Lữ Quán Giết Người - Chương 2

81 lượt xem
Một buổi sáng, con ngựa nằm xuống vĩnh viễn, đầu vẫn còn gối lên chân cô chủ trẻ. Một nấm mộ được đào ngay dưới gốc cây táo. Sau khi chôn convật trung thành, mẹ con nàng đau xót thấm thía: từ nay họ làm sao ra chợ mỗi tuần?

Mẹ nàng bảo con gái bằng giọng buồn rầu:

- Hình như có cái gì trong mẹ đã ra đi, đã bị chôn cùng con Nell đángthương rồi, Mary ạ! Mẹ chán nản, không thiết gì nữa cả, mẹ mỏi mệt vôcùng…

Mary nhìn kỹ mẹ: nàng hoảng hốt thấy mẹ như già thêm 10 tuổi trongkhoảnh khắc, mặt tái xanh, quầng mắt thêm sâu, bà lảo đảo phải tựa vàocon cho khỏi ngã trong đoạn đường từ gốc táo vô nhà. Nghe con gái địnhmời bác sĩ, người mẹ tỉnh táo trả lời:

- Trễ lắm rồi, Mary ạ! Đã 17 năm rồi…

Lần thứ nhất bà khóc thổn thức. Lần thứ nhất bà khóc trước mặt con gái. Mary chưa hề thấy mẹ khóc bao giờ.

Khi Mary ngồi cạnh viên bác sĩ - người đã đỡ nàng trong khi mẹ nàng sinh – ông ta lắc đầu, cất giọng rầu rĩ bảo nàng:

- Ta cho con biết nguyên do: mẹ con đã phung phí sức khỏe từ khi cha con nhắm mắt. Giờ đây bà khó lòng mà gượng nổi. Ta lo quá, Mary ơi!

Chiếc xe chở cả hai người trở về trên con đường ngoằn ngoèo. Một bà láng giềng chờ tận cửa, vẻ nóng nảy của bà làm cho Mary và bác sĩ cảm thấyđiềm xấu đang chờ họ.

- Mẹ cháu yếu quá. Bà vừa ra khỏi cửa thì run lên, mắt lạc đi, ngã gục xuống. Chúng tôi đã vực bà lên giường, nhưng…

Bác sĩ xua những kẻ tò mò vây quanh cửa, bước vào nhà. Sau khi khám kỹ bệnh nhân, ông nói với Mary:

- Mẹ con bị sung huyết, nhưng bà còn thở đều. Ta rất sợ cơn sung huyết bất ngờ đáng sợ này.

Rồi ông thấp giọng xuống, như cốt nói với chính mình:

- Sao mãi đến bây giờ nó mới phát ra, sau bao nhiêu năm khó nhọc? Chỉ có Trời và có lẽ - cả bà ấy, biết rõ mà thôi! (Ông cao giọng lên:) Mary!con phải tỏ ra xứng đáng với mẹ con. Chỉ có con có thể giúp mẹ con vượtqua cơn thử thách đáng lo này. Chỉ có con thôi!

Suốt sáu tháng liền, Mary tận lực săn sóc mẹ. Mẹ nàng trải qua cơn bệnhđầu tiên – mà cũng là cuối cùng - của đời bà. Mặc dù được con gái và bác sĩ tận tình chăm sóc, cơn bệnh không lui. Hình như bà không thiết sốngnữa. Bà mong một sự giải thoát và mong nó đến mau hơn.

Bà bảo con, giọng âu yếm:

- Mẹ không muốn con sống khó khăn, cực nhọc như mẹ đã sống. Hại cả thểxác lẫn tinh thần. Khi mẹ chết rồi không còn gì giữ con lại Helford. Hãy đến sống với dì Patience ở Bodmin.

Mary quả quyết rằng mẹ nàng không thể chết được, rằng nàng cần có mẹcũng như mẹ cần nàng. Bà sẽ vượt qua… Nhưng vô ích. Bà đã nhất định nhưthế và không hề đổi ý. Mary nói với mẹ:

- Con không bao giờ rời nông trại. Con sinh tại đây cũng như cha con.Dòng họ Yellan của chúng ta phải ở đây! Sự nghèo khổ vất vả không làmcon sợ. Cũng như sự suy sụp của nông trại… mẹ đã ra công trong 17 nămtrời, tại sao con lại bỏ nó khi mẹ không còn sống nữa? Con mạnh khỏe,con có thể làm việc như một người đàn ông, mẹ thấy mà!

- Ðời sống này không thích hợp với một thiếu nữ như con. Mẹ nàng nói như một lệnh - Nếu mẹ đã chịu đựng lâu nay đó là vì hai người thân yêu củamẹ: con và cha con. Khi một người đàn bà làm việc cho ai, họ thỏa mãn và yên lòng, có can đảm. Nhưng nếu làm cho chính họ lại là một việc khác.Lòng mình khó thỏa mãn con nên nghe lời mẹ!

- Con làm gì ở thành phố? Con chỉ quen và chỉ ưa sống như thế này, cạnhdòng sông, không ưa thay đổi. Con sẽ sung sướng ở đây với vài con gà còn lại, với con ngựa già, với cỏ trong vườn và chiếc thuyền trên sông. Ðến Bodmin với dì con, con sẽ làm gì? sẽ ra sao?

- Một cô gái không thể sống đơn chiếc một mình. Con sẽ trở thành quái dị hay hư hỏng. Hãy nghe mẹ! Sự cô đơn là một cái gì đáng sợ nhất. Rồi con sẽ thấy. Dưới mồ mẹ không sao yên lòng Cũng như cha con, nếu không được biết con sống an toàn cạnh người thân. Dì Patience rất tốt, dì vuitính, hay cười đùa và có tấm lòng vàng. Con quên dì rồi ư? Dì không sinh nở, dì sẽ thương con như mẹ vậy. Con còn nhớ không: lúc dì đến đây,cách 12 năm trước…

Không, Mary không quên dì Patience, tuy lúc đó nàng còn bé. Dì mặc cáiváy lụa, áo xanh và đội mũ kết nơ nhung. Mái tóc dì gợn sóng, mắt xanhbiêng biếc. Phải, Mary còn nhớ kỹ: từ nụ cười, khóe mắt cho đến cái cách dì nhón gót, tay xăn váy đi trong bùn ngoài sân. Nom dì xinh như một…cô tiên! Trong lúc Mary thả trí nhờ về dĩ vãng, mẹ nàng nói tiếp:

- Mẹ không rõ chú ấy thế nào, vì mẹ chưa gặp chú. Nhưng khi dì thành hôn với chú cách nay 10 năm, dì viết cho mẹ một lá thư kể nhiều chuyệnngông cuồng, mẹ rất ngạc nhiên. Vì theo mẹ, chuyện này có thể hiểu đượcnều dì con là một cô gái còn trẻ dại cỡ 18, đôi mươi… nhưng dì con lúcđó đã ngoài 30 tuổi…

- Dì và chú ấy sẽ thấy con quê mùa quá – Mary chậm rãi nói – con khôngthể có đôi bàn tay đẹp như các cô gái nhà giàu thành phố và… và rồi concũng không biết nói chuyện gì với hai người…

- Dì chú sẽ thương con vì con là cháu họ, chứ không phải vì sự sangtrọng hay dáng bộ bề ngoài. Mary con! hãy hứa với mẹ: sau khi mẹ nhắmmắt rồi con sẽ nghe lời mẹ biên thư ngay cho dì và nói rõ ước muốn cuốicùng duy nhất của mẹ là thấy con sống cạnh dì.

- Con xin hứa. Con xin vâng lời mẹ! Xin mẹ yên lòng. Con sẽ làm tất cả những gì mẹ muốn…

Mary nói, lòng tràn thống khổ vì nghĩ đến tương lai mờ mịt khác xa đờisống đơn giản, quen thuộc hiện nay bên mẹ thân yêu. Chao! rồi Mary sẽ từ biệt miền đất quê hương quen thuộc? Nàng sẽ dựa vào đâu để vượt quanhững ngày sắp đến, không hứa hẹn và chỉ thấy cô đơn?

Mẹ nàng mỗi ngày một suy yếu thêm. Sự sống chậm rãi nhưng chắc chắn rờikhỏi bà. Mùa gặt đến rồi mùa hái quả đến… cho đến đầu thu. Khi sương mùbao phủ bầu trời vào mỗi sáng, lúc cái rét bắt đầu làm đất khô cằn, dòng sông chảy mạnh cuồn cuộn ra bể cả; tiếng sóng bể vỗ mạnh trên bờ bểHelford cũng là lúc bà kiệt quệ và tinh thần giao động. Bà nhắc đến tênngười quá cố, nói đến chuyện quá khứ và những kẻ Mary chưa hề biết đến.Trong ba hôm liền, mẹ nàng như sống trong một thế giới riêng tư, nhỏ bévà đến ngày thứ tư, bà ngừng thở.Mary đau lòng nhìn những vật quen thuộc lần lượt qua tay kẻ khác. Ðàn gia súc đem bán ở chợ Helston. Các láng giềng mua bàn ghế, tủ giường.Một người ở Coverack mua ngôi nhà. Miệng ngậm ống điếu, ông ta nhanhnhẹn đi lui, đi tới giữa sân, tay chỉ những nơi cần thay đổi, sửa chữa,những cây cối mà ông định chặt bỏ cho quang đãng. Mary tức tối nhìn ôngta qua khung cửa sổ trong khi tay nàng dồn một số đồ đạc cần dùng cònlại vào cái rương của cha mình. Thật vậy, người này làm cho mình có cảmtưởng mình là một kẻ lạ xâm nhập vào nhà này mặc dù nó vẫn còn là nhànàng. Nàng đọc trong mắt ông ta sự hối hả, thúc giục nàng rời khỏi nhàcàng sớm càng tốt. Vì thế, Mary chỉ nong nả mong cho sớm xong công việcđể rời Helford mà không hẹn ngày trở lại.

Mary ngừng tay làm việc, giở thư dì đọc lại. Nét chữ nguệch ngoạc, dìcho cháu biết là rất buồn về sự không may của nàng; dì không hay biết gì về cơn bệnh của mẹ nàng vì lần cuối gặp nhau cách đây đã nhiều năm. “Hiện nay dì chú có vài thay đổi, không còn ở Bodmin mà ở cách đấy 12dặm, trên đường đi Launceston. Vùng này hoang vu lắm. Nếu cháu muốn đến, dì rất vui có bạn trong mùa đông. Dì hỏi ý kiến chú rồi: không có gìcản trở, nếu cháu đừng ồn ào, bép xép. Chú sẵn sàng giúp cháu nếu cháucần. Nhưng Mary ạ! Rồi cháu sẽ hiểu, chú không thể nuôi không cháu, ôngmuốn cháu giúp một tay trong việc trông nom lữ quán của ông” .

Mary uể oải gấp lá thư lại, cho vào rương. Quả là một lá thư không mấyniềm nở đối với hình ảnh của dì Patience vui tính ngày xưa, mà nàng cònnhớ. Một cánh thư lạnh nhạt làm cho khoảng cách giữa đôi bên như đượckhơi rộng thêm ra. Không một lời an ủi, khuyến khích… Toàn thể như biểulộ (tuy không ra lời) cho một cô cháu bất hạnh hiểu rằng đừng trông cậynơi dì một nương tựa, dù cho chỉ là một nương tựa tinh thần.

Trời ơi! di Patience, nàng tiên của Mary thuở nhỏ! Dì nay đã trở thànhmột bà chủ lữ quán ở một chốn hoang vu. Tội nghiệp mẹ nàng không haybiết điều này. Dù sao, Mary đã hứa với mẹ rồi và không thể sai lời. Vảchăng, nhà đã bán, làm sao nàng ở lại Helford? Dù sự đón tiếp có ra saonàng cũng nhớ rằng dì là em ruột của mẹ nàng.

Ðời sống ngày xưa đã trở thành quá khứ: nông trại thân yêu, dòng sôngtrong trẻo ở Helford. Tương lai không có gì hứa hẹn, nhưng nàng vẫn bước đến theo đúng ước vọng của mẹ mình.

*Mary lên xe ở Helston, đi về miền Bắc, ngang qua Truno ở suối Fal.Tại Truno, nhà cửa đông đúc với những nóc chuông giáo đường, đường látđá phẳng và rộng; trời còn trong xanh tựa như ở miền Nam. Dân cư đứng ởngưỡng cửa mỉm cười vẫy tay khi thấy xe chạy qua. Nhưng khi Truno mấtdạng sau thung lũng, trời tối sầm và đất hai bên đường trở thành khôcằn, quang cảnh tịch mịch. Chỉ thấy toàn đất bỏ hoang. Làng mạc thưathớt và ở khung cửa không còn thấy những khuôn mặt tươi cười. Không cây cối, không rào dậu. Gió thổi mạnh và mưa to.

Xe đến Bodmin trong tình trạng này. Tại đây trời cũng u ám, bẩn thỉu như những chỗ họ vừa đi qua. Lần lượt, hành khách thu xếp hành lý và xuốngxe, trừ có mình Mary ngồi yên chỗ. Bác phu xe nhìn vào trong, nước mưachảy dài trên mặt:

- Cô đến Launceston phải không? Ðêm nay mà qua đồng hoang nguy hiểm lắm. Tốt hơn cô nên ngủ lại đây rồi sáng mai đón xe đi tiếp…

- Có người đợi tôi, bác ạ. Ðường xa không làm tôi sợ đâu. Vả, tôi không đến Launceston. Bác cho tôi xuống Lữ quán Giao Mai…

- Cái gì? Lữ quán Giao Mai? Cô không lầm chứ? Cô đến đó làm gì? Ðó không phải là chỗ của một thiếu nữ như cô…

Bác phu xe nhìn chầm chập vào Mary, gặng hỏi. Rồi chợt, bác ta như hối đã lỡ lời, im lặng đột ngột. Mary trả lời:
- Tôi đã nghe nói đến sự hoang vu của vùng này, nhưng tôi cũng chưa baogiờ ở chỗ đông người. Chỗ cũ của tôi cũng vắng lắm. Tôi không…
0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo