Shinobu và hoa tử đẳng

837 lượt xem
Shinobu và hoa tử đẳng,Đọc truyện Shinobu và hoa tử đẳng,Truyện truyền thuyết Shinobu và hoa tử đẳng,Truyện truyền thuyết,truyền thuyết dân gian,truyền thuyết hay đặc sắc,tuyển tập truyền thuyết chọn lọc

Hoa Tử Đằng ( 藤: Fuji no hana ) hay còn gọi là đậu tía, dây sắn tía,
hoa Chu Đằng, hoa Đằng la, vốn là loài hoa quen thuộc trong Kimetsu no
Yaiba. Người Nhật vốn có một sự tích khá thú vị về loài hoa này, trong
Kimetsu no Yaiba, hoa tử đằng chính là nỗi khiếp sợ của loài
quỷ dữ, giống như một phần câu chuyện sự tích đã kể, hoạt động như một
loại kết giới giam giữ , một bức tường đẩy lùi loài quỷ trong truyện. Cuộc
Tuyển Chọn, là thứ độc duy nhất có thể giết được loài quỷ thay vì chém
đầu chúng, như một điều tất lẽ dĩ ngẫu nhiên trở thành bạn đồng hành của
Trùng Trụ Kochou Shinobu- trụ cột duy nhất không thể giết quỷ theo cách
thông thường.

“ Thứ độc duy nhất kìm hãm được quỷ dữ và trụ cột
duy nhất không thể chém đầu quỷ” nghe thực xuôi tai, giống như một cặp
bài trùng bù đắp những khuyết thiếu của nhau, nếu sử dụng độc là cách
khác người thì người sử dụng nó chắc chắn cũng sẽ khác biệt, độc như
chính hoa tử đằng, Kochou Shinobu chính là chất độc tâm lí mạnh mẽ.

Hoa tử đằng vốn được trồng làm cảnh, tạo nên phần rực rỡ cho cảnh sắc,
từng chùm từng chùm hoa tím hồng mở ra khung cảnh lãng mạn mà tưởng như
chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của con người, nơi trồng nhiều tử
đằng luôn là nơi thích hợp cho các đôi tình nhân hẹn hò, trong “ Tử đằng
thụ “ của nhà thơ Lý Bạch đã từng viết: “Tử đằng quải vân mộc, hoa mạn
nghi dương xuân./ Mật diệp ẩn ca điểu, hương phong lưu mỹ nhân.”, hoa tử
đằng, không những đẹp mà còn thơm, hình ảnh những chùm hoa tim tím rủ
bóng xuống như những mái đầu của thiếu nữ tuổi đôi mươi, cũng như những
cơn mưa nho nhỏ rơi xuống mặt đất. Tử đằng cần một thời gian dài để phát
triển và ra hoa, nhưng hễ nở rộ lại mang một vẻ đẹp đến kì lạ.
Vậy là, hoa tử đằng cũng được dùng bởi một mỹ nhân đấy!
Hay phải gọi là một người con gái mạnh mẽ nhỉ?

Tuy mang một vẻ đẹp gần như là vô hại nhưng thực chất tử đằng lại là
loài chứa độc tố trên toàn bộ thân cây, đặc biệt là hạt của hoa tử đằng
vô cùng độc hại, nếu từ xa xưa người Nhật đã quan niệm rằng hoa tử đằng
với quỷ là thiên địch thì loại độc chiết xuất ra từ loại cây này hẳn là
phương thuốc hữu hiệu để diệt trừ loài quỷ. Trên thanh Nhật Luân Kiếm
của Kochou Shinobu cũng tẩm loại độc này và có thể truyền tải 50 miligam
độc hoa tử đằng trong mỗi cú ra đòn, trong phần chân núi Natagumo, bằng
cách sử dụng độc và hơi thở của mình, Shinobu đã giết chị gái của Rui
một cách dễ dàng, và thậm chí đó là một con quỷ sử dụng Huyết Quỷ Thuật.
Đấy là đối với quỷ trong Kimetsu no Yaiba, nếu con người ăn phải độc
của hoa tử đằng thì sao? Có nhiều báo cáo cho rằng việc nhiễm độc hoa tử
đằng sẽ dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng, đau bụng và cách chữa
trị là nên truyền tĩnh mạch hoặc thuốc chống nôn. Theo suy nghĩ của
người viết, có thể Kochou Shinobu đã cố gắng giảm độc tố gây ảnh hưởng
tới bản thân nhất mức có thể dù cho y học thời Taisho vẫn chưa phát
triển được như bây giờ, nhưng so với việc chịu đựng đau đớn dày vò trong
vòng một năm trời, biến bản thân mình trở thành vật thí nghiệm, đặt
cược cả mạng sống cho một kế hoạch được thì ăn cả, ngã thì mất tất, một
loại độc còn có thể có khả năng hoạt động trên ác quỷ Muzan, gấp 70 lần
đối với những con quỷ bình thường chỉ trong thân thể nhỏ bé gầy nhom đó,
quả thực nếu như vậy thì không thể tưởng tượng những đau đớn mà thiếu
nữ mười tám tuổi ấy phải trải qua, nhưng suy cho cùng cũng chỉ là suy
đoán chủ quan của người viết. Vậy chỉ có một câu hỏi thôi, điều gì đã
khiến chị cố gắng như vậy? Phải chăng hận thù trong lòng chị còn khủng
khiếp hơn cả cơn đau ấy? Hay còn điều gì đó thôi thúc chị muốn bảo vệ
tới cùng? Hay là cả hai? Trong mỗi chúng ta đây đều có một câu trả lời
cho riêng mình rồi.

Đằng sau loài hoa này còn có rất nhiều ý
nghĩa, ở tại xứ Phù Tang, nó là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, không
chỉ đơn giản là tình cảm đôi lứa, mở rộng hơn là tình mẫu tử như trong
sự tích, tình gia đình, tình chị em và ngay cả là tình người, đối với
Kochou Shinobu đó là thứ chị trân trọng vô cùng, gia đình dường như là
tất cả đối với người thiếu nữ ấy, chỉ cần tước đi một ai đó cũng đủ để
thổi bùng lên trong chị một ngọn lửa ý chí khó lòng mà dập tắt. Tử đằng
còn đại diện cho thông điệp “ Tôi chờ đợi sự hồi đáp của em” đại diện
cho tình yêu bất diệt và bất chấp thời gian khoảng cách.

Đặc biệt trong Phật giáo quan niệm tử đằng tượng trưng cho sự buông bỏ hận thù,
đạt đến đoàn kết và yêu thương, thật may, nó đã ứng nghiệm với chị, ở
nơi chín suối, cuối cùng người thiếu nữ nhỏ bé ấy cũng buông bỏ được hận
thù đi rồi.

Chào chị, chị đi nhé, Kochou Shinobu! Cảm ơn chị nhiều
-Ngày 2/2/2021-
Tác giả:Minh Anh (tên thật)
Bí danh: The phantom of the December (Bóng ma của tháng 12)

5
5 sao / 1 đánh giá
5 sao - 1 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 5 SAO trên tổng số 1 đánh giá
Bình luận
lối văn thanh tao, lời lẽ nhẹ nhàng và đầy xúc tích
Bạn có năng khiếu về văn học đó
0 0
Tsugikuni Yoriichi | Chat Online
05/02/2021 16:35:59
Được
0 0
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k