Em là nhà - Chương 148
Nguyễn Nhật Thúy Hiền | Chat Online | |
27/01/2019 23:10:13 | |
Truyện ngôn tình | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
135 lượt xem
- * Em là nhà - Chương 149 (Truyện ngôn tình)
- * Em là nhà - Chương 150 (End) (Truyện ngôn tình)
- * Em là nhà - Chương 147 (Truyện ngôn tình)
- * Em là nhà - Chương 145 (Truyện ngôn tình)
Cuộc sống của mọi người là như thế đó, giờ tới nhà Nguyệt.
Giống như bao cặp vợ chồng khác, mình và giáo sư cũng có một vài lúc bất đồng quan điểm, vấn đề thì chủ yếu là xuất phát từ hai tiểu cô nương.
Anh nhà mình làm nghiên cứu nhàn vãi lờ, thi thoảng đíu có việc gì là cứ lôi hai đứa ra kèm cặp. Ông ấy không dạy trước chương trình, chỉ là hay hỏi mấy câu IQ đấy, nhiều lắm nhưng mình chỉ nhớ được vài câu thôi, đại loại như.
-"Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?"
-"Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?"
-"Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?"
-"Xã đông nhất là xã nào?"
-" Vì sao nắp cống có hình tròn thì tốt hơn là hình vuông?"
-"Có một bà kia không biết bơi. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết. Tại sao?"
...
Mình cũng ngồi cùng cho vui cửa vui nhà, mỗi mẹ ngu thôi mẹ cũng chẳng thấy sao, khổ nỗi hỏi mười câu thì phải tám chín câu bạn Mun trả lời được, còn bạn Sa rúc trong lòng mẹ mắt tròn mắt dẹt.
Mẹ thấy hơi chạnh lòng, cứ như chị được kế thừa hết những gì tinh tú của ba còn em nhỏ lại phải chịu ngu ngốc như mẹ vậy. Đứa nào thì cũng là khúc thịt của mẹ, nhưng vẫn thương Sa hơn, sợ Sa sau này lớn lên ở cùng chị bị thiệt thòi, bị lép vế.
Ba thì hợp chuyện với Mun thôi rồi, mỗi lần con trả lời đúng ánh mắt anh đầy vẻ tự hào. Có đợt ông xã đưa cho chúng mỗi đứa một cái bản đồ trắng và một bộ bút màu, bảo phải tô làm sao để hai vùng sát nhau không được dùng màu giống nhau.
Kết quả rõ là mình thấy em Sa tô đẹp hơn, xanh đỏ tím vàng nâu cam đủ cả. Vậy mà lão chỉ liếc qua một cái rồi khen lấy lệ, còn chị Mun dùng đúng có bốn màu thôi, nhìn không sặc sỡ lộng lẫy bằng nhưng lại khiến ba mát lòng mát dạ ghê gớm lắm, giữ lấy đóng khung cái tờ đó lại treo trang trọng trong phòng khách.
Đừng tưởng trẻ con không biết gì, em Sa mặt buồn thiu đấy, sợ ba nên không dám ý kiến thôi chứ lúc sau chạy vào bếp ôm mẹ khóc nức nở. Hỏi con làm sao con cũng không nói, chỉ bảo con bị nhọc.
Nhìn con gái như vậy có mẹ nào mà không xót? Mình đã dặn Mun rất nhiều lần rồi, nhưng cứ mỗi lần như vậy mình lại lo lắng mà gọi nó vào bảo thêm, nói số con may mắn được trời cho nhiều thứ thì phải biết nhường em, em là em ruột con, em từ nhỏ đã thiệt thòi hơn nên em xin gì mà con có thể cho được thì cứ cho.
Mun ngoan lắm, nó rất nghe lời.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như ông xã không tình cờ nghe thấy.
Giận mình lắm.
Không hiểu sao giận luôn? Có gì sai đâu?
Lúc ăn cơm cứ lầm lì ý, tối lên giường vợ ôm thì quay chỗ khác. Bực cả người, mình cũng đếch thèm làm hoà luôn, mãi tới tận khuya anh mới lên tiếng.
-"Em làm thế là không đúng, không thể bảo Mun lúc nào cũng nhường được, về sau sẽ làm cho Sa có tính ỷ lại..."
-"Chị em với nhau việc gì mà phải nghiêm trọng thế?"
-"Anh nói nghiêm túc."
-"Vậy anh treo tranh của Mun thì đúng hả?"
-"Em không hiểu, thực ra có thể là con chỉ thích tô như vậy thôi, nhưng tình cờ làm sao lại đúng là Four Color Theorem nổi tiếng..."
-"Vâng tôi dốt tôi hiểu sao được, anh nghĩ mà xem, hai đứa cùng vẽ mà anh treo có một đứa thế đứa còn lại nó chả tủi thân quá đi chứ?"
Giáo sư thở dài không tranh luận nữa, cái bận đó mấy tuần liền trước mặt con thì vẫn cười vui vẻ, xong khi về phòng thì mỗi người lăn một góc chiến tranh lạnh luôn.
Giống như bao cặp vợ chồng khác, mình và giáo sư cũng có một vài lúc bất đồng quan điểm, vấn đề thì chủ yếu là xuất phát từ hai tiểu cô nương.
Anh nhà mình làm nghiên cứu nhàn vãi lờ, thi thoảng đíu có việc gì là cứ lôi hai đứa ra kèm cặp. Ông ấy không dạy trước chương trình, chỉ là hay hỏi mấy câu IQ đấy, nhiều lắm nhưng mình chỉ nhớ được vài câu thôi, đại loại như.
-"Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?"
-"Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?"
-"Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?"
-"Xã đông nhất là xã nào?"
-" Vì sao nắp cống có hình tròn thì tốt hơn là hình vuông?"
-"Có một bà kia không biết bơi. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết. Tại sao?"
...
Mình cũng ngồi cùng cho vui cửa vui nhà, mỗi mẹ ngu thôi mẹ cũng chẳng thấy sao, khổ nỗi hỏi mười câu thì phải tám chín câu bạn Mun trả lời được, còn bạn Sa rúc trong lòng mẹ mắt tròn mắt dẹt.
Mẹ thấy hơi chạnh lòng, cứ như chị được kế thừa hết những gì tinh tú của ba còn em nhỏ lại phải chịu ngu ngốc như mẹ vậy. Đứa nào thì cũng là khúc thịt của mẹ, nhưng vẫn thương Sa hơn, sợ Sa sau này lớn lên ở cùng chị bị thiệt thòi, bị lép vế.
Ba thì hợp chuyện với Mun thôi rồi, mỗi lần con trả lời đúng ánh mắt anh đầy vẻ tự hào. Có đợt ông xã đưa cho chúng mỗi đứa một cái bản đồ trắng và một bộ bút màu, bảo phải tô làm sao để hai vùng sát nhau không được dùng màu giống nhau.
Kết quả rõ là mình thấy em Sa tô đẹp hơn, xanh đỏ tím vàng nâu cam đủ cả. Vậy mà lão chỉ liếc qua một cái rồi khen lấy lệ, còn chị Mun dùng đúng có bốn màu thôi, nhìn không sặc sỡ lộng lẫy bằng nhưng lại khiến ba mát lòng mát dạ ghê gớm lắm, giữ lấy đóng khung cái tờ đó lại treo trang trọng trong phòng khách.
Đừng tưởng trẻ con không biết gì, em Sa mặt buồn thiu đấy, sợ ba nên không dám ý kiến thôi chứ lúc sau chạy vào bếp ôm mẹ khóc nức nở. Hỏi con làm sao con cũng không nói, chỉ bảo con bị nhọc.
Nhìn con gái như vậy có mẹ nào mà không xót? Mình đã dặn Mun rất nhiều lần rồi, nhưng cứ mỗi lần như vậy mình lại lo lắng mà gọi nó vào bảo thêm, nói số con may mắn được trời cho nhiều thứ thì phải biết nhường em, em là em ruột con, em từ nhỏ đã thiệt thòi hơn nên em xin gì mà con có thể cho được thì cứ cho.
Mun ngoan lắm, nó rất nghe lời.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như ông xã không tình cờ nghe thấy.
Giận mình lắm.
Không hiểu sao giận luôn? Có gì sai đâu?
Lúc ăn cơm cứ lầm lì ý, tối lên giường vợ ôm thì quay chỗ khác. Bực cả người, mình cũng đếch thèm làm hoà luôn, mãi tới tận khuya anh mới lên tiếng.
-"Em làm thế là không đúng, không thể bảo Mun lúc nào cũng nhường được, về sau sẽ làm cho Sa có tính ỷ lại..."
-"Chị em với nhau việc gì mà phải nghiêm trọng thế?"
-"Anh nói nghiêm túc."
-"Vậy anh treo tranh của Mun thì đúng hả?"
-"Em không hiểu, thực ra có thể là con chỉ thích tô như vậy thôi, nhưng tình cờ làm sao lại đúng là Four Color Theorem nổi tiếng..."
-"Vâng tôi dốt tôi hiểu sao được, anh nghĩ mà xem, hai đứa cùng vẽ mà anh treo có một đứa thế đứa còn lại nó chả tủi thân quá đi chứ?"
Giáo sư thở dài không tranh luận nữa, cái bận đó mấy tuần liền trước mặt con thì vẫn cười vui vẻ, xong khi về phòng thì mỗi người lăn một góc chiến tranh lạnh luôn.
Truyện mới nhất:
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (Truyện ngôn tình)
- Bạn Thân Khác Giới Ư? (Truyện ngôn tình)
- Anh Ở Bên Em Đủ Gần Chưa? (Truyện ngôn tình)
- Câu chuyện về Cậu Bé và Hòn Đá Phép Thuật (Truyện dân gian)
- Nghìn lẻ một đêm (Nghìn lẻ một đêm)
- Giấc mơ và tuổi thơ (Truyện ngắn)
- Dưới bầu trời ngàn sao (Truyện Đam mỹ)
- Hành Trình Cứu Rỗi Linh Hồn (Truyện cổ tích)
- Mùa Hoa Cẩm Tú Trắng (Truyện tiểu thuyết)
- Nắng Chiều Bên Đồi Hoa (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!