Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tác phẩm Làng

Phân tích tác phẩm Làng 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
32
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tác phẩm "Làng" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một tác phẩm văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn học ASEAN và được nhiều độc giả yêu thích.

"Làng" là câu chuyện về cuộc sống của những người dân trong một ngôi làng nhỏ ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả rất chân thực và sâu sắc về cuộc sống, tâm lý và mối quan hệ giữa các nhân vật trong làng. Những tình cảm, mâu thuẫn, và những khó khăn mà họ phải đối mặt đã được tái hiện một cách rất sinh động.

Tác phẩm "Làng" cũng đề cập đến những vấn đề xã hội, như nghèo đói, bất công xã hội, và sự thay đổi của xã hội hiện đại đối với cuộc sống của người dân làng quê. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa việc mô tả cuộc sống hàng ngày và việc phê phán xã hội, tạo nên một tác phẩm văn học sâu sắc và ý nghĩa.

Nhờ vào cách viết tinh tế và sâu sắc, "Làng" đã thu hút được sự quan tâm của độc giả và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình văn học. Tác phẩm này đã góp phần làm phong phú thêm văn học Việt Nam và khẳng định tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp trong làng văn học Việt Nam.
1
0
Ngọc Nguyễn
12/05 21:11:02
+5đ tặng

   Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn của người nông dân, đồng thời cũng là những khám phá, phát hiện mới mẻ của tác giả về lòng yêu nước.

    Tác phẩm kể về ông Hai, người có lòng yêu làng chợ Dầu tha thiết, nhưng vì chiến tranh phải đưa cả gia đình đi tản cư. Dù phải xa làng nhưng ông lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương, luôn dõi theo tin tức cách mạng và những tin xung quanh làng mình. Ông Hai là người có lòng yêu quê hương tha thiết.

    Trong những ngày tản cư, ông Hai cũng như bao người nông dân khác, ông tự hào về cái làng của mình lắm và ông luôn khoe với mọi người về làng Chợ Dầu giàu tinh thần kháng chiến. Ông nhớ về những ngày làm việc cùng anh em đồng chí đào đường, đắp ụ xẻ hào, khuân đá, những ngày tháng gian lao, nhưng mỗi lần nhớ về lòng ông lại hào hứng hẳn lên, ông hứng khởi và thấy mình trẻ hẳn ra. Nỗi nhớ ấy đôi khi trào dâng, buột thành lời nói đầy chân thành: Nhớ làng, nhớ cái làng quá. Không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, lòng nhớ làng quê của ông còn gắn với tình yêu nước, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe người khác đọc tin tức, ông nghe không sót một tin nào: một em bé bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì, đội du kích bắt sống một tên quan,… Niềm vui của ông thật mộc mạc, giản dị, nhưng đó cũng chính là cách ông thể hiện tình yêu nước chân thành của mình.

    Nhưng giữa những ngày đó, ông nghe được tin dữ, làng ông xiết bao nhớ thương, tự hào đã đi theo Tây. Cái tin đột ngột ấy khiến ông bàng hoàng, sững sờ. Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng cả người đến nỗi không thể thở được. Câu hỏi liệu có thật không hở bác ? Hay là… càng nhấn mạnh hơn nữa nỗi sửng sốt của ông, trong lòng ông trào lên nỗi băn khoăn, nghi ngờ. Nhưng sau khi nghe những lời quá rành rọt của người phụ nữ kia, ông chẳng biết làm gì ngoài nói một câu: Hà nắng gớm về nào… mà thực chất là nói lảng để ra về. Từ lúc ấy, đầu óc ông lúc nào cũng bị cái tin ấy xâm chiếm.

    Nếu như mọi ngày, về đến nhà ông sẽ đến bên lũ trẻ, kể cho chúng nghe nhiều điều thì hôm nay ông nằm vật ra giường, buồn bã, tủi thân nên nước mắt cứ thế trào ra. Bấy lâu nay ông tự hào về quê hương, khoe làng với khắp mọi người thì nay nơi ấy chỉ còn là nỗi xấu hổ, uất ức. Căm phẫn đến cùng cực ông rít lên tiếng chửi: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước, để nhục nhã thế này. Những ngày sau đó, xấu hổ, tủi nhục ông chẳng dám đi đâu, chỉ cần nghe tiếng lào xào ông cũng tưởng là người ta đang chửi mình, ông chỉ dám quanh quẩn ở nhà. Hễ thấy đám đông nhắc đến việt gian, cam nhông ông lại lủi vào góc nhà, im thin thít, tình cảnh của ông thật đáng thương.

    Trong tình cảnh khốn cùng ấy, ông còn bị đẩy đến một tình huống đầy bi kịch khác, chính là khi bị bà chủ nhà đuổi khéo, câu nói: Tưởng làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà, như cào xé, dày vò tâm can ông. Nhưng cũng chính trong lúc này đã buộc ông phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Đã có lúc ông nghĩ hay là bỏ về làng, nhưng ông lại phản đối ngay vì về làng tức là theo giặc. Bởi vậy, ông đã đưa ra lựa chọn dứt khoát: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Như vậy tình yêu làng có tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng không thể mạnh hơn tình yêu nước, tình yêu nước bao trùm, chi phối tình yêu làng.

    Trong tác phẩm, đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út là đoạn văn đầy xúc động, thể hiện tình yêu nước sâu nặng của ông. Trong tâm trạng bế tắc, ông tìm đến cu Húc để bày tỏ nỗi lòng của mình, trò chuyện với đứa con ngây thơ mà thực chất là ông đang trò chuyện với chính mình. Những lời ông tâm sự thể hiện tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu, dù căm thù lũ Việt gian nhưng sâu thẳm ông vẫn nhớ về nó, bởi vậy ông mới hỏi cu Húc quê con ở đâu, cũng là muốn khắc sâu vào tâm trí đứa trẻ tình yêu làng để nó không quên nguồn cội. Đồng thời trong cuộc trò chuyện đó cũng thể hiện tấm lòng thủy chung với cách mạng qua câu khẳng định: Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm và nước mắt ông cứ thế ròng ròng chảy khi nghĩ về làng. Nỗi đau ấy là nỗi đau của một người coi danh dự của làng cũng như danh dự của chính mình. Qua đó ta thấy được tình cảm của ông Hai với làng, với nước là một tình cảm hết sức sâu sắc, kiên định, bền vững và thiêng liêng.

    Niềm vui lớn nhất trong cả cuộc đời ông có lẽ là khi nghe tin cải chính, “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy”. Vừa về đến nhà ông đã gọi lũ trẻ để chia quà. Không chỉ vậy, ông còn cứ mua lên và khoe với mọi người cái tin Tây đốt nhẵn làng mình. Tâm lý khoe khoang ấy hoàn toàn hợp lí, bởi tình yêu nước cao cả, lớn lao khiến ông chấp nhận hi sinh tài sản của mình. Đồng thời nó cũng là minh chứng, chứng minh làng ông luôn một lòng, một dạ đi theo kháng chiến. Ở ông tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng đặt tình yêu nước trên tình yêu làng. Vì thế từ hình ảnh ông Hai làng chợ Dầu ông đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước thiết tha trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Tác phẩm xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, giúp nhân vật bộc lộ rõ tình yêu làng của mình. Ngôn ngữ kể chyện giàu hình tượng, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vận dụng linh hoạt các kiểu câu, câu văn giàu cảm xúc, tạo nên những đoạn miêu tả sống động về cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt trong ông Hai.

    Qua tác phẩm Làng, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha sâu nặng của nhân vật. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước và bị tình yêu nước chi phối, đây cũng là điểm mới mẻ về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kim Anh
12/05 21:16:54
+4đ tặng

Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, lòng yêu nước của mỗi người dân sẽ là sức mạnh vô biên tạo nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước của mình, có thể là những việc làm nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Yêu làng, gắn bó với làng cũng là cách thể hiện lòng yêu nước. Truyện ngắn Làng của Kim Lân nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với nước sâu sắc.

Truyện ngắn Làng kể về Ông Hai là một người yêu làng, gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về cái làng của mình. Mỗi khi nói về Làng, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Trước tiên ông khoe về cơ sở vật chất của làng ông, nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố, những ụ, những hào,… lắm công trình không để đâu hết.

Khi giặc kéo về làng, ông muốn ở lại cùng dân làng chiến đấu để bảo vệ làng mình, nhưng do yêu cầu của cấp trên ông phải xa làng. Phải xa làng đến một vùng đất khác ông đã mang theo tất cả nỗi niềm thương nhớ. Nơi đất khách quê người, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Có thể nói cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tình yêu nước của mỗi người có thể bắt nguồn từ cái đơn giản thuộc về làng mình như cây đa, giếng nước, sân đình. Dù xa làng nhưng ông lão luôn hướng về làng, khi nghe tin làng theo Tây, Cổ ông lão "nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đau đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì: "làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Ông Hai đã phải trải qua cảm xúc đau đớn khi phải suy nghĩ xem nên về làng hay không, đó là sự thất vọng và đau đớn đến cùng cực trong nội tâm của nhân vật.

Nhà văn đã rất đồng cảm với nhân vật khi miêu tả một cách chân thật tâm trạng của nhân vật khi phải chứng kiến nỗi đau mất làng mất nước. Ông Hai không biết tâm sự nỗi đau dày vò của mình nên dành trò chuyện với đứa con út, đó cũng là cách để ông thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: “con ủng hộ ai?” Thằng bá dơ tay mạnh bạo và rành rọt: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Khi nhận được tin đính chính rằng làng ông không theo giặc, thì nỗi vui mừng, sung sướng hiện rõ trên khuôn mặt và cử chỉ của ông. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: "bác Thứ đâu rồi! Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! toàn là sai sự mục đích cả”. Nhà bị đốt nhưng ông không hề tỏ ra lo lắng mà còn rất vui, bởi cái nhà kia không quan trọng bằng danh dự, tinh thần chiến đấu của làng ông. Tình cảm của ông đối với làng thật xúc động, thật đáng khâm phục biết bao.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân để lại ấn tượng trong lòng người đọc chính là nghệ thật sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình. Cách miêu tả tâm lý nhân vật, diễn biến tâm lý của ông Hai đã làm cho người đọc có những cảm xúc vô cùng xúc động. Qua cách miêu tả nhân vật của tác giả giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng kháng chiến đến cùng, có lẽ vì vậy mà cuộc chiến của ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo