Ông Nghè hoá cọp
Mộc Hạ | Chat Online | |
09/08/2019 21:42:50 | |
Truyện dân gian | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
143 lượt xem
- * Anh bán vải (Truyện dân gian)
- * Người anh tham lam (Truyện dân gian)
- * Vòng đá và cuộc sống (Truyện dân gian)
- * Vợ thượng giới (Truyện dân gian)
Ngày xưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư của ăn học, thường nói với mọi người trong làng: “Thầy tôi khi xưa làm một chức quan nhỏ; tôi nhất định sẽ làm to hơn”. Rồi đối với những người không ưa, hắn nói: “Ông mà đỗ ông nghè thì chúng bay chết với ông”.
Đến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Đỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì. Đối với người hai thứ tóc hắn cũng mày tao, làm cho cả tổng lo ngay ngáy, chỉ sợ hắn mà đỗ ông nghè thì rồi dân hàng tổng không ai cất đầu lên được.
Nhưng chẳng bao lâu, cứ lấy tiền mà rẫy, gã thanh niên ấy đỗ ông nghè thật. Đỗ tiến sĩ, hắn được vua ban áo mũ, cờ biển, võng lọng về vinh quy, có lính theo hầu, có dân làng đón rước.
Đường từ Kinh về làng xa lắm, phải qua rừng, qua đèo, lội suối, lại đi trong mùa hè, nên nhân dân và binh lính phục dịch rất là vất vả. Đến một khu rừng rậm, binh lính và nhân dân dừng lại để nghỉ. Mọi người mệt nhọc, nằm dưới bóng mát ngủ thiếp đi. Nghè ta được ngồi võng nên không mệt nhọc gì cả. Thấy rừng xanh um, lại nghe tiếng suối chảy róc rách ở gần, hắn liền dạo chơi, lần đến bờ suối, tìm tảng đá ngồi nghỉ, định nghĩ mấy vần thơ vịnh cảnh vinh quy giữa núi cao rừng thẳm, nhân cũng để tỏ “chí thanh cao” của mình. Thấy nước suối xanh trong và mát lạnh, lại vắng vẻ không người qua lại, nghè ta định tắm cho thân thể mát mẻ, tinh thần sảng khoái, để nghĩ cho ra những vần thơ hay…
Hắn cởi quần áo lội xuống suối. Chao ôi! Nước mát làm sao. Nhưng tắm xong, hắn thấy ngứa ngáy khác thường, ngứa và nóng bỏng như rôm sẩy mọc lên khắp mình mẩy. Hắn lấy tay gãi thì thấy da thịt bị xước, máu chảy ròng ròng. Nhìn các đầu ngón tay, hắn thấy móng tay đã mọc dài từ bao giờ, nhọn và sắc, nhìn đến chân tay mình mẩy thì lông lá xồm xoàm. Hắn thấy trong bụng cồn cào như hun, như đốt, cổ họng như bị bỏng, khát tưởng như có thể uống cạn giếng nước đầy. Hắn đến bờ suối, cúi đầu xuống dòng nước trong mát để uống thì thấy mặt mình đã hóa ra mặt hổ, thân hình mình cũng là thân hình hổ. Hắn kinh hãi quá, lên tiếng gọi quân sĩ thật to, mong họ cứu chữa cho mình, thì tiếng của hắn đã trở nên những tiếng gầm của hổ. Hắn càng gào thét thì những tiếng ở miệng hắn thốt ra đều là những tiếng gầm vang, chấn động cả khu rừng. Nghè ta thấy mình đã hóa cọp, tức tối chạy rong một lúc, rồi cúp đuôi chạy thẳng vào hang sâu. Quân sĩ và phu tráng đang ngủ say, bỗng nghe tiếng hổ gầm dữ dội, đều thức dậy. Họ tìm khắp mọi nơi không thấy ông nghè đâu, yên trí là ông nghè đã bị hổ tha đi mất. Mọi người đành nhặt nhạnh khăn gói, cùng nhau ra khỏi khu rừng, tìm đường quang đãng để đi, phu tráng thì trở về làng, còn quân lính thì trở về Kinh.
Từ đấy, cứ cách vài ngày, người ta lại thấy một con hổ xám rất lớn gầm lên những tiếng ghê rợn trên một ngọn núi trọc. Trong có ba tháng trời, con ác thú ấy đã ăn thịt hơn mười khách bộ hành. Con đường tắt qua rừng dần dần thưa người qua lại. Chỉ còn một số phường săn đến thăm dò, để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu, cũng không lừa nổi nó. Người ta nói: trong đêm thanh vắng, nó khóc thút thít như người. Săn mãi không được, những người phường săn cũng chán nản, bỏ khu rừng ấy không đến nữa. Câu chuyện ông nghè về vinh quy bị hổ tha mất cũng lu mờ dần trong trí nhớ mọi người…
Năm sáu năm sau, có một anh nông dân cùng làng với nghè hóa cọp đi lính được trở về làng. Anh đến địa đầu khu rừng thì trời đã xế chiều. Anh tính nếu đi qua rừng thì sáng sớm hôm sau đã về đến nhà, còn nếu đi đường vòng qua đồi, qua các bản làng thì hai ngày nữa mới tới nơi. Anh vào một cái quán bên đường uống nước, giở cơm nắm ra ăn, và đem việc tính toán đường đi nói chuyện với nhà hàng. Mấy ông già bà già đều khuyên anh không nên qua rừng và nói cho anh biết con cọp xám mỗi ngày một hung dữ. Anh vốn người gan dạ, lại đi lính đã lâu năm, đang nóng gặp gia đình, nên anh quyết băng rừng. Ăn đã chắc dạ rồi, anh vác một ngọn giáo, một bó nứa để phòng làm đuốc, đeo tay nải, bùi nhùi, mạnh dạn đi thẳng vào rừng…
Lâu năm cỏ đã mọc kín đường mòn, phải tinh mắt lắm mới nhận ra lối đi. Anh rảo bước để ra khỏi khu rừng trước khi mặt trời lặn. Mới đầu nghe tiếng lá rơi, tiếng cành khô rơi, anh cũng nhìn trước nhìn sau, rồi càng đi sâu vào rừng, càng thêm hiu quạnh, âm u, nhưng lòng hăng hái của anh càng tăng lên. Không những anh không sợ nữa, mà còn nghĩ thầm: “Thật người ta cũng nhát quá! Hổ xám họa hoằn mới ra, chứ có đâu lúc nào nó cũng ngồi chồm chỗm bên đường để rình người!”. Anh vừa nghĩ xong thì chợt có tiếng động ở một bụi rậm bên đường. Tiếng sột soạt lúc nhẹ, lúc mạnh, như có người đang kéo cành khô. Anh cầm chặt ngọn giáo, lắng tai nghe…
Thốt nhiên có tiếng gọi, tiếng khàn khàn, ồ ồ, như kẻ rụt lưỡi, không hẳn là tiếng người, nhưng dùng lời thì thật sõi:
– Anh Lương đấy à? Hãy dừng lại, tôi hỏi một tí.
Anh nông dân thấy gọi đúng tên mình, liền đứng lại. Trong bụi có tiếng nói tiếp:
– Tôi là Bành đây, không biết anh có còn nhớ không? Tên Bành đã đốt nhà anh, làm cho anh phải bỏ làng đi mất mấy năm ấy mà!
Anh nông dân đáp:
– Tôi nhớ ra rồi. Sao người ta lại nói anh bị hổ tha đi mất? Còn chuyện cũ kia, thôi đừng nhắc đến làm gì. Nếu có phải anh nhỡ độ đường thì ra đây, tôi đưa về làng. Trời sắp tối rồi!
Có tiếng thở dài trong bụi; rồi có tiếng nói ra:
– Tôi chỉ lo anh chưa quên chuyện cũ. Bây giờ thì tôi… tôi không ra đi với anh được. Anh hãy nán lại một chút, tôi xin kể nông nỗi của tôi anh nghe…
Rồi Bành kể hết mọi việc của hắn từ ngày hắn đỗ ông nghè, về vinh quy và hóa cọp.
Anh nông dân hỏi hổ xám:
– Thế bây giờ, muốn tôi giúp gì cho?
Hổ đáp:
– Tôi có đứa con trai, ngày tôi vào Kinh thi, nói mới lên hai; tôi lại còn mẹ già và vợ dại… Không biết có còn cả hay không? Nếu còn, nhờ anh trông nom, giúp đỡ cho.
Rồi hắn hỏi:
– Anh Lương ơi! Anh có thịt chín đấy không? Bao nhiêu năm nay, tôi ăn toàn thịt sống, những lúc tỉnh như lúc này, thèm thịt chín quá…
Anh nông dân lục trong tay nải, rồi bảo con hổ:
– Còn một gói nem và một mẩu chân giò luộc đây. Ra mà ăn!
Con hổ nói một giọng sung sướng:
– Xin anh ném vào bụi cho tôi. Bây giờ khắp người tôi lông lá, hôi hám lắm, không dám đến gần anh.
Anh nông dân ném mẩu chân giò và gói nem vào bụi, rồi dặn con hổ:
– Từ nay nên vào rừng sâu, tìm kiếm hươu nai mà ăn, không nên luẩn quẩn trên đường này mà hại người.
Hổ đáp:
– Xin nghe lời anh.
Từ đó, trong đêm tối, người ta không nghe thấy tiếng con hổ xám gầm trên ngọn đồi trọc nữa. Con đường tắt qua rừng lại tấp nập người qua lại. Và khắp miền ấy, ai ai cũng thuộc câu chuyện nghè hóa cọp.
Đến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Đỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì. Đối với người hai thứ tóc hắn cũng mày tao, làm cho cả tổng lo ngay ngáy, chỉ sợ hắn mà đỗ ông nghè thì rồi dân hàng tổng không ai cất đầu lên được.
Nhưng chẳng bao lâu, cứ lấy tiền mà rẫy, gã thanh niên ấy đỗ ông nghè thật. Đỗ tiến sĩ, hắn được vua ban áo mũ, cờ biển, võng lọng về vinh quy, có lính theo hầu, có dân làng đón rước.
Đường từ Kinh về làng xa lắm, phải qua rừng, qua đèo, lội suối, lại đi trong mùa hè, nên nhân dân và binh lính phục dịch rất là vất vả. Đến một khu rừng rậm, binh lính và nhân dân dừng lại để nghỉ. Mọi người mệt nhọc, nằm dưới bóng mát ngủ thiếp đi. Nghè ta được ngồi võng nên không mệt nhọc gì cả. Thấy rừng xanh um, lại nghe tiếng suối chảy róc rách ở gần, hắn liền dạo chơi, lần đến bờ suối, tìm tảng đá ngồi nghỉ, định nghĩ mấy vần thơ vịnh cảnh vinh quy giữa núi cao rừng thẳm, nhân cũng để tỏ “chí thanh cao” của mình. Thấy nước suối xanh trong và mát lạnh, lại vắng vẻ không người qua lại, nghè ta định tắm cho thân thể mát mẻ, tinh thần sảng khoái, để nghĩ cho ra những vần thơ hay…
Hắn cởi quần áo lội xuống suối. Chao ôi! Nước mát làm sao. Nhưng tắm xong, hắn thấy ngứa ngáy khác thường, ngứa và nóng bỏng như rôm sẩy mọc lên khắp mình mẩy. Hắn lấy tay gãi thì thấy da thịt bị xước, máu chảy ròng ròng. Nhìn các đầu ngón tay, hắn thấy móng tay đã mọc dài từ bao giờ, nhọn và sắc, nhìn đến chân tay mình mẩy thì lông lá xồm xoàm. Hắn thấy trong bụng cồn cào như hun, như đốt, cổ họng như bị bỏng, khát tưởng như có thể uống cạn giếng nước đầy. Hắn đến bờ suối, cúi đầu xuống dòng nước trong mát để uống thì thấy mặt mình đã hóa ra mặt hổ, thân hình mình cũng là thân hình hổ. Hắn kinh hãi quá, lên tiếng gọi quân sĩ thật to, mong họ cứu chữa cho mình, thì tiếng của hắn đã trở nên những tiếng gầm của hổ. Hắn càng gào thét thì những tiếng ở miệng hắn thốt ra đều là những tiếng gầm vang, chấn động cả khu rừng. Nghè ta thấy mình đã hóa cọp, tức tối chạy rong một lúc, rồi cúp đuôi chạy thẳng vào hang sâu. Quân sĩ và phu tráng đang ngủ say, bỗng nghe tiếng hổ gầm dữ dội, đều thức dậy. Họ tìm khắp mọi nơi không thấy ông nghè đâu, yên trí là ông nghè đã bị hổ tha đi mất. Mọi người đành nhặt nhạnh khăn gói, cùng nhau ra khỏi khu rừng, tìm đường quang đãng để đi, phu tráng thì trở về làng, còn quân lính thì trở về Kinh.
Từ đấy, cứ cách vài ngày, người ta lại thấy một con hổ xám rất lớn gầm lên những tiếng ghê rợn trên một ngọn núi trọc. Trong có ba tháng trời, con ác thú ấy đã ăn thịt hơn mười khách bộ hành. Con đường tắt qua rừng dần dần thưa người qua lại. Chỉ còn một số phường săn đến thăm dò, để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu, cũng không lừa nổi nó. Người ta nói: trong đêm thanh vắng, nó khóc thút thít như người. Săn mãi không được, những người phường săn cũng chán nản, bỏ khu rừng ấy không đến nữa. Câu chuyện ông nghè về vinh quy bị hổ tha mất cũng lu mờ dần trong trí nhớ mọi người…
Năm sáu năm sau, có một anh nông dân cùng làng với nghè hóa cọp đi lính được trở về làng. Anh đến địa đầu khu rừng thì trời đã xế chiều. Anh tính nếu đi qua rừng thì sáng sớm hôm sau đã về đến nhà, còn nếu đi đường vòng qua đồi, qua các bản làng thì hai ngày nữa mới tới nơi. Anh vào một cái quán bên đường uống nước, giở cơm nắm ra ăn, và đem việc tính toán đường đi nói chuyện với nhà hàng. Mấy ông già bà già đều khuyên anh không nên qua rừng và nói cho anh biết con cọp xám mỗi ngày một hung dữ. Anh vốn người gan dạ, lại đi lính đã lâu năm, đang nóng gặp gia đình, nên anh quyết băng rừng. Ăn đã chắc dạ rồi, anh vác một ngọn giáo, một bó nứa để phòng làm đuốc, đeo tay nải, bùi nhùi, mạnh dạn đi thẳng vào rừng…
Lâu năm cỏ đã mọc kín đường mòn, phải tinh mắt lắm mới nhận ra lối đi. Anh rảo bước để ra khỏi khu rừng trước khi mặt trời lặn. Mới đầu nghe tiếng lá rơi, tiếng cành khô rơi, anh cũng nhìn trước nhìn sau, rồi càng đi sâu vào rừng, càng thêm hiu quạnh, âm u, nhưng lòng hăng hái của anh càng tăng lên. Không những anh không sợ nữa, mà còn nghĩ thầm: “Thật người ta cũng nhát quá! Hổ xám họa hoằn mới ra, chứ có đâu lúc nào nó cũng ngồi chồm chỗm bên đường để rình người!”. Anh vừa nghĩ xong thì chợt có tiếng động ở một bụi rậm bên đường. Tiếng sột soạt lúc nhẹ, lúc mạnh, như có người đang kéo cành khô. Anh cầm chặt ngọn giáo, lắng tai nghe…
Thốt nhiên có tiếng gọi, tiếng khàn khàn, ồ ồ, như kẻ rụt lưỡi, không hẳn là tiếng người, nhưng dùng lời thì thật sõi:
– Anh Lương đấy à? Hãy dừng lại, tôi hỏi một tí.
Anh nông dân thấy gọi đúng tên mình, liền đứng lại. Trong bụi có tiếng nói tiếp:
– Tôi là Bành đây, không biết anh có còn nhớ không? Tên Bành đã đốt nhà anh, làm cho anh phải bỏ làng đi mất mấy năm ấy mà!
Anh nông dân đáp:
– Tôi nhớ ra rồi. Sao người ta lại nói anh bị hổ tha đi mất? Còn chuyện cũ kia, thôi đừng nhắc đến làm gì. Nếu có phải anh nhỡ độ đường thì ra đây, tôi đưa về làng. Trời sắp tối rồi!
Có tiếng thở dài trong bụi; rồi có tiếng nói ra:
– Tôi chỉ lo anh chưa quên chuyện cũ. Bây giờ thì tôi… tôi không ra đi với anh được. Anh hãy nán lại một chút, tôi xin kể nông nỗi của tôi anh nghe…
Rồi Bành kể hết mọi việc của hắn từ ngày hắn đỗ ông nghè, về vinh quy và hóa cọp.
Anh nông dân hỏi hổ xám:
– Thế bây giờ, muốn tôi giúp gì cho?
Hổ đáp:
– Tôi có đứa con trai, ngày tôi vào Kinh thi, nói mới lên hai; tôi lại còn mẹ già và vợ dại… Không biết có còn cả hay không? Nếu còn, nhờ anh trông nom, giúp đỡ cho.
Rồi hắn hỏi:
– Anh Lương ơi! Anh có thịt chín đấy không? Bao nhiêu năm nay, tôi ăn toàn thịt sống, những lúc tỉnh như lúc này, thèm thịt chín quá…
Anh nông dân lục trong tay nải, rồi bảo con hổ:
– Còn một gói nem và một mẩu chân giò luộc đây. Ra mà ăn!
Con hổ nói một giọng sung sướng:
– Xin anh ném vào bụi cho tôi. Bây giờ khắp người tôi lông lá, hôi hám lắm, không dám đến gần anh.
Anh nông dân ném mẩu chân giò và gói nem vào bụi, rồi dặn con hổ:
– Từ nay nên vào rừng sâu, tìm kiếm hươu nai mà ăn, không nên luẩn quẩn trên đường này mà hại người.
Hổ đáp:
– Xin nghe lời anh.
Từ đó, trong đêm tối, người ta không nghe thấy tiếng con hổ xám gầm trên ngọn đồi trọc nữa. Con đường tắt qua rừng lại tấp nập người qua lại. Và khắp miền ấy, ai ai cũng thuộc câu chuyện nghè hóa cọp.
Truyện mới nhất:
- Cận vệ của bóng tối (Chương 2) (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Xuyên Thành Hắc Liên Hoa Hoàng Đế Chi Sư (giới thiệu) (Truyện Đam mỹ)
- Định Mệnh Sắp Đặt (chap 1) (Truyện ngôn tình)
- Cảm Xúc Chưa Lời (Truyện ngôn tình)
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (chap2) (Truyện ngôn tình)
- Cận vệ của bóng tối (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Bị Năm Người Anh Đọc Trộm Tiếng Lòng, Hình Tượng Tôi Sụp Đổ (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Trà xanh max level xuyên vào tiểu thuyết kinh dị (4/4) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Ông Nghè hoá cọp
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!