Người bạn nhiệt tình

323 lượt xem
Người bạn nhiệt tình,Đọc truyện Người bạn nhiệt tình,Truyện cổ tích Người bạn nhiệt tình,Truyện cổ tích,truyện cổ tích dân gian,truyện cổ tích chọn lọc,tuyển tập truyện cổ tích hay nhất,Truyện cổ tích Thế giới,Truyện cổ tích Thế giới hay và đặc sắc,Tuyển tập truyện cổ tích Thế giới chọn lọc
Một buổi sáng nọ, chuột nước già nua ló đầu ra ngoài hang. Mắt lão tròn sáng, ria mép cứng màu xám, đuôi nom như một đoạn cao su dài màu đen. Lũ vịt con đang bơi lội tung tăng khắp mặt ao, nom hệt như bầy chim hoàng yến màu vàng, còn mẹ chúng, lông trắng tinh với đôi cẳng đỏ chót, đang cố dạy chúng tập chúc đầu xuống nước.
- Không bao giờ các con được đứng trong xã hội thượng lưu, trừ phi các con có thể đứng đầu chúc xuống,
- Vịt mẹ luôn miệng bảo chúng như vậy và cứ chốc chốc lại bày vẽ cho chúng nên làm như thế nào. Nhưng lũ vịt con chẳng để ý nghe mẹ. Chúng bé quá, thành thử không hiểu, nếu được liệt vào giới thượng lưu thì có được cái lợi gì.
- Con cái gì mà không biết vâng lời thế! - chuột nước kêu lên.
- Quả thật chúng đáng bị chết đuối.
- Không phải thế đâu, -vịt mẹ đáp.
- Ai cũng phải học vỡ lòng chứ, mà làm cha làm mẹ thì kiên nhẫn mấy cũng không phải là thừa.
- Ra thế! Lão đây chẳng biết gì về tình cảm làm cha làm mẹ cả, - chuột nước nói.
- Lão không phải là người có gia đình. Thật ra lão chưa bao giờ lấy vợ, mà cũng không bao giờ có ý định đó. Tình thương yêu, bản thân nó rất chi là tốt, nhưng tình bạn cao cả hơn.
Quả thật, trên thế gian này, lão chẳng biết có gì cao thượng hơn hoặc hiếm hoi hơn một tình bạn chân thành.
Lúc đó có một chú sẻ lanh màu xanh đang đậu trên một cây liễu gần đấy nhe lỏm được câu chuyện, bèn hỏi:
- Thế theo ý bác thì bổn phận của một người bạn nhiệt tình là thế nào?
- Phải rồi, đó đúng là điều tôi muốn biết đấy,
- Vịt mẹ nói. Rồi chị bơi tới đầu kia ao, đứng chúc đầu xuống nước để làm mẫu cho tụi nhỏ.
- Hỏi gì mà ngốc tệ!
- Chuột nước nói.
- Ta trông đợi những người bạn nhiệt tình của ta phải tận tình với ta. Dĩ nhiên là chỉ có thế thôi.
- Còn bác thì bác đền đáp lại thế nào cơ?
- Chú chim nhỏ vừa hỏi vừa đung đưa trên một cành bạc, đôi cánh bé xíu khẽ vỗ vỗ.
- Tớ không hiểu được chú đấy, chú mày ạ,
- Chuột nước đáp.
- Để cháu kể một câu chuyện về vấn đề đó cho bác nghe,
- Sẻ lanh nói.
- Có phải là cái chuyện về ta không đã?
- Chuột nước hỏi.
- Nếu đúng, thì ta sẵn sàng nghe, chả là ta mê kể chuyện cực kỳ.
- Nó thích hợp với bác đấy, bác ạ,
- Sẻ lanh đáp, rồi sà xuống đậu trên bờ, kể chuyện người bạn nhiệt tình.
“Ngày xửa ngày xưa,
- Sẻ lanh kể,
- Ngày xửa ngày xưa có một chú bé thật thà, tên là Hanx.
- Hắn ta có gì đặc biệt không đã?
- Không,
- Sẻ lanh đáp,
- Cháu nghĩ chú ấy chẳng đặc biệt chút nào, trừ tấm lòng tốt của chú và khuôn mặt ngộ nghĩnh, tròn và vui tươi. Chú sống trong một túp lều bé nhỏ, tự mình lo liệu lấy mọi việc và ngày nào chú cũng làm lụng trong vườn.
Trong khắp vùng quê, không có vườn nào xinh đẹp như vườn của chú, đủ các loại hoa: cẩm chướng, hồng đỏ, hồng vàng, từ đinh hương, thủy tiên đâm bông hoặc kết nụ với trình tự riêng của chúng; theo các mùa các tháng kế tiếp nhau mà hoa này nhường chỗ cho hoa kia, do đó mà bao giờ cũng có những thứ hoa xinh đẹp để ngắm và những mùi hương êm dịu để ngửi.
“Chú Hanx có rất nhiều bạn, nhưng người bạn nhiệt tình nhất, ấy là lão xay bột Húc hộ pháp. Quả thật lão xay bột giàu có nhiệt tình với chú Hanx đến nỗi chưa bao giờ lão đi bên vườn chú mà không chống tay đầu bờ giậu, hái một bó hoa to tướng, hoặc một nắm cỏ thơm ngọt, hoặc, nếu đang là mùa quả, thì nhét mận và anh đào đầy các túi áo.
“Đã là bạn bè thực sự thì cái gì cũng là của chung”,
- Lão chủ cối xay thường hay nói như vậy, còn chú Hanx thì gật đầu rồi mỉm cười: chú cảm thấy rất tự hào đã có một ông bạn với những tư tưởng cao quý như thế.
“Thật ra, đôi khi hàng xóm láng giềng cũng cảm thấy là lạ rằng lão chủ cối xay không bao giờ cho chú Hanx bất cứ cái gì, tuy rằng lão có một trăm bao bột dự trữ chất trong cối xay của lão, bảy con bò sữa và một đàn cừu đông đúc để lấy len. Nhưng Hanx không bao giờ để tâm đến những chuyện đó và không gì đem tới cho chú niềm thích thú lớn hơn là được lắng nghe tất cả những điều kỳ diệu mà lão chủ cối xay thường hay nói về tính vô tư trong tình bạn chân chính.
“Hanx tiếp tục làm việc trong khu vườn của mình. Suốt mùa xuân, mùa hạ và mùa thu, chú thật là sung sướng. Nhưng khi mùa đông tới, khi chú không có hoa quả để đem ra chợ bán, chú khốn khổ trăm bề với đói rét dồn dập, và thường phải đi nằm mà không có gì ăn tối, trừ một ít quả sấy khô và mấy hạt dẻ cứng ngắc.
Cũng về mùa đông, chú hết sức cô đơn, vì lúc đó, lão chủ cối xay không bao giờ đến thăm chú. Lão thường hay nói với mụ vợ:
- Tuyết rơi còn kéo dài thế này mà đi thăm thằng Hanx thì chả ích gì. Bởi cái lẽ rằng khi người ta đang có điều phiền muộn thì cần phải để họ ở yên một mình, đừng để khách khứa quấy nhiễu.
ít ra đó cũng là ý kiến của tôi về tình bạn, tôi nhất quyết ý kiến tôi là đúng.
Vậy nên, tôi đợi mùa xuân tới sẽ đi thăm nó một quắn, lúc đó nó có thể tặng tôi một giỏ lớn hoa anh thảo. Coi mà nó sướng phải biết!
- Quả thật mình hay nghĩ đến kẻ khác,
- Mụ vợ đáp, lúc đó mụ ta đang ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành cạnh bếp củi thông lớn.
- Mình quá lo nghĩ đến họ nữa là khác. Nghe mình nói về tình bạn, sao mà thú vị quá đi mất, mình ạ. Tôi chắc chắn là cha cố cũng không nói được những điều hay ho như mình đâu, tuy rằng cha được sống trong một ngôi nhà có đến mấy kho dự trữ, và cha đeo một chiếc nhẫn vàng ở ngón tay út.
- Nhưng nhà ta có thể gọi Hanx đến đây được không ạ?
- Đứa con út của lão chủ cối xay nói.
- Nếu cái thằng khốn khổ ấy có khó khăn, con sẽ chia sẻ với nó phần cháo đặc của con, rồi cho nó xem những con thỏ trắng của con.
- Cái thằng này, sao mày ngốc thế hả?
- Lão chủ cối xay quát.
- Thực tình tao không hiểu cho mày đi học thì được tích sự gì. Hình như mày chả học được cái khỉ gì. Đây nhé, thằng Hanx mà đến đây, nó sẽ thấy chúng ta sưởi ấm này, nhà ta ăn ngon này, có một thùng lớn chứa rượu vang này, thế là nó có thể đâm ra ganh tị. Mà ganh tị là thói xấu đáng sợ nhất, làm hư hỏng tính nết con người.
Dứt khoát, tao không để cho tính nết thằng Hanx bị hư hỏng đâu. Tao là người bạn tốt nhất của nó tao luôn luôn săn sóc đến nó, trông chừng để nó không sa vào những cám dỗ. Hơn nữa, nếu thằng Hanx lên đây, có thể nó hỏi vay tao một ít bột, mà cho vay cho mượn thì tao không nỡ.
Bột là một chuyện, tình bạn lại là chuyện khác, không được lẫn lộn hai thứ...
- Mình nói mới hay làm sao!
- Mụ vợ vừa tán thưởng, vừa rót cho mụ một cốc vại bia ấm.
- Thú thật, tôi thấy buồn ngủ ríu mắt. In hệt như trong nhà thờ ấy.
- Có ối kẻ,
- Lão chủ cối xay đáp,
- Có ối kẻ làm đúng, nhưng rất ít người nói đúng. Điều đó chứng tỏ, giữa nói và làm, thì nói là điều khó khăn hơn, mà cũng là điều tế nhị hơn nhiều.
“Nói tới đây, lão nghiêm khắc nhìn thằng con út ngồi ở bên kia bàn; thằng bé cảm thấy xấu hổ đến nỗi phải gục đầu xuống, mặt đỏ dừ lên và úp mặt vào tách trà mà khóc. Tuy nhiên, nó còn nhỏ quá, cho nên bác có thể xá cho nó.
Nghe tới đây, chuột nước hỏi:
- Câu chuyện hết rồi ư?
- Cố nhiên là chưa,
- Sẻ lanh đáp,
- Đó mới là mở đầu.
- Thế là mày lạc hậu với thời đại rồi con ạ,
- Chuột nước nói.
- Vào thời buổi này, một tay kể chuyện giỏi phải đi từ phần cuối, tiếp đó lên phần đầu và kết thúc với phần giữa. Phương pháp mới đấy nhé! Một nhà phê bình đã nói như vậy, lúc ông ta đang đi dạo quanh ao với một thanh niên.
Ta đã nghe được tất. ông nói một thôi dài về vấn đề đó.
Mà ta nhất quyết cho là ông ta có lý, chả là ông ta có đôi kính xanh, đầu ông hói, và bất cứ lúc nào, hễ anh thanh niên kia đưa ra một nhận xét gì đó thì bao giờ ông ta cũng đáp bằng một tiếng
“xì!”. Nhưng thôi, chú mày hãy tiếp tục câu chuyện của chú đi. Ta thích lão chủ cối xay hết nhẽ. Bản thân ta cũng có đủ các loại tình cảm đẹp đẽ, do đó, giữa ta và lão có một mối đồng cảm lớn.
- Được thôi,
- Sẻ lanh vừa nói vừa nhảy lò cò, khi thì chân trái, khi chân phải.- Mùa đông vừa chấm dứt và các hoa anh thảo vừa bắt đầu nở các
“ngôi sao” vàng nhạt thì lão chủ cối xay nói với vợ rằng lão sẽ xuống làng thăm chú Hanx.
- Thế đấy, bụng dạ ông tử tế quá đi mất,
- Mụ vợ nói.
- Bao giờ ông cũng nghĩ đến người khác. ông nhớ đem theo cái giỏ to để đựng hoa.
“Thế là lão chủ cối xay lấy xích sắt thật khỏe buộc chiếc quạt gió của cối xay lại, rồi với chiếc giỏ ngoắc ở cánh tay, lão đi xuống đồi.
- Chào cháu Hanx, -lão nói.
- Chào bác, -Hanx vừa chào đáp lại, vừa chống tay lên xẻng, miệng cười rộng đến mang tai.
- Suốt mùa đông, cháu thế nào?
- Tốt, bác ạ, tốt! -Hanx reo lên.
- Bác tử tế quá, bác đã hỏi thăm cháu, bác tử tế quá đi mất. Cháu thật khủng khiếp vì đã phải qua một mùa đông khá gay go, nhưng bây giờ đã sang xuân, cháu sung sướng hết chỗ nói, tất cả các thứ hoa của cháu tốt tốt là...
- Suốt mùa đông,
- Lão chủ cối xay nói,
- Nhà bác cứ nhắc đến cháu luôn. Hanx ạ, ai cũng cứ băn khoăn chẳng hiểu cháu sống thế nào.
- Các bác tốt bụng quá. Cháu gần như sợ là bác đã quên mất cháu.
- Hanx,-lão chủ cối xay nói,
- Cháu nói gì mà lạ vậy, hử? Bạn bè đâu có quên nhau bao giờ. Đó là điều kỳ diệu nhất của tình bạn, nhưng bác sợ cháu không hiểu được cái thơ mộng của cuộc sống. à này, hoa anh thảo của cháu nom đẹp hết ý đấy, cháu ạ.
- Chúng quả là rất đẹp, bác nhỉ. Thật may mắn cho cháu đã có nhiều thứ đến thế. Cháu sắp đem nó ra chợ bán cho cô con gái ông thị trưởng, lấy tiền chuộc lại chiếc xe cút kít của cháu.
- Chuộc lại xe cút kít là thế nào? ý cháu không định nói là cháu đã bán nó rồi, phải không? Làm thế thì khờ quá.
- Đúng thế, bác ạ,-Hanx đáp,
- Cháu bị bắt buộc phải làm như vậy. Bác tính, mùa đông là một mùa tai hại đối với cháu, mà thực tình, cháu chả có lấy một xu để mua bánh ăn. Bởi thế, thoạt đầu cháu bán đi những chiếc khuy bạc ở chiếc áo khoác ngày chủ nhật của cháu, rồi cháu bán cái chuỗi bạc, tiếp đó là cái ống tiêu lớn, và cuối cùng đến chiếc cút kít.
Nhưng bây giờ thì cháu sắp chuộc lại được tất.
- Hanx ơi,
- Lão chủ cối xay nói,
- Bác sẽ cho cháu chiếc xe cút kít của bác. Thật ra nó không còn lành lặn cho lắm đâu, đã mất mất một bên, các nan hoa có phần trục trặc, nhưng tuy thế, bác vẫn cứ cho cháu. Bác biết, làm như vậy là bác hào hiệp lắm đấy, cháu ạ, có khối người sẽ cho rằng bác phải cực kỳ xuẩn ngốc mới từ bỏ nó, nhưng bác đâu có phải như thiên hạ. Bác nghĩ tính hào hiệp là bản chất của tình bạn, vả lại bác đã có một chiếc xe mới cho bác rồi. Thế nhé, cháu đừng băn khoăn, cứ yên tâm, bác sẽ cho cháu chiếc xe cút kít của bác.
- Ôi! Quả thật như thế thì bác xởi lởi lắm,
- Chú Hanx nói và khuôn mặt ngộ nghĩnh của chú rạng rỡ thích thú. Cháu có thể sửa chữa lại dễ dàng thôi mà, vì trong nhà cháu đang có một tấm gỗ.
- Một tấm gỗ!
- Lão chủ cối xay kêu lên.
- May quá, thì chính bác đang cần nó để chữa lại cái mái nhà kho. ở đấy có một lỗ thủng lớn, bác mà không lấp lại ngay thì thóc có thể bị ướt hết. May sao cháu lại nhắc đến nó! Một nghĩa cử bao giờ cũng làm nẩy sinh một nghĩa cử khác, thế mới phi thường chứ! Bác cho cháu chiếc xe cút kít, bây giờ cháu sắp tặng lại bác tấm gỗ.
Dĩ nhiên, chiếc xe cút kít ăn đứt tấm gỗ, nhưng tình bạn chân chính có đâu lại so đo, để ý những điều đó. Cháu đi lấy ngay cho bác, và ngay ngày hôm nay bác bắt tay vào việc lợp nhà kho.
- Hẳn đi rồi!
- Chú Hanx reo, và chú chạy vào lều lôi tấm ván đem ra.
- Tấm ván chẳng lấy gì làm to lắm,
- Lão chủ cối xay vừa nhận xét vừa ngắm nó.
- Bác e rằng sửa chữa mái nhà kho xong thì chả còn thừa để cháu sửa chữa xe cút kít, nhưng cố nhiên, lỗi không phải tự bác. Còn bây giờ thế này, bác đã cho cháu chiếc xe cút kít, cháu chắc cũng vui lòng cho bác ít hoa.
Giỏ đây, cháu nhớ bỏ cho thật đầy vào.
- Thật đầy kia hở bác?
- Chú Hanx nói và khá buồn rầu, vì thật tình, đó là một cái giỏ rất to, và chú biết, nếu chủ bỏ cho đầy giỏ thì chẳng còn hoa để đem ra chợ bán, mà chú lại rất áy náy muốn chuộc lại những chiếc khuy bạc.
- Thì đúng thế mà,
- Lão chủ cối xay đáp,-vì bác đã cho cháu chiếc xe cút kít, nên bác nghĩ rằng có xin cháu một ít hoa thì cũng chẳng nhiều nhặn gì. Có thể bác nhầm, nhưng bác đã từng nghĩ rằng tình bạn, tình bạn chân chính không mảy may dính líu đến tính ích kỷ thuộc bất cứ loại nào.
- Ôi, bác là bạn thân, người bạn tốt nhất của cháu,
- Chú Hanx phân trần. -Hoa trong vườn cháu cũng như là của bác thôi. Tất nhiên, cháu thích được bác coi là người tử tế hơn là thích mấy chiếc khuy bạc. Nói xong, chú chạy đi hái tất cả các bông hoa anh thảo xinh đẹp và bỏ đầy giỏ cho lão.
- Tạm biệt cháu Hanx,-lão chủ cối xay nói rồi đi lên đồi, vai vác tấm gỗ, tay xách chiếc giỏ to.
- Tạm biệt bác,
- Chú Hanx nói. Và chú lại bắt đầu đào xới rất vui vẻ, vì chú rất mừng về chuyện cái xe cút kít.
“Ngày hôm sau, lúc chú đang vít chặt cây kim ngân vào cổng thì nghe tiếng lão chủ cối xay gọi chú ở ngoài đường cái. Thế là chú nhảy xuống thang, chạy ra vườn và nhìn qua đầu bờ giậu.
“Đó là lão chủ cối xay với một bao tải to tướng trên lưng.
- Cháu Hanx thân mến, -lão nói,
- Liệu cháu có lấy làm khó chịu nếu phải mang bao bột này ra chợ bán hộ bác không?
- Ôi! Cháu lấy làm tiếc,-Hanx nói,
- Hôm nay quả thật cháu bận quá, bác ạ. Cháu phải vít cành buộc tất cả các cây leo, rồi phải tưới nước cho hoa, rồi rẫy cỏ.
“Lão chủ cối xay bèn nói:
- Thế này nhé, bác sắp cho cháu chiếc xe cút kít, cứ lấy đó mà suy thì thật tình bác nghĩ, cháu mà từ chối tức là cháu tỏ ra không thân tình cho lắm.
- Ôi! Xin bác đừng nói thế, cháu đâu có muốn mang tiếng là không thân tình.
“Thế rồi chú chạy đi lấy mũ, lặc lè lê bước với chiếc bao tải to tướng đè trên vai.
“Hôm đó trời nóng như đốt, đường sá bụi kinh khủng và chưa đi tới được cây số thứ sáu thì chú đã mệt phờ, khiến chú phải ngồi xuống nghỉ. Tuy nhiên, chú lại mạnh bạo dấn bước và mãi rồi chú cũng đi được tới chợ.
ở đấy, sau một lát chờ đợi, chú bán được bao bột với một giá rất hời.
Bán xong, chú lên đường trở về nhà ngay, bởi vì chú sợ, nếu dừng lại quá muộn thì có thể gặp vài tay cướp đường.
“Chắc chắn hôm nay là một ngày vất vả,
- Chú Hanx tự nhủ khi lên giường nằm.
- Nhưng mình cũng mừng là đã không từ chối giúp bác chủ cối xay, một người bạn tốt nhất của mình. Hơn nữa, bác ấy sắp cho mình cái xe cút kít.
“Ngày hôm sau, tảng sáng lão chủ cối xay đã đến lấy tiền bán bột, còn chú Hanx mệt nhọc đến nỗi vẫn còn nằm trên giường. Thấy vậy, lão nói:
- Bác thề là cháu lười biếng quá đấy. Bác nói thật nhé, bởi lẽ bác sắp cho cháu chiếc xe cút kít của bác, cho nên bác thiết tưởng cháu phải làm việc cố gắng hơn. n không ngồi rồi là một tội lớn, và nhất định bác không ưa người bạn nào của bác ăn bơ làm biếng, lờ phờ. Cháu đừng lấy làm khó chịu vì bác đã nói với cháu một cách thẳng thắn.
Dĩ nhiên bác đâu có tơ tưởng làm như vậy nếu bác không phải là bạn của cháu! Nhưng, cái tốt đẹp trong tình bạn là gì, nếu như ta không nói đúng những điều ta nghĩ? Bất cứ ai cũng có thể nói những lời quyến rũ, cố gắng làm đẹp lòng và nịnh nọt, nhưng một người bạn chân thành thì luôn luôn nói những điều khó chịu và không nghĩ đến chuyện làm phiền kẻ khác. Quả thật, nếu y thực sự là người bạn chân thành thì y ưa làm như vậy hơn, vì y biết làm như vậy là đúng.
- Cháu rất lấy làm tiếc,
- Hanx vừa nói vừa giụi mắt và giật chiếc mũ trùm đầu xuống,
- Nhưng vì mệt quá nên cháu định nằm rốn lại trên giường một lát và nghe chim hót. Bác biết không, sau khi nghe chim hót, bao giờ cháu cũng làm việc tốt hơn.
- Thôi, thế là bác bằng lòng,
- Lão ta vừa nói vừa vỗ vỗ lưng chú Hanx,
- Vì bác muốn cháu lên chỗ cối xay sửa giùm bác cái mái nhà kho. Cháu mặc quần áo xong là ta đi.
“Chú Hanx rất lấy làm áy náy muốn đi làm vườn của mình, vì đã hai ngày nay, hoa của chú không được tưới, nhưng chú không muốn từ chối lão chủ cối xay khi mà lão là một người bạn tốt đến thế.
Bằng một giọng nói rụt rè, xấu hổ, chú dò hỏi:
- Nếu cháu nói cháu bận thì liệu bác có nghĩ rằng cháu thiếu tình bạn hay không ạ?
- Thế này, bác không nghĩ rằng bác đòi hỏi cháu quá nhiều, bởi lẽ rằng bác sắp cho cháu chiếc xe cút kít, nhưng, dĩ nhiên, cháu mà từ chối thì thôi, bác về tự làm lấy.
- Ồ,-Hanx kêu lên,
- Muốn ra sao cháu cũng cứ đi.
“Rồi chú nhảy ra khỏi giường, mặc quần áo và lên đường tới cối xay.
“Chú làm việc suốt ngày cho tới mặt trời lặn, và đến lúc mặt trời lặn thì lão chủ cối xay bột tới xem chú làm ăn ra sao. Với giọng vui vẻ, lão hỏi:
- Cháu đã lấp cái lỗ hổng trên mái chưa, Hanx?
- Lấp kín rồi, bác ạ,
- Chú vừa đáp vừa xuống thang.
- Ôi! -lão chủ cối xay nói.- Chẳng có công việc nào thú vị bằng công việc làm cho kẻ khác.
“Chú Hanx ngồi xuống và lau trán:
- Được nghe bác nói chuyện, quả là một đặc quyền, một đặc quyền lớn. Nhưng cháu lo, chẳng bao giờ cháu có được những ý kiến đẹp đẽ như bác.
- Ồ! Rồi cháu khắc có,
- Lão chủ cối xay đáp.
- Nhưng cháu phải tốn công tốn sức nhiều hơn kia. Hiện giờ cháu chỉ mới thực hành tình bạn, một ngày nào đó cháu cũng nắm được lý thuyết nữa.
- Thực tình, bác nghĩ là cháu cũng nắm được ư?
- Cái đó thì chắc! Chẳng có nghi ngờ gì hết. Nhưng cháu đã sửa chữa mái nhà rồi, tốt nhất cháu nên về mà nghỉ ngơi vì bác muốn ngày mai cháu lùa đàn cừu lên núi cho bác.
“Chú Hanx tội nghiệp ngại không dám có ý kiến gì và sáng sớm ngày hôm sau, lão chủ cối xay lùa đàn cừu đến quanh căn nhà lá, rồi Hanx dẫn chúng lên núi. Chú ở trên ấy mất một ngày ròng rã, rồi chú đi về.
Khi về tới nơi, chú mệt lử đến nỗi ngủ lịm đi trên ghế, và chỉ đến lúc sáng lóa mắt chú mới tỉnh dậy được.
- Chà! Trời hôm nay mà làm vườn thì thú vị phải biết.- chú nói và ngay lập tức bắt tay vào việc.
“Nhưng chẳng hiểu ra làm sao mà không lúc nào chú có thể trông nom săn sóc đến hoa của mình, vì ông bạn chủ cối xay luôn luôn tạt lại nhà chú, sai chú làm những việc vặt, hết việc nọ đến việc kia, hoặc nèo chú đến làm việc tại cối xay. Đôi khi Hanx rất lấy làm khổ tâm mỗi khi chú sợ rằng hoa của chú có thể cho rằng chúng đã bị chú bỏ quên, nhưng chú tự an ủi với ý nghĩ rằng lão chủ cối xay là ông bạn tốt nhất của chú.
“Hơn nữa, -chú thường nói,
- Bác ấy sắp cho mình chiếc xe cút kít, mà như vậy, hoàn toàn chỉ do lòng hảo tâm của bác ấy thôi”.
“Cứ như vậy, chú bé Hanx tiếp tục lao động cho lão chủ cối xay, còn lão ta thì cứ nói đủ mọi điều hay ho về tình bạn mà Hanx ghi vào sổ tay và buổi tối thường giở ra đọc lại, vì chú là một người rất ham học.
“Thế rồi, vào một buổi tối chú bé Hanx đang ngồi cạnh bếp lửa thì bỗng nghe một tiếng gõ đánh cốp rất to vào cửa. Hôm ấy là một đêm dữ dội, quanh nhà gió thổi và gào rú khủng khiếp đến nỗi thoạt đầu chú tưởng rằng tiếng động ấy chẳng qua chỉ do gió gây nên. Nhưng một tiếng cốp thứ hai, rồi tiếng thứ ba lớn hơn tiếng đầu.
“Chắc có kẻ qua đường khốn khổ nào đó thôi,
- Hanx tự nhủ và chạy lại mở cửa.
“Lão chủ cối xay đang đứng ở đó, một tay xách chiếc đèn bão, một tay cầm chiếc gậy to.
- Cháu Hanx thân mến,
- Lão nói to,
- Bác đang lo quá, cháu ạ. Thằng con út của bác đã ngã thang và bị thương, bác phải đi mời ông đốc tờ. Nhưng ông ta ở xa quá, đêm lại xấu trời thế này nên bác chợt nghĩ hay là cháu đi hộ bác thì tốt hơn.
Cháu biết đấy, bác sắp sửa cho cháu chiếc xe cút kít, bởi thế, giá cháu có làm chút gì đó cho bác gọi là đền đáp lại, điều đó cũng phải nhẽ thôi.
- Hẳn thế rồi,
- Chú Hanx kêu lên,
- Bác đã cất công tới đây nhờ cháu, cháu xem đó hoàn toàn như một lời ngợi khen rồi, bác ạ. Cháu đi ngay bây giờ đây. Nhưng bác phải cho cháu mượn chiếc đèn, vì trời tối quá, cháu có thể rơi xuống ngòi.
- Bác rất tiếc, đây là chiếc đèn mới, nếu nó có bị hư hỏng gì thì bác thiệt to.
- Thôi cũng được, bác đừng băn khoăn, không đèn cũng xong, cháu đi đây,
- Hanx đáp. Chú nhấc chiếc áo khoác lông xuống mặc vào, đội chiếc mũ trùm ấm màu đỏ tươi, quấn chiếc khăn quanh cổ, rồi ra đi.
“Dông tố mới dữ dội làm sao! Đêm tối như mực khiến chú khó nom thấy được gì, và gió thổi mạnh đến nỗi chú khó lòng đứng vững. Tuy nhiên chú rất can đảm và sau khi đã đi mất ba tiếng đồng hồ, chú tới nhà ông thầy thuốc.
Chú gõ cửa.
- Ai ngoài ấy?
- Ông thầy thuốc vừa hỏi vừa ló đầu ra cửa sổ buồng ngủ.
- Thưa bác, cháu là Hanx đây ạ.
- Có việc gì thế, cháu Hanx?
- Con trai bác chủ cối xay ngã thang và bị thương, bác ấy mời bác đến ngay cho.
- Đâu rồi!
- Ông thầy thuốc nói. ông chuẩn bị ngựa, một đôi ủng to, chiếc đèn, rồi ông lên đường, cho ngựa rẽ về hướng nhà lão chủ cối xay, còn chú Hanx thì chậm chạp đi đằng sau.
“Dông tố mỗi lúc một tệ hại, mưa như trút nước, và chú Hanx không thể biết được mình đang đi về đâu, hoặc không thể theo kịp ngựa. Cuối cùng chú lạc đường, đi chệch vào một cánh đồng hoang, một nơi rất nguy hiểm và đầy những hố sâu. Và chú Hanx bị chết đuối tại đấy. Ngày hôm sau một số người chăn súc vật đã tìm thấy xác chú dập dềnh trong một cái đầm lớn; họ đưa xác chú về căn lều.
“Ai nấy đều dự đám tang chú Hanx, vì chú được mọi người yêu mến, và lão chủ cối xay là kẻ khóc mướn chủ yếu. Lão nói:
- Bởi chúng tôi là bạn thân thiết nhất của nó, cho nên giá tôi có đứng vào chỗ tốt nhất, thì cũng là điều hợp lý thôi.
“Thế là lao đi ở đầu đoàn người đưa ma, với một chiếc áo dài đen, và chốc chốc lão lại chùi mắt với một chiếc khăn tay to.
- Chú Hanx mất đi, chắc chắn là một mất mát lớn cho mọi người,
- Bác phó rèn nói lúc đám tang kết thúc và ai nấy đang ngồi trong túp lều uống rượu vang và ăn bánh ngọt.
- Dẫu sao thì cũng là một mất mát lớn đối với tôi,
- Lão chủ cối xay nói.-Thì đấy, cứ coi như tôi đã cho thằng bé chiếc xe cút kít rồi và bây giờ, quả thật tôi không biết xoay xở thế nào với chiếc xe đấy. ở nhà tôi, nó phải thuộc quyền của tôi, nhưng nó hư hỏng quá nên giá có bán đi thì cũng chả thu lại được gì. Cố nhiên, tôi sẽ thận trọng, không đem cho đi bất cứ cái gì khác. Đố có sai, làm phúc xúc lấy tội”.
- Sao nữa?
- Chuột nước hỏi sau khi chim ngừng kể một lúc lâu.
- Ồ, hết rồi đấy,-sẻ lanh đáp.
- Nhưng rồi lão chủ cối xay sẽ như thế nào? -chuột nước hỏi.
- Ồ, thật tình, cháu chẳng biết thế nào. Mà chắc chắn là cháu chẳng để tâm tới.
- Thế thì hoàn toàn rõ ràng chú là người chả có thiện cảm với ai,
- Chuột nước nói:
- Cháu sợ rằng bác hoàn toàn không nhận ra cái bài học của câu chuyện, -sẻ lanh nhận xét.
- Bài gì?-chuột nước hỏi.
- Bài học đạo đức.
- Chú có ý nói câu chuyện đó là một bài học ư?
- Hẳn đi rồi,- sẻ lanh đáp. Với một thái độ rất giận dữ, chuột nước nói:
- Thôi, ta nghĩ rằng đáng lý ra, trước khi bắt đầu câu chuyện, chú phải nói với ta điều đó đã. Nếu chú làm thế thì chắc chắn ta đã không nghe chú rồi. Thật ra, lúc đó, cũng như cái nhà phê bình nọ, ta đã nói
“Xì!” rồi. Tuy nhiên, giờ đây ta vẫn có thể nói thế.
- Và lão ráng hơi ráng sức:
“Xì!”, xong ngoắt đuôi một cái, rúc trở lại hang. Mấy phút sau, chị vịt lạch bạch đi tới, hỏi:
- Mà làm sao chú có thể ưa lão chuột nước được? Lão có nhiều điểm đến kỳ lạ, nhưng về phần ta, ta lại có tấm lòng của người mẹ, ta không bao giờ có thể nhìn một gã độc thân mà không rơm rớm nước mắt được.
- Em cũng phần nào sợ là đã làm cho bác ấy bực mình,
- Sẻ lanh đáp.
- Sự thực là em đã kể cho bác ấy nghe một câu chuyện có ý nghĩa là một bài học.
- Ờ! Làm thế thì bao giờ cũng nguy hiểm lắm. Còn tôi, tôi hoàn toàn đồng ý với chị vịt đấy.
0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k