Bác Hồ với tinh thần tự học
Nguyễn Nhật Thúy Hiền | Chat Online | |
19/01/2019 23:37:27 | |
Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
670 lượt xem
- * Tại sao (Truyện tổng hợp)
- * D and N Lịch sử (Truyện cười)
- * D and N Mỏng (Truyện cười)
- * Tập 50: Nhường nhịn (Truyện cười)
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Bài học kinh nghiệm:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.
Tinh thần ham học hỏi của Bác
9 73
2018-02-24 16:26:31
Giữ lời hứa
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh của Người được lưu giữ trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hơn bốn mươi năm Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn mãi là tấm gương sáng cho hàng triệu người dân Việt Nam và thế giới.
Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phảilàm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Bài học kinh nghiệm:
- Bác Hồ là người bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn giữ lời hứa với mọi người, đặc biệt là với các em nhỏ. Chúng ta phải biết tôn trọng chữ tín bởi nó là nền tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác.Ông bà ta có dạy "một lần bất tín, vạn lần bất tin". Chúng ta phải thực hiện tốt lời mình đã hứa để hoàn thiện nhân cách. Lòng tin bắt nguồn từ xã hội hướng tới cái thiện, chữ tín trở thành phạm trù đạo đức trong quan hệ ứng xử.
Qua câu chuyện này, chúng ta rút ra được rằng nên sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi người.
Trọng lời hứa
2018-02-24 17:01:37
Bác Hồ với nhân dân
Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi ( vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):
- Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.
Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.
Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.
Bài học kinh nghiệm:
- Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam - mảnh đất “đi trước về sau” kiên cường đánh giặc suốt mấy chục năm trường, từng chịu biết bao đau thương, gian khổ, được Bác Hồ gửi gắm những tình cảm tin cậy và yêu thương nhất ! Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất. Tình cảm ấy được nhà thơ Tố Hữu viết:
Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhà
Miền nam mong Bác nỗi mong Cha
Tấm lòng của Bác đối với nhân dân
2018-02-24 17:15:37
Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:"Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói:- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi". Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.
Bài học kinh nghiệm:
- Bác đã dành tình cảm sâu nặng, tình thương mênh mông và tấm lòng nhân ái bao la đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đối với đồng bào miền Nam, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia chiến đấu, trải qua nhiều gian khổ. Đồng thời, Bác luôn động viên và khẳng định niềm tin của mình vào sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, nếu thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc tốt, nhất định chúng ta sẽ thành công trên bất cứ mặt trận nào.
- Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.
2018-02-24 21:36:27
Bác nhớ các cháu thiếu niên dũng sĩ miền Nam
Tháng Chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở Tả Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hòa,... chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô hôm trước thì 5 giờ chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi, vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được vào gặp Bác Hồ.
Vừa bước chân xuống xe, các cháu đã thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế gỗ dài kê trước cửa nhà. Tất cả chạy ào tới chào hai Bác.Bác cháu trò chuyện với nhau. Sau đó hai Bác bảo:
- Thôi, các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều, nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ, Bác Tôn. Nết người nhỏ quá, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn, được Bác gắp thức ăn cho luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”.
Sau đó, Bác Hồ bảo:
- Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi về.
Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ dặn lại:
- Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi.Tất cả đều cảm động, Đoàn Văn Luyện lên tiếng thưa với Bác:
- Thưa Bác chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi chúng cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo:
- Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện.Nghe nói, Luyện và các bạn cảm động muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, trăm nghìn công việc, vậy mà vẫn nhớ đến các cháu miền Nam. Luyện nghĩ:“Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương biết chừng nào!...”.
Bác Hồ là người có lòng nhân ái mênh mông; yêu trẻ là tính vốn có, tính bản nhiên của Bác. Bác quên mình vì nước, vì dân, không có gia đình riêng, xem cả dân tộc, đồng bào là gia đình. Và trong muôn vàn tình cảm yêu thương đối với muôn người, tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi vẫn nồng nàn nhất, không hạn chế ở con em ta mà bao trùm lên tuổi thơ rộng lớn.
Trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9-1945, Bác đã viết “Thư gửi các học sinh” với lời nhắn nhủ:“Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Bài học kinh nghiệm:
- Tình yêu đó, sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ lý tưởng: suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ở Người, quan điểm về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã sớm trở thành một bộ phận của tư tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội văn minh.
Bác cùng các chiến sĩ thanh niên Có thể nói cuộc đời và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam. Đó sẽ là một dòng máu đỏ tươi chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Đó chính là chất người cộng sản toả ánh hào quang soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt, cho bạn, cho tôi và cho tất cả chúng ta. Qua những câu chuyện kể về Người có thể mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là tình cảm trân trọng biết ơn. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay đã là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với sáu mươi ba mùa xuân rực rỡ, kết thành đóa hoa kính dâng lên Người. Từ đó, ta biết học tập đức tính tốt của Bác để ngày càng hoàn thiện hơn bản thân mình.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Bài học kinh nghiệm:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.
Tinh thần ham học hỏi của Bác
9 73
2018-02-24 16:26:31
Giữ lời hứa
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh của Người được lưu giữ trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hơn bốn mươi năm Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn mãi là tấm gương sáng cho hàng triệu người dân Việt Nam và thế giới.
Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phảilàm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Bài học kinh nghiệm:
- Bác Hồ là người bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn giữ lời hứa với mọi người, đặc biệt là với các em nhỏ. Chúng ta phải biết tôn trọng chữ tín bởi nó là nền tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác.Ông bà ta có dạy "một lần bất tín, vạn lần bất tin". Chúng ta phải thực hiện tốt lời mình đã hứa để hoàn thiện nhân cách. Lòng tin bắt nguồn từ xã hội hướng tới cái thiện, chữ tín trở thành phạm trù đạo đức trong quan hệ ứng xử.
Qua câu chuyện này, chúng ta rút ra được rằng nên sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi người.
Trọng lời hứa
2018-02-24 17:01:37
Bác Hồ với nhân dân
Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi ( vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):
- Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.
Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.
Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.
Bài học kinh nghiệm:
- Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam - mảnh đất “đi trước về sau” kiên cường đánh giặc suốt mấy chục năm trường, từng chịu biết bao đau thương, gian khổ, được Bác Hồ gửi gắm những tình cảm tin cậy và yêu thương nhất ! Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất. Tình cảm ấy được nhà thơ Tố Hữu viết:
Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhà
Miền nam mong Bác nỗi mong Cha
Tấm lòng của Bác đối với nhân dân
2018-02-24 17:15:37
Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:"Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói:- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi". Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.
Bài học kinh nghiệm:
- Bác đã dành tình cảm sâu nặng, tình thương mênh mông và tấm lòng nhân ái bao la đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đối với đồng bào miền Nam, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia chiến đấu, trải qua nhiều gian khổ. Đồng thời, Bác luôn động viên và khẳng định niềm tin của mình vào sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, nếu thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc tốt, nhất định chúng ta sẽ thành công trên bất cứ mặt trận nào.
- Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.
2018-02-24 21:36:27
Bác nhớ các cháu thiếu niên dũng sĩ miền Nam
Tháng Chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở Tả Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hòa,... chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô hôm trước thì 5 giờ chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi, vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được vào gặp Bác Hồ.
Vừa bước chân xuống xe, các cháu đã thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế gỗ dài kê trước cửa nhà. Tất cả chạy ào tới chào hai Bác.Bác cháu trò chuyện với nhau. Sau đó hai Bác bảo:
- Thôi, các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều, nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ, Bác Tôn. Nết người nhỏ quá, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn, được Bác gắp thức ăn cho luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”.
Sau đó, Bác Hồ bảo:
- Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi về.
Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ dặn lại:
- Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi.Tất cả đều cảm động, Đoàn Văn Luyện lên tiếng thưa với Bác:
- Thưa Bác chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi chúng cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo:
- Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện.Nghe nói, Luyện và các bạn cảm động muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, trăm nghìn công việc, vậy mà vẫn nhớ đến các cháu miền Nam. Luyện nghĩ:“Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương biết chừng nào!...”.
Bác Hồ là người có lòng nhân ái mênh mông; yêu trẻ là tính vốn có, tính bản nhiên của Bác. Bác quên mình vì nước, vì dân, không có gia đình riêng, xem cả dân tộc, đồng bào là gia đình. Và trong muôn vàn tình cảm yêu thương đối với muôn người, tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi vẫn nồng nàn nhất, không hạn chế ở con em ta mà bao trùm lên tuổi thơ rộng lớn.
Trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9-1945, Bác đã viết “Thư gửi các học sinh” với lời nhắn nhủ:“Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Bài học kinh nghiệm:
- Tình yêu đó, sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ lý tưởng: suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ở Người, quan điểm về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã sớm trở thành một bộ phận của tư tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội văn minh.
Bác cùng các chiến sĩ thanh niên Có thể nói cuộc đời và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam. Đó sẽ là một dòng máu đỏ tươi chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Đó chính là chất người cộng sản toả ánh hào quang soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt, cho bạn, cho tôi và cho tất cả chúng ta. Qua những câu chuyện kể về Người có thể mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là tình cảm trân trọng biết ơn. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay đã là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với sáu mươi ba mùa xuân rực rỡ, kết thành đóa hoa kính dâng lên Người. Từ đó, ta biết học tập đức tính tốt của Bác để ngày càng hoàn thiện hơn bản thân mình.
Truyện mới nhất:
- Cận vệ của bóng tối (Chương 2) (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Xuyên Thành Hắc Liên Hoa Hoàng Đế Chi Sư (giới thiệu) (Truyện Đam mỹ)
- Định Mệnh Sắp Đặt (chap 1) (Truyện ngôn tình)
- Cảm Xúc Chưa Lời (Truyện ngôn tình)
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (chap2) (Truyện ngôn tình)
- Cận vệ của bóng tối (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Bị Năm Người Anh Đọc Trộm Tiếng Lòng, Hình Tượng Tôi Sụp Đổ (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Trà xanh max level xuyên vào tiểu thuyết kinh dị (4/4) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Bác Hồ với tinh thần tự học,Mùa hè năm 1911,Bác đặt chân lên đất Pháp,đối với Bác,kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày,tới công việc,nhằm tìm ra con đường cứu nước
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!