Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Cách tính độ tan và nồng độ của dung dịch?

Giải giúp mình với nha câu 3, 4, 6 phần lí thuyết
10 trả lời
Hỏi chi tiết
8.293
2
4
Trịnh Quang Đức
06/05/2018 08:27:59
Độ tan: m/M . 100%
Nồng độ: CM = n/V

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
Nguyễn Đình Thái
06/05/2018 08:28:44
phải không nhỉ
5
0
An Tư Hàn Hàn
06/05/2018 08:30:20
Admin: Tất cả những lời giải không ghi rõ câu nào, ý nào thì Ad sẽ không duyệt bài
3
0
3
0
2
1
Trịnh Quang Đức
06/05/2018 08:42:32
3.
Tính chất của nước:
Nước không màu, không mùi, không vị
Nước là một chất lỏng trong suốt
Không có hình dạng nhất định
Nước chảy từ trên cao xuống
Lan ra khắp mọi phía có thể thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất
Vai trò: - Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
1
1
Trịnh Quang Đức
06/05/2018 08:43:32
5.
1. Pha chế dung dịch chuẩn từ chất gốc.
Nếu thuốc thử là chất gốc thì việcđiều chế dung dịch chuẩn gồm các bước sau:
- Tính toán lượng chất gốc cần thiết cho quá trình điều chế dung dịch chuẩn.
- Dùng cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg cân chình xác lượng chất gốc đã tính.
- Hoà tan và chuyển vào bình định mức có thể tích bằng thể tích dung dịch chuẩn cần điều chế, rồi thêm dung môi tới vạch.
Ví dụ: Điều chế 500mL dung dịch chuẩn H2C2O4 0,1M ta phải làm các bước như sau:
- Tính lượng H2C2O4.2H2O cần thiết trong quá trình điều chế:
= 0,5 . 0,1 . 126 = 6,3 (gam)

- Dùng cân phân tích cân chính xác 6,3 gam chất rắn H2C2O4.2H2O
- Hoà tan lượng H2C2O4.2H2O vừa cân được vào nước, chuyển vào bình định mức 500 mL rồi thêm nước cho tới vạch.
2. Pha chế dung dịch chuẩn từ chất không phải là chất gốc.
Quá trình điều chế gồm 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Điều chế dung dịch có nồng độ gần đúng, cách làm tương tự như điều chế dung dịch chuẩn từ chất gốc.
- Giai đoạn 2: Xác định chính xác nồng độ dung dịch được điều chế ở trên, bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn gốc thích hợp.
Ví dụ: Điều chế 1 lít dung dịch chuẩn NaOH, ta làm như sau:
- Giai đoạn 1: điều chế dung dịch NaOH có nồng độ gần đúng 0,1M.
+ Tính lượng NaOH cần thiết trong quá trình điều chế:
mNaOH = 1 . 0,1 . 40 = 4 (gam)
+ Dùng cân phân tích cân chính xác 4 gam chất rắn NaOH.
+ Hoà tan lượng NaOH vừa cân được vào nước, chuyển vào bình định mức 1 lít rồi thêm nước cho tới vạch.
- Giai đoạn 2: xác định chính xác nồng độ dung dịch NaOH vừa pha chế ở trên bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn gốc là dung dịch H2C2O4 0,1M.
3. Pha chế dung dịch chuẩn từ ống chuẩn.
" Ống chuẩn" là ống trong đó đã chứa sẵn một lượng chính xác thuốc thử ở dạng rắn hoặc lỏng. Khi dùng ống chuẩn để pha chế dung dịch người ta chuyển toàn bộ thuốc thử trong ống chuẩn vào bình định mức 1 lít rồi thêm nước cho tới vạch ta được 1 lít dung dịch chuẩn có nồng độ ghi trên nhãn của ống chuẩn.
Ví dụ: Trên nhãn ống chuẩn ghi HCl 1M, nghĩa là chuyển toàn bộ lượng HCl trong ống chuẩn vào bình định mức 1 lít rồi thêm nước cho tới vạch ta được 1 lít dung dịch chuẩn HCl 1M.
4. Pha chế dung dịch chuẩn từ dung dịch có nồng độ lớn hơn.
Cách tiến hành như sau:
- Tính toán lượng dung dịch có nồng độ cao cần thiết cho quá trình điều chế.
- Dùng dụng cụ đo lường thể tích lấy chính xác lượng dung dịch có nồng độ cao vừa tính được.
- Cho lượng thể tích trên vào bình định mức có thể tích bằng thể tích dung dịch chuẩn cần điều chế rồi thêm dung môi cho tới vạch.
Ví dụ: Điều chế 1 lít dung dịch HCl 0,1M từ dung dịch HCl 1M, ta tiến hành như sau:
- Tính lượng dung dịch HCl 1M cần cho quá trình điều chế:
V = = 0,1 (lít)

- Dùng dụng cụ đo lường thể tích lấy chính xác 100 mL dung dịch HCl 1M.
- Cho 100 mL dung dịch HCl 1M vào bình định mức 1 lít rồi thêm nước cho tới vạch ta được 1 lít dung dịch HCl 0,1M.
1
2
2
1
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
06/05/2018 08:48:57
Rút gọn :
- tính chất vật lý : không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 độ C, hóa rắn ở 0 độ C. D  = 1 g/mol
- tính chất hóa học :
       + tác dụng với kim loại 
       + tác dụng với oxit axit 
       + tác dụng với oxit bazo
- vai trò : 
Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người. Nước sạch là sự sống, con người, động, thực vật sẽ không tồn tại nếu thiếu nước. Nước giúp duy trì cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người bầu không khí trong lành.
1. Vai trò của Nước sạch đối với Sức khỏe con người
Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Để đảm bảo sức khỏe tốt, nước cần được bổ sung hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, qua đường thở, qua da. Khi thiếu nước, nhẹ thì cơ thể sẽ bị khát, mệt mỏi, phản ứng chậm nặng thì có thể gây hạ huyết áp, nhịp tim tăng có thể gây tử vong. Trong cơ thể nước thể hiện 4 vai trò chính:
* Là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể:
Không có dung môi nước rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ đó mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.
Nước trong mạch máu giúp cho máu có dạng lỏng và hòa tan các chất dinh dưỡng, vận chuyển chúng đến các mô và tế bào của cơ thể. Những chất thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa, như carbon, ure…cũng được hòa tan trong nước của máu và được vận chuyển đến phổi và thận để bài tiết ra ngoài. 
* Là chất phản ứng:
Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể nước.
* Là chất bôi trơn:
Nước có tác dụng là chất bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…
* Điều hòa nhiệt độ:
Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài qua đường hô hấp và qua da.
* Ngoài ra nước còn cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể: 
Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất
2. Vai trò của nước sạch trong sản xuất công nghiệp
Nước dùng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Nước sạch góp một phần tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nếu không có nước thì toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp đều ngừng hoạt động và không tồn tại.
Trên đây là một số giá trị điển hình để chứng tỏ rằng vai trò của nước vô cùng to lớn đối với chúng ta. Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, vì vậy đối với người dân chúng ta phải biết sử dụng nguồn nước sạch một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Hóa học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k