Sự tích “Quan Âm Thị Kính”
Nguyễn Trần Thành Đạt | Chat Online | |
15/02/2019 16:19:11 | |
Truyện cổ tích | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
585 lượt xem
- * Tú Uyên, Giáng Kiều (Truyện cổ tích)
- * Ai cai sữa trước (Truyện cười)
- * Giáp Hải (Truyện cổ tích)
- * Bốn anh tài sang Tàu đòi nợ (Truyện cổ tích)
- Ngày xửa ngày xưa, tại một vùng nọ có một phú ông giàu có họ Mãng, gia đình họ có một cô con gái rất bụ bẫm và đáng yêu. Người mẹ hay khen:
- Ôi, con gái bố mẹ thật đáng yêu, con thật xinh đẹp biết bao…
Người cha đã nói rằng:
- Chúng ta thật có phúc. Chúng ta đặt tên con là Thị Kính được không bà?
- Cái tên thật đẹp. Tôi hy vọng con gái chúng ta sẽ trở thành một thiếu nữ vừa xinh đẹp, vừa ngoan hiền, biết hiếu thuận với cha mẹ, biết kính trên nhường dưới. Con gái mẹ nha?
Dưới bàn tay nâng niu và tình thương của cha mẹ, Thị Kính khi lớn lên vô cùng xinh đẹp và nết na. Khi nàng đến tuổi cập kê, cha mẹ liền gả nàng cho một anh học trò tên gọi Sùng Thiện Sĩ.
Về làm vợ Thiện Sĩ, làm dâu họ Sùng, Thị Kính luôn chăm chỉ chăm nom canh cửi, cơm nước, bếp núc nuôi chồng học hành. Thi thoảng nàng lại nói chuyện để khích lệ chồng mình:
- Chàng học hành siêng năng như vậy, công danh phía trước đang chờ. Thiếp rất tin tưởng vào chàng.
Nghe vợ nói vậy, Thiện Sĩ lại càng gắng sức học tập mong đạt công danh phú quý để vui lòng vợ cũng như làm gia đình rạng danh.
Một ngày nọ, Thiện Sĩ ngồi đọc sách bên cạnh nơi Thị Kính hay may quần áo. Sau đó do mệt mỏi quá nên chàng gục xuống bàn ngủ thiếp đi. Nàng ngồi bên cạnh thấy vậy thì cố gắng giữ yên tĩnh để chồng được ngủ giấc.
Khi may quần áo xong, nàng ngồi cạnh ngắm kỹ khuôn mặt anh tuấn của chồng mình. Rồi nàng bỗng thấy trên má chàng có một sợi râu lại mọc ngược. Thấy vậy nàng mới nghĩ:
- Má chàng có một sợ râu thật kỳ lạ. Nghe người ta nói râu mọc ngược là người có tướng bạc ác, có lẽ ta nên cắt bỏ giúp chàng mới được!
Nghĩ là làm, Thị Kính cầm lấy chiếc kéo nằm trong rổ may vá của mình, rồi nàng cúi xuống chuẩn bị cắt sợi râu kia đi. Nhưng đúng vào lúc ấy, Thiện Sĩ không biết sao choàng tỉnh dậy, chàng thấy tay vợ mình cầm kéo đang kề sát bên mặt mình thì hoảng sợ la lên:
- Ơ… ơ… nàng đang làm gì thế? Chẳng lẽ nàng định nhân lúc ta ngủ mà giết ta sao?
Thấy chồng hoảng sợ như vậy, Thị Kính bật cười nhìn chồng, nhẹ nhàng trả lời:
- Sao lại có chuyện đó được chàng ơi! Vì thấy trên má chàng có một sợ râu mọc ngược, thiếp chỉ định cắt nó đi mà thôi!
Nhưng vì chưa tỉnh ngủ hẳn, Thiện Sĩ nghi ngờ nhìn vợ, dù nàng có nói thế nào vẫn nhất định không chịu tin, vì vậy cứ hô hoán ầm ĩ hết:
- Đừng có lấp liếm! Ngươi là ác phụ toan giết chồng! Làng nước ơi!…
Mẹ Thiện Sĩ nghe thấy tiếng con trai la lớn thì mặt thất sắc chạy vào hét lớn:
- Có việc gì? Chuyện gì thế?
Bà nghe con trai kể thoáng qua mọi chuyện, tức mình bà trỏ thẳng mặt con dâu mà tru tréo:
- Giời ơi là giời! Kia con ác phụ! Mày toan giết chồng mày để đi lấy chồng khác có của có cải hơn sao? Đúng mà! Là mày thấy gia đình tao nghèo nên mày khinh. Vì thế mày mới âm mưu độc ác này đúng không hả?
Thị Kính thấy vậy thì hết nước phân trần nhưng cả nhà không ai chịu nghe nàng nói. Mọi người đều xúm lại đổ mọi tội lỗi cho nàng. Sau đó mẹ chồng nàng mới nói với cả nhà:
- Hãy báo quan gô cổ nó lại cho xong!
Người cha chồng lại nói:
- Nên đuổi nó về lại cho cha mẹ nó thì hơn!
Đến nước này thì Thị Kính đã rõ ràng là mình không thể minh oan được nữa, nàng lệ đầy mặt mà nói:
- Dù cho con có trình bày rõ ràng như vậy nhưng cha mẹ vẫn một mực không nghe, thôi con phải chịu vậy… Cha mẹ đã có ý đuổi thì con đành ra đi vậy!
Sau đó Thị Kính đành khăn gói rời khỏi nhà trong đau đớn. Nước mắt nàng tuôn rơi, đau lòng mà nghĩ:
- Mọi sự ra nông nỗi này, mình còn mặt mũi nào mà về với cha mẹ nữa chứ… hu… hu… hu…
Quá buồn chán vì số phận của mình, đồng thời để tiện trong việc đi lại, Thị Kính bèn đóng giả thành đàn ông, nàng tìm ra khỏi tỉnh, lòng tự nhủ:
- Ta phải đi thật xa, sau đó xuất gia cầu Phật cho đến hết kiếp này thôi! Cuộc đời, quả là mãi trầm luân trong bể khổ.
Nàng cứ đi mãi, đi mãi để tìm kiếm một nơi dừng chân mới thật xa quê hương, nàng muốn xóa bỏ mọi kí ức đau buồn trước đây. Ngày nọ, nàng vô tình ngang qua ngôi chùa Vân ngụ trên một khu đồi vắng vẻ, nơi này vô cùng yên tĩnh và thanh bình, nàng lấy làm ưng:
- Kiếp người này, mình nên ở lại nơi này tu thân vậy…
Nói xong nàng liền vào chùa xin bái sư để mình được xuất gia cầu Phật.
- Sư phụ, xin người hãy nhận con làm đệ tử!
Vì nhìn vào không biết nàng là gái giả trai, lại thấy nàng có vẻ hiền lành và lòng mộ đạo, sư cụ cũng bằng lòng nhận nàng vào làm tiểu, rồi đặt hiệu cho nàng là Kính Tâm. Về cái tên này, sư cụ cũng có giải thích với nàng:
- Kính Tâm, cái tên này có nghĩa là một lòng thành kính giữ gìn tâm đạo. Ta mong con luôn nhớ điều này!
Nguyện vọng cuối cùng đã đạt được, vì thế Kính Tâm luôn dốc hết lòng tu hành tại chùa. Nàng nghĩ rằng mọi sự đời trong mình đã tắt lửa, vì vậy sáng tối yên tâm ở nơi này làm bạn với kinh Phật, một lòng muốn hướng Phật để quên hết đi bụi trần.
Mọi yên bình chưa được bao lâu thì sóng gió lại nổi lên. Trong thời gian nàng tu hành tại chùa Vân, một hôm có mở hội chay, mọi người trong vùng đều nô nức chen nhau đến chùa xem khai đàn. Hôm ấy phật tử khắp nơi trong vùng kéo đến dự hội chùa rất đông.
Ngày hội hôm ấy, cô con gái của một gã phú ông giàu có trong vùng cũng tới, cô ta tên là Thị Màu, tính tình vốn rất lẳng lơ, trăng hoa. Đến hội, trong lòng cô ta chỉ thầm nghĩ:
- Mình đi hội thế này, có chăng vớ được tình nhân, vậy thì tốt biết bao!
Trong khi mọi người tập trung xem khai trai đàn thì Thị Mầu lại một mình loanh quanh khắp chùa. Trong khi quanh quẩn, cô ta vô tình trông thấy vị sư Kính Tâm, lòng cô ta reo lên đầy vui mừng:
- Ông thầy kia sao mà đẹp trai quá đi mất!
Thấy Kính Tâm, cô ả sinh ra lòng gian tà:
- Trên đời sao có kẻ ngu quá trời! Mặt mũi đẹp như vậy lại đi tu thật quá uổng rồi! Kệ đi! Chùa thì sao? Sư thì thế nào? Bà đã thích thì phải ghẹo bằng được mới thôi!
Nghĩ vậy, ả ta bèn lả lướt theo sau, rồi buông lời trêu ghẹo:
- Nè thầy! Xin thầy hãy đoái nhìn đệ tử một cái! Đệ tử là thành tâm, thực lòng với thầy…
Thấy cô ta cứ õng ẹo phía sau buông lời ve vãn, Kinh Tâm liền nghiêm mặt mà đáp lại rằng:
- A di đà phật! Tôi đã xuất gia để giữ giới thanh tịnh, mong nữ thí chủ đây đừng đùa bỡn nữa!
Tuy Kính Tâm nói vậy nhưng là Thị Màu lại không chịu buông tha, ả càng lúc càng say mê, tay níu chân kéo:
- Hỡi chàng! Xin chàng đừng bỏ thiếp mà đi… Thiếp thực lòng thương yêu chàng mà!
Đến mức này thì Kính Tâm cũng không biết nói sao, bèn bỏ vào trong chùa, miệng luôn lẩm bẩm khấn:
- Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính Tâm bỏ đi mất, Thị Màu sinh hổ thẹn, trong lòng chất giận bèn rủa:
- Ngươi được lắm! Được ta thương còn dám làm cao, để xem, mai kia ngươi hối không kịp.
Lửa giận không nguôi, Thị Màu tức giận bỏ về, sau đó tư thông với một người đầy tớ trai nhà mình. Sau vài tháng thì Thị Màu bị cha mẹ phát hiện đã mang bầu. Mẹ cô ả mới khóc than:
- Giời ơi! Con với cái lại chửa hoang! Nhục, nhục quá, giời ơi là giời!
- Mày trót dại với thằng nào, nói ngay? Nhận tội đi, tao còn ra xin làng chạy tội cho mày.
Vốn chủ ý trả thù từ trước, Thị Màu cố tình bịa chuyện vu khống:
- Thưa cha thưa mẹ, là con trót lỡ cùng sư Kính Tâm tại chùa Vân.
Nghe con gái nói ra một chuyện động trời, người cha vô cùng hốt hoảng mà la lớn:
- Cái gì? Sư Kính Tâm sao? Giời ơi là giời! Thôi, đã vậy rồi…
Vợ chồng phú ông lo sợ con gái mình chửa hoang bị làng bắt vạ, vì thế lập tức đi tới nhà lý trưởng để trình báo ngọn ngành, họ quyết đổ tất cho Kính Tâm:
- Thưa ngài, tên khốn nhà sư ấy, tên hư đốn ấy dụ dỗ đứa con gái ngoan của tôi. Giờ đây nó đã mang thai rồi, xin làng lấy lại cho con tôi cái công đạo…
Nghe được mọi sự từ miệng phú ông, Lý trưởng lập tức sai quân đinh đến bắt Kính Tâm để tra khảo. Nhưng dù có bị đòn roi tơi tả, Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn nhịn không để lộ phận gái của mình. Miệng vẫn luôn niệm:
- Nam Mô Nhẫn nhục Vương Bồ Tát! Nam Mô Nhẫn nhục Vương Bồ Tát!
Đám quân đinh trong làng vẫn không chút nao núng, chúng vẫn tiếp tục đánh đập tàn nhẫn. Trông thấy sự nhẫn nhục không chịu khuất của Kính Tâm, sư cụ động lòng bèn đứng ra mà xin với làng:
- Xin để tôi đóng tiền phạt vạ, làng hãy tha cho sư Kính Tâm lần này để làm phước. Xin làng tha cho làm phước.
Vì sư cụ đã đứng ra đóng tiền phạt và xin làng nên Kính Tâm được làng tha, không bị đánh đòn nữa. Nhưng từ đó, lo sợ trước miệng lưỡi thế gian dè bỉu, sợ ô danh cửa chùa, sư cụ không còn cách khác đành bảo:
- Con đã phạm vào giới cấm, chùa không thể giữ con lại tu hành nữa, con phải rời khỏi đây thôi!
Biết không thể cứu vãn sự tình, Kính Tâm đành đau lòng rời chùa Vân. Nàng lại trở lại là Thị Kính, không biết đi đâu, nàng đành dựng một túp lều nhỏ ngay dưới chân núi, chấp nhận mọi sự hành hạ mà không mở miệng van xin than thở với ai. Nàng vẫn luôn tự nhủ với lòng mình rằng:
- Dù nay đã xa chùa, nhưng ta vẫn phải tu cho trọn chữ đạo!
Vì vậy dù đã rời chùa, ở một nơi xa xôi nhưng lòng nàng luôn hướng về đức Phật, ngày ngày tụng kinh niệm phật, tu tâm dưỡng tánh hệt như lúc làm sư:
- Ta xin thề, kiếp này dù sống được bao lâu ta cũng sẽ theo dấu Phật Như Lai cho đến khi lìa đời! Xin người Đức Phật từ bi hãy phù hộ con.
Dù sự đời đã đến thế nhưng vẫn còn chưa yên. Thị Màu sau đó có sinh được một đứa bé trai. Vì đã trót lòng đổ tội cho Kính Tâm, không chút hổ thẹn hay thương yêu gì đứa bé, cô ta nhanh chóng đưa con đến chỗ túp lều của Thị Kính mà rằng:
- Đứa trẻ này là con người, tôi đem nó trả cho người đấy!
Vừa sợ lộ thân phận cũng như tung tích của bản thân. Lại càng sợ Thị Màu vô tình vô nghĩa đem bỏ đứa bé kia ngoài đường làm nó chết thì hối cũng không kịp. Chẳng biết làm sao, Thị Kính đành phải nhận nuôi đứa bé, nàng cũng không quên khuyên nhủ Thị Màu:
- A di đà Phật! Nữ thí chủ xin đừng mang thù hận trong lòng chi nữa! Nên về tu tâm lại thì hơn.
Từ hôm đó, Thị Kính cùng đứa bé chung sống với nhau trong túp lều nhỏ, hàng ngày nàng lại bế nó đi khắp đầu xóm cuối ngõ xin sữa. Mọi người đi qua đều chế nhạo nàng:
- Kẻ tu hành mà không giữ nết! Hư hỏng thế là cùng!
Mặc cho dân làng cười nhạo phỉ báng mình ra sao, nàng vẫn cắn răng nhẫn nhịn, im lặng mà tâm niệm trong lòng:
- Phật dạy, muốn tu hành là phải nhẫn nhục!
Thời gian lại trôi, ngày lại ngày qua, Thị Kinh không một lời than oán. Sáu năm qua đi, nàng vẫn một lòng chăm nom con của người hệt như con mình, đứa bé lớn lên khỏe mạnh và sống hạnh phúc bên cạnh nàng.
Đứa bé thì ngày càng lớn khôn, nhưng sức khỏe của nàng lại ngày một suy cạn mệt mỏi. Đến một ngày, nàng lâm bệnh nặng. Thị Kính biết bản thân không thể nào sống lâu hơn, vì vậy nàng liền gọi con lại, gắng sức viết lại một bức thư để kể rõ mọi sự đã xảy ra bấy lâu cho cha mẹ của mình. Trong lòng nàng lúc này chỉ còn nghĩ được:
- Mình nói rõ với cha mẹ, chắc hẳn cha mẹ sẽ không còn buồn lòng mình nữa. Về phần đứa bé này, mình sẽ giao lại cho sư cụ, chắc hẳn sư cụ không đành lòng mà từ chối đâu!
Thư viết xong nàng bèn dặn dò cẩn thận cho đứa bé, bảo nó sau khi nàng chết thì đem thư trao cho sư cụ ở chùa Vân, nhờ người đem trao cho cha mẹ mình. Dặn dò xong xuôi mọi chuyện, nàng trút hơi thở cuối cùng trong thanh thản.
Đứa bé ở bên cạnh nàng nước mắt rơi lã chã, gào khóc thảm thiết, rồi chỉ có một mình lại túp lều cô quạnh, nhớ lời nàng dặn, nó vội chạy đi báo tin cho dân trong làng. Biết nàng đã mất, mọi người xúm lại tổ chức khâm niệm cho nàng, cũng nhờ đó mà họ mới biết một sự thật kinh khủng:
- Trời đất ơi! Sư Kính Tâm lại là đàn bà! Lạy thần lạy Phật! Sư đã bị oan bao nhiêu năm mà chúng ta nào đâu biết!
Tất cả đều cảm nhận được sự nhẫn nhục của nàng bấy lâu nay, quả thật là cùng cực đau khổ không sao tả được.
Sư cụ khi hay tin thì lệ nóng cũng tuôn trào, miệng không ngớt than khóc:
- Đệ tử của ta! Là thầy đuổi lầm con đi! Sự nhẫn nhục chịu đựng của con không hề thua các vị Bồ Tát! Lòng từ bi nơi con cũng lớn như ngọn núi Tu Di vậy. Thầy xin con hãy tha thứ cho lỗi lầm của thầy…
Sau đó sư cụ mới lập trai đàn, tổ chức lễ cầu siêu cho Thị Kính. Còn về phía Thị Màu, cô ta bị làng bắt phải chịu trách nhiệm hết trong chuyện này, và phải lo lễ ma chay đoàng hoàng cho Thị Kính.
Trong khi sư cụ khai đàn niệm hương thì trên trời, Đức Phật Thiên Tôn xuất hiện mà phán rằng:
- Thị Kính đã tu thành chính quả, được phong Phật Bà Quan Âm.
Sau này, khi nói tới nỗi oan lớn thì người ta hay nói “Oan Thị Kính”, tưởng nhớ về câu chuyện trên.
- Ôi, con gái bố mẹ thật đáng yêu, con thật xinh đẹp biết bao…
Người cha đã nói rằng:
- Chúng ta thật có phúc. Chúng ta đặt tên con là Thị Kính được không bà?
- Cái tên thật đẹp. Tôi hy vọng con gái chúng ta sẽ trở thành một thiếu nữ vừa xinh đẹp, vừa ngoan hiền, biết hiếu thuận với cha mẹ, biết kính trên nhường dưới. Con gái mẹ nha?
Dưới bàn tay nâng niu và tình thương của cha mẹ, Thị Kính khi lớn lên vô cùng xinh đẹp và nết na. Khi nàng đến tuổi cập kê, cha mẹ liền gả nàng cho một anh học trò tên gọi Sùng Thiện Sĩ.
Về làm vợ Thiện Sĩ, làm dâu họ Sùng, Thị Kính luôn chăm chỉ chăm nom canh cửi, cơm nước, bếp núc nuôi chồng học hành. Thi thoảng nàng lại nói chuyện để khích lệ chồng mình:
- Chàng học hành siêng năng như vậy, công danh phía trước đang chờ. Thiếp rất tin tưởng vào chàng.
Nghe vợ nói vậy, Thiện Sĩ lại càng gắng sức học tập mong đạt công danh phú quý để vui lòng vợ cũng như làm gia đình rạng danh.
Một ngày nọ, Thiện Sĩ ngồi đọc sách bên cạnh nơi Thị Kính hay may quần áo. Sau đó do mệt mỏi quá nên chàng gục xuống bàn ngủ thiếp đi. Nàng ngồi bên cạnh thấy vậy thì cố gắng giữ yên tĩnh để chồng được ngủ giấc.
Khi may quần áo xong, nàng ngồi cạnh ngắm kỹ khuôn mặt anh tuấn của chồng mình. Rồi nàng bỗng thấy trên má chàng có một sợi râu lại mọc ngược. Thấy vậy nàng mới nghĩ:
- Má chàng có một sợ râu thật kỳ lạ. Nghe người ta nói râu mọc ngược là người có tướng bạc ác, có lẽ ta nên cắt bỏ giúp chàng mới được!
Nghĩ là làm, Thị Kính cầm lấy chiếc kéo nằm trong rổ may vá của mình, rồi nàng cúi xuống chuẩn bị cắt sợi râu kia đi. Nhưng đúng vào lúc ấy, Thiện Sĩ không biết sao choàng tỉnh dậy, chàng thấy tay vợ mình cầm kéo đang kề sát bên mặt mình thì hoảng sợ la lên:
- Ơ… ơ… nàng đang làm gì thế? Chẳng lẽ nàng định nhân lúc ta ngủ mà giết ta sao?
Thấy chồng hoảng sợ như vậy, Thị Kính bật cười nhìn chồng, nhẹ nhàng trả lời:
- Sao lại có chuyện đó được chàng ơi! Vì thấy trên má chàng có một sợ râu mọc ngược, thiếp chỉ định cắt nó đi mà thôi!
Nhưng vì chưa tỉnh ngủ hẳn, Thiện Sĩ nghi ngờ nhìn vợ, dù nàng có nói thế nào vẫn nhất định không chịu tin, vì vậy cứ hô hoán ầm ĩ hết:
- Đừng có lấp liếm! Ngươi là ác phụ toan giết chồng! Làng nước ơi!…
Mẹ Thiện Sĩ nghe thấy tiếng con trai la lớn thì mặt thất sắc chạy vào hét lớn:
- Có việc gì? Chuyện gì thế?
Bà nghe con trai kể thoáng qua mọi chuyện, tức mình bà trỏ thẳng mặt con dâu mà tru tréo:
- Giời ơi là giời! Kia con ác phụ! Mày toan giết chồng mày để đi lấy chồng khác có của có cải hơn sao? Đúng mà! Là mày thấy gia đình tao nghèo nên mày khinh. Vì thế mày mới âm mưu độc ác này đúng không hả?
Thị Kính thấy vậy thì hết nước phân trần nhưng cả nhà không ai chịu nghe nàng nói. Mọi người đều xúm lại đổ mọi tội lỗi cho nàng. Sau đó mẹ chồng nàng mới nói với cả nhà:
- Hãy báo quan gô cổ nó lại cho xong!
Người cha chồng lại nói:
- Nên đuổi nó về lại cho cha mẹ nó thì hơn!
Đến nước này thì Thị Kính đã rõ ràng là mình không thể minh oan được nữa, nàng lệ đầy mặt mà nói:
- Dù cho con có trình bày rõ ràng như vậy nhưng cha mẹ vẫn một mực không nghe, thôi con phải chịu vậy… Cha mẹ đã có ý đuổi thì con đành ra đi vậy!
Sau đó Thị Kính đành khăn gói rời khỏi nhà trong đau đớn. Nước mắt nàng tuôn rơi, đau lòng mà nghĩ:
- Mọi sự ra nông nỗi này, mình còn mặt mũi nào mà về với cha mẹ nữa chứ… hu… hu… hu…
Quá buồn chán vì số phận của mình, đồng thời để tiện trong việc đi lại, Thị Kính bèn đóng giả thành đàn ông, nàng tìm ra khỏi tỉnh, lòng tự nhủ:
- Ta phải đi thật xa, sau đó xuất gia cầu Phật cho đến hết kiếp này thôi! Cuộc đời, quả là mãi trầm luân trong bể khổ.
Nàng cứ đi mãi, đi mãi để tìm kiếm một nơi dừng chân mới thật xa quê hương, nàng muốn xóa bỏ mọi kí ức đau buồn trước đây. Ngày nọ, nàng vô tình ngang qua ngôi chùa Vân ngụ trên một khu đồi vắng vẻ, nơi này vô cùng yên tĩnh và thanh bình, nàng lấy làm ưng:
- Kiếp người này, mình nên ở lại nơi này tu thân vậy…
Nói xong nàng liền vào chùa xin bái sư để mình được xuất gia cầu Phật.
- Sư phụ, xin người hãy nhận con làm đệ tử!
Vì nhìn vào không biết nàng là gái giả trai, lại thấy nàng có vẻ hiền lành và lòng mộ đạo, sư cụ cũng bằng lòng nhận nàng vào làm tiểu, rồi đặt hiệu cho nàng là Kính Tâm. Về cái tên này, sư cụ cũng có giải thích với nàng:
- Kính Tâm, cái tên này có nghĩa là một lòng thành kính giữ gìn tâm đạo. Ta mong con luôn nhớ điều này!
Nguyện vọng cuối cùng đã đạt được, vì thế Kính Tâm luôn dốc hết lòng tu hành tại chùa. Nàng nghĩ rằng mọi sự đời trong mình đã tắt lửa, vì vậy sáng tối yên tâm ở nơi này làm bạn với kinh Phật, một lòng muốn hướng Phật để quên hết đi bụi trần.
Mọi yên bình chưa được bao lâu thì sóng gió lại nổi lên. Trong thời gian nàng tu hành tại chùa Vân, một hôm có mở hội chay, mọi người trong vùng đều nô nức chen nhau đến chùa xem khai đàn. Hôm ấy phật tử khắp nơi trong vùng kéo đến dự hội chùa rất đông.
Ngày hội hôm ấy, cô con gái của một gã phú ông giàu có trong vùng cũng tới, cô ta tên là Thị Màu, tính tình vốn rất lẳng lơ, trăng hoa. Đến hội, trong lòng cô ta chỉ thầm nghĩ:
- Mình đi hội thế này, có chăng vớ được tình nhân, vậy thì tốt biết bao!
Trong khi mọi người tập trung xem khai trai đàn thì Thị Mầu lại một mình loanh quanh khắp chùa. Trong khi quanh quẩn, cô ta vô tình trông thấy vị sư Kính Tâm, lòng cô ta reo lên đầy vui mừng:
- Ông thầy kia sao mà đẹp trai quá đi mất!
Thấy Kính Tâm, cô ả sinh ra lòng gian tà:
- Trên đời sao có kẻ ngu quá trời! Mặt mũi đẹp như vậy lại đi tu thật quá uổng rồi! Kệ đi! Chùa thì sao? Sư thì thế nào? Bà đã thích thì phải ghẹo bằng được mới thôi!
Nghĩ vậy, ả ta bèn lả lướt theo sau, rồi buông lời trêu ghẹo:
- Nè thầy! Xin thầy hãy đoái nhìn đệ tử một cái! Đệ tử là thành tâm, thực lòng với thầy…
Thấy cô ta cứ õng ẹo phía sau buông lời ve vãn, Kinh Tâm liền nghiêm mặt mà đáp lại rằng:
- A di đà phật! Tôi đã xuất gia để giữ giới thanh tịnh, mong nữ thí chủ đây đừng đùa bỡn nữa!
Tuy Kính Tâm nói vậy nhưng là Thị Màu lại không chịu buông tha, ả càng lúc càng say mê, tay níu chân kéo:
- Hỡi chàng! Xin chàng đừng bỏ thiếp mà đi… Thiếp thực lòng thương yêu chàng mà!
Đến mức này thì Kính Tâm cũng không biết nói sao, bèn bỏ vào trong chùa, miệng luôn lẩm bẩm khấn:
- Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính Tâm bỏ đi mất, Thị Màu sinh hổ thẹn, trong lòng chất giận bèn rủa:
- Ngươi được lắm! Được ta thương còn dám làm cao, để xem, mai kia ngươi hối không kịp.
Lửa giận không nguôi, Thị Màu tức giận bỏ về, sau đó tư thông với một người đầy tớ trai nhà mình. Sau vài tháng thì Thị Màu bị cha mẹ phát hiện đã mang bầu. Mẹ cô ả mới khóc than:
- Giời ơi! Con với cái lại chửa hoang! Nhục, nhục quá, giời ơi là giời!
- Mày trót dại với thằng nào, nói ngay? Nhận tội đi, tao còn ra xin làng chạy tội cho mày.
Vốn chủ ý trả thù từ trước, Thị Màu cố tình bịa chuyện vu khống:
- Thưa cha thưa mẹ, là con trót lỡ cùng sư Kính Tâm tại chùa Vân.
Nghe con gái nói ra một chuyện động trời, người cha vô cùng hốt hoảng mà la lớn:
- Cái gì? Sư Kính Tâm sao? Giời ơi là giời! Thôi, đã vậy rồi…
Vợ chồng phú ông lo sợ con gái mình chửa hoang bị làng bắt vạ, vì thế lập tức đi tới nhà lý trưởng để trình báo ngọn ngành, họ quyết đổ tất cho Kính Tâm:
- Thưa ngài, tên khốn nhà sư ấy, tên hư đốn ấy dụ dỗ đứa con gái ngoan của tôi. Giờ đây nó đã mang thai rồi, xin làng lấy lại cho con tôi cái công đạo…
Nghe được mọi sự từ miệng phú ông, Lý trưởng lập tức sai quân đinh đến bắt Kính Tâm để tra khảo. Nhưng dù có bị đòn roi tơi tả, Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn nhịn không để lộ phận gái của mình. Miệng vẫn luôn niệm:
- Nam Mô Nhẫn nhục Vương Bồ Tát! Nam Mô Nhẫn nhục Vương Bồ Tát!
Đám quân đinh trong làng vẫn không chút nao núng, chúng vẫn tiếp tục đánh đập tàn nhẫn. Trông thấy sự nhẫn nhục không chịu khuất của Kính Tâm, sư cụ động lòng bèn đứng ra mà xin với làng:
- Xin để tôi đóng tiền phạt vạ, làng hãy tha cho sư Kính Tâm lần này để làm phước. Xin làng tha cho làm phước.
Vì sư cụ đã đứng ra đóng tiền phạt và xin làng nên Kính Tâm được làng tha, không bị đánh đòn nữa. Nhưng từ đó, lo sợ trước miệng lưỡi thế gian dè bỉu, sợ ô danh cửa chùa, sư cụ không còn cách khác đành bảo:
- Con đã phạm vào giới cấm, chùa không thể giữ con lại tu hành nữa, con phải rời khỏi đây thôi!
Biết không thể cứu vãn sự tình, Kính Tâm đành đau lòng rời chùa Vân. Nàng lại trở lại là Thị Kính, không biết đi đâu, nàng đành dựng một túp lều nhỏ ngay dưới chân núi, chấp nhận mọi sự hành hạ mà không mở miệng van xin than thở với ai. Nàng vẫn luôn tự nhủ với lòng mình rằng:
- Dù nay đã xa chùa, nhưng ta vẫn phải tu cho trọn chữ đạo!
Vì vậy dù đã rời chùa, ở một nơi xa xôi nhưng lòng nàng luôn hướng về đức Phật, ngày ngày tụng kinh niệm phật, tu tâm dưỡng tánh hệt như lúc làm sư:
- Ta xin thề, kiếp này dù sống được bao lâu ta cũng sẽ theo dấu Phật Như Lai cho đến khi lìa đời! Xin người Đức Phật từ bi hãy phù hộ con.
Dù sự đời đã đến thế nhưng vẫn còn chưa yên. Thị Màu sau đó có sinh được một đứa bé trai. Vì đã trót lòng đổ tội cho Kính Tâm, không chút hổ thẹn hay thương yêu gì đứa bé, cô ta nhanh chóng đưa con đến chỗ túp lều của Thị Kính mà rằng:
- Đứa trẻ này là con người, tôi đem nó trả cho người đấy!
Vừa sợ lộ thân phận cũng như tung tích của bản thân. Lại càng sợ Thị Màu vô tình vô nghĩa đem bỏ đứa bé kia ngoài đường làm nó chết thì hối cũng không kịp. Chẳng biết làm sao, Thị Kính đành phải nhận nuôi đứa bé, nàng cũng không quên khuyên nhủ Thị Màu:
- A di đà Phật! Nữ thí chủ xin đừng mang thù hận trong lòng chi nữa! Nên về tu tâm lại thì hơn.
Từ hôm đó, Thị Kính cùng đứa bé chung sống với nhau trong túp lều nhỏ, hàng ngày nàng lại bế nó đi khắp đầu xóm cuối ngõ xin sữa. Mọi người đi qua đều chế nhạo nàng:
- Kẻ tu hành mà không giữ nết! Hư hỏng thế là cùng!
Mặc cho dân làng cười nhạo phỉ báng mình ra sao, nàng vẫn cắn răng nhẫn nhịn, im lặng mà tâm niệm trong lòng:
- Phật dạy, muốn tu hành là phải nhẫn nhục!
Thời gian lại trôi, ngày lại ngày qua, Thị Kinh không một lời than oán. Sáu năm qua đi, nàng vẫn một lòng chăm nom con của người hệt như con mình, đứa bé lớn lên khỏe mạnh và sống hạnh phúc bên cạnh nàng.
Đứa bé thì ngày càng lớn khôn, nhưng sức khỏe của nàng lại ngày một suy cạn mệt mỏi. Đến một ngày, nàng lâm bệnh nặng. Thị Kính biết bản thân không thể nào sống lâu hơn, vì vậy nàng liền gọi con lại, gắng sức viết lại một bức thư để kể rõ mọi sự đã xảy ra bấy lâu cho cha mẹ của mình. Trong lòng nàng lúc này chỉ còn nghĩ được:
- Mình nói rõ với cha mẹ, chắc hẳn cha mẹ sẽ không còn buồn lòng mình nữa. Về phần đứa bé này, mình sẽ giao lại cho sư cụ, chắc hẳn sư cụ không đành lòng mà từ chối đâu!
Thư viết xong nàng bèn dặn dò cẩn thận cho đứa bé, bảo nó sau khi nàng chết thì đem thư trao cho sư cụ ở chùa Vân, nhờ người đem trao cho cha mẹ mình. Dặn dò xong xuôi mọi chuyện, nàng trút hơi thở cuối cùng trong thanh thản.
Đứa bé ở bên cạnh nàng nước mắt rơi lã chã, gào khóc thảm thiết, rồi chỉ có một mình lại túp lều cô quạnh, nhớ lời nàng dặn, nó vội chạy đi báo tin cho dân trong làng. Biết nàng đã mất, mọi người xúm lại tổ chức khâm niệm cho nàng, cũng nhờ đó mà họ mới biết một sự thật kinh khủng:
- Trời đất ơi! Sư Kính Tâm lại là đàn bà! Lạy thần lạy Phật! Sư đã bị oan bao nhiêu năm mà chúng ta nào đâu biết!
Tất cả đều cảm nhận được sự nhẫn nhục của nàng bấy lâu nay, quả thật là cùng cực đau khổ không sao tả được.
Sư cụ khi hay tin thì lệ nóng cũng tuôn trào, miệng không ngớt than khóc:
- Đệ tử của ta! Là thầy đuổi lầm con đi! Sự nhẫn nhục chịu đựng của con không hề thua các vị Bồ Tát! Lòng từ bi nơi con cũng lớn như ngọn núi Tu Di vậy. Thầy xin con hãy tha thứ cho lỗi lầm của thầy…
Sau đó sư cụ mới lập trai đàn, tổ chức lễ cầu siêu cho Thị Kính. Còn về phía Thị Màu, cô ta bị làng bắt phải chịu trách nhiệm hết trong chuyện này, và phải lo lễ ma chay đoàng hoàng cho Thị Kính.
Trong khi sư cụ khai đàn niệm hương thì trên trời, Đức Phật Thiên Tôn xuất hiện mà phán rằng:
- Thị Kính đã tu thành chính quả, được phong Phật Bà Quan Âm.
Sau này, khi nói tới nỗi oan lớn thì người ta hay nói “Oan Thị Kính”, tưởng nhớ về câu chuyện trên.
Truyện mới nhất:
- Mối tình đầu ngọt ngào (Truyện ngôn tình)
- Khi em đến (chương 2: Sự gần gũi dần đến) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (15. Cưng đến thế á?) (Truyện ngôn tình)
- Khi em đến (khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (14. Zhou Yuon Zang) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (13. Bão nổi trong lòng) (Truyện ngôn tình)
- Mùi gì vậy? (Truyện cười)
- Hẹn giờ (Truyện cười)
- HẠT MẦM TÌNH BẠN (Truyện tổng hợp)
- Thích mày á! Được chưa? (12. Khoảng cách) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!