Hồ sơ bí ẩn - Chương 743
Fairy Dream | Chat Online | |
26/05/2019 14:41:31 | |
Truyện ma - Truyện kinh dị | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
101 lượt xem
- * Hồ sơ bí ẩn - Chương 744 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- * Hồ sơ bí ẩn - Chương 745 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- * Hồ sơ bí ẩn - Chương 742 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
- * Hồ sơ bí ẩn - Chương 741 (Truyện ma - Truyện kinh dị)
Lòng tôi cứ thấy lo lo, rốt cuộc vẫn từ chối Lữ Xảo Lam.
Cô ấy chỉ mỉm cười rồi rụt tay lại, đeo bùa hộ thân lên cổ trở lại.
Trang Hoài lái xe rất chậm, không phải chỉ vì chú ý hoàn cảnh xung quanh, mà còn vì nước ngập ở khu này vẫn chưa rút hết.
Đến lúc anh ta dừng xe, ba người chúng tôi lại nhìn thấy tòa lầu hai tầng ấy một lần nữa, nhất thời chẳng ai nhúc nhích.
Xung quanh Cục lưu trữ có không ít các tòa nhà, chính Cục lưu trữ cũng là một tòa kiến trúc lâu năm. Không phải là những kiến trúc đậm màu năm tháng trong các thành phố lớn, mà là một tòa nhà đã nhiều năm không tu sửa, nhìn vào không khác mấy các tòa lâu dân cư thường thấy của thế kỉ trước, hoàn toàn không có cảm giác được thiết kế bài bản.
Cổng của Cục lưu trữ là cửa cuốn, điểm này cũng khá hài hước. Nếu trước cổng không treo bảng, chắc sẽ khiến người ta nghĩ đây là một cửa hàng tư nhân.
Nhìn dáng vẻ thì xem ra Cục lưu trữ không có người rồi.
Ba người chúng tôi dù sao cũng vẫn phải xuống xe.
Trong cửa hàng bán rượu và thuốc lá bên cạnh đang có người lúi húi dọn dẹp đồ đạc. Trang Hoài bước đến hỏi thăm, người trong cửa hàng tuy cũng có quen biết vài ba người trong Cục lưu trữ, nhưng bây giờ mất điện, điện thoại mất sóng, họ cũng chẳng thể liên lạc được với người ta.
“… Hình như là ở trong khu dân cư trước mắt kìa, còn lầu mấy thì tôi quên rồi. Có một ông lão tướng tá dữ tợn, nhìn vào là biết ngay tính tình không tốt, rất thích uống rượu. À, đúng rồi, các anh có thể gõ cửa gọi thử xem. Tôi còn nhớ có một người của Cục lưu trữ sống ở bên trong, một ông già cô độc, không có nhà, làm việc cả đời cho Cục lưu trữ, ở hẳn trong đó đó.” Người trong tiệm đề nghị.
Trang Hoài cảm ơn. Tôi và anh ta chuẩn bị gõ cửa thử thì nghe thấy có tiếng la mắng.
Âm thanh ở rất gần, kế đến còn có tiếng hét nữa.
Tôi xoay qua nhìn thì thấy một người đàn ông trung niên tầm ba bốn mươi tuổi, vẻ mặt khổ sở đang đẩy một chiếc xe điện. Trên xe là một ông già, vênh mặt hất hàm sai khiến, bây giờ đang giơ đầu ngón tay ra chỉ tôi và Trang Hoài.
“Các người làm gì đấy?” Ông già ấy quát lên.
Chúng tôi vẫn chưa kịp nói gì thì trong tiệm có một cái đầu thò ra, cao giọng trả lời: “Chú à, người ta tìm đến Cục lưu trữ có việc đấy!”
“Ai là chú của anh!” Ông già xem ra rất khỏe, lớn tiếng hét lại.
Chiếc xe điện được đẩy đến trước cổng Cục lưu trữ, người đàn ông trung niên đỡ ông già xuống.
Tôi nhìn cả buổi mà vẫn chưa xác định được đây là ma hay người.
Trang Hoài đã đến nói chuyện, bảo muốn mượn đọc tài liệu lịch sử của Hối Hương.
Ông già xua tay ngay, “Mượn cái gì mà mượn! Bây giờ khắp nơi ngập nước đây này! Cục lưu trữ cũng cần khắc phục hậu quả chứ, các người hôm khác đến đi.”
Thái độ này trái lại cũng tương tự như con ma lúc trước.
Mặt Trang Hoài đanh lại, nhưng không còn cứng rắn yêu cầu như lần trước. Chắc anh ta vẫn còn có tâm lý ám ảnh.
Người đàn ông trung niên lại rất lịch sự, đến xin lỗi Trang Hoài, chợt thấy ông già đang loay hoay thì vội vàng chạy đến giúp cuốn cánh cửa lên.
Cánh cửa cuốn không hề kín, cánh cửa kính ở bên trong thì càng không.
Mặt ông già đầy lo lắng, lội nước vào, lớn tiếng gọi: “Nhị Tử! Nhị Tử!”
Bố cục trong Cục lưu trữ giống hệt chúng tôi đã thấy lúc trước. Sảnh lớn rất rộng và thoáng, ngoại trừ bàn tiếp tân và một bức tranh treo tường lớn nằm đối diện với cửa chính ra thì chẳng còn vật gì khác.
Trên bức tranh là hành lang thông lên tầng hai, đằng sau chắc là có đường khác.
Ông già là người đi vào đầu tiên, rành đường rành lối đi thẳng ra phía sau bức tường nằm chếch bên trái bức tranh. Người đàn ông trung niên lật đật chạy theo.
Tôi và Trang Hoài đưa mắt nhìn nhau. Cứ đứng bên ngoài như thế thì làm sao biết được bên trong có ma hay không, nên chỉ có thể đi vào xem.
Vừa vào, tôi liền cảm nhận được sự lạnh lẽo do quanh năm không có nắng chiếu vào, nhưng cảm giác ẩm ướt thì còn rõ hơn. Dẫu sao thì cả thành phố đều đang ngập nước, Cục lưu trữ cũng không thể thoát nạn được, có điều có bậc tam cấp, nền nhà cao hơn thì tình hình chắc cũng tốt hơn một chút.
Đi vào bên trong Cục lưu trữ, tôi chợt nghe thấy âm thanh “loảng xoảng” vang lên, kèm theo đó là tiếng quát tháo của ông già và tiếng khuyên can của con trai ông ta.
Đằng sau bức tường nằm chếch bên trái bức tranh là cầu thang. Bên cạnh đó là cửa sổ, nhưng nhìn ra bên ngoài thì lại là vách của cửa hàng bán rượu, thuốc lá kia nên không có nắng chiếu vào được.
Bước lên lầu thì có thể thấy một dãy hành lang không dài mấy, có ba phòng, mỗi phòng treo một cái biển.
Ông già đi ngay đến phòng cuối cùng.
Chúng tôi định đi theo thì nghe thấy dưới lầu có tiếng bước chân.
“Này, các người là ai thế?” Dưới lầu có một ông lão đi vào, mặt đầy hiếu kì nhìn chúng tôi.
Ông lão này hình như rất nghèo, ăn mặc khá nhếch nhác. Ông ta cũng xắn ống quần, đi một đôi dép lê, nhìn chẳng khác gì mấy người đi cứu hộ thiên tai trên vỉa hè. Đến cả vẻ mặt đang ngao ngán, mệt mỏi và hơi bực dọc đều tương tự như phần lớn những người xung quanh lúc bấy giờ.
Hai cha con ông già đang ở trước mặt quay đầu lại nhìn.
“Nhị Tử, ông không sao chứ? Hầy, tối hôm qua tôi định qua bên này xem ông thế nào mà thằng bất hiếu này cứ cản tôi.” Ông già giận dỗi trợn mắt nhìn đứa con.
Người đàn ông trung niên chỉ biết cười trừ.
Ông lão được gọi là Nhị Tử phẩy tay, nói giúp cho người đàn ông trung niên một tiếng: “Thì nó cũng chỉ muốn tốt cho ông, lo lắng cho ông thôi. Ông lớn tuổi như thế, chạy qua đây làm gì?”
Ông già kia vẫn chưa nguôi giận, “Những người khác không đến à? Cái lũ đó chẳng có lương tâm gì cả! Ông giúp chúng làm biết bao nhiêu là việc, vậy mà bây giờ chúng chẳng thèm chạy đến xem ông sống chết thế nào. Con người thời này thật là…”
“Thôi thôi, được rồi mà.” Ông lão phẩy tay trả lời, rồi nhìn ba người chúng tôi, “Các cậu hình như không phải là người địa phương thì phải?”
Trang Hoài chủ động trả lời, rồi nói đến chuyện muốn mượn tư liệu lịch sử của Hối Hương.
“Tư liệu ở dưới hầm bị ngập nước hết rồi. Khi nãy là tôi đang cố gắng cứu đấy. Chỉ có điều…” Ông lão lắc đầu, thở dài, “Tuổi đã cao rồi, tối hôm qua long trời lở đất như vậy mà tôi có hay biết gì đâu. Nếu dậy sớm sớm một chút, không chừng có thể chặn nước không cho tràn vào rồi.”
“Đúng lúc, để chúng tôi giúp một tay!” Ông già không khách khí nói.
Người đàn ông trung niên cất giọng kêu “cha” một tiếng thì bị ông già mắng một trận.
“Nhân viên của Cục lưu trữ các ông đâu?” Trang Hoài chau mày hỏi.
“Làm gì có ai đến làm? Hơn nữa chỗ chúng tôi công tác có năm người, ngoại trừ tôi và ông Lưu ra thì ba người kia đều là đám kiếm tiền cho đủ sống mà thôi.” Ông lão không để tâm, “Mà dù gì người ta cũng có nhà có cửa cả, bây giờ chắc đang bận sấp mặt ở nhà.”
Lời của ông lão khiến ông già tức tối chửi đổng lên.
“Thế để chúng tôi xuống tầng hầm xem thử trước nhé.” Trang Hoài nói.
Ông lão gật đầu, rồi đi xuống lầu.
Động tác xuống cầu thang của ông ấy hơi chậm, nhưng xem ra sức khỏe vẫn còn tốt lắm.
Cầu thang xuống hầm quẹo một cái là tới.
Vòng qua mặt trước của bức tranh treo tường, rồi đi vòng bên phải bức tường thì có thể nhìn thấy cầu thang đi xuống hầm.
Cửa tầng hầm làm bằng kim loại, nhưng cũng không kín để có thể phòng được nước.
Ở đây bị ngập khá nặng, nước cao lên tới bắp chân.
Vì bây giờ đang mất điện nên chỉ có thể dùng đèn pin để chiếu sáng thôi.
Mà các tủ sách bằng sắt được sắp xếp ngay ngắn dưới tầng hầm thật sự không hề ít.
Có khá nhiều tủ đang mở ra. Các tập tư liệu ở ngăn dưới đã được chuyển lên trên.
“Bên kia là hồ sơ cá nhân của người dân, bên này là tài liệu lịch sử, gồm báo cũ và văn kiện cũ.” Ông lão lên tiếng giới thiệu với chúng tôi, “Các cậu muốn tìm tài liệu lịch sử Hối Hương thì giúp một tay dọn dẹp cái chỗ này luôn đi.”
Cô ấy chỉ mỉm cười rồi rụt tay lại, đeo bùa hộ thân lên cổ trở lại.
Trang Hoài lái xe rất chậm, không phải chỉ vì chú ý hoàn cảnh xung quanh, mà còn vì nước ngập ở khu này vẫn chưa rút hết.
Đến lúc anh ta dừng xe, ba người chúng tôi lại nhìn thấy tòa lầu hai tầng ấy một lần nữa, nhất thời chẳng ai nhúc nhích.
Xung quanh Cục lưu trữ có không ít các tòa nhà, chính Cục lưu trữ cũng là một tòa kiến trúc lâu năm. Không phải là những kiến trúc đậm màu năm tháng trong các thành phố lớn, mà là một tòa nhà đã nhiều năm không tu sửa, nhìn vào không khác mấy các tòa lâu dân cư thường thấy của thế kỉ trước, hoàn toàn không có cảm giác được thiết kế bài bản.
Cổng của Cục lưu trữ là cửa cuốn, điểm này cũng khá hài hước. Nếu trước cổng không treo bảng, chắc sẽ khiến người ta nghĩ đây là một cửa hàng tư nhân.
Nhìn dáng vẻ thì xem ra Cục lưu trữ không có người rồi.
Ba người chúng tôi dù sao cũng vẫn phải xuống xe.
Trong cửa hàng bán rượu và thuốc lá bên cạnh đang có người lúi húi dọn dẹp đồ đạc. Trang Hoài bước đến hỏi thăm, người trong cửa hàng tuy cũng có quen biết vài ba người trong Cục lưu trữ, nhưng bây giờ mất điện, điện thoại mất sóng, họ cũng chẳng thể liên lạc được với người ta.
“… Hình như là ở trong khu dân cư trước mắt kìa, còn lầu mấy thì tôi quên rồi. Có một ông lão tướng tá dữ tợn, nhìn vào là biết ngay tính tình không tốt, rất thích uống rượu. À, đúng rồi, các anh có thể gõ cửa gọi thử xem. Tôi còn nhớ có một người của Cục lưu trữ sống ở bên trong, một ông già cô độc, không có nhà, làm việc cả đời cho Cục lưu trữ, ở hẳn trong đó đó.” Người trong tiệm đề nghị.
Trang Hoài cảm ơn. Tôi và anh ta chuẩn bị gõ cửa thử thì nghe thấy có tiếng la mắng.
Âm thanh ở rất gần, kế đến còn có tiếng hét nữa.
Tôi xoay qua nhìn thì thấy một người đàn ông trung niên tầm ba bốn mươi tuổi, vẻ mặt khổ sở đang đẩy một chiếc xe điện. Trên xe là một ông già, vênh mặt hất hàm sai khiến, bây giờ đang giơ đầu ngón tay ra chỉ tôi và Trang Hoài.
“Các người làm gì đấy?” Ông già ấy quát lên.
Chúng tôi vẫn chưa kịp nói gì thì trong tiệm có một cái đầu thò ra, cao giọng trả lời: “Chú à, người ta tìm đến Cục lưu trữ có việc đấy!”
“Ai là chú của anh!” Ông già xem ra rất khỏe, lớn tiếng hét lại.
Chiếc xe điện được đẩy đến trước cổng Cục lưu trữ, người đàn ông trung niên đỡ ông già xuống.
Tôi nhìn cả buổi mà vẫn chưa xác định được đây là ma hay người.
Trang Hoài đã đến nói chuyện, bảo muốn mượn đọc tài liệu lịch sử của Hối Hương.
Ông già xua tay ngay, “Mượn cái gì mà mượn! Bây giờ khắp nơi ngập nước đây này! Cục lưu trữ cũng cần khắc phục hậu quả chứ, các người hôm khác đến đi.”
Thái độ này trái lại cũng tương tự như con ma lúc trước.
Mặt Trang Hoài đanh lại, nhưng không còn cứng rắn yêu cầu như lần trước. Chắc anh ta vẫn còn có tâm lý ám ảnh.
Người đàn ông trung niên lại rất lịch sự, đến xin lỗi Trang Hoài, chợt thấy ông già đang loay hoay thì vội vàng chạy đến giúp cuốn cánh cửa lên.
Cánh cửa cuốn không hề kín, cánh cửa kính ở bên trong thì càng không.
Mặt ông già đầy lo lắng, lội nước vào, lớn tiếng gọi: “Nhị Tử! Nhị Tử!”
Bố cục trong Cục lưu trữ giống hệt chúng tôi đã thấy lúc trước. Sảnh lớn rất rộng và thoáng, ngoại trừ bàn tiếp tân và một bức tranh treo tường lớn nằm đối diện với cửa chính ra thì chẳng còn vật gì khác.
Trên bức tranh là hành lang thông lên tầng hai, đằng sau chắc là có đường khác.
Ông già là người đi vào đầu tiên, rành đường rành lối đi thẳng ra phía sau bức tường nằm chếch bên trái bức tranh. Người đàn ông trung niên lật đật chạy theo.
Tôi và Trang Hoài đưa mắt nhìn nhau. Cứ đứng bên ngoài như thế thì làm sao biết được bên trong có ma hay không, nên chỉ có thể đi vào xem.
Vừa vào, tôi liền cảm nhận được sự lạnh lẽo do quanh năm không có nắng chiếu vào, nhưng cảm giác ẩm ướt thì còn rõ hơn. Dẫu sao thì cả thành phố đều đang ngập nước, Cục lưu trữ cũng không thể thoát nạn được, có điều có bậc tam cấp, nền nhà cao hơn thì tình hình chắc cũng tốt hơn một chút.
Đi vào bên trong Cục lưu trữ, tôi chợt nghe thấy âm thanh “loảng xoảng” vang lên, kèm theo đó là tiếng quát tháo của ông già và tiếng khuyên can của con trai ông ta.
Đằng sau bức tường nằm chếch bên trái bức tranh là cầu thang. Bên cạnh đó là cửa sổ, nhưng nhìn ra bên ngoài thì lại là vách của cửa hàng bán rượu, thuốc lá kia nên không có nắng chiếu vào được.
Bước lên lầu thì có thể thấy một dãy hành lang không dài mấy, có ba phòng, mỗi phòng treo một cái biển.
Ông già đi ngay đến phòng cuối cùng.
Chúng tôi định đi theo thì nghe thấy dưới lầu có tiếng bước chân.
“Này, các người là ai thế?” Dưới lầu có một ông lão đi vào, mặt đầy hiếu kì nhìn chúng tôi.
Ông lão này hình như rất nghèo, ăn mặc khá nhếch nhác. Ông ta cũng xắn ống quần, đi một đôi dép lê, nhìn chẳng khác gì mấy người đi cứu hộ thiên tai trên vỉa hè. Đến cả vẻ mặt đang ngao ngán, mệt mỏi và hơi bực dọc đều tương tự như phần lớn những người xung quanh lúc bấy giờ.
Hai cha con ông già đang ở trước mặt quay đầu lại nhìn.
“Nhị Tử, ông không sao chứ? Hầy, tối hôm qua tôi định qua bên này xem ông thế nào mà thằng bất hiếu này cứ cản tôi.” Ông già giận dỗi trợn mắt nhìn đứa con.
Người đàn ông trung niên chỉ biết cười trừ.
Ông lão được gọi là Nhị Tử phẩy tay, nói giúp cho người đàn ông trung niên một tiếng: “Thì nó cũng chỉ muốn tốt cho ông, lo lắng cho ông thôi. Ông lớn tuổi như thế, chạy qua đây làm gì?”
Ông già kia vẫn chưa nguôi giận, “Những người khác không đến à? Cái lũ đó chẳng có lương tâm gì cả! Ông giúp chúng làm biết bao nhiêu là việc, vậy mà bây giờ chúng chẳng thèm chạy đến xem ông sống chết thế nào. Con người thời này thật là…”
“Thôi thôi, được rồi mà.” Ông lão phẩy tay trả lời, rồi nhìn ba người chúng tôi, “Các cậu hình như không phải là người địa phương thì phải?”
Trang Hoài chủ động trả lời, rồi nói đến chuyện muốn mượn tư liệu lịch sử của Hối Hương.
“Tư liệu ở dưới hầm bị ngập nước hết rồi. Khi nãy là tôi đang cố gắng cứu đấy. Chỉ có điều…” Ông lão lắc đầu, thở dài, “Tuổi đã cao rồi, tối hôm qua long trời lở đất như vậy mà tôi có hay biết gì đâu. Nếu dậy sớm sớm một chút, không chừng có thể chặn nước không cho tràn vào rồi.”
“Đúng lúc, để chúng tôi giúp một tay!” Ông già không khách khí nói.
Người đàn ông trung niên cất giọng kêu “cha” một tiếng thì bị ông già mắng một trận.
“Nhân viên của Cục lưu trữ các ông đâu?” Trang Hoài chau mày hỏi.
“Làm gì có ai đến làm? Hơn nữa chỗ chúng tôi công tác có năm người, ngoại trừ tôi và ông Lưu ra thì ba người kia đều là đám kiếm tiền cho đủ sống mà thôi.” Ông lão không để tâm, “Mà dù gì người ta cũng có nhà có cửa cả, bây giờ chắc đang bận sấp mặt ở nhà.”
Lời của ông lão khiến ông già tức tối chửi đổng lên.
“Thế để chúng tôi xuống tầng hầm xem thử trước nhé.” Trang Hoài nói.
Ông lão gật đầu, rồi đi xuống lầu.
Động tác xuống cầu thang của ông ấy hơi chậm, nhưng xem ra sức khỏe vẫn còn tốt lắm.
Cầu thang xuống hầm quẹo một cái là tới.
Vòng qua mặt trước của bức tranh treo tường, rồi đi vòng bên phải bức tường thì có thể nhìn thấy cầu thang đi xuống hầm.
Cửa tầng hầm làm bằng kim loại, nhưng cũng không kín để có thể phòng được nước.
Ở đây bị ngập khá nặng, nước cao lên tới bắp chân.
Vì bây giờ đang mất điện nên chỉ có thể dùng đèn pin để chiếu sáng thôi.
Mà các tủ sách bằng sắt được sắp xếp ngay ngắn dưới tầng hầm thật sự không hề ít.
Có khá nhiều tủ đang mở ra. Các tập tư liệu ở ngăn dưới đã được chuyển lên trên.
“Bên kia là hồ sơ cá nhân của người dân, bên này là tài liệu lịch sử, gồm báo cũ và văn kiện cũ.” Ông lão lên tiếng giới thiệu với chúng tôi, “Các cậu muốn tìm tài liệu lịch sử Hối Hương thì giúp một tay dọn dẹp cái chỗ này luôn đi.”
Truyện mới nhất:
- Thích mày á! Được chưa? (13. Bão nổi trong lòng) (Truyện ngôn tình)
- Mùi gì vậy? (Truyện cười)
- Hẹn giờ (Truyện cười)
- HẠT MẦM TÌNH BẠN (Truyện tổng hợp)
- Thích mày á! Được chưa? (12. Khoảng cách) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (11. Khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (10. Rối răm) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (9. Chao biết ghen òi!) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (8. Khó hiểu) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (7. Hint ngập tràn) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!