Ngôi làng cổ mộ - Chương 2: Nếp sống lạ kì
⊰⊹NTTH⊹⊱ | Chat Online | |
26/08/2021 16:22:59 | |
Truyện ma - Truyện kinh dị | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
206 lượt xem
- * Chó và người chung ý nghĩ (Truyện cười)
- * Vợ có bốn ti (Truyện cười)
- * Không phải Esport không có tình yêu - Chap 5 (Truyện ngôn tình)
- * Cười đểu (Truyện cười)
Khi bước vào trong làng, mẹ tôi có vẻ lấm lét hơn thường ngày. Mẹ dẫn Nhi đi trước trong im lặng, tôi đi đằng sau. Ngôi làng khá yên tĩnh. Ở ngoài đường chỉ có vài đứa trẻ con đang chạy chơi, nhìn thấy mẹ con tôi thì chỉ chỉ trỏ trỏ. Nhìn thấy chúng, một mảng kí ức nào đó trong đầu tôi dấy lên nhưng không rõ ràng. Mẹ dẫn tôi đi đến tận cuối làng.
Hóa ra chúng tôi chưa đi về nhà vội. Mẹ rẽ qua nhà ông trưởng làng trước. Tôi cúi đầu chào người đàn ông quắc thước. Mẹ tôi dặn tôi ở ngoài trông em. Trông nó có vẻ hớn hở lắm, chẳng như tôi cứ ủ rũ. Mẹ đi vào trong nhà ông trưởng làng để nói chuyện gì đó. Hình như là hỏi về một số quy tắc trong làng. Mẹ tôi chào ông: “Bác Lãng, lâu lắm rồi chúng cháu mới về đây. Bác dạo này vẫn khỏe chứ….”
Người đàn ông gật đầu, nhìn tôi rồi nói như thể đã gặp tôi từ lâu rồi: “Trông cái Hoài lớn nhỉ, khác hẳn ngày xưa đấy!”
Sau một hồi nói chuyện, mẹ tôi cuối cùng cũng bước ra từ căn nhà to đẹp sạch sẽ của ông trưởng làng. Trông mẹ có vẻ mệt mỏi, bà hắt hơi thở dài rồi bắt đầu dắt chúng tôi đi.
Chúng tôi đi ngày càng sâu vào ngôi làng, những con đường quanh co càng sâu hun hút vào trong. Các ngôi nhà trông cũng khác nhau, có những căn nhà thấp lụp xụp, được lát bằng những viên gạch trông khá kì dị. Có những căn nhà khác hiện đại hơn, xây bằng bê tông hay có nhiều tầng, có cả chuồng cọp trồng nhiều cây xanh. Điểm chung duy nhất của những căn nhà này là vẻ âm u không lẫn đi đâu được. Nhà nào cũng không có cổng. Con đường làng mấp mô nứt nẻ, rất khó đi, càng đi sâu vào trong con đường càng dốc. Từ những vết nứt hay hai bên đường sùi lên những mảng bọt vàng quánh.
Tôi giật giật gấu áo mẹ: “Mẹ ơi, chất gì kia?…”
Mẹ tôi lắc đầu ra vẻ không biết.
Cuối cùng chúng tôi cũng tới nơi. Căn nhà cũ của ông nội nằm gần giữa làng. Đó là một căn nhà ba tầng có cửa kính nứt nẻ và cũ kĩ, tưởng đã mốc xanh mốc đỏ cả lên.
Mẹ tôi cẩn thận gõ lên cánh cửa sắt ba lần. Trong nhà có ai ở à? Tôi tự nhủ. Đợi tầm 1 phút, mẹ tôi rút từ trong túi xách ra một chùm chìa khóa rồi tra vào chiếc khóa to ở cửa sắt. Mẹ tôi quay sang tôi và Nhi rồi dặn :” Từ nay về nhà, trước khi mở cửa, lúc nào cũng phải gõ gửa 3 cái, nhớ chưa?”
Nói rồi mẹ tôi mở cửa ra, cánh cửa xệch ra kêu ken két, bụi bay lên.
Mẹ tôi hất hất tay: “Bụi quá, mệt đây, cũng 10 năm rồi còn gì…”
Chúng tôi bước vào nhà. Căn nhà lạnh buốt. Nền lát gạch hoa đã nứt ra rất nhiều và cong vênh hết cả lên. Chất màu vàng sánh tôi nhìn thấy trên đường làng cũng phủ đầy trên nền gạch. Nhà làm gì có ai? Vậy tại sao mẹ tôi lại hành động kì quái thế nhỉ?
Mẹ tôi gọi điện kêu xe tải đánh vào trong làng để chuyển đồ.
Tôi đi lên tầng hai và tầng 3 để xem xét. Tầng 2 có 1 nhà vệ sinh và hai phòng. Tầng 3 có một phòng nhỏ và sân thượng. Thôi thì, một căn nhà như thế này hơi bé so với bốn người nhưng cũng phải chấp nhận thôi.
Tôi tò mò đi vào xem xét những căn phòng ở tầng 2. Mọi thứ đều đã két rỉ và cũ rich. Bất chợt tôi nhìn thấy một bức ảnh lẫn trong đám bụi mờ. Tôi bèn nhặt lên xem. Bức ảnh chụp một gia đình gồm có 4 người. Một người già đang ngồi ôm một đứa bé gái, đứng đằng sau là hai người trông như đôi vợ chồng trẻ. Tôi nhận ra bố mẹ tôi. Dù nét trong ảnh có trẻ trung hơn nhưng không thể lẫn đi đâu được. Vậy có lẽ hai người ngồi trước chính là tôi và ông nội tôi chăng? Gia đình tôi từng ở đây à? Quả thực tôi chỉ mới được biết là gia đình tôi sống trên thành phố được 10 năm, còn trước đó ở đâu tôi không thể nhớ được. Lúc chuyển đi tôi còn quá bé. Có lẽ tôi đã từng ở đây rồi.
Xuống dưới nhà, tôi thấy hai anh thợ đang khiêng bộ bàn ghế trong phòng khách vào. Hai anh ta đang định đặt bộ bàn ghế xuống dưới đất thì mẹ tôi vội nói: “Đừng…đừng để gì dưới tầng 1 hết, mang hết lên tầng 3 cho tôi…”
Tôi bảo mẹ: “Ơ con xem rồi. Làm gì có chỗ để? Để tầng 1 đi mẹ?”
Mẹ tôi gắt: “Trẻ con trẻ cái không biết gì đừng thắc mắc. Ra xe xem cái gì của mình thì chuyển lên tầng đi. Dắt em lên tầng.”
Cả chiều ngày hôm ấy mẹ con tôi quét dọn từ trên xuống dưới mệt lử. Bố tôi tới tận quá trưa mới tới, đánh theo chiếc xe tải thứ hai chở đồ. Bố tôi cùng người tài xế vác hết đồ lên tầng 3. Tôi vô cùng thắc mắc hành động kì lạ của bố mẹ tôi. Nãy giờ tôi cứ nghĩ mẹ muốn đề dành chỗ trống cho đồ đạc gì đó ở chiếc xe tải thứ hai. Nhưng giờ bố tôi cũng chăm chăm chất hết đồ lên trên sân thượng. Cả sân thượng chật kín chỉ để chừa ra một khoảng nhỏ bằng 1/3 sân. Hai căn phòng ở tầng 2 cũng chật ních những chiếc thùng các tông. Bố tôi lắp giường và bàn làm việc cho cả hai phòng. Cái Nhi vui vẻ lau dọn mấy thứ đồ chơi nho nhỏ của nó rồi bắt đầu dán tranh lên các bức tường xung quanh phòng ngủ. Bố tôi nhìn thấy thì bắt đầu khoát tay: “Để đó, Nhi. Mai bố sơn lại nhà rồi.”
Con bé lại cười khinh khích rồi tháo những bức tranh xuống. Từ bé nó đã kì lạ như vậy, suốt ngày cười và chơi thơ thẩn một mình.
Chiều hôm ấy, một ông già theo sau ông trưởng làng đến nhà chúng tôi. Ông cụ đã già lắm rồi, chắc cũng phải ngấp nghé 90 tuổi. Ông rút ra trong túi một chiếc đèn lồng màu đỏ cỡ tầm trung.
Ông ta rút ra từ trong túi một lá bùa vàng khá dài, có những dòng chữ đỏ đối xứng nhau trên nền giấy. Ông ta xé đôi lá bùa ra. Sau khi lẩm nhẩm khấn vái trên chiếc bàn thờ trong góc nhà mà bố mẹ tôi vừa dựng, ông ta đốt một nửa lá bùa trên bàn thờ rồi thắp ba nén hương.
Đoạn ông ta lôi chiếc đèn lồng ra với bàn tay gân guốc run run, một sợi dây điện nối vào chiếc đèn vàng nhỏ ở trong chiếc đèn lồng và được cắm vào ổ cắm trên tầng 2. Ông thầy gấp nhỏ một nửa lá bùa còn lại rồi đặt vào bên trong chiếc đèn lồng đang treo lơ lửng trước cửa nhà tôi.
Ông dúi vào tay bố tôi vài lá bủa xanh đỏ na ná như chiếc bùa ông ta vừa đốt rồi dặn: “Nhớ để ý bùa nhé. Mất màu hay cháy là phải thay đi, không thì mất tác dụng đấy…”
Bố tôi gật đầu vâng dạ rồi tiễn ông ta và ông trưởng làng đi ra khỏi cửa. Tôi còn nghe giọng ông cụ loáng thoáng: “Thế cậu (ý nói ông trưởng làng) bao giờ mới giải quyết được chuyện này? Đến tôi…ngần này tuổi rồi…chắc cũng sắp chẳng dám bước vào ngôi làng này thêm nữa…”
“Vâng..vâng..” Ông Lãng gật gật cái đầu. “Cháu đang cố gắng đây…Dù sao cũng là cái nghiệp…”
Họ đi vòng vòng ra ngoài cửa, tránh đi những vệt lỏng vàng quánh vẫn còn vương khắp nơi trên sàn nhà, dâng lên từ các khe nứt, sùi bọt lên dưới ánh nắng ngoài trời.
Chiều tối xuống, mọi người dừng tay. Mẹ tôi nấu cơm bằng cái bếp ga du lịch đặt trong góc sân thượng. Bố kê ra cái bàn gỗ vuông chúng tôi hay dùng để ăn cơm và bốn cái ghế. Chúng tôi bắt đầu bữa cơm trong im lặng.
Từ lúc đặt chân đến ngôi làng này, tôi đã cảm thấy có gì đó rất khó chịu và bức bí. Hành động kì lạ của bố mẹ tôi lại càng khiến tôi thêm khó hiểu.
Mẹ tôi bắt đầu cất tiếng: “Tuần sau, hai đứa bắt đầu đi học ở trường dưới huyện nhé. Mẹ xin rồi. Hai đứa quen học ở thành phố rồi nên xuống dưới này học chắc là cũng không gặp nhiều khó khăn đâu. Bố mẹ biết là thiệt thòi cho hai đứa…nhưng mong hai đứa thông cảm cho bố mẹ…”. Tôi chỉ cắm cúi ăn, không biết nói gì hơn. Cổ họng tôi cứ nghẹn lại. Đột nhiên cuộc sống của tôi phải thay đổi, điều đó đâu dễ dàng chấp nhận được.
Bất chợt một hồi còi rất chói vang lên âm khắp ngôi làng. Pipi pipi… Hồi còi kéo dài gần 1 phút mới tắt. Trong tiếng còi, tôi nghe thấy tiếng trẻ con, người lớn gọi nhau í ới trong làng. Tiếng cửa gỗ, sắt đóng lại rầm rập. Có vẻ như tiếng còi đã khuấy động bầu không khí loãng toẹt nơi đây lên trong chốc lát.
Bố tôi nói: “Còi giới nghiêm đấy.” Tôi nhìn xuống đồng hồ đeo tay. Kim giờ chỉ đúng số 6.
Mẹ tôi tiếp lời: “Ừ mẹ quên dặn. Cái này rất quan trọng nhé. Sau 6h không được đứa nào ra khỏi nhà cả, nhớ chưa, Hoài? Nhi?”
Em tôi gật gật đầu.
Tôi đáp: “Vâng. Nhưng tại sao ạ?”
“Làng này nó thế. Cứ làm theo đi, nhớ chưa? Tan học là về nhà luôn.”
Sau hồi còi, cả ngôi làng đột nhiên sáng rực lên. Ở trước mỗi ngôi nhà đều treo một chiếc lồng đèn nhiều màu sắc nhưng màu đỏ là nhiều nhất. Lúc buổi sáng đèn không bật nên tôi không để ý.
“Oa đẹp quá mẹ ơi!” Nhi reo lên phấn khích rồi chạy ra ngoài ban công xem. Tôi cũng đi theo con bé. Những ngôi nhà san sát nhau, cao hay thấp thì cũng có một chiếc lồng đèn điện treo ở trước cửa. Khung cảnh này đối với tôi cũng quen thuộc, như ở trong mơ vậy.
“Nhà mình không thắp ạ?” Tôi hỏi còn đùa đùa “Làng này nó thế mà?”
“Mai mẹ thắp.” Mẹ tôi đáp cụt lủn rồi đứng dậy đi dọn dẹp. Tôi cũng bắt tay vào giúp mẹ.
Tôi lúi húi rửa bát rồi úp nó vào chiếc thùng các tông. Nhà quá bé còn đồ đạc quá nhiều, tôi cũng không biết đến bao giờ mới dọn xong đống đồ đạc này.
Lúc tôi xong xuôi thì trởi cũng đã tối, xung quanh ngôi làng bất chợt tối om. Ơ, mới bật đèn mà đã tắt rồi à? Tôi thắc mắc. Tôi vội chạy ra xem thì chợt nhận ra.
Những làn khói mở đục đang lẩn khuất khắp con đường làng nứt nẻ. Đó là sương mù. Sương mù dâng cao và ngày càng dày đặc hơn. Có lẽ những ánh đèn lồng đã bị che lấp bởi đám sương này rồi. Chắc đây là vùng núi nên tối xuống thường có sương mù chăng? Tôi chưa bao giờ thấy có sương mù ở đâu mà dày đặc như vậy.
Hóa ra chúng tôi chưa đi về nhà vội. Mẹ rẽ qua nhà ông trưởng làng trước. Tôi cúi đầu chào người đàn ông quắc thước. Mẹ tôi dặn tôi ở ngoài trông em. Trông nó có vẻ hớn hở lắm, chẳng như tôi cứ ủ rũ. Mẹ đi vào trong nhà ông trưởng làng để nói chuyện gì đó. Hình như là hỏi về một số quy tắc trong làng. Mẹ tôi chào ông: “Bác Lãng, lâu lắm rồi chúng cháu mới về đây. Bác dạo này vẫn khỏe chứ….”
Người đàn ông gật đầu, nhìn tôi rồi nói như thể đã gặp tôi từ lâu rồi: “Trông cái Hoài lớn nhỉ, khác hẳn ngày xưa đấy!”
Sau một hồi nói chuyện, mẹ tôi cuối cùng cũng bước ra từ căn nhà to đẹp sạch sẽ của ông trưởng làng. Trông mẹ có vẻ mệt mỏi, bà hắt hơi thở dài rồi bắt đầu dắt chúng tôi đi.
Chúng tôi đi ngày càng sâu vào ngôi làng, những con đường quanh co càng sâu hun hút vào trong. Các ngôi nhà trông cũng khác nhau, có những căn nhà thấp lụp xụp, được lát bằng những viên gạch trông khá kì dị. Có những căn nhà khác hiện đại hơn, xây bằng bê tông hay có nhiều tầng, có cả chuồng cọp trồng nhiều cây xanh. Điểm chung duy nhất của những căn nhà này là vẻ âm u không lẫn đi đâu được. Nhà nào cũng không có cổng. Con đường làng mấp mô nứt nẻ, rất khó đi, càng đi sâu vào trong con đường càng dốc. Từ những vết nứt hay hai bên đường sùi lên những mảng bọt vàng quánh.
Tôi giật giật gấu áo mẹ: “Mẹ ơi, chất gì kia?…”
Mẹ tôi lắc đầu ra vẻ không biết.
Cuối cùng chúng tôi cũng tới nơi. Căn nhà cũ của ông nội nằm gần giữa làng. Đó là một căn nhà ba tầng có cửa kính nứt nẻ và cũ kĩ, tưởng đã mốc xanh mốc đỏ cả lên.
Mẹ tôi cẩn thận gõ lên cánh cửa sắt ba lần. Trong nhà có ai ở à? Tôi tự nhủ. Đợi tầm 1 phút, mẹ tôi rút từ trong túi xách ra một chùm chìa khóa rồi tra vào chiếc khóa to ở cửa sắt. Mẹ tôi quay sang tôi và Nhi rồi dặn :” Từ nay về nhà, trước khi mở cửa, lúc nào cũng phải gõ gửa 3 cái, nhớ chưa?”
Nói rồi mẹ tôi mở cửa ra, cánh cửa xệch ra kêu ken két, bụi bay lên.
Mẹ tôi hất hất tay: “Bụi quá, mệt đây, cũng 10 năm rồi còn gì…”
Chúng tôi bước vào nhà. Căn nhà lạnh buốt. Nền lát gạch hoa đã nứt ra rất nhiều và cong vênh hết cả lên. Chất màu vàng sánh tôi nhìn thấy trên đường làng cũng phủ đầy trên nền gạch. Nhà làm gì có ai? Vậy tại sao mẹ tôi lại hành động kì quái thế nhỉ?
Mẹ tôi gọi điện kêu xe tải đánh vào trong làng để chuyển đồ.
Tôi đi lên tầng hai và tầng 3 để xem xét. Tầng 2 có 1 nhà vệ sinh và hai phòng. Tầng 3 có một phòng nhỏ và sân thượng. Thôi thì, một căn nhà như thế này hơi bé so với bốn người nhưng cũng phải chấp nhận thôi.
Tôi tò mò đi vào xem xét những căn phòng ở tầng 2. Mọi thứ đều đã két rỉ và cũ rich. Bất chợt tôi nhìn thấy một bức ảnh lẫn trong đám bụi mờ. Tôi bèn nhặt lên xem. Bức ảnh chụp một gia đình gồm có 4 người. Một người già đang ngồi ôm một đứa bé gái, đứng đằng sau là hai người trông như đôi vợ chồng trẻ. Tôi nhận ra bố mẹ tôi. Dù nét trong ảnh có trẻ trung hơn nhưng không thể lẫn đi đâu được. Vậy có lẽ hai người ngồi trước chính là tôi và ông nội tôi chăng? Gia đình tôi từng ở đây à? Quả thực tôi chỉ mới được biết là gia đình tôi sống trên thành phố được 10 năm, còn trước đó ở đâu tôi không thể nhớ được. Lúc chuyển đi tôi còn quá bé. Có lẽ tôi đã từng ở đây rồi.
Xuống dưới nhà, tôi thấy hai anh thợ đang khiêng bộ bàn ghế trong phòng khách vào. Hai anh ta đang định đặt bộ bàn ghế xuống dưới đất thì mẹ tôi vội nói: “Đừng…đừng để gì dưới tầng 1 hết, mang hết lên tầng 3 cho tôi…”
Tôi bảo mẹ: “Ơ con xem rồi. Làm gì có chỗ để? Để tầng 1 đi mẹ?”
Mẹ tôi gắt: “Trẻ con trẻ cái không biết gì đừng thắc mắc. Ra xe xem cái gì của mình thì chuyển lên tầng đi. Dắt em lên tầng.”
Cả chiều ngày hôm ấy mẹ con tôi quét dọn từ trên xuống dưới mệt lử. Bố tôi tới tận quá trưa mới tới, đánh theo chiếc xe tải thứ hai chở đồ. Bố tôi cùng người tài xế vác hết đồ lên tầng 3. Tôi vô cùng thắc mắc hành động kì lạ của bố mẹ tôi. Nãy giờ tôi cứ nghĩ mẹ muốn đề dành chỗ trống cho đồ đạc gì đó ở chiếc xe tải thứ hai. Nhưng giờ bố tôi cũng chăm chăm chất hết đồ lên trên sân thượng. Cả sân thượng chật kín chỉ để chừa ra một khoảng nhỏ bằng 1/3 sân. Hai căn phòng ở tầng 2 cũng chật ních những chiếc thùng các tông. Bố tôi lắp giường và bàn làm việc cho cả hai phòng. Cái Nhi vui vẻ lau dọn mấy thứ đồ chơi nho nhỏ của nó rồi bắt đầu dán tranh lên các bức tường xung quanh phòng ngủ. Bố tôi nhìn thấy thì bắt đầu khoát tay: “Để đó, Nhi. Mai bố sơn lại nhà rồi.”
Con bé lại cười khinh khích rồi tháo những bức tranh xuống. Từ bé nó đã kì lạ như vậy, suốt ngày cười và chơi thơ thẩn một mình.
Chiều hôm ấy, một ông già theo sau ông trưởng làng đến nhà chúng tôi. Ông cụ đã già lắm rồi, chắc cũng phải ngấp nghé 90 tuổi. Ông rút ra trong túi một chiếc đèn lồng màu đỏ cỡ tầm trung.
Ông ta rút ra từ trong túi một lá bùa vàng khá dài, có những dòng chữ đỏ đối xứng nhau trên nền giấy. Ông ta xé đôi lá bùa ra. Sau khi lẩm nhẩm khấn vái trên chiếc bàn thờ trong góc nhà mà bố mẹ tôi vừa dựng, ông ta đốt một nửa lá bùa trên bàn thờ rồi thắp ba nén hương.
Đoạn ông ta lôi chiếc đèn lồng ra với bàn tay gân guốc run run, một sợi dây điện nối vào chiếc đèn vàng nhỏ ở trong chiếc đèn lồng và được cắm vào ổ cắm trên tầng 2. Ông thầy gấp nhỏ một nửa lá bùa còn lại rồi đặt vào bên trong chiếc đèn lồng đang treo lơ lửng trước cửa nhà tôi.
Ông dúi vào tay bố tôi vài lá bủa xanh đỏ na ná như chiếc bùa ông ta vừa đốt rồi dặn: “Nhớ để ý bùa nhé. Mất màu hay cháy là phải thay đi, không thì mất tác dụng đấy…”
Bố tôi gật đầu vâng dạ rồi tiễn ông ta và ông trưởng làng đi ra khỏi cửa. Tôi còn nghe giọng ông cụ loáng thoáng: “Thế cậu (ý nói ông trưởng làng) bao giờ mới giải quyết được chuyện này? Đến tôi…ngần này tuổi rồi…chắc cũng sắp chẳng dám bước vào ngôi làng này thêm nữa…”
“Vâng..vâng..” Ông Lãng gật gật cái đầu. “Cháu đang cố gắng đây…Dù sao cũng là cái nghiệp…”
Họ đi vòng vòng ra ngoài cửa, tránh đi những vệt lỏng vàng quánh vẫn còn vương khắp nơi trên sàn nhà, dâng lên từ các khe nứt, sùi bọt lên dưới ánh nắng ngoài trời.
Chiều tối xuống, mọi người dừng tay. Mẹ tôi nấu cơm bằng cái bếp ga du lịch đặt trong góc sân thượng. Bố kê ra cái bàn gỗ vuông chúng tôi hay dùng để ăn cơm và bốn cái ghế. Chúng tôi bắt đầu bữa cơm trong im lặng.
Từ lúc đặt chân đến ngôi làng này, tôi đã cảm thấy có gì đó rất khó chịu và bức bí. Hành động kì lạ của bố mẹ tôi lại càng khiến tôi thêm khó hiểu.
Mẹ tôi bắt đầu cất tiếng: “Tuần sau, hai đứa bắt đầu đi học ở trường dưới huyện nhé. Mẹ xin rồi. Hai đứa quen học ở thành phố rồi nên xuống dưới này học chắc là cũng không gặp nhiều khó khăn đâu. Bố mẹ biết là thiệt thòi cho hai đứa…nhưng mong hai đứa thông cảm cho bố mẹ…”. Tôi chỉ cắm cúi ăn, không biết nói gì hơn. Cổ họng tôi cứ nghẹn lại. Đột nhiên cuộc sống của tôi phải thay đổi, điều đó đâu dễ dàng chấp nhận được.
Bất chợt một hồi còi rất chói vang lên âm khắp ngôi làng. Pipi pipi… Hồi còi kéo dài gần 1 phút mới tắt. Trong tiếng còi, tôi nghe thấy tiếng trẻ con, người lớn gọi nhau í ới trong làng. Tiếng cửa gỗ, sắt đóng lại rầm rập. Có vẻ như tiếng còi đã khuấy động bầu không khí loãng toẹt nơi đây lên trong chốc lát.
Bố tôi nói: “Còi giới nghiêm đấy.” Tôi nhìn xuống đồng hồ đeo tay. Kim giờ chỉ đúng số 6.
Mẹ tôi tiếp lời: “Ừ mẹ quên dặn. Cái này rất quan trọng nhé. Sau 6h không được đứa nào ra khỏi nhà cả, nhớ chưa, Hoài? Nhi?”
Em tôi gật gật đầu.
Tôi đáp: “Vâng. Nhưng tại sao ạ?”
“Làng này nó thế. Cứ làm theo đi, nhớ chưa? Tan học là về nhà luôn.”
Sau hồi còi, cả ngôi làng đột nhiên sáng rực lên. Ở trước mỗi ngôi nhà đều treo một chiếc lồng đèn nhiều màu sắc nhưng màu đỏ là nhiều nhất. Lúc buổi sáng đèn không bật nên tôi không để ý.
“Oa đẹp quá mẹ ơi!” Nhi reo lên phấn khích rồi chạy ra ngoài ban công xem. Tôi cũng đi theo con bé. Những ngôi nhà san sát nhau, cao hay thấp thì cũng có một chiếc lồng đèn điện treo ở trước cửa. Khung cảnh này đối với tôi cũng quen thuộc, như ở trong mơ vậy.
“Nhà mình không thắp ạ?” Tôi hỏi còn đùa đùa “Làng này nó thế mà?”
“Mai mẹ thắp.” Mẹ tôi đáp cụt lủn rồi đứng dậy đi dọn dẹp. Tôi cũng bắt tay vào giúp mẹ.
Tôi lúi húi rửa bát rồi úp nó vào chiếc thùng các tông. Nhà quá bé còn đồ đạc quá nhiều, tôi cũng không biết đến bao giờ mới dọn xong đống đồ đạc này.
Lúc tôi xong xuôi thì trởi cũng đã tối, xung quanh ngôi làng bất chợt tối om. Ơ, mới bật đèn mà đã tắt rồi à? Tôi thắc mắc. Tôi vội chạy ra xem thì chợt nhận ra.
Những làn khói mở đục đang lẩn khuất khắp con đường làng nứt nẻ. Đó là sương mù. Sương mù dâng cao và ngày càng dày đặc hơn. Có lẽ những ánh đèn lồng đã bị che lấp bởi đám sương này rồi. Chắc đây là vùng núi nên tối xuống thường có sương mù chăng? Tôi chưa bao giờ thấy có sương mù ở đâu mà dày đặc như vậy.
Truyện mới nhất:
- Cận vệ của bóng tối (Chương 2) (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Xuyên Thành Hắc Liên Hoa Hoàng Đế Chi Sư (giới thiệu) (Truyện Đam mỹ)
- Định Mệnh Sắp Đặt (chap 1) (Truyện ngôn tình)
- Cảm Xúc Chưa Lời (Truyện ngôn tình)
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (chap2) (Truyện ngôn tình)
- Cận vệ của bóng tối (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Bị Năm Người Anh Đọc Trộm Tiếng Lòng, Hình Tượng Tôi Sụp Đổ (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Trà xanh max level xuyên vào tiểu thuyết kinh dị (4/4) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!