Không có mẹ - Chương 2: Cái Na
nguyễn ỉn | Chat Online | |
17/08/2020 00:04:09 | |
Truyện tiểu thuyết | Truyện Tự viết | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
463 lượt xem
- * [Bác Chiến] - Chiến ca, đệ đệ yêu anh (Truyện Đam mỹ)
- * Ragnarok - Tập 1 (Truyện truyền thuyết)
- * Ừ, thì cưới (Truyện ngôn tình)
- * Đoản đam (ngược luyến) (Truyện Đam mỹ)
Tôi dậy thật sớm. Hít một hơi cay cả sống mũi, cái không khí mùa đông mới tê tái làm sao. Tôi ra khỏi chăn và thấy các mẹ (những bảo mẫu) còn dậy sớm hơn cả tôi nữa. Họ đang hì hục rang cơm ở nhà bếp, khỏi toả ra thật ấm áp qua ô cửa sổ để mở và mùi cơm rang thật là thơm. Tôi mỉm cười tri ân về phía họ, chợt thấy trong lòng ấm lên lạ lùng. Các mẹ đã nuôi tôi và gần 50 đứa trẻ khác từ khi chúng tôi bé xíu, chưa cảm nhận rõ sự lớn lao của tình mẹ và chưa biết được mình bị bỏ lại. Chúng tôi lớn lên như một gia đình, cùng chung một tổn thương, một mặc cảm, cùng an ủi, dỗ dành, chia sẻ với nhau hầu như tất cả và cùng một mối đồng cảm sâu sắc và đặc biệt ít người hiểu được. Chúng tôi sống trong một thế giới của tình thương yêu, nhân ái. Cho dù đôi khi có bị những bắt nạt cỏn con, những giận dỗi loáng thoáng, những mặc cảm và định kiến xen vào, nhưng sau cùng, mọi thứ đều trở về với vòng tay vị tha, khoan dung, rộng lượng của các mẹ. Vòng tay ấy chưa bao giờ khép lại, nó luôn mở ra chào đón những đứa trẻ bất hạnh, luôn xoa dịu nỗi đau của chúng tôi, luôn là bến đỗ yên bình cho những tâm hồn trắc trở, lạc lõng. Các mẹ đã là những người mẹ đúng nghĩa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Các mẹ chưa bao giờ phán xét hay ghét bỏ bất kể đứa trẻ nào mà các mẹ nhận nuôi và đã luôn bảo vệ chúng tôi khỏi những con rắn hẹp hòi, xúc phạm, nhục mạ, làm tổn thương đến các con của mẹ mà những kẻ cho rằng mình quá đầy đủ ném vào. Các mẹ đã dạy dỗ chúng tôi, cho chúng tôi đi học và tổ chức sinh nhật cho từng đứa trẻ một. Các mẹ làm mọi điều vì chúng tôi, mặc cho tuổi tác và kinh tế ngày một để lại những phiền muộn.
Tôi tự thấy mình nên xuống bếp và phụ các mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng. Trước khi khép cánh cửa, tôi kịp nhìn thấy chị Hạnh kéo chăn cho cái Bống và anh Huy thì gác chân lên anh Bình rồi say sưa ngủ.
- Con dậy sớm thế!
Mẹ Lý vuốt tóc tôi khi đi ngang qua, mẹ là người đầu tiên bế tôi khi tôi chào đời. Mẹ Hoà, mẹ Bình và mẹ Ngân đều mỉm cười và chào buổi sáng tôi. Mẹ Ngân bảo:
- Hoa ra kia vắt hộ mẹ mấy quả cam nhé!
Tôi vâng lời ngay. Đứng bên bệ bếp, tôi có thể nhìn thấy cây khế ngoài vườn, chuồng của con Mic và chuồng gà. Tất cả đều là những người bạn của chúng tôi cả. Một con gà mái đập cánh làm con Mic giật mình, nhưng rồi nó lại ngáp ngáp và ngủ tiếp. Bỗng, một câu nói khiến tôi buộc phải lơ đãng việc vắt nước cam và rời mắt khỏi con Mic, mẹ Ngân nói:
- Tội cho cái Na quá, nó bé nhỏ, gầy gò mà bị mẹ nó bỏ. Mẹ nó cũng có nghĩ gì cho nó đâu kia chứ. Bỏ lại con bé khóc thảm thiết để lên xe với người tình, không dặn dò, không tạm biệt, khinh khỉnh bỏ đi và không nuối tiếc như thể vừa vứt đi được một thứ của nợ. Một miếng giẻ rách chẳng hạn.
Những lời nói đầy phẫn nộ và thương xót của mẹ như một tấm ván đập vào be sườn tôi một cái. Tội nghiệp quá, sao lại có những người bỏ con như thế chứ. Tôi nhớ khi cái Na được mẹ Hoà bế vào nhà, nó còn khóc ghê lắm và cả ngày hôm qua nó chẳng nguôi ngoai được mặc cho sự dỗ dành của tôi và chị Thuỳ. Nó nói nó nhớ nhà, nhớ bố, nhớ mẹ. Hồi gia đình tan nát năm anh Bình 10 tuổi, anh ấy tìm đến đây và hết sức hạnh phúc khi được đón nhận vô điều kiện và hơn hết là anh không còn sợ tiếng xỉ vả vô tâm, những đòn roi lạnh lùng của chính bố mẹ mình giáng xuống. Nghĩ mà chảy nước mắt! Ôi! Cái Na...
Mọi người đều đã dậy, tôi cũng đã hoàn thành công việc của mình. Tất cả cùng ngồi thành nhóm vào năm cái bàn, ăn uống vui vẻ. Tôi ngồi cạnh cái Na, hôm nay nó không khóc nữa mà lại khá tươi tỉnh, nó khen cơm thật ngon làm sao và các mẹ thì thật hiền. Ăn xong, nó cùng tôi cho con Mic ăn và tưới rau cùng anh Bình, anh Huy, chị Nga, vừa tưới, nó vừa líu lô kể những câu chuyện cổ tích chán ngắt. Tôi mỉm cười với cái Na và sự vui vẻ của con bé. Dường như cái cảnh mẹ nó bỏ nó đã rơi vào một nơi sâu thẳm trong trái tim bé bỏng của nó và chìm ngỉm, hy vọng là mãi mãi.
Chiều nay tôi dẫn cái Na ra vườn chơi, tôi nhấc nó lên một cái lốp xe được sơn loè loẹt mắc trên cành cây. Đây là một trong những công trình của các mẹ trong cái sân chơi nho nhỏ của chúng tôi.
- Chị Hoa kể chuyện cho em nghe nhé!
Na thủ thỉ.
- Chị tưởng em biết nhiều chuyện lắm mà!
- Em thích nghe chị kể nữa cơ!
Na bướng bỉnh và tôi kể cho nó nghe một câu chuyện kể về một đứa trẻ con đi tìm người mẹ đã bỏ rơi nó và cuối cùng nó tìm thấy. Một câu chuyện bịa đặt mà tôi có thể nghĩ ra được không ngờ lại khiến cái Na tập trung nghe đến thế. Nó bảo sau khi nghe tới hết chuyện:
- Mai sau em cũng sẽ giống đứa trẻ con ấy, đi tìm mẹ.
- Em vẫn muốn tìm người đã bỏ rơi em à?
Tôi nói mà không do dự.
- Vâng, những gì là của em chắc chắn sẽ luôn là của em, cho dù nó ở đâu đi nữa. Mẹ cũng vậy, nếu mẹ không tới đón em thì khi nào em lớn em sẽ đi tìm mẹ.
Tôi sững người trước câu nói ngây ngô ấy.
- Mẹ em đã bỏ em, bà ta ghét em và đi với người khác.
- Em tin rằng mẹ không ghét em.
- Vậy tại sao lại bỏ em...
Na không nói nữa. Tôi sợ nó khóc nên cũng thôi. Tôi muốn cho nó hiểu rằng mẹ nó không xứng đáng với tình yêu của nó, mẹ nó sẽ để nó ở đây... mãi mãi. Nhưng Na không khóc, nó là cô bé kỳ lạ. Nó mới 5 tuổi chứ mấy mà nghĩ được những điều như thế, mà có một niềm tin vô bờ như thế. Cái gì đã khiến nó mạnh mẽ như vậy...
- Em nhớ mẹ, nhưng mẹ sẽ không biết điều đó vì mẹ đã bỏ em...
- Ừ, cho nên em đừng tìm người đã bỏ em, em sẽ phải rất buồn.
- Chị cũng bị bỏ rơi à?
- Hồi chị bé xíu, vừa mới đẻ và các mẹ đem chị về nuôi.
- Chị có nhớ mẹ không?
Cái Na hỏi, tôi định nói là có. Nhưng câu nói cay đắng của mẹ tôi:" Không, tôi không muốn có nó, hãy đem nó đi và làm gì với nó cũng đươc." chợt xẹt ngang qua đầu tôi và những điều tốt đẹp tôi có thể tưởng tượng được về mẹ bay biến đi đâu mất, từ chối biện bạch cho câu nói phũ phàng của mẹ tôi.
- Không, và chị chắc chắn sẽ không tìm bà ta đâu.
- Em không chắc...
Na cười một nụ cười nhí nhảnh. Tôi khâm phục ý chí, sự mạnh mẽ và niềm tin của cô bé cho dù tôi gay gắt phản đối. Thật sự không có ai mới 5 tuổi mà lại cứng rắn và chấp nhận được một sự thật nghiệt ngã như thế. Nhưng Na đã chứng minh rằng nó là ngoại lệ. Nó lon ton ra chơi với con Mic, bỏ lại tôi trong sự ngỡ ngàng và những suy nghĩ rối rắm.
Tôi tự thấy mình nên xuống bếp và phụ các mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng. Trước khi khép cánh cửa, tôi kịp nhìn thấy chị Hạnh kéo chăn cho cái Bống và anh Huy thì gác chân lên anh Bình rồi say sưa ngủ.
- Con dậy sớm thế!
Mẹ Lý vuốt tóc tôi khi đi ngang qua, mẹ là người đầu tiên bế tôi khi tôi chào đời. Mẹ Hoà, mẹ Bình và mẹ Ngân đều mỉm cười và chào buổi sáng tôi. Mẹ Ngân bảo:
- Hoa ra kia vắt hộ mẹ mấy quả cam nhé!
Tôi vâng lời ngay. Đứng bên bệ bếp, tôi có thể nhìn thấy cây khế ngoài vườn, chuồng của con Mic và chuồng gà. Tất cả đều là những người bạn của chúng tôi cả. Một con gà mái đập cánh làm con Mic giật mình, nhưng rồi nó lại ngáp ngáp và ngủ tiếp. Bỗng, một câu nói khiến tôi buộc phải lơ đãng việc vắt nước cam và rời mắt khỏi con Mic, mẹ Ngân nói:
- Tội cho cái Na quá, nó bé nhỏ, gầy gò mà bị mẹ nó bỏ. Mẹ nó cũng có nghĩ gì cho nó đâu kia chứ. Bỏ lại con bé khóc thảm thiết để lên xe với người tình, không dặn dò, không tạm biệt, khinh khỉnh bỏ đi và không nuối tiếc như thể vừa vứt đi được một thứ của nợ. Một miếng giẻ rách chẳng hạn.
Những lời nói đầy phẫn nộ và thương xót của mẹ như một tấm ván đập vào be sườn tôi một cái. Tội nghiệp quá, sao lại có những người bỏ con như thế chứ. Tôi nhớ khi cái Na được mẹ Hoà bế vào nhà, nó còn khóc ghê lắm và cả ngày hôm qua nó chẳng nguôi ngoai được mặc cho sự dỗ dành của tôi và chị Thuỳ. Nó nói nó nhớ nhà, nhớ bố, nhớ mẹ. Hồi gia đình tan nát năm anh Bình 10 tuổi, anh ấy tìm đến đây và hết sức hạnh phúc khi được đón nhận vô điều kiện và hơn hết là anh không còn sợ tiếng xỉ vả vô tâm, những đòn roi lạnh lùng của chính bố mẹ mình giáng xuống. Nghĩ mà chảy nước mắt! Ôi! Cái Na...
Mọi người đều đã dậy, tôi cũng đã hoàn thành công việc của mình. Tất cả cùng ngồi thành nhóm vào năm cái bàn, ăn uống vui vẻ. Tôi ngồi cạnh cái Na, hôm nay nó không khóc nữa mà lại khá tươi tỉnh, nó khen cơm thật ngon làm sao và các mẹ thì thật hiền. Ăn xong, nó cùng tôi cho con Mic ăn và tưới rau cùng anh Bình, anh Huy, chị Nga, vừa tưới, nó vừa líu lô kể những câu chuyện cổ tích chán ngắt. Tôi mỉm cười với cái Na và sự vui vẻ của con bé. Dường như cái cảnh mẹ nó bỏ nó đã rơi vào một nơi sâu thẳm trong trái tim bé bỏng của nó và chìm ngỉm, hy vọng là mãi mãi.
Chiều nay tôi dẫn cái Na ra vườn chơi, tôi nhấc nó lên một cái lốp xe được sơn loè loẹt mắc trên cành cây. Đây là một trong những công trình của các mẹ trong cái sân chơi nho nhỏ của chúng tôi.
- Chị Hoa kể chuyện cho em nghe nhé!
Na thủ thỉ.
- Chị tưởng em biết nhiều chuyện lắm mà!
- Em thích nghe chị kể nữa cơ!
Na bướng bỉnh và tôi kể cho nó nghe một câu chuyện kể về một đứa trẻ con đi tìm người mẹ đã bỏ rơi nó và cuối cùng nó tìm thấy. Một câu chuyện bịa đặt mà tôi có thể nghĩ ra được không ngờ lại khiến cái Na tập trung nghe đến thế. Nó bảo sau khi nghe tới hết chuyện:
- Mai sau em cũng sẽ giống đứa trẻ con ấy, đi tìm mẹ.
- Em vẫn muốn tìm người đã bỏ rơi em à?
Tôi nói mà không do dự.
- Vâng, những gì là của em chắc chắn sẽ luôn là của em, cho dù nó ở đâu đi nữa. Mẹ cũng vậy, nếu mẹ không tới đón em thì khi nào em lớn em sẽ đi tìm mẹ.
Tôi sững người trước câu nói ngây ngô ấy.
- Mẹ em đã bỏ em, bà ta ghét em và đi với người khác.
- Em tin rằng mẹ không ghét em.
- Vậy tại sao lại bỏ em...
Na không nói nữa. Tôi sợ nó khóc nên cũng thôi. Tôi muốn cho nó hiểu rằng mẹ nó không xứng đáng với tình yêu của nó, mẹ nó sẽ để nó ở đây... mãi mãi. Nhưng Na không khóc, nó là cô bé kỳ lạ. Nó mới 5 tuổi chứ mấy mà nghĩ được những điều như thế, mà có một niềm tin vô bờ như thế. Cái gì đã khiến nó mạnh mẽ như vậy...
- Em nhớ mẹ, nhưng mẹ sẽ không biết điều đó vì mẹ đã bỏ em...
- Ừ, cho nên em đừng tìm người đã bỏ em, em sẽ phải rất buồn.
- Chị cũng bị bỏ rơi à?
- Hồi chị bé xíu, vừa mới đẻ và các mẹ đem chị về nuôi.
- Chị có nhớ mẹ không?
Cái Na hỏi, tôi định nói là có. Nhưng câu nói cay đắng của mẹ tôi:" Không, tôi không muốn có nó, hãy đem nó đi và làm gì với nó cũng đươc." chợt xẹt ngang qua đầu tôi và những điều tốt đẹp tôi có thể tưởng tượng được về mẹ bay biến đi đâu mất, từ chối biện bạch cho câu nói phũ phàng của mẹ tôi.
- Không, và chị chắc chắn sẽ không tìm bà ta đâu.
- Em không chắc...
Na cười một nụ cười nhí nhảnh. Tôi khâm phục ý chí, sự mạnh mẽ và niềm tin của cô bé cho dù tôi gay gắt phản đối. Thật sự không có ai mới 5 tuổi mà lại cứng rắn và chấp nhận được một sự thật nghiệt ngã như thế. Nhưng Na đã chứng minh rằng nó là ngoại lệ. Nó lon ton ra chơi với con Mic, bỏ lại tôi trong sự ngỡ ngàng và những suy nghĩ rối rắm.
Truyện mới nhất:
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- NGƯỜI NỔI TIẾNG (2) (Truyện ngôn tình)
- NGƯỜI NỔI TIẾNG (1) (Truyện ngôn tình)
- ĐỊNH MỆNH SẮP ĐẶT (Truyện ngôn tình)
- Định Mệnh Sắp Đặt (Truyện ngôn tình)
- Sống Lại Tôi Bắt Bạn Thân Phải Trả Giá (chap 2) (Truyện xuyên không)
- Sống Lại Tôi Bắt Bạn Thân Phải Trả Giá (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Sống Lại Tôi Bắt Bạn Thân Phải Trả Giá (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Tất Cả Phản Diện Đều Hắc Hóa, Chỉ Có Sư Muội Là Hài Hước (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Tất Cả Phản Diện Đều Hắc Hóa, Chỉ Có Sư Muội Là Hài Hước (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
nguyễn ỉn | Chat Online | |
17/08/2020 13:03:21 |
Mình rất chờ những nhận xét của mọi người.
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!