Chiếc tàu phá thủy lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác
mỹ hoa | Chat Online | |
05/01/2019 20:34:54 | |
Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
167 lượt xem
- * Bác Hồ với việc chi tiêu (Truyện kể về Bác Hồ)
- * Ai là nông dân của Bác ...???!!! (Truyện kể về Bác Hồ)
- * Cây xanh bốn mùa (Truyện kể về Bác Hồ)
- * Bác không đồng ý với nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Người (Truyện kể về Bác Hồ)
Ông Phan Trọng Tuệ, nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trong một lần gặp gỡ với ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Bác Hồ cùng ôn lại những kỷ niệm khi được làm việc với Bác kể lại rằng: năm 1965, ông làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh. Một hôm đồng chí Vũ Kỳ gặp ông và nói xem có phim tư liệu gì mới về cuộc sống, chiến đấu và lao động của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đem vào chiếu cho Bác xem.
Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải, quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác xem. Bộ phim ông mang vào chiếu cho Bác xem, có cảnh phá thuỷ lôi bằng kích thích. Cho ca nô chạy nhanh qua bãi thuỷ lôi. Thuỷ thủ lái ca nô mặc áo bảo vệ kèm phao bơi. Bác xem rất chăm chú sau đó Người hỏi: Mặc như thế kia thì cử động thế nào, ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an toàn cho chiến sĩ? Tiếp đó Bác nói luôn các chú lái ca nô thật dũng cảm, nhưng phải nghĩ xem có phương pháp nào điều khiển ca nô chạy tự động qua bãi thuỷ lôi, chứ làm như thế này nguy hiểm cho tính mạng của các chiến sĩ.
Ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời gợi ý của Bác. Sau đó ông cho họp Hội đồng kỹ thuật, báo cáo lại ý kiến của Bác. Mọi người đều rất tán thành và đề nghị thiết kế tàu không người lái, điều khiển từ xa.
Sau đó một loại tàu mới có biệt hiệu là T5 ra đời, có người điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi. Đó là do bao công sức đóng góp của các anh em làm công tác kỹ thuật sáng chế.
Khi chiếc tàu này mới được chế tạo, đã mang lên Hồ Tây chạy thử. Lần chạy thử đó có mời đồng chí Tố Hữu đến xem. Nhờ chiếc tàu đó mà ta đã phá được rất nhiều thuỷ lôi, đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, lại không nguy hiểm đến tính mạng cho các chiến sĩ.
Lời phát biểu của Bác đã tác động đến anh em kỹ thuật, giúp họ suy nghĩ, phát huy sáng kiến và chế tạo ra chiếc tàu mang biệt hiệu T5.
Chiếc tàu mang biệt hiệu T5 hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. đó không chỉ là hiện vật quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, mà còn là minh chứng cho tấm lòng thương yêu cán bộ chiến sĩ của Bác Hồ. Trước bất cứ một công việc gì, Bác đều suy nghĩ làm thế nào cho tốt nhất, không ảnh hưởng đến tính mạng, của cải, tài sản của nhân dân.
Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải, quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác xem. Bộ phim ông mang vào chiếu cho Bác xem, có cảnh phá thuỷ lôi bằng kích thích. Cho ca nô chạy nhanh qua bãi thuỷ lôi. Thuỷ thủ lái ca nô mặc áo bảo vệ kèm phao bơi. Bác xem rất chăm chú sau đó Người hỏi: Mặc như thế kia thì cử động thế nào, ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an toàn cho chiến sĩ? Tiếp đó Bác nói luôn các chú lái ca nô thật dũng cảm, nhưng phải nghĩ xem có phương pháp nào điều khiển ca nô chạy tự động qua bãi thuỷ lôi, chứ làm như thế này nguy hiểm cho tính mạng của các chiến sĩ.
Ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời gợi ý của Bác. Sau đó ông cho họp Hội đồng kỹ thuật, báo cáo lại ý kiến của Bác. Mọi người đều rất tán thành và đề nghị thiết kế tàu không người lái, điều khiển từ xa.
Sau đó một loại tàu mới có biệt hiệu là T5 ra đời, có người điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi. Đó là do bao công sức đóng góp của các anh em làm công tác kỹ thuật sáng chế.
Khi chiếc tàu này mới được chế tạo, đã mang lên Hồ Tây chạy thử. Lần chạy thử đó có mời đồng chí Tố Hữu đến xem. Nhờ chiếc tàu đó mà ta đã phá được rất nhiều thuỷ lôi, đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, lại không nguy hiểm đến tính mạng cho các chiến sĩ.
Lời phát biểu của Bác đã tác động đến anh em kỹ thuật, giúp họ suy nghĩ, phát huy sáng kiến và chế tạo ra chiếc tàu mang biệt hiệu T5.
Chiếc tàu mang biệt hiệu T5 hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. đó không chỉ là hiện vật quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, mà còn là minh chứng cho tấm lòng thương yêu cán bộ chiến sĩ của Bác Hồ. Trước bất cứ một công việc gì, Bác đều suy nghĩ làm thế nào cho tốt nhất, không ảnh hưởng đến tính mạng, của cải, tài sản của nhân dân.
Truyện mới nhất:
- Đi đêm (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- Rùa Và Thỏ (Truyện ngụ ngôn)
- Yêu Anh Nhiều Đến Như Vậy Sao, Cô Gái Nhỏ Đáng Yêu? (Truyện ngôn tình)
- BẠN ĐẦU TIÊN (Truyện ngắn)
- Ánh Trăng và bánh quy Nàng Tiên Biển (Truyện tổng hợp)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 4 : HÓA RA CHỈ LÀ NHÓC TRẺ TRÂU ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 3 : CÔNG LƯỢC CON TRAI HOÀNG ĐẾ TRƯỚC VẬY ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 2 ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 1 : LÂM PHI LỘC CẢM THẤY CÁI HẬU CUNG NÀY CŨNG THÚ VỊ RA PHẾT ) (Truyện xuyên không)
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Chiếc tàu phá thủy lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác,Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải,quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác xem,Bác xem rất chăm chú sau đó Người hỏi,Mặc như thế kia thì cử động thế nào ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an toàn cho chiến sĩ
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!