Tanh - Chương 20
$$$$$$ | Chat Online | |
01/06/2019 13:40:36 | |
Truyện ma - Truyện kinh dị | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
57 lượt xem
- * Tanh - Chương 21 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- * Tanh - Chương 22 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- * Tanh - Chương 19 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- * Tanh - Chương 18 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
Trương Thiếu Băng khai trương lại cửa hiệu quan tài sau cái chết của ông Chu Quý Sinh. Sau đó, anh ta không còn tới sòng bạc đánh bạc nữa. Những con bạc bạn hẳn phải vô cùng ngưỡng mộ anh ta, nói không đánh bạc nữa là không đánh bạc nữa, hạ quyết tâm đến cùng luôn. Đội trưởng đội bảo vệ mới nhận chức Trư Cốc tới tìm, hỏi anh ta rất nhiều vấn đề kỳ lạ cứ như thể cái chết của ông Chu Quý Sinh có liên quan tới anh ta vậy. Trương Thiếu Băng hơi hoang mang, nếu Chủ tịch Du quyết tâm xử lý thì anh ta có trốn thế nào cũng không thoát được. Hơn nữa, lúc này, Du Vũ Cường không ở thị trấn Đường, nếu như Du Vũ Cường ở đây thì Chủ tịch Du muốn động tới hắn cũng phải cân nhắc. Nghĩ đi nghĩ lại, Trương Thiếu Băng liền kiếm hai con gà trống cùng vò rượu ngon đang đêm tới nhà của Chủ tịch Du để bày tỏ chút lòng thành. Chủ tịch Du cũng chẳng nói gì nhiều, nhận lễ của Trương Thiếu Băng. Điều này ít nhiều khiến Trương Thiếu Băng cảm thấy yên tâm.
Trương Thiếu Băng không hút thuốc, cũng không uống rượu, chỉ thích uống trà. Đúng lúc hắn cầm cốc trà đưa lên miệng thì nhìn thấy Chung Thất và Dương Phi Nga dìu nhau đi trên đường. Anh liền bỏ cốc trà nóng còn tỏa mùi hương nồng xuống bàn. Trương Thiếu Băng không phải loại người thích hóng chuyện, nhưng anh ta vẫn bước ra cửa tiệm, mắt dõi theo bóng Chung Thất và Dương Phi Nga rẽ vào ngõ nhỏ. Trương Thiếu Băng nhìn thấy hai người này đáng thương vô cùng, anh cũng xiêu lòng thương cảm, mặc dù trước đây cũng chẳng ưa gì Chung Thất.
Tên đồ tể Trịnh Mã Thủy tiến tới trước mặt hắn, cười nham hiểm rồi nói: “Ông chủ Trương à, theo tôi tính toán thì ông sắp có vụ làm ăn rồi đấy”.
“Thế nghĩa là sao?”
“Trông điệu bộ Chung Thất và Dương Phi Nga, chắc cũng chẳng sống được bao lâu nữa”.
“Trịnh Mã Thủy, ông hãy cứ lo chuyện bán thịt lợn của mình thôi, đừng quan tâm tới quá nhiều chuyện như vậy”.
Trịnh Mã Thủy cười nhạt đáp lại: “Hì hì, ông cứ chờ mà bán quan tài đi”.
Trương Thiếu Băng nghe Trịnh Mã Thủy nói vậy, cảm thấy buồn nôn, suýt nôn ra ngoài. Trịnh Mã Thủy đúng là đồ giậu đổ bìm leo, lúc Chung Thất vẫn chưa gặp nạn, hắn cúc cung tận tụy với Chung Thất, đến giờ Chung Thất sa cơ lỡ vận như vậy, hắn liền trù ẻo người ta chết sớm. Từ đáy lòng Trương Thiếu Băng cảm thấy khinh thường loại người như Trịnh Mã Thủy.
Trương Thiếu Băng không thể đoán được người tiếp theo sẽ chết ở thị trấn Đường là ai, cũng giống như chuyện anh ta không có cách nào đoán được ngày mai của mình ra sao.
12
Ngày 28 tháng Chín âm lịch, đúng vào buổi tối thứ bảy sau khi ông Chu Quý Sinh chết, lúc ông lang Trịnh Triều Trung chuẩn bị đi ngủ thì cô con dâu hiếu thảo mang tới một bát canh sâm cho ông uống. Ông nói với con dâu: “Sau này con không phải ninh canh sâm cho bố uống nữa, bố đã ngần này tuổi rồi, uống gì cũng chẳng có tác dụng đâu”. Cô con dâu cười đáp lại: “Bố à, bố đừng nói thế, bố sẽ sống lâu trăm tuổi”. Ông lang Trịnh Triều Trung vừa vuốt râu vừa nói: “Bố có phải yêu quái đâu mà có thể trường sinh bất lão hả, ha ha, bố sống được chừng này tuổi đã tốt lắm rồi. Bây giờ sống thêm được ngày nào là tốt ngày đó”. Sau khi con dâu ra khỏi phòng, Trịnh Triều Trung nới dài rút quần nằm trên giường. Ông vốn định tắt đèn dầu đi ngủ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thế nào lại để đèn cháy tiếp. Chờ tới lúc cạn dầu thì đèn sẽ tự tắt thôi, thật giống với cuộc đời một con người.
Nằm trên giường, bất giác nhớ tới con chó đen đã mất tích hai ngày trước, lòng ông trĩu nặng. Con chó đã theo ông nhiều năm, mỗi lần ông đi khám bệnh bên ngoài, nó đều đi theo. Con người chứ có phải cây cỏ đâu mà không có tình cảm chứ. Trịnh Triều Trung bảo con trai đi tìm hai ngày rồi nhưng vẫn không thấy. Ông nói với con mình: “Không cần phải tìm nữa đâu, nếu còn sống thể nào nó cũng chạy về, còn nếu chết rồi, tìm cũng chẳng làm gì”. Mặc dù nói như vậy, nhưng trong lòng ông vẫn tiếc thương con chó khôn nguôi, có điều ông không phải là người dễ dàng biểu lộ các trạng thái cảm xúc hỉ nộ ái ố mà thôi.
Ông nhận thấy sự biến mất của con chó ẩn chứa sự nguy hiểm nào đó.
Ông tự nhiên liên tưởng tới cái chết đáng sợ của ông Chu Quý Sinh. Trước khi ông ta chết, con chó vàng nhà ông ta cũng biến mất một cách kỳ lạ giống như con chó đen này.
Lẽ nào…
Dù gì ông cũng đã già, không còn đủ sức lực để nghiền ngẫm kỹ một vấn đề, nên không lâu sau đã chìm vào giấc ngủ. Khoảng một canh giờ sau, từ cửa phòng ngủ của ông vọng lên tiếng sột soạt. Lúc này ông đã chìm sâu vào giấc ngủ, cả căn phòng im lặng một cách đáng sợ. Âm thanh sột soạt đó cứ vang trong phòng.
Một bóng áo trắng đứng phía ngoài cửa, phát ra tiếng kêu nhỏ, như thể đang niệm bùa chú gì đó.
Tiếng sột soạt ban nãy chính là tiếng phát ra khi bò của con rắn xanh.
Con rắn xanh đi men theo chân giường rồi bò lên giường. Dưới ánh đèn, người nó phát ra màu xanh sáng, nó nhanh chóng bò lên ngực ông lang. Con rắn dừng lại, vươn cái đầu rắn hình tam giác lên, miệng thè lưỡi đỏ. Miệng của ông lang vẫn đang mở, những người lớn tuổi khi ngủ say thường thở bằng miệng. Một âm thanh thần bí xuyên qua cửa vào phòng ngủ của ông lang Trịnh Triều Trung. Con rắn xanh trong suốt phát sáng kia dường như nhận được mệnh lệnh từ âm thanh thần bí đó, nhanh chóng chui vào miệng ông lang rồi trườn xuống.
Bóng trắng bên ngoài cửa lắc lư một hồi rồi bay đi, biến mất trong màn đêm dày.
Ông Trịnh Triều Trung ngồi bật dậy, cảm thấy bức bối trong người. Dường như dạ dày của ông đã bị nhét đầy thứ gì đó. Một lát sau, ông cảm thấy có thứ gì đó đang chuyển động từ dạ dày tới khoang bụng của mình. Ông giơ tay sờ vào bụng mình, quả thực có thứ gì đó đang chuyển động lên xuống. Ông không thấy đau nữa, chỉ thấy ruột của ình cũng đang trượt đi.
Ông nhớ tới con rắn bò từ miệng ông Chu Quý Sinh ra sau khi ông ta chết. Rồi từ chuyện con rắn, ông liên tưởng tới việc con chó biến mất.
Ông cố gắng mở to mắt, trong đầu ông lúc đó chỉ tồn tại đúng một từ: Trùng độc.
Ông biết, những người nuôi trùng độc rất sợ chó, và tới lúc này ông đã hiểu tại sao con chó nhà ông và con chó của ông Chu Quý Sinh lại biến mất một cách kỳ lạ như vậy. Ông đã chẩn đoán đúng, ông Chu Quý Sinh địch thị chết vì trùng độc. Hiện tại con trùng độc kia đã chui vào trong người ông. Nhưng điều khiến ông không giải thích được là ai lại muốn đầu độc ông? Tại sao? Ông vốn là người có thể nói là độ nhân tế thế, cả đời chỉ lo việc cứu mạng người chứ chưa từng làm việc gì hại người cả, hơn nữa ông cũng chẳng gây thù kết oán với ai, vậy thì ai lại cố tình hạ độc thù tàn nhẫn với ông như vậy chứ?
Trịnh Triều Trung biết sinh mạng của mình sẽ nhanh kết thúc liền bò từ trên giường xuống. Vừa xuống giường, ông định ra khỏi phòng để gọi người nhà tới nói lời trăng trối. Nhưng ông chưa đi được hai bước, trong bụng đã phát ra tiếng ùng ục, cơn đau xuất hiện. Mặt ông lang phút chốc tái mét, trán ông rịn từng hạt mồ hôi to như hạt đậu. Ông ôm bụng, gập người lại. Ông muốn kêu, nhưng họng không thể phát ra được bất kỳ âm thanh nào. Ông cảm thấy từng khúc ruột của mình đang bị đứt. Cuối cùng không thể chịu đựng được hơn nữa, ông ngã gục xuống sàn nhà. Toàn thân ông co quắp, giật giật chân mấy cái thì tắt thở.
Xác của ông dần dần trương lên, con ngươi lồi ra, da bụng trướng lên như một quả bóng đang được thổi căng vậy. Con rắn xanh bò ra từ miệng ông lang Trịnh Triều Trung…
13
Tối hôm qua, Tống Kha không tới ngôi nhà gỗ nhỏ trong rừng. Điều kỳ lạ là anh cũng không bị hồn ma của những bức truyền thần nhét dưới giường quấy nhiễu. Anh tỉnh dậy từ rất sớm.
Anh đẩy cửa sổ, phát hiện hôm nay là một ngày nắng. Bầu trời xanh trước mặt xanh tới mức đáng sợ, chẳng có đến một đám mây.
Một luống gió lạnh luồn vào khiến Tống Kha rúng mình. Lúc này, anh mới nhận thấy một lớp sương dày che phủ trên khắp các mái nhà của người dân trong thị trấn Đường.
Lớp sương dày buổi sáng sớm thu hút đôi mắt Tống Kha, nó đẹp tới mức khiến lòng anh xao động. Bỗng trong lòng nảy sinh mong muốn nắm bắt vẻ đẹp của lớp sương kia, anh lấy quyển sổ phác họa ra rồi vẽ vẽ quệt quệt rất tập trung.
Mãi tới khi mụ Hồ Nhị Tẩu – chủ quán ăn chênh chếch nhà anh mở cửa quán, đồng thời ném ánh mắt kỳ dị lên cửa sổ gác xép cửa hiệu truyền thần thì anh mới đóng cửa lại. Anh thực sự không muốn bản mặt to phè như mặt lợn của mụ ta phá hoại cảm giác đẹp vẽ lớp sương sớm của mình. Tống Kha cảm thấy tiếc vô cùng, đúng lúc mọi đồ để vẽ của anh hết sạch thì bỗng nhiên anh lại có cảm hứng sáng tác.
Vào khoảng trưa, Tống Kha bước vào cửa nhà ông lang Trịnh Triều Trung. Trước đó, anh đã nghe thấy tiếng trống tang đều đặn, tiếng trống tang buồn vô cùng, tinh thần của mọi người bị nó tác động tới mức u uất. Nghe thấy tiếng trống tang buồn thảm, phản ứng đầu tiên của Tống Kha là thị trấn Đường lại có người chết rồi. Tiếng trống tang vang lên từ nhà ông lang Trịnh Triều Trung lại phủ một lớp mây đen dày lên ngày ngập nắng trong xanh. Lúc anh được người nhà họ Trịnh gọi đi, mụ Hồ Nhị Tẩu lại nhìn anh bằng ánh mắt hằn học, mụ rít qua kẽ răng: “Lại đi kiếm tiền của người chết rồi”. Tống Kha không để ý tới mụ ta, trong mắt anh mụ ta là người hiểm ác. Từ giây phút mụ ta nhẫn tâm đổ bô nước tiểu lên người Thẩm Văn Tú, anh đã nhận ra mụ ta là người như vậy. Do vậy, anh thà ngồi trong cửa hiệu truyền thần ăn mỳ nấu suông với nước sôi chứ không thèm bước vào quán của mụ ta nửa bước nữa.
Lúc Tống Kha tới nhà ông lang Trịnh Triều Trung, trong nhà họ không có người ngoài, chỉ có người nhà họ Trịnh đang trong lúc tang gia bối rối. Con trai của ông Trịnh Triều Trung – Trịnh Vũ Sơn nói với Tống Kha bằng giọng khàn khàn.
“Họa sĩ Tống à, bức truyền thần của bố tôi trăm sự nhờ anh, cả đời ông ấy cứu rất nhiều người, bà con lối xóm đều nói ông ấy là Bồ Tát sống. Anh nhất định phải vẽ được thần sắc của bố tôi nhé, họa sĩ Tống”.
Con dâu của ông Trịnh Triều Trung khóc nhiều tới mức mắt sưng to như quả đào nát. Sau khi chồng nói xong, cô ta nghẹn ngào nói tiếp: “Họa sĩ Tống à, bố chồng tôi là người tốt hiếm có, anh nhất định phải vẽ hết sức mình đấy. Chúng tôi không muốn ông ra đi, không muốn chút nào”.
Tống Kha nhận thấy người nhà họ Trịnh khác hẳn với người ở các nhà khác, họ không thể tránh xa anh. Cứ như thể họ căn bản không ghét bỏ mùi tanh thối trên người anh vậy, trông họ rất thành khẩn. Trong lòng dâng lên nỗi xúc động, anh đẩy kính lên rồi nói với họ: “Anh chị yên tâm đi, tôi sẽ cố hết sức”.
Tống Kha bắt đầu vẽ truyền thần cho ông Trịnh Triều Trung.
Gương mặt quắc thước thường ngày của ông Trịnh Triều Trung giờ đã sưng phồng lên, con ngươi lồi ra, một hố đen sâu không đo được trong cái miệng há hốc. Trong lúc vẽ truyền thần cho ông, trong lòng Tống Kha bỗng dậy lên một nỗi đau không nói ra được, nỗi đau này từ từ lan tỏa khắp người anh. Cơn đau đó kéo dài tới khi anh vẽ xong, thậm chí ngón tay cầm bút vẽ cũng đau. Dường như ông lang Trịnh Triều Trung còn một hơi thở vẫn chưa thoát ra được, chờ tới sau khi Tống Kha vẽ xong bức truyền thần, ông mới thở dài một hơi, miệng dần khép lại.
Những người có mặt lúc đó đều ngỡ ngàng.
Tống Kha vẽ xong liền đứng dậy, kéo mảnh vải xô đắp trên người ông lên để che phần mặt.
Anh lặng lẽ thu dọn đồ nghề chuẩn bị đi.
Trịnh Triều Trung trong bức tranh nhìn thế giới này bằng ánh mắt buồn thảm nhưng nhân từ. Mọi người trong nhà họ Trịnh nhìn thấy bức truyền thần đều có cảm giác ông ta vẫn sống ở nhân gian, họ không nén được cảm xúc mà khóc ầm lên. Khi bước qua cửa lớn nhà họ Trịnh, Tống Kha thấy rất nhiều người đang cầm câu đối tế, có lẽ những người này đã từng chịu ơn của ông. Tống Kha chưa về tới cửa hiệu truyền thần thì có người mặc áo tang đuổi theo.
Người đó là con trai ông Trịnh Triều Trung – Trịnh Vũ Sơn.
Anh ta nhét một bọc bằng vải trắng vào tay Tống Kha cảm động nói:
“Họa sĩ Tống à, đây là chút lòng thành của chúng tôi. Anh vui vẻ nhận cho. Bức truyền thần anh vẽ cho bố tôi quả thật rất giống, chúng tôi sẽ cúng luôn cả bức truyền thần của ông như cúng Bồ Tất vậy”.
Tống Kha đút bọc vải trắng đó vào túi quần, nói ngắn gọn với anh ta:
“Mong anh bớt đau buồn!”
Anh quả thực không nói ra lời nào hơn nữa.
Tâm trạng hôm nay của anh rất chán nản, trở về cửa hiệu truyền thần anh liền đóng sầm cửa lại. Anh dựa lưng vào cánh cửa, thở hồng hộc. Cái chết của ông lang Trịnh Triều Trung và ông Chu Quý Sinh giống hệt nhau, Tống Kha cảm nhận được sự hiểm ác đã ăn vào máu của thị trấn Đường. Cái chết của hai người bọn họ không bình thường chút nào mà ẩn giấu một bí mật to lớn. Và điều bí mật này, không nghi ngờ gì, có liên quan tới sự an toàn của người dân trong thị trấn.
Nhưng vấn đề này dường như không phải việc Tống Kha nên suy ngẫm mà là việc Chủ tịch Du phải lo mới đúng.
Sau khi Tống Kha về, Du Trường Thủy dẫn theo Trư Cốc đi vào nhà họ Trịnh. Ông ta sai Trư Cốc mang câu đối tế viết trên vải trắng cho nhà họ Trịnh, sau đó đi theo Trịnh Vũ Sơn tới trước thi thể của ông Trịnh Triều Trung vái ba cái. Du Trường Thủy vừa liếc thấy cái bụng nhô lên cao của ông Trịnh Triều Trung liền sợ hãi, may là đầu ông cũng bị che lại bằng vải liệm, Du Trường Thủy không biết khuôn mặt của ông lang Trịnh Triều Trung có đáng sợ như ông Chu Quý Sinh không. Tuy con trai của ông lang không giống Chu Phúc Bảo, bố vừa mới chết đã dẫn Du Trường Thủy tới khám xét, nhưng Du Trường Thủy cảm nhận được rằng hai người này chết giống nhau.
Du Trường Thủy gọi Trịnh Vũ Sơn vào một gian phòng, nghiêm nghị hỏi: “Lúc lệnh đường ra đi có biểu hiện gì không?”
Trịnh Vũ Sơn đáp: “Chẳng có biểu hiện gì, bố tôi ra đi giống như ngủ vậy, rất thanh thản”.
Du Trường Thủy trầm ngâm: “Ồ, hóa ra là như vậy. Việc ông Trịnh Triều Trung quy tiên là một tổn thất lớn đối với người dân trong thị trấn Đường. Sau khi biết tin về cái chết của ông, lòng tôi nhói đau. Một ông cụ tốt như vậy thế mà nói đi là đi, đời người thật khó lường. Cậu cũng nên bớt đau buồn, tang lễ phải làm to vào đấy. Nếu cần giúp gì, tôi nhất định sẽ ủng hộ hết sức”.
Trịnh Vũ Sơn nghẹn ngào: “Tôi mãi sẽ không thể quên được sự ưu ái và quan tâm của Chủ tịch Du, tôi thay mặt cả gia đình bày tỏ lòng biết ơn đối với Chủ tịch”.
Trịnh Vũ Sơn mặc dù biết bố mình chết tức tưởi, nhưng có rất nhiều chuyện không thể nói với Chủ tịch Du được. Trước khi qua đời bố anh đã từng dặn dò, từ nhỏ anh đã theo bố học y, lời nói của bố, anh coi như thánh chỉ, chưa từng làm trái. Vừa về nhà sâu khi được Chủ tịch Du gọi tới xem xác của ông Chu Quý Sinh, ông lang Trịnh Triều Trung liền gọi con trai vào phòng, thở dài một tiếng rồi nói: “Đáng ra hôm nay bố không nên đi”.
Trịnh Vũ Sơn thắc mắc: “Bố à, bố sao vậy?”
Trịnh Triều Trung đáp: “Bố trót nói điều không nên nói, nhưng bố là thấy lang, cả đời chưa từng nói dối một câu nào. Nếu bố nói một câu giả dối, thì có thể một người sẽ bị mất mạng. Nhưng những lời hôm nay bố thực sự không nên nói, có lẽ vận xấu sẽ nhanh chóng giáng vào người bố. Chết đối với bố mà nói không là cái gì cả, bố đã chẳng còn sợ nữa. Nhưng điều khiến bố lo lắng là các con sẽ bị liên lụy”.
Trịnh Vũ Sơn căn bản không biết bố mình đã nói những điều không nên nói gì ở nhà họ Chu, anh an ủi bố: “Bố à, chắc sự việc không nghiêm trọng tới mức đó đâu”.
Ông lang Trịnh Triều Trung lại thở dài: “Bố sẽ không nói lại cho con nghe bố đã nói gì, con hành nghề y theo đúng lương tâm mình thì bố đã yên lòng lắm rồi. Bố chỉ muốn nói với con một điều, nếu như bố gặp chuyện gì bất trắc, thì con đừng nên truy cứu việc bố chết thế nào nhé. Con phải nhanh chóng khâm liệm, nếu có ai hỏi bố chết thế nào thì con chỉ cần nói với họ bố chết vì tuổi già, lúc chết bố rất thanh thản. Còn nữa, con nhất định phải mời họa sĩ Tống tới vẽ truyền thần cho bố, phải dặn dò tất cả người trong nhà từ già tới trẻ tôn trọng người ta, không nên ghét bỏ vì người ta có mùi. Họa sĩ Tống tuy trên người có mùi khó ngửi, nhưng tấm lòng tốt, chúng ta không có tư cách kỳ thị người như vậy. Con đã nhớ những lời bố nói chưa vậy?”
Trịnh Vũ Sơn đáp: “Bố à, con nhớ rồi ạ”.
Trương Thiếu Băng không hút thuốc, cũng không uống rượu, chỉ thích uống trà. Đúng lúc hắn cầm cốc trà đưa lên miệng thì nhìn thấy Chung Thất và Dương Phi Nga dìu nhau đi trên đường. Anh liền bỏ cốc trà nóng còn tỏa mùi hương nồng xuống bàn. Trương Thiếu Băng không phải loại người thích hóng chuyện, nhưng anh ta vẫn bước ra cửa tiệm, mắt dõi theo bóng Chung Thất và Dương Phi Nga rẽ vào ngõ nhỏ. Trương Thiếu Băng nhìn thấy hai người này đáng thương vô cùng, anh cũng xiêu lòng thương cảm, mặc dù trước đây cũng chẳng ưa gì Chung Thất.
Tên đồ tể Trịnh Mã Thủy tiến tới trước mặt hắn, cười nham hiểm rồi nói: “Ông chủ Trương à, theo tôi tính toán thì ông sắp có vụ làm ăn rồi đấy”.
“Thế nghĩa là sao?”
“Trông điệu bộ Chung Thất và Dương Phi Nga, chắc cũng chẳng sống được bao lâu nữa”.
“Trịnh Mã Thủy, ông hãy cứ lo chuyện bán thịt lợn của mình thôi, đừng quan tâm tới quá nhiều chuyện như vậy”.
Trịnh Mã Thủy cười nhạt đáp lại: “Hì hì, ông cứ chờ mà bán quan tài đi”.
Trương Thiếu Băng nghe Trịnh Mã Thủy nói vậy, cảm thấy buồn nôn, suýt nôn ra ngoài. Trịnh Mã Thủy đúng là đồ giậu đổ bìm leo, lúc Chung Thất vẫn chưa gặp nạn, hắn cúc cung tận tụy với Chung Thất, đến giờ Chung Thất sa cơ lỡ vận như vậy, hắn liền trù ẻo người ta chết sớm. Từ đáy lòng Trương Thiếu Băng cảm thấy khinh thường loại người như Trịnh Mã Thủy.
Trương Thiếu Băng không thể đoán được người tiếp theo sẽ chết ở thị trấn Đường là ai, cũng giống như chuyện anh ta không có cách nào đoán được ngày mai của mình ra sao.
12
Ngày 28 tháng Chín âm lịch, đúng vào buổi tối thứ bảy sau khi ông Chu Quý Sinh chết, lúc ông lang Trịnh Triều Trung chuẩn bị đi ngủ thì cô con dâu hiếu thảo mang tới một bát canh sâm cho ông uống. Ông nói với con dâu: “Sau này con không phải ninh canh sâm cho bố uống nữa, bố đã ngần này tuổi rồi, uống gì cũng chẳng có tác dụng đâu”. Cô con dâu cười đáp lại: “Bố à, bố đừng nói thế, bố sẽ sống lâu trăm tuổi”. Ông lang Trịnh Triều Trung vừa vuốt râu vừa nói: “Bố có phải yêu quái đâu mà có thể trường sinh bất lão hả, ha ha, bố sống được chừng này tuổi đã tốt lắm rồi. Bây giờ sống thêm được ngày nào là tốt ngày đó”. Sau khi con dâu ra khỏi phòng, Trịnh Triều Trung nới dài rút quần nằm trên giường. Ông vốn định tắt đèn dầu đi ngủ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thế nào lại để đèn cháy tiếp. Chờ tới lúc cạn dầu thì đèn sẽ tự tắt thôi, thật giống với cuộc đời một con người.
Nằm trên giường, bất giác nhớ tới con chó đen đã mất tích hai ngày trước, lòng ông trĩu nặng. Con chó đã theo ông nhiều năm, mỗi lần ông đi khám bệnh bên ngoài, nó đều đi theo. Con người chứ có phải cây cỏ đâu mà không có tình cảm chứ. Trịnh Triều Trung bảo con trai đi tìm hai ngày rồi nhưng vẫn không thấy. Ông nói với con mình: “Không cần phải tìm nữa đâu, nếu còn sống thể nào nó cũng chạy về, còn nếu chết rồi, tìm cũng chẳng làm gì”. Mặc dù nói như vậy, nhưng trong lòng ông vẫn tiếc thương con chó khôn nguôi, có điều ông không phải là người dễ dàng biểu lộ các trạng thái cảm xúc hỉ nộ ái ố mà thôi.
Ông nhận thấy sự biến mất của con chó ẩn chứa sự nguy hiểm nào đó.
Ông tự nhiên liên tưởng tới cái chết đáng sợ của ông Chu Quý Sinh. Trước khi ông ta chết, con chó vàng nhà ông ta cũng biến mất một cách kỳ lạ giống như con chó đen này.
Lẽ nào…
Dù gì ông cũng đã già, không còn đủ sức lực để nghiền ngẫm kỹ một vấn đề, nên không lâu sau đã chìm vào giấc ngủ. Khoảng một canh giờ sau, từ cửa phòng ngủ của ông vọng lên tiếng sột soạt. Lúc này ông đã chìm sâu vào giấc ngủ, cả căn phòng im lặng một cách đáng sợ. Âm thanh sột soạt đó cứ vang trong phòng.
Một bóng áo trắng đứng phía ngoài cửa, phát ra tiếng kêu nhỏ, như thể đang niệm bùa chú gì đó.
Tiếng sột soạt ban nãy chính là tiếng phát ra khi bò của con rắn xanh.
Con rắn xanh đi men theo chân giường rồi bò lên giường. Dưới ánh đèn, người nó phát ra màu xanh sáng, nó nhanh chóng bò lên ngực ông lang. Con rắn dừng lại, vươn cái đầu rắn hình tam giác lên, miệng thè lưỡi đỏ. Miệng của ông lang vẫn đang mở, những người lớn tuổi khi ngủ say thường thở bằng miệng. Một âm thanh thần bí xuyên qua cửa vào phòng ngủ của ông lang Trịnh Triều Trung. Con rắn xanh trong suốt phát sáng kia dường như nhận được mệnh lệnh từ âm thanh thần bí đó, nhanh chóng chui vào miệng ông lang rồi trườn xuống.
Bóng trắng bên ngoài cửa lắc lư một hồi rồi bay đi, biến mất trong màn đêm dày.
Ông Trịnh Triều Trung ngồi bật dậy, cảm thấy bức bối trong người. Dường như dạ dày của ông đã bị nhét đầy thứ gì đó. Một lát sau, ông cảm thấy có thứ gì đó đang chuyển động từ dạ dày tới khoang bụng của mình. Ông giơ tay sờ vào bụng mình, quả thực có thứ gì đó đang chuyển động lên xuống. Ông không thấy đau nữa, chỉ thấy ruột của ình cũng đang trượt đi.
Ông nhớ tới con rắn bò từ miệng ông Chu Quý Sinh ra sau khi ông ta chết. Rồi từ chuyện con rắn, ông liên tưởng tới việc con chó biến mất.
Ông cố gắng mở to mắt, trong đầu ông lúc đó chỉ tồn tại đúng một từ: Trùng độc.
Ông biết, những người nuôi trùng độc rất sợ chó, và tới lúc này ông đã hiểu tại sao con chó nhà ông và con chó của ông Chu Quý Sinh lại biến mất một cách kỳ lạ như vậy. Ông đã chẩn đoán đúng, ông Chu Quý Sinh địch thị chết vì trùng độc. Hiện tại con trùng độc kia đã chui vào trong người ông. Nhưng điều khiến ông không giải thích được là ai lại muốn đầu độc ông? Tại sao? Ông vốn là người có thể nói là độ nhân tế thế, cả đời chỉ lo việc cứu mạng người chứ chưa từng làm việc gì hại người cả, hơn nữa ông cũng chẳng gây thù kết oán với ai, vậy thì ai lại cố tình hạ độc thù tàn nhẫn với ông như vậy chứ?
Trịnh Triều Trung biết sinh mạng của mình sẽ nhanh kết thúc liền bò từ trên giường xuống. Vừa xuống giường, ông định ra khỏi phòng để gọi người nhà tới nói lời trăng trối. Nhưng ông chưa đi được hai bước, trong bụng đã phát ra tiếng ùng ục, cơn đau xuất hiện. Mặt ông lang phút chốc tái mét, trán ông rịn từng hạt mồ hôi to như hạt đậu. Ông ôm bụng, gập người lại. Ông muốn kêu, nhưng họng không thể phát ra được bất kỳ âm thanh nào. Ông cảm thấy từng khúc ruột của mình đang bị đứt. Cuối cùng không thể chịu đựng được hơn nữa, ông ngã gục xuống sàn nhà. Toàn thân ông co quắp, giật giật chân mấy cái thì tắt thở.
Xác của ông dần dần trương lên, con ngươi lồi ra, da bụng trướng lên như một quả bóng đang được thổi căng vậy. Con rắn xanh bò ra từ miệng ông lang Trịnh Triều Trung…
13
Tối hôm qua, Tống Kha không tới ngôi nhà gỗ nhỏ trong rừng. Điều kỳ lạ là anh cũng không bị hồn ma của những bức truyền thần nhét dưới giường quấy nhiễu. Anh tỉnh dậy từ rất sớm.
Anh đẩy cửa sổ, phát hiện hôm nay là một ngày nắng. Bầu trời xanh trước mặt xanh tới mức đáng sợ, chẳng có đến một đám mây.
Một luống gió lạnh luồn vào khiến Tống Kha rúng mình. Lúc này, anh mới nhận thấy một lớp sương dày che phủ trên khắp các mái nhà của người dân trong thị trấn Đường.
Lớp sương dày buổi sáng sớm thu hút đôi mắt Tống Kha, nó đẹp tới mức khiến lòng anh xao động. Bỗng trong lòng nảy sinh mong muốn nắm bắt vẻ đẹp của lớp sương kia, anh lấy quyển sổ phác họa ra rồi vẽ vẽ quệt quệt rất tập trung.
Mãi tới khi mụ Hồ Nhị Tẩu – chủ quán ăn chênh chếch nhà anh mở cửa quán, đồng thời ném ánh mắt kỳ dị lên cửa sổ gác xép cửa hiệu truyền thần thì anh mới đóng cửa lại. Anh thực sự không muốn bản mặt to phè như mặt lợn của mụ ta phá hoại cảm giác đẹp vẽ lớp sương sớm của mình. Tống Kha cảm thấy tiếc vô cùng, đúng lúc mọi đồ để vẽ của anh hết sạch thì bỗng nhiên anh lại có cảm hứng sáng tác.
Vào khoảng trưa, Tống Kha bước vào cửa nhà ông lang Trịnh Triều Trung. Trước đó, anh đã nghe thấy tiếng trống tang đều đặn, tiếng trống tang buồn vô cùng, tinh thần của mọi người bị nó tác động tới mức u uất. Nghe thấy tiếng trống tang buồn thảm, phản ứng đầu tiên của Tống Kha là thị trấn Đường lại có người chết rồi. Tiếng trống tang vang lên từ nhà ông lang Trịnh Triều Trung lại phủ một lớp mây đen dày lên ngày ngập nắng trong xanh. Lúc anh được người nhà họ Trịnh gọi đi, mụ Hồ Nhị Tẩu lại nhìn anh bằng ánh mắt hằn học, mụ rít qua kẽ răng: “Lại đi kiếm tiền của người chết rồi”. Tống Kha không để ý tới mụ ta, trong mắt anh mụ ta là người hiểm ác. Từ giây phút mụ ta nhẫn tâm đổ bô nước tiểu lên người Thẩm Văn Tú, anh đã nhận ra mụ ta là người như vậy. Do vậy, anh thà ngồi trong cửa hiệu truyền thần ăn mỳ nấu suông với nước sôi chứ không thèm bước vào quán của mụ ta nửa bước nữa.
Lúc Tống Kha tới nhà ông lang Trịnh Triều Trung, trong nhà họ không có người ngoài, chỉ có người nhà họ Trịnh đang trong lúc tang gia bối rối. Con trai của ông Trịnh Triều Trung – Trịnh Vũ Sơn nói với Tống Kha bằng giọng khàn khàn.
“Họa sĩ Tống à, bức truyền thần của bố tôi trăm sự nhờ anh, cả đời ông ấy cứu rất nhiều người, bà con lối xóm đều nói ông ấy là Bồ Tát sống. Anh nhất định phải vẽ được thần sắc của bố tôi nhé, họa sĩ Tống”.
Con dâu của ông Trịnh Triều Trung khóc nhiều tới mức mắt sưng to như quả đào nát. Sau khi chồng nói xong, cô ta nghẹn ngào nói tiếp: “Họa sĩ Tống à, bố chồng tôi là người tốt hiếm có, anh nhất định phải vẽ hết sức mình đấy. Chúng tôi không muốn ông ra đi, không muốn chút nào”.
Tống Kha nhận thấy người nhà họ Trịnh khác hẳn với người ở các nhà khác, họ không thể tránh xa anh. Cứ như thể họ căn bản không ghét bỏ mùi tanh thối trên người anh vậy, trông họ rất thành khẩn. Trong lòng dâng lên nỗi xúc động, anh đẩy kính lên rồi nói với họ: “Anh chị yên tâm đi, tôi sẽ cố hết sức”.
Tống Kha bắt đầu vẽ truyền thần cho ông Trịnh Triều Trung.
Gương mặt quắc thước thường ngày của ông Trịnh Triều Trung giờ đã sưng phồng lên, con ngươi lồi ra, một hố đen sâu không đo được trong cái miệng há hốc. Trong lúc vẽ truyền thần cho ông, trong lòng Tống Kha bỗng dậy lên một nỗi đau không nói ra được, nỗi đau này từ từ lan tỏa khắp người anh. Cơn đau đó kéo dài tới khi anh vẽ xong, thậm chí ngón tay cầm bút vẽ cũng đau. Dường như ông lang Trịnh Triều Trung còn một hơi thở vẫn chưa thoát ra được, chờ tới sau khi Tống Kha vẽ xong bức truyền thần, ông mới thở dài một hơi, miệng dần khép lại.
Những người có mặt lúc đó đều ngỡ ngàng.
Tống Kha vẽ xong liền đứng dậy, kéo mảnh vải xô đắp trên người ông lên để che phần mặt.
Anh lặng lẽ thu dọn đồ nghề chuẩn bị đi.
Trịnh Triều Trung trong bức tranh nhìn thế giới này bằng ánh mắt buồn thảm nhưng nhân từ. Mọi người trong nhà họ Trịnh nhìn thấy bức truyền thần đều có cảm giác ông ta vẫn sống ở nhân gian, họ không nén được cảm xúc mà khóc ầm lên. Khi bước qua cửa lớn nhà họ Trịnh, Tống Kha thấy rất nhiều người đang cầm câu đối tế, có lẽ những người này đã từng chịu ơn của ông. Tống Kha chưa về tới cửa hiệu truyền thần thì có người mặc áo tang đuổi theo.
Người đó là con trai ông Trịnh Triều Trung – Trịnh Vũ Sơn.
Anh ta nhét một bọc bằng vải trắng vào tay Tống Kha cảm động nói:
“Họa sĩ Tống à, đây là chút lòng thành của chúng tôi. Anh vui vẻ nhận cho. Bức truyền thần anh vẽ cho bố tôi quả thật rất giống, chúng tôi sẽ cúng luôn cả bức truyền thần của ông như cúng Bồ Tất vậy”.
Tống Kha đút bọc vải trắng đó vào túi quần, nói ngắn gọn với anh ta:
“Mong anh bớt đau buồn!”
Anh quả thực không nói ra lời nào hơn nữa.
Tâm trạng hôm nay của anh rất chán nản, trở về cửa hiệu truyền thần anh liền đóng sầm cửa lại. Anh dựa lưng vào cánh cửa, thở hồng hộc. Cái chết của ông lang Trịnh Triều Trung và ông Chu Quý Sinh giống hệt nhau, Tống Kha cảm nhận được sự hiểm ác đã ăn vào máu của thị trấn Đường. Cái chết của hai người bọn họ không bình thường chút nào mà ẩn giấu một bí mật to lớn. Và điều bí mật này, không nghi ngờ gì, có liên quan tới sự an toàn của người dân trong thị trấn.
Nhưng vấn đề này dường như không phải việc Tống Kha nên suy ngẫm mà là việc Chủ tịch Du phải lo mới đúng.
Sau khi Tống Kha về, Du Trường Thủy dẫn theo Trư Cốc đi vào nhà họ Trịnh. Ông ta sai Trư Cốc mang câu đối tế viết trên vải trắng cho nhà họ Trịnh, sau đó đi theo Trịnh Vũ Sơn tới trước thi thể của ông Trịnh Triều Trung vái ba cái. Du Trường Thủy vừa liếc thấy cái bụng nhô lên cao của ông Trịnh Triều Trung liền sợ hãi, may là đầu ông cũng bị che lại bằng vải liệm, Du Trường Thủy không biết khuôn mặt của ông lang Trịnh Triều Trung có đáng sợ như ông Chu Quý Sinh không. Tuy con trai của ông lang không giống Chu Phúc Bảo, bố vừa mới chết đã dẫn Du Trường Thủy tới khám xét, nhưng Du Trường Thủy cảm nhận được rằng hai người này chết giống nhau.
Du Trường Thủy gọi Trịnh Vũ Sơn vào một gian phòng, nghiêm nghị hỏi: “Lúc lệnh đường ra đi có biểu hiện gì không?”
Trịnh Vũ Sơn đáp: “Chẳng có biểu hiện gì, bố tôi ra đi giống như ngủ vậy, rất thanh thản”.
Du Trường Thủy trầm ngâm: “Ồ, hóa ra là như vậy. Việc ông Trịnh Triều Trung quy tiên là một tổn thất lớn đối với người dân trong thị trấn Đường. Sau khi biết tin về cái chết của ông, lòng tôi nhói đau. Một ông cụ tốt như vậy thế mà nói đi là đi, đời người thật khó lường. Cậu cũng nên bớt đau buồn, tang lễ phải làm to vào đấy. Nếu cần giúp gì, tôi nhất định sẽ ủng hộ hết sức”.
Trịnh Vũ Sơn nghẹn ngào: “Tôi mãi sẽ không thể quên được sự ưu ái và quan tâm của Chủ tịch Du, tôi thay mặt cả gia đình bày tỏ lòng biết ơn đối với Chủ tịch”.
Trịnh Vũ Sơn mặc dù biết bố mình chết tức tưởi, nhưng có rất nhiều chuyện không thể nói với Chủ tịch Du được. Trước khi qua đời bố anh đã từng dặn dò, từ nhỏ anh đã theo bố học y, lời nói của bố, anh coi như thánh chỉ, chưa từng làm trái. Vừa về nhà sâu khi được Chủ tịch Du gọi tới xem xác của ông Chu Quý Sinh, ông lang Trịnh Triều Trung liền gọi con trai vào phòng, thở dài một tiếng rồi nói: “Đáng ra hôm nay bố không nên đi”.
Trịnh Vũ Sơn thắc mắc: “Bố à, bố sao vậy?”
Trịnh Triều Trung đáp: “Bố trót nói điều không nên nói, nhưng bố là thấy lang, cả đời chưa từng nói dối một câu nào. Nếu bố nói một câu giả dối, thì có thể một người sẽ bị mất mạng. Nhưng những lời hôm nay bố thực sự không nên nói, có lẽ vận xấu sẽ nhanh chóng giáng vào người bố. Chết đối với bố mà nói không là cái gì cả, bố đã chẳng còn sợ nữa. Nhưng điều khiến bố lo lắng là các con sẽ bị liên lụy”.
Trịnh Vũ Sơn căn bản không biết bố mình đã nói những điều không nên nói gì ở nhà họ Chu, anh an ủi bố: “Bố à, chắc sự việc không nghiêm trọng tới mức đó đâu”.
Ông lang Trịnh Triều Trung lại thở dài: “Bố sẽ không nói lại cho con nghe bố đã nói gì, con hành nghề y theo đúng lương tâm mình thì bố đã yên lòng lắm rồi. Bố chỉ muốn nói với con một điều, nếu như bố gặp chuyện gì bất trắc, thì con đừng nên truy cứu việc bố chết thế nào nhé. Con phải nhanh chóng khâm liệm, nếu có ai hỏi bố chết thế nào thì con chỉ cần nói với họ bố chết vì tuổi già, lúc chết bố rất thanh thản. Còn nữa, con nhất định phải mời họa sĩ Tống tới vẽ truyền thần cho bố, phải dặn dò tất cả người trong nhà từ già tới trẻ tôn trọng người ta, không nên ghét bỏ vì người ta có mùi. Họa sĩ Tống tuy trên người có mùi khó ngửi, nhưng tấm lòng tốt, chúng ta không có tư cách kỳ thị người như vậy. Con đã nhớ những lời bố nói chưa vậy?”
Trịnh Vũ Sơn đáp: “Bố à, con nhớ rồi ạ”.
Truyện mới nhất:
- BẠN ĐẦU TIÊN (Truyện ngắn)
- Ánh Trăng và bánh quy Nàng Tiên Biển (Truyện tổng hợp)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 4 : HÓA RA CHỈ LÀ NHÓC TRẺ TRÂU ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 3 : CÔNG LƯỢC CON TRAI HOÀNG ĐẾ TRƯỚC VẬY ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 2 ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 1 : LÂM PHI LỘC CẢM THẤY CÁI HẬU CUNG NÀY CŨNG THÚ VỊ RA PHẾT ) (Truyện xuyên không)
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- NGƯỜI NỔI TIẾNG (2) (Truyện ngôn tình)
- NGƯỜI NỔI TIẾNG (1) (Truyện ngôn tình)
- ĐỊNH MỆNH SẮP ĐẶT (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Tanh - Chương 20,Tanh
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!