Gã bác học kỳ lạ và phát minh kỳ diệu

455 lượt xem
 

Từ khi còn rất nhỏ, bác Học đã bộc lộ những dấu hiệu của một thần đồng: vừa chào đời xong, bác Học đã có thể cất tiếng khóc oe oe; chưa đầy một tháng tuổi, bác đã biết tự đi vệ sinh ra bỉm; hai tuổi biết cầm bút viết linh tinh ra giấy; ba tuổi đã nói được bi bô một số từ vô nghĩa…

Đúng như dự đoán, lớn lên, bác Học trở thành một nhà bác học với niềm đam mê nghiên cứu khoa học vô bờ. Ngay cả khi đã lấy vợ thì niềm đam mê ấy vẫn không suy giảm: rất nhiều đêm, trong khi vợ bác Học đã tắm rửa sạch sẽ nằm gối mông cả giờ trên giường để đợi chờ, thì bác Học vẫn cứ ngồi trong phòng làm việc, cho các chất hóa học vào trong lọ thủy tinh rồi xóc lọ làm thí nghiệm. Và lại đúng như dự đoán: bác Học bị vợ đuổi khỏi nhà, phải lên núi sống một mình trong cái hang đá lạnh lẽo.

Mấy năm ở cùng vợ chả nghiên cứu được cái gì, vậy mà chỉ sau 3 tháng bị vợ đuổi, bác Học đã cho ra lò được 3 phát minh vĩ đại phục vụ cho cuộc sống nhân loại.

Phát minh đầu tiên là chiếc quạt kì diệu: có thể quay và tạo ra gió mát mà không cần sử dụng điện, ắc-quy hay pin. Theo bác Học thì chiếc quạt này hoạt động dựa trên nguyên lý chong chóng: khi được một lượng gió nguồn đủ lớn – có thể là gió tự nhiên hoặc gió từ một chiếc quạt chạy điện khác – thổi vào thì cánh quạt của nó sẽ tự quay và tạo ra gió. Tuy là gió tạo ra không mạnh và cũng không mát bằng lượng gió nguồn, nhưng với một chiếc quạt hoạt động không cần điện năng, thì kết quả như vậy thật sự rất ấn tượng.

Phát minh thứ hai là thiết bị cảnh báo tai nạn giao thông, dùng cho xe máy. Nếu được lắp đặt thiết bị này thì khi xe máy có va chạm mạnh với người hay các phương tiện đang lưu thông khác và bị văng đập xuống đường, lập tức thiết bị sẽ phát ra tiếng kêu bíp bíp để cảnh báo cho người điều khiển xe máy biết là vừa có tai nạn xảy ra. Nếu kêu một hồi mà không thấy người điều khiển chạy tới dựng xe dậy thì thiết bị sẽ tự động định vị và thực hiện cuộc gọi tới nhà tang lễ nơi gần nhất.

Phát minh thứ ba là thiết bị xả nước bồn cầu tự động. Theo số liệu của Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam (Vietnam Toa-loét Association) thì lượng nước mặc định ở mỗi lần xả của các loại bồn cầu hiện nay đủ để xả bay khoảng 3 kilogam cứt. Tuy nhiên, theo bác Học thì thật hiếm người nào đạt được tới cảnh giới đó, chúng ta chỉ đi được trung bình mỗi lần khoảng một vốc tay thôi, như thế rất lãng phí! Và chiếc máy của bác Học đã giải quyết triệt để bất cập này: máy được gắn một cảm biến – tên khoa học gọi là “Shit Sensor” – giúp đo lường cứt chính xác và tự động điều tiết lượng nước xả hợp lý.

Tôi rất ngưỡng mộ tài năng của bác Học và luôn ước mong một ngày được gặp bác, nhưng thực sự là khó, bởi từ lúc bị vợ đuổi, bác đâm ra mặc cảm, tự ti và cố tình ở ẩn để lẩn tránh mắt đời dòm ngó…

Cho đến buổi sáng hôm nay, khi tôi vừa tới cơ quan thì sếp bảo tôi đi cùng sếp có công chuyện. Con Mercedes S600 đưa chúng tôi tới một khu vực sâu hun hút và dừng lại ở chân một ngọn núi cao vút. Chúng tôi phải xuống xe, đi bộ vào một khúc đường tuy không to nhưng khá dài và cong, nổi đầy những rễ cây gân guốc, đâm thẳng tới một miệng hang hẹp và ướt nhèm nhẹp, quanh mép hang cỏ tơ mọc lơ thơ, phía trên miệng hang cỏ rậm và quăn hơn, sương đẫm trên cỏ nhớp nháp, chảy xuống, dính bết cả vào đầu khách ra vào. Đến lúc ấy tôi mới biết: đó chính là cái hang mà bác Học đã ẩn náu và tạo ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại trong những ngày bị vợ đuổi.

Nhìn miệng hang tưởng là dễ vào, nhưng không, vừa vào được khoảng một đốt ngón tay thì chúng tôi bị chặn lại bởi một lớp màng mỏng nhưng dai vô cùng. Sếp tôi cố tình dúi đầu vào thì có tiếng còi kêu “Á… Á…” đầy đau đớn phát ra, rồi một giọng nói được lập trình sẵn vang bên tai: “Quý khách vui lòng đọc mật khẩu để vào hang”.

Sếp tôi bực ra mặt, bởi thường ngày đi làm, sếp quen được nhân viên cúi đầu nhường bước, đi nhậu được chủ quán đon đả mời chào, đi đá phò được phò xếp hàng vỗ tay cổ vũ, vậy mà giờ vào cái hang này lại bị chặn lại đòi mật khẩu. Mặt sếp tôi đỏ gay, răng nghiến lại và chửi: “ĐM! Cái hang sâu heo hút này thì chó nó thèm vào mà bày đặt mật khẩu!”. Vừa chửi, sếp vừa co chân chực đá vào cái màng chắn thì lại nghe thấy cái giọng lập trình sẵn ấy cất lên: “Chó nó thèm vào… là mật khẩu chính xác! Mời quý khách vào!”.

Hang trông có vẻ chật hẹp, nhưng thực tế khi tiến sâu vào thì lại có cảm giác là ba bốn người như sếp tôi nhét cùng lúc cũng vẫn vừa. Đi hết cái quãng tròn tròn, ẩm ướt, tối tăm ấy, chúng tôi tới được khu làm việc của bác Học: ấy là một cái buồng dài dài, hẹp hẹp như buồng tử cung, ở giữa đặt một cái bàn, trên bàn tứa tung những thiết bị máy móc và ngổn ngang những ống nghiệm, lọ thủy tinh… Phía góc bàn, bác Học đang ngồi cặm cụi vào một thiết bị gì đó có hình dạng rất lạ mắt đang để trước mặt.

“Cái máy quái quỷ gì vậy?” – nghe sếp tôi hỏi, bác Học chả buồn nhìn lên mà vẫn cúi gằm vào cái máy, đáp: “Một phát minh vĩ đại! Đây sẽ là giải pháp toàn diện cho vấn đề nước sạch của nhân loại khi mà nguồn nước trên địa cầu đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng”. “Nó hoạt động thế nào?” – sếp tôi tò mò.

Thay vì trả lời, bác Học hì hụi bê cái máy ấy lại gần chỗ sếp tôi, cho sếp tôi ngậm mồm vào cái phần thò ra như cái ống hút phía trên máy, rồi kéo khóa quần sếp tôi, moi dương vật sếp ra, nhét vào cái lỗ ở chỗ cái bồn trông giống như cái bồn tiểu nam phía dưới máy và bảo: “Đái đi!”. Sếp tôi ngoan ngoãn đái. Bác Học lại bảo: “Hút đi”. Sếp tôi ngoan ngoãn hút. Bác Học hỏi: “Thấy sao?”. Sếp gật gù: “Rất ngon và tinh khiết. Hệt như Lavie vậy!”. Bác Học giọng đầy tự mãn: “Đương nhiên rồi! Cái máy này không chỉ lọc nước tiểu thành nước sạch mà nó còn có thể tạo mùi vị. Vị mà ông vừa uống là Lavie, ngoài Lavie còn có Aquafina, bò húc, Sting, trà sữa, Cô-ca… Muốn uống vị nào chỉ việc ấn nút chọn vị đó.”.

Sếp tôi thích thú quá vừa đái vừa hút say mê, bấm thử đủ các loại vị. Có lẽ chả mấy khi được người đến hào hứng trải nghiệm phát minh của mình như vậy, nên bác Học lại hớn hở bê ra một cái máy nữa có thiết kế na ná với cái máy mà sếp tôi đang hút, khác cái là phần dưới của chiếc máy ấy không giống cái bồn tiểu nam mà lại giống với cái bồn cầu. Bác học giới thiệu là 2 cái máy này có nguyên lý hoạt động giống nhau, chỉ khác về mục đích sử dụng: một cái để giải quyết vấn nạn ô nhiễm nguồn nước, còn một cái để giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực. Rồi bác Học chực ốp cái phần giống cái bồn cầu ấy vào đít sếp tôi thì sếp đã vội xua tay, bảo: “Thôi! Hôm nay tôi đến đây không phải vì mấy cái thứ vớ vẩn này”.

Bác Học hơi khẽ cau mày, hẳn bác cũng tò mò và sốt ruột muốn biết lý do sếp tôi phải lặn lội tới đây, trong khi sếp tôi lại chậm rãi buông cái máy xuống, ngồi ngả lưng trên ghế, nhìn một lượt quanh phòng rồi mới trầm ngâm cất giọng: “Nghe nói ông vừa phát minh ra một loại máy làm đường cao tốc? Tôi muốn xem”. Bác Học nghe thế liền “À” lên một tiếng rồi tiến lại chỗ góc nhà, bê ra một thiết bị trông như cái máy giặt, xong bác lấy hai cái lọ hóa chất gì đó đổ vào buồng máy, bấm nút, chiếc máy khẽ rung nhẹ và chầm chậm di chuyển: từ cái khe phía sau máy đùn ra một lớp dung dịch sền sệt. Lớp dung dịch ấy phồng lên, trong tích tắc đã đặc cứng lại, tạo thành một khối vững chắc, hệt như một mảng đường cao tốc vừa được cắt mang về vậy…

Sếp tôi lao vội tới chỗ “mảng đường” ấy sờ nắn với vẻ kinh ngạc, còn bác Học thì đầy tự đắc: “Với phát minh này của tôi thì thời gian thi công sẽ nhanh hơn một nghìn lần, và kinh phí sẽ giảm xuống một triệu lần”. “Độ bền thì sao?”. “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng công trình thì sẽ trường tồn theo năm tháng”. Sếp tôi gật gù: “Được! Tôi muốn ông bán lại phát minh này cho tôi”. Bác Học thoáng chút bất ngờ, nhưng cũng đáp rất lẹ: “Một trăm tỉ!”.

Tôi há hốc mồm. Một trăm tỉ? Tôi có nghe lầm không? Tôi cứ tưởng sếp tôi sẽ nhảy chồm lên mà vớ lấy cái gì đó đập vào đầu lão bác học khùng điên, nhưng không, sếp tôi chấp nhận liền cái giá đó…

Bác Học rất vui – đương nhiên: một trăm tỉ cơ mà! Cả sếp tôi cũng rất vui – cái này tôi nghĩ cũng đương nhiên – bởi tỉnh tôi có rất nhiều những con đường vừa khánh thành xong đã lồi lõm, lổn nhổn ổ trâu ổ gà đủ cả, bà con đi lại rất vất vả, báo chí, dư luận lên án, chửi mắng xa xả, và một trong những người phải chịu trách nhiệm chính cho chất lượng của những công trình ấy chính là sếp tôi. Giờ có cái máy này rồi, những con đường ấy sẽ lại sớm ngon lành, bằng phẳng ngay thôi, và cũng đương nhiên, sẽ có thêm rất nhiều những con đường mới với chất lượng tuyệt vời trong thời gian sắp tới…

Tôi và sếp khiêng cái phát minh tuyệt vời ấy ra xe rồi phấn khởi chở về. Con S600 lại chạy vòng vèo trên quãng đường đèo ngoằn ngoèo bé tẹo men theo vách núi cheo leo. Đang đi thì sếp cho xe dừng lại, tôi tưởng sếp đi đái, nhưng không, sếp bật cốp xe, hì hụi lôi cái phát minh tuyệt vời ấy ra, kéo nó tới sát mép đường, rồi sếp co chân đạp mạnh: chiếc máy lăn xuống, va “uỳnh” vào mỏm đá lởm chởm phía dưới, lộn thêm mấy vòng rồi chìm vào đáy vực sâu hun hút…

Tôi kinh hãi nhìn sếp, miệng run rẩy, lắp bắp không nói thành lời. Sếp thấy phản ứng của tôi vậy thì lạnh lùng cười, bảo: “Các cụ dạy rồi: Có làm thì mới có ăn. Nếu để cái máy này nó làm hết thì anh em mình biết lấy gì làm? Mà không làm thì biết lấy gì ăn? Anh quẳng cái máy này đi thì chỉ mất trăm tỉ, chứ nếu để cái máy này làm mấy con đường sắp tới là coi như anh em ta mất mẹ cả chục ngàn tỉ luôn!”…

Con S600 lại tiếp tục lăn bánh men theo vách núi cheo leo. Hết đoạn đèo ngoằn ngoèo, nó thận trọng rẽ xuống con đường cao tốc vừa mới khánh thành nhưng đã lồi lõm, lổn nhổn, đầy những ổ trâu ổ bò – trông con đường bây giờ hệt như một miếng bánh béo bở vừa bị những cái miệng, những hàm răng khổng lồ ngoạm cho tan tành, nham nhở…

0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo