Vụ án Chuột Chín Đầu - Chap 1
ᴳᵒᵈ乡M̝I̝T̝S̝U̝Y̝A̝×͜× | Chat Online | |
25/03/2021 22:19:03 | |
Truyện trinh thám | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
260 lượt xem
- * Vụ án Chuột Chín Đầu - Chap 3 (Truyện trinh thám)
- * Vụ án Chuột Chín Đầu - Chap 4 (Truyện trinh thám)
- * Xuyên qua thành xung hỉ đại lão kiều thê - Chương 1 (Truyện xuyên không)
- * Tiểu Thư Kiêu Kì - Chap 25: Em ngàn lần đừng hòng rời khỏi tôi (Truyện ngôn tình)
Chap 1 : 37 bức thư tố giác
Trấn Giang, còn gọi là Nhuận Châu, thời dân quốc từng là tỉnh lị Giang Tô, khi Trung Quốc vừa thành lập thì thuộc khu hành chính Tô Nam quản lý. Tháng 10 năm 1949 đã xảy ra một vụ án giết người đốt xác vô cùng ly kỳ.
Người chịu trách nhiệm công tác điều tra của vụ án này là một chàng trai An Huy, tên Mục Dung Hán. Mục Dung Hán học đến cấp 2, lúc nhỏ lại tập võ nên thân thủ bất phàm. Tuy gia đình anh mở cửa hàng buôn bán, nhưng thời kỳ đầu kháng chiến thì cha của anh đã bán hết gia sản, lấy tiền tổ chức vũ trang kháng Nhật, hơn nữa còn nhanh chóng gia nhập Trung Cộng. Không bao lâu sau, cha và hai chú của anh ta hy sinh trong lúc tác chiến với quân Nhật. Năm 1943, Mục Dung Hán tham gia quân Tân Tứ. Đầu tiên là đánh địch, sau lại làm trung đội trưởng trinh sát. Năm 1949 Mục Dung Hán đã là chỉ đạo viên của tiểu đoàn trinh sát thứ chín thuộc quân dã chiến Hoa Đông. Trong chiến dịch vượt sông, chiếc thuyền của anh ta bị đạn pháo bắn trúng, hơn ba mươi người chỉ còn lại bảy người sống sót. Mục Dung Hán xem như mạng lớn, nhưng lại bị thương nặng, ôm một tấm ván thuyền hôn mê trôi hơn bốn mươi dặm mới được cứu lên.
Sau khi vết thương lành lại thì bộ đội nơi Mục Dung Hán đã đánh tới Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1949, tổ chức phái anh ta tới phân khu quân Tùng Giang, thủ tục cũng đã chuẩn bị xong xuôi, nhưng một ngày trước khi lên đường lại xảy ra một sự cố bất ngờ. Hôm đó, anh ta đang trên đường quay về chỗ ở sau khi tạm biệt chiến hữu thì một chiếc xe jeep đột nhiên thắng cái két trước mặt anh ta, một tiếng hô to vọng ra từ trong xe: “Đây không phải Tiểu Mục à?”
Người trong xe là vị thị trưởng thành phố Trấn Giang vừa thăng chức vào tháng trước, Hà Băng Hạo. Đây là một vị cán bộ tham gia cách mạng từ thời hồng quân, từng đảm nhiệm chức đội trưởng “đội dân tiên” huyện tê Hà tỉnh Sơn Đông, bí thư huyện ủy kiêm chính ủy chi đội du kích, chuyên viên trụ sở Giao Đông Bắc Hải và bí thư chủ nhiệm kiêm chính ủy bộ hậu cần khu Bắc Hải thời chiến, phó chuyên viên cơ quan riêng Giao Đông Bắc Hải, tổng đội trưởng kiêm chính ủy tổng đội thứ hai của Giao Đông trước kia, đại đội trưởng đại đội thứ hai trung đoàn vượt sông xuống Nam. Đội trinh sát của Mục Dung Hán lúc ấy đóng quân cùng một chỗ với hai đại đội “Độ Tổng”, giúp đỡ lẫn nhau. Nên dù chức vụ của cả hai cách xa nhau những vẫn là người quen.
Người quen cũ gặp nhau nơi đất khách thì đương nhiên phải ngồi lại nói vài câu. Khi đó, thị trưởng Hà đã mời Mục Dung Hán lên xe.
Sau khi hỏi thăm tình hình, biết Mục Dung Hán chuẩn bị tới phân khu quân Tùng Giang bèn nói ngay: “Thế thì thà cậu tới Trấn Giang làm với tôi còn hơn.”
Mục Dung Hán đáp: “Tôi không muốn rời khỏi bộ độ. Tôi còn muốn cầm súng đánh giặc.”
Hà Băng Hạo mới nói: “Cậu tới Trấn Giang làm ở ủy ban quân quản, vẫn mặc quân trang và cầm súng đấy thôi.”
Mục Dung Hán nghe vậy thì rục rịch. Hà Băng Hạo sợ anh chàng thay đổi nên nói: “Tôi sẽ lập tức nhờ người chuyển cậu tới Trấn Giang, chiều nay cứ về đó cùng tôi là được.”
Khi đến Trấn Giang rồi Mục Dung Hán mới biết mình bị thị trưởng Hà “lừa”. Đúng là làm ở ủy ban quân quản, nhưng lại là bộ công an của ủy ban quân quản – Cũng chính là cục công an trực thuộc văn phòng thành phố, hai cái tên một nhóm người (1). Mặc quân trang cũng không sai, nhưng chẳng qua là một bộ đồ có in hai chữ “công an” lên ngực áo mà thôi. Súng thì cũng có đeo, nhưng có dùng tới hay không thì khó mà nói trước. Cục công an thành phố cũng không sắp xếp công việc cho anh ngay, mà để anh làm quen với tình hình trước, còn nhấn mạnh rằng đây cũng là công việc trị an. Mục Dung Hán đoán chắc công tác của mình sau này cơ bản chính là điều tra hình sự, lúc ấy công an điều tra gọi là trinh sát, lãnh đạo phần lớn đều cho rằng nó cũng như trinh sát quân sự của bộ đội mà thôi.
Đã đến nước này rồi thì chỉ có thể cắn răng làm tiếp mà thôi. Mục Dung Hán đã có chuẩn bị tâm lý là sẽ làm hình cảnh. Khi đó đang thực hành hình thức “đại trị an”, công việc hình trinh (2) do trị an quản lý. Ngày nào Mục Dung Hán cũng chạy khắp nơi trong thành phố, ven sông, đường Đại Tây, xung quanh bến tàu nhỏ và nhà ga đồn công an. Hơn nửa tháng trôi qua, anh cũng đã làm quen với hình cảnh của tất cả các đơn vị vì đã có nhiệm vụ đưa xuống.
Bắt đầu từ ngày 30 tháng 5, đến ngày 9 tháng 10 Mục Dung Hán nhận nhiệm vụ này, cục công an thành phố Trấn Giang, bốn phân cục bên dưới cùng với tất cả mười hai đồn công an do phân cục quản lý, tổng cộng nhận được 37 bức thư tố giác, mục tiêu bị lên án là cùng một người. Người bị tố giác vừa nhìn tên đã biết là biệt danh trên giang hồ, tên là “Chuột Chín Đầu”, tên thật là gì thì không ai rõ. Nếu như nội dung tố giác là thật thì kẻ này đã làm rất nhiều chuyện như giết người, phóng hỏa, ăn cướp, trộm cắp, cưỡng hiếp, lừa gạt. Dựa theo quy định đương thời, tất cả những thành phố vừa giải phóng xếp hết những đối tượng bị tố giác nhưng không liên quan trực tiếp tới chính trị, không làm nguy hại trị an xã hội hoặc nguy hại mạng sống và an toàn tài sản của người khác vào án treo lịch sử. Đồn công an và phân cục nhận được những bức thư tố giác này xong thì sẽ đưa cho ban chỉ huy cục trị an thống nhất đăng ký và bảo quản. Cho nên những bức thư tố cáo “Chuột Chín Đầu” do các đồn công an, phân cục khác và cả thành phố nhận được đều bị gom lại, giao cho ban trị an thành phố bảo quản.
Hôm nay, lãnh đạo đã tìm Mục Dung Hán nói chuyện, giao những bức thư tố giác này cho anh rồi nói: “Đồng chí Tiểu Mục hãy xem thử những bức thư này, tìm cách điều tra rõ ràng xem rốt cuộc Chuột Chín Đầu này là ai, đang ở đâu, có phạm phải những hành vi phạm tội được ghi trong thư tố giác hay không”.
Lúc đó Mục Dung Hán còn chưa được phân công việc cụ thể, cũng không trục thuộc phòng ban nào, ban trị an cũng vậy, đội hình cảnh cũng thế, chẳng bên nào sắp xếp công việc cho anh, ngay cả bàn làm việc cũng không có. Sau khi nhận nhiệm vụ, anh cầm túi hồ sơ căng phồng chứa 37 bức thư tố giác kia đi một vòng trong trong cục, cuối cùng tìm được một chỗ giữa đống đồ chất chồng ở sân sau căn tin. Anh bèn lấy ván gỗ và gạch xếp đỡ thành một bàn làm việc tạm thời. Đâu vào đấy thì anh bắt đầu xem thư. Sau khi xem hết 37 bức thư thì cũng đã đến giờ tan sở.
Quay về ký túc xá, Mục Dung Hán lại chia nội dung của những bức thư tố giác này ra trên sổ tay làm việc, sau khi chỉnh lý lại, anh phát hiện tuy 37 bức thư này không phải do cùng một người viết, nhưng nội dung đại khái đều như nhau: Tố cáo Chuột Chín Đầu là thứ đầu trộm đuôi cướp. Trong đó có một bức thư nhắc tới nơi gây án của Chuột Chín Đầu là ở trên Trường Giang, nơi giao nhau giữa An Huy và Giang Tô, là một tên thủy tặc.
Mục Dung Hán nghiên cứu một lúc, cảm thấy có ba vấn đề chưa rõ: Thứ nhất, tất cả thư tố giác đều gọi kẻ bị tố giác là Chuột Chín Đầu, không có bức nào nói tới tên thật của hắn ta. Thứ hai, trong mỗi bức thư tố giác đều nói Chuột Chín Đầu tội ác tày trời, nhưng không có bất kỳ bức nào nói tới thời gian và địa điểm cụ thể, mà chỉ dùng mấy chữ qua loa như “lúc kháng chiến”, “bảy tám năm trước” các kiểu, càng không nói rõ người bị hại là ai, gây nên hậu quả thế nào. Nói chung, trong thư tố giác chỉ nói rõ tội danh của Chuột Chín Đầu thứ không phải hành vi phạm tội. Thứ ba, những bức thư này phần lớn đều không nói Chuột Chín Đầu ẩn nấp ở đâu, vài bức có nhắc tới thì cũng không hề rõ ràng, chỉ nói là ẩn nấp trong thành phố Trấn Giang, nhưng lại không có địa chỉ cụ thể.
Mục Dung Hán cho rằng với những manh mối không rõ ràng thế này mà lãnh đạo lại bảo anh đi điều tra thử, xem ra là muốn để anh luyện tay. Cũng nhờ đó kiểm tra khả năng làm việc của Mục Dung Hán, khi sắp xếp cương vị công tác cụ thể cho anh sau này cũng có cái mà tham khảo. Dù sao anh cũng là chỉ đạo viên đội trinh sát trực thuộc tung đội chín Hoa Dã, chức vị này xem như cấp doanh chính (3), không thể đối đãi tùy tiện như mấy anh lính quèn bình thường được. Nghĩ vậy, Mục Dung Hán bèn hạ quyết tâm, nhất định phải điều tra cho ra tung tích của Chuột Chín Đầu, còn phải tra xem hắn ta có phạm những tội được ghi trong đống thư tố giác kia hay không.
Mang theo suy nghĩ này, Mục Dung Hán chong đèn tiếp tục đọc lại những bức thư tố giác này. Gần đến nửa đêm thì anh lại phát hiện được một đặc điểm mà khẳng định trước kia không ai chú ý tới: Trong 37 bức thư tố giác này có 9 bức thư rất khác thường, chữ viết đẹp thì không nói, xếp từ cũng rất ngay ngắn, người viết hẳn là đã từng đi học. Lại xem kỹ hơn thì cả giấy lẫn phong bì của 9 bức thư này cũng khác nhau. Có bức rất khuôn phép, bức thì là lấy giấy dán lại làm phong thư. Cuối cùng Mục Dung Hán cũng nhận ra, 9 bức thư này có thể là nhờ người như mấy ông thầy đoán chữ đầu phố viết hộ.
Hôm sau, ngày 10 tháng 10, Mục Dung Hán chạy xe đạp cả nửa buổi cuối cùng cũng tìm được người đã viết thuê chín bức thư tố giác này. Chín bức thư tố giác có xuất xứ từ tay chín người, trong đó có ba người là thầy bói xem chữ trên phố, sáu người là các thầy chuyên viết thư hộ cho người khác ở cửa bưu cục. Mục Dung Hán bắt chuyện với bọn họ, những vấn đề chưa được làm rõ trước kia lại có thêm một điều: Người thuê viết chín bức thư tố giác này lại là cùng một người! Đó là một người phụ nữ trung niên cỡ chừng bốn mươi, thân hình hơi béo, để tóc xoăn, thoạt nhìn có vẻ là một bà chủ nào đó. Trong năm tháng từ tháng 5 đến tháng 9 cô ta đã lần lượt thuê họ viết những bức thư tố giác này, lý do đưa ra cũng giống hệt nhau là muốn tố giác một tên ác ôn của xã hội cũ, nhưng bản thân cô ta vừa không biết chữ, lại không dám đến đồn công an để tố giác trực tiếp v.vv..
Còn chuyện người phụ nữ đó tên họ là gì, nhà ở đâu, làm nghề gì thì cả chín người đều không biết. Sau khi thuật lại nội dung thư tố giác xong thì người phụ nữ kia đứng bên cạnh chờ bọn họ viết. Sau đó nghe họ đọc lại một lần rồi nhét thư vào phong bì, tiếp theo lại đề địa chỉ của cục công an hoặc đồn công an lên mục người nhận, trả tiền xong thì nói tiếng cảm ơn rồi đi. Chỉ có ông thầy Đái ở cửa bưu cục Thọ Khâu là nhớ được chi tiết, nói là khi ông viết chữ thì người phụ nữ kia đứng bên cạnh nhìn lom lom, dựa theo vẻ mặt của cô ta lúc nhìn tờ giấy viết thư thì hình như không phải người mù chữ, sau khi viết xong ông đọc lên cho cô ta nghe thì cô ta lại không tập trung mấy.
Kết quả điều tra được khiến Mục Dung Hán càng mơ hồ hơn, cảm thấy không thể hiểu nổi hành vi của người phụ nữ đó. Dựa theo hướng điều tra bình thường, Mục Dung Hán hẳn là phải tiếp tục truy tìm người phụ nữ tóc xoăn này. Nhưng lúc này anh lại đơn thương độc mã, căn bản không thể tiến hành điều tra theo lối này được, đành phải tạm gác người phụ nữ tóc xoăn này qua một bên, đổi thành điều tra Chuột Chín Đầu.
Phải làm sao để điều tra manh mối về Chuột Chín Đầu đây? Mục Dung Hán thầm nghĩ, tục ngữ có câu tôm có đường tôm, cua có đường cua, nếu như tên Chuột Chín Đầu này có bản tính đúng như những gì thư tố giác đã nói thì bên xã hội đen kiểu gì cũng biết. Vậy phải đi đâu để tìm dân xã hội đen? Điều này thì không khó, trong trại tạm giam ở cục công an đang nhốt cả đống đầu trộm đuôi cướp, du côn lưu manh, cướp của ác bá, nồng cốt bang hội kia kìa.
Bắt đầu từ ngày 11 tháng 10, Mục Dung Hán vào trại tạm giam để điều tra manh mối về Chuột Chín Đầu. Trước kia làm công tác dụ địch, Mục Dung Hán thường xuyên xâm nhập và làm quen với đám giang hồ băng đảng ở địa phương của địch nên hiểu rõ quy tắc giang hồ. Nay anh vào trại tạm giam điều tra thì dùng chính sách dụ dỗ, thái độ chẳng những vô cùng thân thiết mà còn lần lượt tặng thuốc lá cho đối phương, làm mấy đội viên trông coi trại tạm giam phải nhìn nhau một hồi nhưng không dám ý kiến gì, dù sao thì cấp bậc của Mục Dung Hán cũng còn ở đó, trưởng trại tạm giam còn thấp hơn anh nửa cấp ấy chứ. Mục Dung Hán tốn hết một tuần ở trại tạm giam, tổng cộng tìm hơn ba mươi đối tượng buôn chuyện, thuận tiện tìm hiểu thêm về tình hình xã hội đen ở vùng Giang Tô, chép kín hai quyển sổ. Nhưng lại không biết được gì nhiều về Chuột Chín Đầu.
Đối tượng trò chuyện với anh cũng có bảy tám người từng nghe đồn trên giang hồ có một người như thế, từng gây án trên giao giới ở An Hủy và Giang Tô trên sông Trường Giang. Nhưng sau khi kháng chiến diễn ra thì Chuột Chín Đầu đã rửa tay chậu vàng, đến Trấn Giang làm ăn. Về phần làm gì thì mỗi người nói một kiểu. Có người nói là kinh doanh thủy sản, có người lại nói là buôn hàng trên bờ, kẻ lại bảo là ông chủ nhà máy dây thừng, còn có người nói hắn hợp tác với người ta kinh doanh tiệm bán quan tài nhập dây lạt. Như vậy thì tên thật của Chuột Chín Đầu là gì? Đến đây thì lạ thay là không ai biết cả, hơn nữa cũng không ai từng tận mắt thấy hắn ta!
Vậy nên Mục Dung Hán bèn điều tra theo mấy nghề nghiệp mà những phạm nhân kia đã kể. Dù sao thì hiện tại những tội danh bị tố giác của Chuột Chín Đầu vẫn chưa lập án, lãnh đạo chỉ phân công Mục Dung Hán điều tra chứ không quy định kỳ hạn. Anh có thể từ từ làm việc, nhân dịp này để làm quen với tình hình địa phương.
Sau vài ngày, Mục Dung Hán lần lượt điều tra mấy nghề như thủy sản, hàng trên cạn, làm dây, đồ tre trúc v.v..
Đầu tiên là chạy tới nghiệp đoàn hành nghề (tương tự như hiệp hội hành nghề hiện tại), bên phía nghiệp đoàn cũng nghiêm túc kiểm tra tài liệu đăng ký, nhưng vì chỉ có cái biệt danh Chuột Chín Đầu này nên không tìm được gì.
Mục Dung Hán đành phải đạp xe khắp thành phố hỏi thăm, phàm là gặp phải tiệm bán hàng thủy sản, dây thừng, tre trúc, quan tài thì đều vào hỏi thăm. Qua hai ngày, cuối cùng cũng nghe ngóng được từ chỗ ông chủ Kim Đại Tân của chủ vựa cá Đại Tân là trên Trấn Giang đúng là có một môi giới thủy sản tên Chuột Chín Đầu, Kim Đại Tân từng hợp tác một thời gian ngắn với hắn ta.
Người này họ Hoàng, người trong nghề gọi hắn là ông chủ Hoàng. Là một người đàn ông cao to, tuổi chừng bốn mươi mấy, bên phải sống mũi có một nốt ruồi to như hạt đậu. Mấy người mở vựa cá như Kim Đại Tân thì tảng sáng mỗi ngày đều phải đến bến tàu Trường Giang nhập hàng. Tôm cua cá mực mà mấy thuyền cá đêm kia chài được đều bán ngay bờ sông. Nhưng theo luật thì thuyền cá với chủ buôn cá không thể giao dịch thẳng với nhau mà phải thông qua môi giới mới được. Môi giới cũng có tổ chức riêng, tên là “nghiệp đoàn môi giới thủy sản”, giá cả giao dịch mỗi ngày đều do nghiệp đoàn định ra. Số lượng giao dịch cụ thể cũng do môi giới dựa vào chất lượng thủy sản mà định giá, không thể sửa đổi. Cho nên mấy ông chủ vựa cá đều rất khách khí với môi giới. Mỗi môi giới ăn gọn cả chủ vựa cá lẫn con buôn đều gọi họ là nhà dưới. Nhà dưới vì nịnh bợ môi giới nên luôn thay phiên nhau làm chủ mời môi giới ăn cơm, quan hệ giữa Kim Đại Tân và Chuột Chín Đầu chính là như thế.
Còn chuyện Chuột Chín Đầu là do lần nọ Kim Đại Tân mời ông chủ Hoàng ăn cơm, đối phương quá chén nên mới nhỡ mồm nói hớ ra. Lúc ấy đang nói gì thì Kim Đại Tân không nhớ rõ, chỉ nhớ là đang nói về mấy tên côn đồ khét tiếng trên sông Tiền Đường thì ông chủ Hoàng mới cười khẩy: “Bọn đấy là cái thá gì? Nhớ năm đó Hoàng mỗ cũng có số có má trên giang hồ, anh em trên đường toàn gọi tôi là Chuột Chín Đầu đây này!”
Công tác điều tra của Mục Dung Hán cuối cùng cũng có phương hướng rõ ràng. Ngày 21 tháng 10, mới 4 giờ sáng thì Mục Dung Hán đã chạy tới bến thủy sản bên bờ Trường Giang. Lúc này nơi đây đã tấp nập người qua, không khí se lạnh xen lẫn mùi cá xộc thẳng vào mũi làm anh hắt hơi một tràng. Mục Dung Hán lại đi tới văn phòng quản lý giao dịch của nghiệp đoàn kinh doanh hải sản, bên trong có hai người đàn ông trạc bốn mấy năm mươi đang ngồi. Bọn họ là nhân viên văn phòng hiện trường, phụ trách định giá giao dịch thủy sản trong ngày và giải quyết tranh cãi phát sinh trong lúc giao dịch. Tranh cãi thì chẳng mấy khi xảy ra do giá cả đã được định sẵn trước lúc giao dịch, nên hai người rất rảnh rỗi, trên bàn pha một ấm trà thơm, tay cầm điếu cày, rít từng hơi o o. Thấy Mục Dung Hán đưa giấy chứng nhận quân quản ra thì cả hai lập tức đứng dậy.
Mục Dung Hán khoát tay nói rõ lý do mình tới đây. Hai người không biết Chuột Chín Đầu tên gì, nhưng nghe kể mấy đặc điểm như “họ Hoàng, cao to, bốn mươi mấy, bên phải sống mũi có nốt ruồi” thì biết ngay là ai, bảo rằng đúng là có một môi giới thế này, ông ta tên Hoàng Kế Sỹ, nhưng sau khi Trấn Giang giải phóng thì đã từ chức về nhà hưởng phước rồi.
Vậy thì nhà của hắn ta ở đâu? Hai người kia lập tức lấy danh sách môi giới của nghiệp đoàn để trong tủ gỗ bên cạnh ra lật tìm – Nhà số 73, ngõ Tiên Hà, đường Đại Tây.
Mục Dung Hán chép địa chỉ lại xong thì lập tức đi ngay, anh phải đi tìm được Hoàng Kế Sỹ rồi mời hắn ta đến đồn công an giáp mặt hỏi cho rõ. Nhưng Mục Dung Hán lại không ngờ, hành động của anh vẫn muộn vài giờ!
(1) Một cơ cấu, hai cái tên, còn được gọi là một nhóm người hai cái tên, là một loại cơ cấu biên chế của TQ. dựa theo lời giải thích của văn phòng hội ủy viên cơ cấu biên chế trung ương "cái gọi là một cơ cấu chính là một đại biểu pháp nhân, một quản lý tài vụ, một nhóm lãnh đạo và một đội ngũ. Sở dĩ có hai cái tên là chỉ hai tên gọi cơ cấu, dựa theo nhu cầu công việc mà lấy danh xưng tương ứng để đối ngoại".
(2) Điều tra + xử phạt.
(3) Cấp doanh chính có quân hàm thiếu tá.
Trấn Giang, còn gọi là Nhuận Châu, thời dân quốc từng là tỉnh lị Giang Tô, khi Trung Quốc vừa thành lập thì thuộc khu hành chính Tô Nam quản lý. Tháng 10 năm 1949 đã xảy ra một vụ án giết người đốt xác vô cùng ly kỳ.
Người chịu trách nhiệm công tác điều tra của vụ án này là một chàng trai An Huy, tên Mục Dung Hán. Mục Dung Hán học đến cấp 2, lúc nhỏ lại tập võ nên thân thủ bất phàm. Tuy gia đình anh mở cửa hàng buôn bán, nhưng thời kỳ đầu kháng chiến thì cha của anh đã bán hết gia sản, lấy tiền tổ chức vũ trang kháng Nhật, hơn nữa còn nhanh chóng gia nhập Trung Cộng. Không bao lâu sau, cha và hai chú của anh ta hy sinh trong lúc tác chiến với quân Nhật. Năm 1943, Mục Dung Hán tham gia quân Tân Tứ. Đầu tiên là đánh địch, sau lại làm trung đội trưởng trinh sát. Năm 1949 Mục Dung Hán đã là chỉ đạo viên của tiểu đoàn trinh sát thứ chín thuộc quân dã chiến Hoa Đông. Trong chiến dịch vượt sông, chiếc thuyền của anh ta bị đạn pháo bắn trúng, hơn ba mươi người chỉ còn lại bảy người sống sót. Mục Dung Hán xem như mạng lớn, nhưng lại bị thương nặng, ôm một tấm ván thuyền hôn mê trôi hơn bốn mươi dặm mới được cứu lên.
Sau khi vết thương lành lại thì bộ đội nơi Mục Dung Hán đã đánh tới Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1949, tổ chức phái anh ta tới phân khu quân Tùng Giang, thủ tục cũng đã chuẩn bị xong xuôi, nhưng một ngày trước khi lên đường lại xảy ra một sự cố bất ngờ. Hôm đó, anh ta đang trên đường quay về chỗ ở sau khi tạm biệt chiến hữu thì một chiếc xe jeep đột nhiên thắng cái két trước mặt anh ta, một tiếng hô to vọng ra từ trong xe: “Đây không phải Tiểu Mục à?”
Người trong xe là vị thị trưởng thành phố Trấn Giang vừa thăng chức vào tháng trước, Hà Băng Hạo. Đây là một vị cán bộ tham gia cách mạng từ thời hồng quân, từng đảm nhiệm chức đội trưởng “đội dân tiên” huyện tê Hà tỉnh Sơn Đông, bí thư huyện ủy kiêm chính ủy chi đội du kích, chuyên viên trụ sở Giao Đông Bắc Hải và bí thư chủ nhiệm kiêm chính ủy bộ hậu cần khu Bắc Hải thời chiến, phó chuyên viên cơ quan riêng Giao Đông Bắc Hải, tổng đội trưởng kiêm chính ủy tổng đội thứ hai của Giao Đông trước kia, đại đội trưởng đại đội thứ hai trung đoàn vượt sông xuống Nam. Đội trinh sát của Mục Dung Hán lúc ấy đóng quân cùng một chỗ với hai đại đội “Độ Tổng”, giúp đỡ lẫn nhau. Nên dù chức vụ của cả hai cách xa nhau những vẫn là người quen.
Người quen cũ gặp nhau nơi đất khách thì đương nhiên phải ngồi lại nói vài câu. Khi đó, thị trưởng Hà đã mời Mục Dung Hán lên xe.
Sau khi hỏi thăm tình hình, biết Mục Dung Hán chuẩn bị tới phân khu quân Tùng Giang bèn nói ngay: “Thế thì thà cậu tới Trấn Giang làm với tôi còn hơn.”
Mục Dung Hán đáp: “Tôi không muốn rời khỏi bộ độ. Tôi còn muốn cầm súng đánh giặc.”
Hà Băng Hạo mới nói: “Cậu tới Trấn Giang làm ở ủy ban quân quản, vẫn mặc quân trang và cầm súng đấy thôi.”
Mục Dung Hán nghe vậy thì rục rịch. Hà Băng Hạo sợ anh chàng thay đổi nên nói: “Tôi sẽ lập tức nhờ người chuyển cậu tới Trấn Giang, chiều nay cứ về đó cùng tôi là được.”
Khi đến Trấn Giang rồi Mục Dung Hán mới biết mình bị thị trưởng Hà “lừa”. Đúng là làm ở ủy ban quân quản, nhưng lại là bộ công an của ủy ban quân quản – Cũng chính là cục công an trực thuộc văn phòng thành phố, hai cái tên một nhóm người (1). Mặc quân trang cũng không sai, nhưng chẳng qua là một bộ đồ có in hai chữ “công an” lên ngực áo mà thôi. Súng thì cũng có đeo, nhưng có dùng tới hay không thì khó mà nói trước. Cục công an thành phố cũng không sắp xếp công việc cho anh ngay, mà để anh làm quen với tình hình trước, còn nhấn mạnh rằng đây cũng là công việc trị an. Mục Dung Hán đoán chắc công tác của mình sau này cơ bản chính là điều tra hình sự, lúc ấy công an điều tra gọi là trinh sát, lãnh đạo phần lớn đều cho rằng nó cũng như trinh sát quân sự của bộ đội mà thôi.
Đã đến nước này rồi thì chỉ có thể cắn răng làm tiếp mà thôi. Mục Dung Hán đã có chuẩn bị tâm lý là sẽ làm hình cảnh. Khi đó đang thực hành hình thức “đại trị an”, công việc hình trinh (2) do trị an quản lý. Ngày nào Mục Dung Hán cũng chạy khắp nơi trong thành phố, ven sông, đường Đại Tây, xung quanh bến tàu nhỏ và nhà ga đồn công an. Hơn nửa tháng trôi qua, anh cũng đã làm quen với hình cảnh của tất cả các đơn vị vì đã có nhiệm vụ đưa xuống.
Bắt đầu từ ngày 30 tháng 5, đến ngày 9 tháng 10 Mục Dung Hán nhận nhiệm vụ này, cục công an thành phố Trấn Giang, bốn phân cục bên dưới cùng với tất cả mười hai đồn công an do phân cục quản lý, tổng cộng nhận được 37 bức thư tố giác, mục tiêu bị lên án là cùng một người. Người bị tố giác vừa nhìn tên đã biết là biệt danh trên giang hồ, tên là “Chuột Chín Đầu”, tên thật là gì thì không ai rõ. Nếu như nội dung tố giác là thật thì kẻ này đã làm rất nhiều chuyện như giết người, phóng hỏa, ăn cướp, trộm cắp, cưỡng hiếp, lừa gạt. Dựa theo quy định đương thời, tất cả những thành phố vừa giải phóng xếp hết những đối tượng bị tố giác nhưng không liên quan trực tiếp tới chính trị, không làm nguy hại trị an xã hội hoặc nguy hại mạng sống và an toàn tài sản của người khác vào án treo lịch sử. Đồn công an và phân cục nhận được những bức thư tố giác này xong thì sẽ đưa cho ban chỉ huy cục trị an thống nhất đăng ký và bảo quản. Cho nên những bức thư tố cáo “Chuột Chín Đầu” do các đồn công an, phân cục khác và cả thành phố nhận được đều bị gom lại, giao cho ban trị an thành phố bảo quản.
Hôm nay, lãnh đạo đã tìm Mục Dung Hán nói chuyện, giao những bức thư tố giác này cho anh rồi nói: “Đồng chí Tiểu Mục hãy xem thử những bức thư này, tìm cách điều tra rõ ràng xem rốt cuộc Chuột Chín Đầu này là ai, đang ở đâu, có phạm phải những hành vi phạm tội được ghi trong thư tố giác hay không”.
Lúc đó Mục Dung Hán còn chưa được phân công việc cụ thể, cũng không trục thuộc phòng ban nào, ban trị an cũng vậy, đội hình cảnh cũng thế, chẳng bên nào sắp xếp công việc cho anh, ngay cả bàn làm việc cũng không có. Sau khi nhận nhiệm vụ, anh cầm túi hồ sơ căng phồng chứa 37 bức thư tố giác kia đi một vòng trong trong cục, cuối cùng tìm được một chỗ giữa đống đồ chất chồng ở sân sau căn tin. Anh bèn lấy ván gỗ và gạch xếp đỡ thành một bàn làm việc tạm thời. Đâu vào đấy thì anh bắt đầu xem thư. Sau khi xem hết 37 bức thư thì cũng đã đến giờ tan sở.
Quay về ký túc xá, Mục Dung Hán lại chia nội dung của những bức thư tố giác này ra trên sổ tay làm việc, sau khi chỉnh lý lại, anh phát hiện tuy 37 bức thư này không phải do cùng một người viết, nhưng nội dung đại khái đều như nhau: Tố cáo Chuột Chín Đầu là thứ đầu trộm đuôi cướp. Trong đó có một bức thư nhắc tới nơi gây án của Chuột Chín Đầu là ở trên Trường Giang, nơi giao nhau giữa An Huy và Giang Tô, là một tên thủy tặc.
Mục Dung Hán nghiên cứu một lúc, cảm thấy có ba vấn đề chưa rõ: Thứ nhất, tất cả thư tố giác đều gọi kẻ bị tố giác là Chuột Chín Đầu, không có bức nào nói tới tên thật của hắn ta. Thứ hai, trong mỗi bức thư tố giác đều nói Chuột Chín Đầu tội ác tày trời, nhưng không có bất kỳ bức nào nói tới thời gian và địa điểm cụ thể, mà chỉ dùng mấy chữ qua loa như “lúc kháng chiến”, “bảy tám năm trước” các kiểu, càng không nói rõ người bị hại là ai, gây nên hậu quả thế nào. Nói chung, trong thư tố giác chỉ nói rõ tội danh của Chuột Chín Đầu thứ không phải hành vi phạm tội. Thứ ba, những bức thư này phần lớn đều không nói Chuột Chín Đầu ẩn nấp ở đâu, vài bức có nhắc tới thì cũng không hề rõ ràng, chỉ nói là ẩn nấp trong thành phố Trấn Giang, nhưng lại không có địa chỉ cụ thể.
Mục Dung Hán cho rằng với những manh mối không rõ ràng thế này mà lãnh đạo lại bảo anh đi điều tra thử, xem ra là muốn để anh luyện tay. Cũng nhờ đó kiểm tra khả năng làm việc của Mục Dung Hán, khi sắp xếp cương vị công tác cụ thể cho anh sau này cũng có cái mà tham khảo. Dù sao anh cũng là chỉ đạo viên đội trinh sát trực thuộc tung đội chín Hoa Dã, chức vị này xem như cấp doanh chính (3), không thể đối đãi tùy tiện như mấy anh lính quèn bình thường được. Nghĩ vậy, Mục Dung Hán bèn hạ quyết tâm, nhất định phải điều tra cho ra tung tích của Chuột Chín Đầu, còn phải tra xem hắn ta có phạm những tội được ghi trong đống thư tố giác kia hay không.
Mang theo suy nghĩ này, Mục Dung Hán chong đèn tiếp tục đọc lại những bức thư tố giác này. Gần đến nửa đêm thì anh lại phát hiện được một đặc điểm mà khẳng định trước kia không ai chú ý tới: Trong 37 bức thư tố giác này có 9 bức thư rất khác thường, chữ viết đẹp thì không nói, xếp từ cũng rất ngay ngắn, người viết hẳn là đã từng đi học. Lại xem kỹ hơn thì cả giấy lẫn phong bì của 9 bức thư này cũng khác nhau. Có bức rất khuôn phép, bức thì là lấy giấy dán lại làm phong thư. Cuối cùng Mục Dung Hán cũng nhận ra, 9 bức thư này có thể là nhờ người như mấy ông thầy đoán chữ đầu phố viết hộ.
Hôm sau, ngày 10 tháng 10, Mục Dung Hán chạy xe đạp cả nửa buổi cuối cùng cũng tìm được người đã viết thuê chín bức thư tố giác này. Chín bức thư tố giác có xuất xứ từ tay chín người, trong đó có ba người là thầy bói xem chữ trên phố, sáu người là các thầy chuyên viết thư hộ cho người khác ở cửa bưu cục. Mục Dung Hán bắt chuyện với bọn họ, những vấn đề chưa được làm rõ trước kia lại có thêm một điều: Người thuê viết chín bức thư tố giác này lại là cùng một người! Đó là một người phụ nữ trung niên cỡ chừng bốn mươi, thân hình hơi béo, để tóc xoăn, thoạt nhìn có vẻ là một bà chủ nào đó. Trong năm tháng từ tháng 5 đến tháng 9 cô ta đã lần lượt thuê họ viết những bức thư tố giác này, lý do đưa ra cũng giống hệt nhau là muốn tố giác một tên ác ôn của xã hội cũ, nhưng bản thân cô ta vừa không biết chữ, lại không dám đến đồn công an để tố giác trực tiếp v.vv..
Còn chuyện người phụ nữ đó tên họ là gì, nhà ở đâu, làm nghề gì thì cả chín người đều không biết. Sau khi thuật lại nội dung thư tố giác xong thì người phụ nữ kia đứng bên cạnh chờ bọn họ viết. Sau đó nghe họ đọc lại một lần rồi nhét thư vào phong bì, tiếp theo lại đề địa chỉ của cục công an hoặc đồn công an lên mục người nhận, trả tiền xong thì nói tiếng cảm ơn rồi đi. Chỉ có ông thầy Đái ở cửa bưu cục Thọ Khâu là nhớ được chi tiết, nói là khi ông viết chữ thì người phụ nữ kia đứng bên cạnh nhìn lom lom, dựa theo vẻ mặt của cô ta lúc nhìn tờ giấy viết thư thì hình như không phải người mù chữ, sau khi viết xong ông đọc lên cho cô ta nghe thì cô ta lại không tập trung mấy.
Kết quả điều tra được khiến Mục Dung Hán càng mơ hồ hơn, cảm thấy không thể hiểu nổi hành vi của người phụ nữ đó. Dựa theo hướng điều tra bình thường, Mục Dung Hán hẳn là phải tiếp tục truy tìm người phụ nữ tóc xoăn này. Nhưng lúc này anh lại đơn thương độc mã, căn bản không thể tiến hành điều tra theo lối này được, đành phải tạm gác người phụ nữ tóc xoăn này qua một bên, đổi thành điều tra Chuột Chín Đầu.
Phải làm sao để điều tra manh mối về Chuột Chín Đầu đây? Mục Dung Hán thầm nghĩ, tục ngữ có câu tôm có đường tôm, cua có đường cua, nếu như tên Chuột Chín Đầu này có bản tính đúng như những gì thư tố giác đã nói thì bên xã hội đen kiểu gì cũng biết. Vậy phải đi đâu để tìm dân xã hội đen? Điều này thì không khó, trong trại tạm giam ở cục công an đang nhốt cả đống đầu trộm đuôi cướp, du côn lưu manh, cướp của ác bá, nồng cốt bang hội kia kìa.
Bắt đầu từ ngày 11 tháng 10, Mục Dung Hán vào trại tạm giam để điều tra manh mối về Chuột Chín Đầu. Trước kia làm công tác dụ địch, Mục Dung Hán thường xuyên xâm nhập và làm quen với đám giang hồ băng đảng ở địa phương của địch nên hiểu rõ quy tắc giang hồ. Nay anh vào trại tạm giam điều tra thì dùng chính sách dụ dỗ, thái độ chẳng những vô cùng thân thiết mà còn lần lượt tặng thuốc lá cho đối phương, làm mấy đội viên trông coi trại tạm giam phải nhìn nhau một hồi nhưng không dám ý kiến gì, dù sao thì cấp bậc của Mục Dung Hán cũng còn ở đó, trưởng trại tạm giam còn thấp hơn anh nửa cấp ấy chứ. Mục Dung Hán tốn hết một tuần ở trại tạm giam, tổng cộng tìm hơn ba mươi đối tượng buôn chuyện, thuận tiện tìm hiểu thêm về tình hình xã hội đen ở vùng Giang Tô, chép kín hai quyển sổ. Nhưng lại không biết được gì nhiều về Chuột Chín Đầu.
Đối tượng trò chuyện với anh cũng có bảy tám người từng nghe đồn trên giang hồ có một người như thế, từng gây án trên giao giới ở An Hủy và Giang Tô trên sông Trường Giang. Nhưng sau khi kháng chiến diễn ra thì Chuột Chín Đầu đã rửa tay chậu vàng, đến Trấn Giang làm ăn. Về phần làm gì thì mỗi người nói một kiểu. Có người nói là kinh doanh thủy sản, có người lại nói là buôn hàng trên bờ, kẻ lại bảo là ông chủ nhà máy dây thừng, còn có người nói hắn hợp tác với người ta kinh doanh tiệm bán quan tài nhập dây lạt. Như vậy thì tên thật của Chuột Chín Đầu là gì? Đến đây thì lạ thay là không ai biết cả, hơn nữa cũng không ai từng tận mắt thấy hắn ta!
Vậy nên Mục Dung Hán bèn điều tra theo mấy nghề nghiệp mà những phạm nhân kia đã kể. Dù sao thì hiện tại những tội danh bị tố giác của Chuột Chín Đầu vẫn chưa lập án, lãnh đạo chỉ phân công Mục Dung Hán điều tra chứ không quy định kỳ hạn. Anh có thể từ từ làm việc, nhân dịp này để làm quen với tình hình địa phương.
Sau vài ngày, Mục Dung Hán lần lượt điều tra mấy nghề như thủy sản, hàng trên cạn, làm dây, đồ tre trúc v.v..
Đầu tiên là chạy tới nghiệp đoàn hành nghề (tương tự như hiệp hội hành nghề hiện tại), bên phía nghiệp đoàn cũng nghiêm túc kiểm tra tài liệu đăng ký, nhưng vì chỉ có cái biệt danh Chuột Chín Đầu này nên không tìm được gì.
Mục Dung Hán đành phải đạp xe khắp thành phố hỏi thăm, phàm là gặp phải tiệm bán hàng thủy sản, dây thừng, tre trúc, quan tài thì đều vào hỏi thăm. Qua hai ngày, cuối cùng cũng nghe ngóng được từ chỗ ông chủ Kim Đại Tân của chủ vựa cá Đại Tân là trên Trấn Giang đúng là có một môi giới thủy sản tên Chuột Chín Đầu, Kim Đại Tân từng hợp tác một thời gian ngắn với hắn ta.
Người này họ Hoàng, người trong nghề gọi hắn là ông chủ Hoàng. Là một người đàn ông cao to, tuổi chừng bốn mươi mấy, bên phải sống mũi có một nốt ruồi to như hạt đậu. Mấy người mở vựa cá như Kim Đại Tân thì tảng sáng mỗi ngày đều phải đến bến tàu Trường Giang nhập hàng. Tôm cua cá mực mà mấy thuyền cá đêm kia chài được đều bán ngay bờ sông. Nhưng theo luật thì thuyền cá với chủ buôn cá không thể giao dịch thẳng với nhau mà phải thông qua môi giới mới được. Môi giới cũng có tổ chức riêng, tên là “nghiệp đoàn môi giới thủy sản”, giá cả giao dịch mỗi ngày đều do nghiệp đoàn định ra. Số lượng giao dịch cụ thể cũng do môi giới dựa vào chất lượng thủy sản mà định giá, không thể sửa đổi. Cho nên mấy ông chủ vựa cá đều rất khách khí với môi giới. Mỗi môi giới ăn gọn cả chủ vựa cá lẫn con buôn đều gọi họ là nhà dưới. Nhà dưới vì nịnh bợ môi giới nên luôn thay phiên nhau làm chủ mời môi giới ăn cơm, quan hệ giữa Kim Đại Tân và Chuột Chín Đầu chính là như thế.
Còn chuyện Chuột Chín Đầu là do lần nọ Kim Đại Tân mời ông chủ Hoàng ăn cơm, đối phương quá chén nên mới nhỡ mồm nói hớ ra. Lúc ấy đang nói gì thì Kim Đại Tân không nhớ rõ, chỉ nhớ là đang nói về mấy tên côn đồ khét tiếng trên sông Tiền Đường thì ông chủ Hoàng mới cười khẩy: “Bọn đấy là cái thá gì? Nhớ năm đó Hoàng mỗ cũng có số có má trên giang hồ, anh em trên đường toàn gọi tôi là Chuột Chín Đầu đây này!”
Công tác điều tra của Mục Dung Hán cuối cùng cũng có phương hướng rõ ràng. Ngày 21 tháng 10, mới 4 giờ sáng thì Mục Dung Hán đã chạy tới bến thủy sản bên bờ Trường Giang. Lúc này nơi đây đã tấp nập người qua, không khí se lạnh xen lẫn mùi cá xộc thẳng vào mũi làm anh hắt hơi một tràng. Mục Dung Hán lại đi tới văn phòng quản lý giao dịch của nghiệp đoàn kinh doanh hải sản, bên trong có hai người đàn ông trạc bốn mấy năm mươi đang ngồi. Bọn họ là nhân viên văn phòng hiện trường, phụ trách định giá giao dịch thủy sản trong ngày và giải quyết tranh cãi phát sinh trong lúc giao dịch. Tranh cãi thì chẳng mấy khi xảy ra do giá cả đã được định sẵn trước lúc giao dịch, nên hai người rất rảnh rỗi, trên bàn pha một ấm trà thơm, tay cầm điếu cày, rít từng hơi o o. Thấy Mục Dung Hán đưa giấy chứng nhận quân quản ra thì cả hai lập tức đứng dậy.
Mục Dung Hán khoát tay nói rõ lý do mình tới đây. Hai người không biết Chuột Chín Đầu tên gì, nhưng nghe kể mấy đặc điểm như “họ Hoàng, cao to, bốn mươi mấy, bên phải sống mũi có nốt ruồi” thì biết ngay là ai, bảo rằng đúng là có một môi giới thế này, ông ta tên Hoàng Kế Sỹ, nhưng sau khi Trấn Giang giải phóng thì đã từ chức về nhà hưởng phước rồi.
Vậy thì nhà của hắn ta ở đâu? Hai người kia lập tức lấy danh sách môi giới của nghiệp đoàn để trong tủ gỗ bên cạnh ra lật tìm – Nhà số 73, ngõ Tiên Hà, đường Đại Tây.
Mục Dung Hán chép địa chỉ lại xong thì lập tức đi ngay, anh phải đi tìm được Hoàng Kế Sỹ rồi mời hắn ta đến đồn công an giáp mặt hỏi cho rõ. Nhưng Mục Dung Hán lại không ngờ, hành động của anh vẫn muộn vài giờ!
(1) Một cơ cấu, hai cái tên, còn được gọi là một nhóm người hai cái tên, là một loại cơ cấu biên chế của TQ. dựa theo lời giải thích của văn phòng hội ủy viên cơ cấu biên chế trung ương "cái gọi là một cơ cấu chính là một đại biểu pháp nhân, một quản lý tài vụ, một nhóm lãnh đạo và một đội ngũ. Sở dĩ có hai cái tên là chỉ hai tên gọi cơ cấu, dựa theo nhu cầu công việc mà lấy danh xưng tương ứng để đối ngoại".
(2) Điều tra + xử phạt.
(3) Cấp doanh chính có quân hàm thiếu tá.
Truyện mới nhất:
- Đi đêm (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- Rùa Và Thỏ (Truyện ngụ ngôn)
- Yêu Anh Nhiều Đến Như Vậy Sao, Cô Gái Nhỏ Đáng Yêu? (Truyện ngôn tình)
- BẠN ĐẦU TIÊN (Truyện ngắn)
- Ánh Trăng và bánh quy Nàng Tiên Biển (Truyện tổng hợp)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 4 : HÓA RA CHỈ LÀ NHÓC TRẺ TRÂU ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 3 : CÔNG LƯỢC CON TRAI HOÀNG ĐẾ TRƯỚC VẬY ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 2 ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 1 : LÂM PHI LỘC CẢM THẤY CÁI HẬU CUNG NÀY CŨNG THÚ VỊ RA PHẾT ) (Truyện xuyên không)
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!