Mở lòng

244 lượt xem
Trong cuộc sống còn có nhiều vấn đề mà khoa học chưa được tiếp cận, chỉ những người có những cuộc trải nghiệm mới hiểu được những vấn đề.
(truyenngan.com.vn - Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Những câu chuyện cuộc đời - Lần 2")
***
Vào một buổi sáng, ông Tùng đang ngồi đọc báo và uống cà phê trong sân vườn, thì bà Tín đi chợ về, ông Tùng lên tiếng :
- Bà nó về rồi đấy à ?
- Vâng, tôi về đây,
Mắt bà Tín ánh lên niềm vui:
- Thật tuyệt vơi, cố lên cháu nhé.
Ông Tùng quay sang Phương Anh:
- Phương Anh này, tý nữa ăn xong, cho ông mượn bài tham luận của cháu nhé.
Phương Anh lễ phép:
- Dạ, vâng ạ.
Bà Tín đễ thêm vào:
- Có ông là chuyên gia nghiên cứu xã hội học góp ýthì còn gì bằng.
Sáng hôm sau, Phương Anh lại đưa ông Tùng đến nhà giáo sư Trân, nghe tiếng chuông cổng, bà Tân là vợ của giáo Trân ra mở cổng với vẻ mặt lạnh nhạt:
- Anh Tùng đấy à?
Ông Tùng đáp lời:
- Vâng tôi đây, chào Tân
Thấy ông Tùng bước vào phòng mình, giáo sư Trân liến nói:
- Tùng đến đấy à, tớ đang muốn gặp cậu để hỏi chuyện.
Ông Tùng hỏi lại:
- Chuyện gì vậy?
Giáo sư Trân nghiêm nét mặt nói:
- Tại sao hôm qua cậu xin phép về giữa chừng?
Ông Tùng trả lời:
- Hôm qua tớ có hẹn mà, tớ nói với cậu lúc đó rồi đấy thôi.
Giáo sư Trân lắc đầu nói:
- Cậu nói không đúng, cậu muốn tránh cháu Vọng, con của các bạn Thân và Uyên. Cháu Vọng đã kể hết cho vợ chồng mình về thái độ của vợ chồng cậu đối với cháu.
Ông Tùng nói với giọng khinh miệt:
- Lại cái thằng dở người đó, cậu bận tâm đến kẻ ăn hại đó làm gì, trong khi đó cậu phải làm nhiều việc ...
Giáo sư Trân tức lên:
- Cậu nói cái gì, ai là dở người , ai là kẻ ăn hại hả ? Cậu biết không? Chính các bạn Thân và Uyên dành ra hằng giờ gặp mình để bây giờ cậu có học vị như vậy ...
Ông Tùng tiếp lời:
- Đó là chuyện khác, còn việc sinh ra đứa con tật nguyền là không thể chấp nhận được, lẽ ra các bạn đó phải có biện pháp chứ ...
Giọng giáo sư Trân trở lại bình thường:
- Việc sinh ra đứa con khuyết tật, đâu phải là tội lỗi, đó là việc xảy ra ngoài ý muốn của con người.
Ông Tùng như muốn làm lành:
- Thôi đừng vì cái thắng tật nguyền đó, mà bạn bé chung ta trở nên bất hòa ...
Giáo sư Trân không nói gì, đôi môi của ông mím chặt và trên tay của ông cầm chiếc chén trà đang uống dở, hai hàng lệ của ông, lăn dài trên đôi má. Không hiểu ông đang giận ông Tùng về những định kiến của ông ấy về những người không may rơi vào hoàn cành khuyết tật, hay ông thương Vọng, một thanh niên không may bị khuyêt tật...
Để phá vỡ sự im lặng căng thẳng, ông Tùng gợi chuyện:
- Trân này, ông cháu mình sang đây để muốn trao đổi cùng cậu về nội dung hai cuốn sách của tác giả Cầu Thị và ông cháu mình muốn được gặp tác giả ...
Giáo sư trả lời một cách thẳng thắn:
- Không biết tác giả đó có muốn gặp không nhỉ? Những người có tài, nổi tiếng thì chúng ta muốn gặp. Còn những mảnh đời khuyết tật khó khăn, chúng ta lai định kiến, tìm cách lảng tránh. Mình cũng đã từng định kiến, suy nghĩ hời hợt về cộng đồng người khuyết tật. Song nhờ bà vợ mình và Uyên, mình mới có nhận thức đúng về những người bị tổn thương một phần cơ thể ... Chúng ta là những chuyên gia nghiên cứu xã hội học nên coi đó là hiện tượng để nghiên cứu, từ đó chúng ta đưa ra các giải pháp, giúp cho người khuyết tật có một cuộc sống tốt hơn.
Ông Tùng hỏi giáo sư:
- Thế có nghĩa là tác giả Cầu Thị là một người bị khuyết tật?
Giáo sư Trân trở nên sôi nỏi:
- Đúng vậy. Thế cậu có biết tác giả Cầu Thị là ai không ?
Ông Tùng trả lời:
- Mình không biết, chắc là người đó là một trong những trò cưng của cậu, có đúng không nào?
Giáo sư Trân nói:
- Tác giả đó không phải là là học trò của mình đâu, ước gì tác giả Cầu Thị được mọi ngưới chú ý tới, là con người thành đạt trong công việc, cũng như trong cuộc sống. Mình " bật mí" cho cậu biết, tác giả Cầu Thị chính là cháu Vọng, con của các bạn Thân và Uyên đấy.
Ông Tùng ngạc nhiên:
- Ồ, vậy sao ? Cậu đó là người khuyết tật bị ngớ ngẩn cơ mà ...
Giáo sư Trân cắt lời ông Tùng:
- Lúc đầu mình cũng tưởng là vậy, song được đọc các bài của cháu Vọng do vợ mình mượn từ Uyên về đưa cho mình đọc, qua những bài viết, mình thấy trong con người cháu là cả một tâm hồn, là những ước mơ, những ý tưởng sinh kế cho cộng đồng người đồng cảnh như cháu. Là một người làm công tác trong ngành khoa học xã hội, mình thấy cần chú ý những cái cháu đã viết ra, cần làm thay đổi suy nghĩ và xóa bỏ định kiến về người khuyết tật còn tồn tại trong xã hội. Đó không phải là nhiệm vụ của ngành xã hội học hay sao ? Nên mở lòng với những người khuyết tật như cháu Vọng, Tùng à ...
Ông Tùng có vẻ ân hận nói:
- Thật là hổ thẹn, trong khi cậu coi vấn đề người khuyết tật là nhiệm vụ của ngành xã hội học, thì tôi, một đồng nghiệp của cậu lại coi thường những người khuyết tật , cụ thể là cháu Vọng ...
Từ lúc đến, Phương Anh ngồi nghe hai người bạn già nói chuyện một cách chăm chú, nghe nhắc đến Vọng, Phương Anh xin phép được nói lên suy nghĩ của mình:
- Thưa hai ông, sau khi đọc xong hai cuốn sách, cháu cứ ngờ ngợ tác giả Cầu Thị chính là chú Vọng, cháu có trình bày sự nghi ngờ với ông cháu, nhưng ông cháu gạt đi ...
Bà Tân mang phích nước vào phòng khách, nghe mọi người nhắc đến Vọng, bà liền kể:
- Ông và cháu biết không ? Sau khi ông Trân nhà tôi đọc các bài của Vọng, hai bác cháu thân nhau lắm, ông ấy dặn cháu Vọng : " Khi nào cháu không đi sinh hoạt người khuyết tật thì cháu và mẹ sang đây ăn trưa với hai bác. Lúc đầu cháu còn ngại, nhưng ông Trân bảo " Cháu sang đây là để thông tin cho bác về hoạt động của người khuyết tật, còn bác có nhiệm vụ cập nhật về những thông tin đó." Nghe thấy ông Trân nói vậy, cháu Vọng mới chịu sang ...
Đúng lúc ấy, bà Uyên xách cặp lồng thức ăn và Vọng xuất hiện ở cổng nhà giáo sư Trân. Khácvới mọi lần khi gặp Vọng, ông Tùng vội đứng dậy, ra mở cửa cổng và ôm chầm lấy Vọng, giọng nói của ông như nghẹn lại:
- Con ơi, cho bác xin lỗi. Lẽ ra, con bị tật, bác phải đến với con từ lâu rồi mới đúng ...
Thấy cảnh tượng như vậy, giáo sư Trân thực sự xúc động:
- Ông cháu cậu ở lại dùng bữa với vợ chồng mình và mẹ con Uyên ...
Ông Tùng trả lời:
- Ông cháu mình sẽ ở lại, mình còn phải tâm sự với cháu Vọng...
Thấy Phương Anh ngập ngưng, giáo sư Trân hiểu ý:
- Có điều gì vậy, Phương Anh, cháu cứ nói đi?
Phương Anh lễ phép đáp:
- Dạ, hôm tới, khoa cháu tổ chức hội thảo khoa học sinh viên, chúng cháu biết ông là người giới thiệu các tác phẩm của tác giả Cầu Thị, chúng cháu muốn mời ông với tư cách là giáo sư và tác giả Cầu Thị đến dự cùng chúng cháu ạ.
Ông Tùng nói thêm:
- Cháu Phương Anh đang viết bài tham luận về hai tác phẩm của tác giả Cầu Thị đấy.
Giáo sư Trân vui hẳn lên:
- Thế thì hay quá, hôm đó ông và chú Vọng sẽ đến. Nào, mời mọi người vào đùng bữa.
Ông Tùng đẩy chiếc xe lăn của Vọng vào bàn ăn cùng mọi người...
Sau bữa ăn, mọi người thấy Phương Anh đẩy xe giúp Vọng đi dạo trong vườn nhà giáo sư Trân, cả hai đang hướng đến đàn chim bay lượn trong nắng chiều.
0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo