngừng để nhanh chóng có thể cho Bố một cuộc sống an nhàn, không phải lo nghĩ. Nỗ lực để cùng Bố sống cùng một chỗ chứ không phải là nỗi nhớ của những người phải sống xa nhau và không phải nỗi lo lắng vì không tự bản thân mình nhìn thấy, nghe được những lời nói, nụ cười từ người thân của mình.
HẾT.
Truyện mới nhất:
- Cận vệ của bóng tối (Chương 2) (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Xuyên Thành Hắc Liên Hoa Hoàng Đế Chi Sư (giới thiệu) (Truyện Đam mỹ)
- Định Mệnh Sắp Đặt (chap 1) (Truyện ngôn tình)
- Cảm Xúc Chưa Lời (Truyện ngôn tình)
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (chap2) (Truyện ngôn tình)
- Cận vệ của bóng tối (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Bị Năm Người Anh Đọc Trộm Tiếng Lòng, Hình Tượng Tôi Sụp Đổ (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Trà xanh max level xuyên vào tiểu thuyết kinh dị (4/4) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!