Con nhà bên - Chương 2
Anonymous - Người dùng ẩn danh | Chat Online | |
10/06/2021 22:44:40 | |
Truyện tiểu thuyết | Truyện Tự viết | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
228 lượt xem
- * Con nhà bên - Chương 3 (Truyện tiểu thuyết)
- * Con nhà bên - Chương 4 (Truyện tiểu thuyết)
- * Con nhà bên - Chương 1 (Truyện tiểu thuyết)
- * Chiếc mặt nạ da người - Bẫy sói - Chương 07: Nội Gián (Truyện ma - Truyện kinh dị)
Chương 2
*
Xin chào, tôi là Trần Anh Quân
Bên cạnh nhà tôi có một con thần kinh tên là Nguyễn Hoàng Bảo Nhi
Và đây là câu chuyện nhảm nhí của hai chúng tôi
*
Tôi nên bắt đầu câu chuyện từ đâu nhỉ?
Để xem nào, khi kể về một mối quan hệ nào đó, người ta thường bắt đầu kể về lần đầu tiên hai người gặp nhau, lý do để hai người quen nhau.
Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau ấy à? Có lẽ là lúc còn nằm trong bụng mẹ nghe hai bà nói chuyện trên trời dưới biển.
Còn lý do quen nhau? À, chắc cái này phải truy đến kiếp trước chúng tôi đã làm gì đắc tội với tổ tiên để rồi mà sinh ra, khuôn mặt đứa này là nỗi ám ảnh của đứa kia.
Chúng tôi là hàng xóm tường nhà sát sàn sạt, bước một bước là nhà nó, lùi một bước là nhà tôi. Trước đây còn có "cửa thông thương", nhảy phóc phát là sang nhà nhau. Khi chúng tôi lớn lên chút nữa, gia đình hai bên như hiểu ra để hai đứa này quen nhau là một đại thảm hoạ cho nên quyết định xây tường ngăn cách. Đã thế lại còn trồng lên đó thêm ba mớ dây chạc đã loằng ngoằng lại còn lắm gai khiến hai cao thủ leo tường vượt rào từ bé là tôi và Nhi cũng đành ngậm ngùi chịu thua.
Nhưng số có duyên vẫn là hoàn có duyên. Hai đứa tôi không những là hàng xóm sát vách mà còn là hai đứa cùng tuổi, cùng lớp từ mẫu giáo cho đến cấp III. Tường dây gai chỉ ngăn cách chúng tôi tạm thời ở nhà, còn đến lớp vẫn bàn mưu tính kế những trò ngu đau ngu đớn
Tôi không thể đếm nổi số lần mẹ Nhi quát lên như hổ vồ mồi, tiếng chua chát xọc thẳng sang nhà tôi: "Tao cấm mày chơi với thằng Quân nữa!" cũng như số lần mẹ quất đen đét vào mông tôi, rít lên: " Mày chơi ngu mày còn kéo con Nhi vào nữa này!"
Tuy nhiên, hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, mẹ nó dù luôn dè chừng tôi rủ rê nó chơi những trò ngu dại đến điếng người thì vẫn không thể cắt nổi tình thâm với mẹ tôi. Mặc cho mẹ tôi chỉ là một người nông dân chân lấm tay bùn còn mẹ nó là giáo viên lao động trí óc nhưng tình bạn, tình láng giềng vượt lên trên tất cả. Thế là dù chúng tôi bị cấm chơi với nhau liên tục nhưng cũng chỉ kéo dài được mấy ngày. Hồi nhỏ, tôi cho đó là điều may mắn, lớn lên mới biết đó là một thảm kịch. Một đại thảm kịch mang tên "khi những bà mẹ gặp nhau".
Nếu bạn học giỏi, ngoan ngoãn, hiền lành thì đại thảm kịch đó không nghĩa lí gì so với bạn cả. Nhưng nếu bạn là cái đứa học hành bập bà bập bõm, lại còn hay nghịch ngu, vi phạm nội quy nhà trường như cơm bữa thì để mẹ bạn gặp phải các bà mẹ khác là ôi thôi xong. Thế mà hai bà mẹ của chúng tôi từ khi còn mang bầu hai đứa đã là tình thâm giao lâu năm. Vậy nên để vật lộn với số phận chúng tôi bắt buộc phải thích nghi với hoàn cảnh.
Hồi nhỏ, cả làng chỉ có hai đứa tầm tuổi nhau, chơi hợp với nhau nên chuyện gì cũng lôi ra kể cho đời bớt nhạt. Lớn lên, dù nhìn mặt nhau chẳng buồn kể tí nào cũng phải báo cáo tình hình để hai đứa có thể phối hợp ăn ý.
Ví dụ như nếu nó muốn bùng học thì sẽ rủ tôi bùng cùng và hai đứa sẽ tỉnh bơ báo cáo với hai bà mẹ là chiều đó nghỉ. Ví dụ như đi chơi đến tận trưa trầy trưa trật mới mò mặt về cũng đồng tâm hiệp lực khai là sinh nhật thầy cô gì đó, không tin mẹ sang mà hỏi nhà hàng xóm.
Vì thế ở lớp, chúng tôi cũng luôn dò xét tình hình động thái của nhau để tuỳ cơ ứng biến.
- Mày đi chơi với lớp không?
- Con Dương đi thì tao đi.
- Gớmmm...
- Gớm cái quái gì? Nó mà về trước mà mẹ tao chưa thấy cái mặt tao là tao bị dần nhừ tử đó mày. Sung sướng cái quái gì đâu.
Thế nên đôi khi hai đứa có giận nhau, vì một tương lai tươi sáng cho cả hai đứa không bị nằm gọn ghẽ trên giường chịu roi thì giảng hoà rất nhanh.
Có thể nói, mối quan hệ của chúng tôi vốn dĩ chẳng phải là hàng xóm, cũng chẳng phải là bạn bè mà chính là hợp tác để sống sót qua thảm cảnh nhà hai đứa quá gần nhau, hai bà mẹ quá thân thiết với nhau.
Có ưa bản mặt nhau gì cho cam đâu!
Sự tích để hai chúng tôi lưu tên vào danh sách đen của mọi nhà trong xóm và khiến hai gia đình dù kinh phí thiếu hụt thế nào cũng kiên quyết xây tường ngăn cách thì dài lắm. Kể không biết cách nào cho hết bằng được những trò chơi ngớ ngẩn hồi bé ấy.
Quen nhau từ hồi còn trong bụng mẹ, sinh nhau ra chưa biết chập chững đi thì đã biết cấu véo nhau. Và khi lớn thêm chút nữa thì bắt đầu dung dăng dung dẻ dắt nhau đi phá làng phá xóm. Những ký ức ấy cũng sớm thành những mảng màu nhạt nhoà trong tôi, những câu chuyện vụn vặt không biết nên chắp nối như thế nào.
Thực ra trong xóm không chỉ mỗi Nhi là tầm tuổi tôi để chơi với nhau, còn có mấy đứa con gái thích chơi búp bê và mấy thằng nhóc quậy phá nữa. Nhưng tôi thích chơi với nó nhất. Vì sao à? Thứ nhất, tôi không thể cùng mấy đứa con gái chơi búp bê, nhất định rồi. Thứ hai, mấy thằng nhóc kia toàn là tụi lớn tuổi hơn tôi, lọc lõi gian xảo vô cùng, toàn trấn lột hết đồ của tôi. Làm sao mà dễ thương, ngây thơ như Nhi ngoan ngoãn để tôi trấn lột đồ cơ chứ?
Hồi nhỏ nó kỳ công làm cái gì tôi cũng lừa lấy được hết. Nào là bộ sưu tập bi ve, thẻ bài,... Nhi hồi đó rất dễ thương, ngây ngốc nghe lời tôi bất chấp hơn thiệt nên dĩ nhiên chuyện lừa nó dễ như trở bàn tay vậy.
Lỗi không phải tại tôi đâu nhé. Tại nó ngây thơ quá, tôi chỉ đang dạy cho nó thế nào là cuộc sống nghiệt ngã. Tôi là tôi chỉ lấy đồ chơi của nó thôi đấy, còn lớn rồi không khéo nó còn bị lừa tiền, lừa tình,... đủ thứ đáng sợ hơn nhiều. Tất nhiên, thù này nó ghim đến tận khi lớn, mỗi lần có dịp là lại nhắc đến, nhắc mãi, nhắc hoài.
Nhưng mà thực ra, tôi đắc tội với nó đâu chỉ có thế.
Gần nhà tôi có nhà bà Loan. Bà ấy nuôi một đàn chó vô cùng hùng hậu đến nỗi chả ai dám lảng vảng xung quanh khu vực nhà bà ấy, từ kẻ làm ăn bất lương đến người làm ăn lương thiện. Chó đực, chó cái, chó đẻ, chó con,... tóm lại là một đàn, lại còn tấn công người bằng binh trận kiếm pháp vô cùng điêu luyện nên ai cũng phải kiêng dè.
Dù tôi là người trong xóm, mỗi lần mẹ bảo đưa bún bánh gì cho bà Loan tôi cũng đều mếu máo, ăn vạ một hồi lâu. Chỉ đến khi mẹ tôi cầm ngang cây chổi hăm he tôi mới tức tốc phi ra khỏi nhà.
Đến đứng trước cửa cổng của nhà bà, đi đi lại lại cả chục phút mới dám vào. Tôi chỉ mới thò chân đến trước cổng, chó một đàn đã phi xồng xộc ra. Con trước con sau con trái con phải, nhe nanh vuốt vàng khè gầm gừ, sủa ầm ĩ. Khi đó thì còn biết làm gì hơn ngoài việc ôm lấy tô bún, đứng im như tượng đá, nước mắt lưng tròng.
Bà Loan từ trong nhà, từ tốn đi ra, đon đả nói:
- Ui, Quân đấy à? Đưa bún cho bà à con? Vào đi, vào đi, đừng sợ, nó không cắn đâu.
Tôi ghét đàn chó nhà bà Loan, hẳn thế rồi.
Một hôm, tôi với Nhi đang thi nhau đứa nào đu cây từ cành này sang cành khác như Tarzan trên TV thì thấy mấy con chó gác mõm lên chân lim dim ngủ. Thế là bèn chuyển trò chơi, từ bắt chước Tarzan thành nghịch chó.
Tôi bèn nhặt một viên đá nhỏ, vừa tầm tay, quay sang nói với nó:
- Mày nhìn tao đây!
Rồi tôi ném hòn đá một phát trúng ngay giữa đỉnh đầu con chó đang ngủ.
Không đợi đến lúc nó giật mình tỉnh dậy, tôi ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Con Nhi dù ngây thơ nhưng cũng được cái phản xạ nhanh, cũng lập tức chạy theo tôi. Hai đứa chạy tọt về nhà nhanh chưa từng thấy, lại còn đóng sập cửa cổng cho con chó không vào được. Dương có vẻ thích thú với trò chơi mới này lắm, nó cười khanh khách cả quãng đường chạy.
Lần đầu tiên đã thành công rực rỡ như thế. Nhưng lần đầu tiên thành công không có nghĩa là lần thứ hai sẽ như thế.
Lần thứ hai, tôi cho con Nhi ném đá, còn an ủi nó:
- Nó không cắn đâu, mày đừng lo.
Nhi cũng chơi lớn quá chừng, cầm nguyên cục gạch to tướng lấy hết sức bình sinh ném vào con chó. Khi tôi nhận thức được chuyện nguy hiểm nó đang làm thì hòn đá đã văng lên trong không khí. Dĩ nhiên, nó là con gái nên không thể ném hòn đá nặng xa đến thế. Nhưng cái đau ở đây là hòn đá không đến nơi nhưng lăn một hồi cũng văng thẳng vào người con chó.
Đấy, đó là tại mày số là con chó nhé! Có phải tại hai đứa tao đâu!
Nhưng giải thích lúc đó hoạ chăng có ích? Con chó sau khi giật mình vì bị đá văng trúng, nhận ra hai đứa tụi tôi hồi nãy lập tức nhe răng nanh ra, lao vụt tới.
Tôi hoảng hồn, quay người chạy, cố hét với cái con đang cười hềnh hệch kia:
- Chạy mau!
Nhưng nó không chạy kịp.
Quay đầu lại thì Nhi đã ngã sấp mặt xuống đất, oà lên khóc, còn thoáng thấy máu nơi trán nó nữa.
Thấy vậy, tôi lại... chạy nhanh hơn nữa.
Nghĩ lại hồi đó mình cũng khốn nạn thật. Đáng lẽ nên gọi người lớn nhưng tôi lại chạy bạt mạng.
Cũng may cho Nhi là mồm nó to. Người làng nghe được ra giúp nó đuổi chó rồi đem về nhà băng bó. Ai lúc đó cũng vội vã, không để ý có thằng tội phạm là tôi đang lấp ló sau gốc cây dương xỉ theo dõi tình hình.
Nhìn nó và mấy người trong làng đi khuất, tôi tưởng tượng ra viễn cảnh Nhi sẽ mếu máo khóc và báo cáo tội trạng của tôi:
- Quân rủ con ném đá con chó, huhu...
Lập tức trong đầu tôi lại hiện lên cây roi mây, cây chổi quét nhà quen thuộc của mẹ. Hôm đó, sợ đến mức chẳng dám về nhà liền. Tôi còn đi lang thang ra ngoài bờ sông, tự kỷ ngồi nghịch cát, ngắm nước sóng sánh trong ánh chiều tà, lòng tràn ngập sợ hãi và lo lắng.
Đến tận tối mịt tôi mới dám lò dò tìm về nhà. Bên nhà con Nhi vẫn đang vang ra tiếng sụt sùi của nó. Mẹ tôi dĩ nhiên đã nghe tường thuật trực tiếp từ con Nhi về tội đồ là tôi, đi đi lại lại trước cửa với cây roi trên tay.
Hôm đó, tiếng tôi khóc thét mỗi lần mẹ quất vào mông hoà lẫn với tiếng sụt sùi của con nhà bên.
-------------------------------------------------------------------------------------THE END-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
*
Xin chào, tôi là Trần Anh Quân
Bên cạnh nhà tôi có một con thần kinh tên là Nguyễn Hoàng Bảo Nhi
Và đây là câu chuyện nhảm nhí của hai chúng tôi
*
Tôi nên bắt đầu câu chuyện từ đâu nhỉ?
Để xem nào, khi kể về một mối quan hệ nào đó, người ta thường bắt đầu kể về lần đầu tiên hai người gặp nhau, lý do để hai người quen nhau.
Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau ấy à? Có lẽ là lúc còn nằm trong bụng mẹ nghe hai bà nói chuyện trên trời dưới biển.
Còn lý do quen nhau? À, chắc cái này phải truy đến kiếp trước chúng tôi đã làm gì đắc tội với tổ tiên để rồi mà sinh ra, khuôn mặt đứa này là nỗi ám ảnh của đứa kia.
Chúng tôi là hàng xóm tường nhà sát sàn sạt, bước một bước là nhà nó, lùi một bước là nhà tôi. Trước đây còn có "cửa thông thương", nhảy phóc phát là sang nhà nhau. Khi chúng tôi lớn lên chút nữa, gia đình hai bên như hiểu ra để hai đứa này quen nhau là một đại thảm hoạ cho nên quyết định xây tường ngăn cách. Đã thế lại còn trồng lên đó thêm ba mớ dây chạc đã loằng ngoằng lại còn lắm gai khiến hai cao thủ leo tường vượt rào từ bé là tôi và Nhi cũng đành ngậm ngùi chịu thua.
Nhưng số có duyên vẫn là hoàn có duyên. Hai đứa tôi không những là hàng xóm sát vách mà còn là hai đứa cùng tuổi, cùng lớp từ mẫu giáo cho đến cấp III. Tường dây gai chỉ ngăn cách chúng tôi tạm thời ở nhà, còn đến lớp vẫn bàn mưu tính kế những trò ngu đau ngu đớn
Tôi không thể đếm nổi số lần mẹ Nhi quát lên như hổ vồ mồi, tiếng chua chát xọc thẳng sang nhà tôi: "Tao cấm mày chơi với thằng Quân nữa!" cũng như số lần mẹ quất đen đét vào mông tôi, rít lên: " Mày chơi ngu mày còn kéo con Nhi vào nữa này!"
Tuy nhiên, hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, mẹ nó dù luôn dè chừng tôi rủ rê nó chơi những trò ngu dại đến điếng người thì vẫn không thể cắt nổi tình thâm với mẹ tôi. Mặc cho mẹ tôi chỉ là một người nông dân chân lấm tay bùn còn mẹ nó là giáo viên lao động trí óc nhưng tình bạn, tình láng giềng vượt lên trên tất cả. Thế là dù chúng tôi bị cấm chơi với nhau liên tục nhưng cũng chỉ kéo dài được mấy ngày. Hồi nhỏ, tôi cho đó là điều may mắn, lớn lên mới biết đó là một thảm kịch. Một đại thảm kịch mang tên "khi những bà mẹ gặp nhau".
Nếu bạn học giỏi, ngoan ngoãn, hiền lành thì đại thảm kịch đó không nghĩa lí gì so với bạn cả. Nhưng nếu bạn là cái đứa học hành bập bà bập bõm, lại còn hay nghịch ngu, vi phạm nội quy nhà trường như cơm bữa thì để mẹ bạn gặp phải các bà mẹ khác là ôi thôi xong. Thế mà hai bà mẹ của chúng tôi từ khi còn mang bầu hai đứa đã là tình thâm giao lâu năm. Vậy nên để vật lộn với số phận chúng tôi bắt buộc phải thích nghi với hoàn cảnh.
Hồi nhỏ, cả làng chỉ có hai đứa tầm tuổi nhau, chơi hợp với nhau nên chuyện gì cũng lôi ra kể cho đời bớt nhạt. Lớn lên, dù nhìn mặt nhau chẳng buồn kể tí nào cũng phải báo cáo tình hình để hai đứa có thể phối hợp ăn ý.
Ví dụ như nếu nó muốn bùng học thì sẽ rủ tôi bùng cùng và hai đứa sẽ tỉnh bơ báo cáo với hai bà mẹ là chiều đó nghỉ. Ví dụ như đi chơi đến tận trưa trầy trưa trật mới mò mặt về cũng đồng tâm hiệp lực khai là sinh nhật thầy cô gì đó, không tin mẹ sang mà hỏi nhà hàng xóm.
Vì thế ở lớp, chúng tôi cũng luôn dò xét tình hình động thái của nhau để tuỳ cơ ứng biến.
- Mày đi chơi với lớp không?
- Con Dương đi thì tao đi.
- Gớmmm...
- Gớm cái quái gì? Nó mà về trước mà mẹ tao chưa thấy cái mặt tao là tao bị dần nhừ tử đó mày. Sung sướng cái quái gì đâu.
Thế nên đôi khi hai đứa có giận nhau, vì một tương lai tươi sáng cho cả hai đứa không bị nằm gọn ghẽ trên giường chịu roi thì giảng hoà rất nhanh.
Có thể nói, mối quan hệ của chúng tôi vốn dĩ chẳng phải là hàng xóm, cũng chẳng phải là bạn bè mà chính là hợp tác để sống sót qua thảm cảnh nhà hai đứa quá gần nhau, hai bà mẹ quá thân thiết với nhau.
Có ưa bản mặt nhau gì cho cam đâu!
Sự tích để hai chúng tôi lưu tên vào danh sách đen của mọi nhà trong xóm và khiến hai gia đình dù kinh phí thiếu hụt thế nào cũng kiên quyết xây tường ngăn cách thì dài lắm. Kể không biết cách nào cho hết bằng được những trò chơi ngớ ngẩn hồi bé ấy.
Quen nhau từ hồi còn trong bụng mẹ, sinh nhau ra chưa biết chập chững đi thì đã biết cấu véo nhau. Và khi lớn thêm chút nữa thì bắt đầu dung dăng dung dẻ dắt nhau đi phá làng phá xóm. Những ký ức ấy cũng sớm thành những mảng màu nhạt nhoà trong tôi, những câu chuyện vụn vặt không biết nên chắp nối như thế nào.
Thực ra trong xóm không chỉ mỗi Nhi là tầm tuổi tôi để chơi với nhau, còn có mấy đứa con gái thích chơi búp bê và mấy thằng nhóc quậy phá nữa. Nhưng tôi thích chơi với nó nhất. Vì sao à? Thứ nhất, tôi không thể cùng mấy đứa con gái chơi búp bê, nhất định rồi. Thứ hai, mấy thằng nhóc kia toàn là tụi lớn tuổi hơn tôi, lọc lõi gian xảo vô cùng, toàn trấn lột hết đồ của tôi. Làm sao mà dễ thương, ngây thơ như Nhi ngoan ngoãn để tôi trấn lột đồ cơ chứ?
Hồi nhỏ nó kỳ công làm cái gì tôi cũng lừa lấy được hết. Nào là bộ sưu tập bi ve, thẻ bài,... Nhi hồi đó rất dễ thương, ngây ngốc nghe lời tôi bất chấp hơn thiệt nên dĩ nhiên chuyện lừa nó dễ như trở bàn tay vậy.
Lỗi không phải tại tôi đâu nhé. Tại nó ngây thơ quá, tôi chỉ đang dạy cho nó thế nào là cuộc sống nghiệt ngã. Tôi là tôi chỉ lấy đồ chơi của nó thôi đấy, còn lớn rồi không khéo nó còn bị lừa tiền, lừa tình,... đủ thứ đáng sợ hơn nhiều. Tất nhiên, thù này nó ghim đến tận khi lớn, mỗi lần có dịp là lại nhắc đến, nhắc mãi, nhắc hoài.
Nhưng mà thực ra, tôi đắc tội với nó đâu chỉ có thế.
Gần nhà tôi có nhà bà Loan. Bà ấy nuôi một đàn chó vô cùng hùng hậu đến nỗi chả ai dám lảng vảng xung quanh khu vực nhà bà ấy, từ kẻ làm ăn bất lương đến người làm ăn lương thiện. Chó đực, chó cái, chó đẻ, chó con,... tóm lại là một đàn, lại còn tấn công người bằng binh trận kiếm pháp vô cùng điêu luyện nên ai cũng phải kiêng dè.
Dù tôi là người trong xóm, mỗi lần mẹ bảo đưa bún bánh gì cho bà Loan tôi cũng đều mếu máo, ăn vạ một hồi lâu. Chỉ đến khi mẹ tôi cầm ngang cây chổi hăm he tôi mới tức tốc phi ra khỏi nhà.
Đến đứng trước cửa cổng của nhà bà, đi đi lại lại cả chục phút mới dám vào. Tôi chỉ mới thò chân đến trước cổng, chó một đàn đã phi xồng xộc ra. Con trước con sau con trái con phải, nhe nanh vuốt vàng khè gầm gừ, sủa ầm ĩ. Khi đó thì còn biết làm gì hơn ngoài việc ôm lấy tô bún, đứng im như tượng đá, nước mắt lưng tròng.
Bà Loan từ trong nhà, từ tốn đi ra, đon đả nói:
- Ui, Quân đấy à? Đưa bún cho bà à con? Vào đi, vào đi, đừng sợ, nó không cắn đâu.
Tôi ghét đàn chó nhà bà Loan, hẳn thế rồi.
Một hôm, tôi với Nhi đang thi nhau đứa nào đu cây từ cành này sang cành khác như Tarzan trên TV thì thấy mấy con chó gác mõm lên chân lim dim ngủ. Thế là bèn chuyển trò chơi, từ bắt chước Tarzan thành nghịch chó.
Tôi bèn nhặt một viên đá nhỏ, vừa tầm tay, quay sang nói với nó:
- Mày nhìn tao đây!
Rồi tôi ném hòn đá một phát trúng ngay giữa đỉnh đầu con chó đang ngủ.
Không đợi đến lúc nó giật mình tỉnh dậy, tôi ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Con Nhi dù ngây thơ nhưng cũng được cái phản xạ nhanh, cũng lập tức chạy theo tôi. Hai đứa chạy tọt về nhà nhanh chưa từng thấy, lại còn đóng sập cửa cổng cho con chó không vào được. Dương có vẻ thích thú với trò chơi mới này lắm, nó cười khanh khách cả quãng đường chạy.
Lần đầu tiên đã thành công rực rỡ như thế. Nhưng lần đầu tiên thành công không có nghĩa là lần thứ hai sẽ như thế.
Lần thứ hai, tôi cho con Nhi ném đá, còn an ủi nó:
- Nó không cắn đâu, mày đừng lo.
Nhi cũng chơi lớn quá chừng, cầm nguyên cục gạch to tướng lấy hết sức bình sinh ném vào con chó. Khi tôi nhận thức được chuyện nguy hiểm nó đang làm thì hòn đá đã văng lên trong không khí. Dĩ nhiên, nó là con gái nên không thể ném hòn đá nặng xa đến thế. Nhưng cái đau ở đây là hòn đá không đến nơi nhưng lăn một hồi cũng văng thẳng vào người con chó.
Đấy, đó là tại mày số là con chó nhé! Có phải tại hai đứa tao đâu!
Nhưng giải thích lúc đó hoạ chăng có ích? Con chó sau khi giật mình vì bị đá văng trúng, nhận ra hai đứa tụi tôi hồi nãy lập tức nhe răng nanh ra, lao vụt tới.
Tôi hoảng hồn, quay người chạy, cố hét với cái con đang cười hềnh hệch kia:
- Chạy mau!
Nhưng nó không chạy kịp.
Quay đầu lại thì Nhi đã ngã sấp mặt xuống đất, oà lên khóc, còn thoáng thấy máu nơi trán nó nữa.
Thấy vậy, tôi lại... chạy nhanh hơn nữa.
Nghĩ lại hồi đó mình cũng khốn nạn thật. Đáng lẽ nên gọi người lớn nhưng tôi lại chạy bạt mạng.
Cũng may cho Nhi là mồm nó to. Người làng nghe được ra giúp nó đuổi chó rồi đem về nhà băng bó. Ai lúc đó cũng vội vã, không để ý có thằng tội phạm là tôi đang lấp ló sau gốc cây dương xỉ theo dõi tình hình.
Nhìn nó và mấy người trong làng đi khuất, tôi tưởng tượng ra viễn cảnh Nhi sẽ mếu máo khóc và báo cáo tội trạng của tôi:
- Quân rủ con ném đá con chó, huhu...
Lập tức trong đầu tôi lại hiện lên cây roi mây, cây chổi quét nhà quen thuộc của mẹ. Hôm đó, sợ đến mức chẳng dám về nhà liền. Tôi còn đi lang thang ra ngoài bờ sông, tự kỷ ngồi nghịch cát, ngắm nước sóng sánh trong ánh chiều tà, lòng tràn ngập sợ hãi và lo lắng.
Đến tận tối mịt tôi mới dám lò dò tìm về nhà. Bên nhà con Nhi vẫn đang vang ra tiếng sụt sùi của nó. Mẹ tôi dĩ nhiên đã nghe tường thuật trực tiếp từ con Nhi về tội đồ là tôi, đi đi lại lại trước cửa với cây roi trên tay.
Hôm đó, tiếng tôi khóc thét mỗi lần mẹ quất vào mông hoà lẫn với tiếng sụt sùi của con nhà bên.
-------------------------------------------------------------------------------------THE END-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Truyện mới nhất:
- Đi đêm (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- Rùa Và Thỏ (Truyện ngụ ngôn)
- Yêu Anh Nhiều Đến Như Vậy Sao, Cô Gái Nhỏ Đáng Yêu? (Truyện ngôn tình)
- BẠN ĐẦU TIÊN (Truyện ngắn)
- Ánh Trăng và bánh quy Nàng Tiên Biển (Truyện tổng hợp)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 4 : HÓA RA CHỈ LÀ NHÓC TRẺ TRÂU ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 3 : CÔNG LƯỢC CON TRAI HOÀNG ĐẾ TRƯỚC VẬY ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 2 ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 1 : LÂM PHI LỘC CẢM THẤY CÁI HẬU CUNG NÀY CŨNG THÚ VỊ RA PHẾT ) (Truyện xuyên không)
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!