Người hàng xóm
Lê Thị Mai Linh | Chat Online | |
29/05/2020 23:03:59 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
267 lượt xem
- * Bầu trời sau ô cửa (Truyện ngắn)
- * Công chúa đội chậu (Truyện dân gian)
- * Mì và Trứng (Truyện ngắn)
- * Những Người Được Chọn - Phần 1 (Truyện tiểu thuyết)
***
"kettttt... két..."
Tiếng cánh cửa xếp khô dầu vang lên trong đêm tối khiến con mèo hoang đang lục lọi trong thùng rác giật mình, nó hạ hai chân trước đang bám trên thành thùng nhựa xuống, đưa đôi mắt xanh lè nhìn chằm chằm con ngõ dài tối đen như mực.
Giọng người đàn ông từ trên ban công tầng hai một ngôi nhà gần đó quăng xuống:
- Đứa nào đấy! Thằng B hả! Đêm tối mày còn ầm ầm không cho hàng xóm ngủ hả...
Người đàn ông nọ chưa kịp dứt lời thì đã bị giọng đàn ông khác chặn lại:
- Ông mày đây không phải B nhé! Ý kiến gì?
- Mày đi về khuya mở cửa ầm ầm làm tao không ngủ được!
- Không ngủ được mắc mớ gì ông đây! Cửa nhà ông, ông thích kéo thế nào thì kéo!
Nhà bên có tiếng cửa mở, từ tầng hai một người ló đầu nhìn ra làu bàu:
- Kéo nhau ra ngoài đường mà cãi nhau, đau răng mãi mới ngủ được lại bị mấy người thiếu ý thức giật dậy...
Lão hàng xóm nọ vừa nói dứt lời đã bị cả hai người đàn ông trên tầng hai và dưới tầng một "ném đá":
- Mày đau răng mày mất ngủ kệ mẹ nhà mày!
- Đừng chõ mồm mà tao cho viên ghạch đi hết hàng tiền đạo.
Không ai nói gì nữa, khu phố chìm vào giấc ngủ khuya.
Cái nhà lão N kia chỉ cách nhà hắn có một căn nhà, cách đây mấy năm cũng từng là hàng xóm tốt của nhau, thậm chí năm đó khi nhà lão N xây nhà chính thằng B - em trai hắn còn cho mượn tuổi để đổ móng, ấy vậy mà khi nhà hắn phá nhà để xây nhà mới, lão N đi đầu trong phong trào viết đơn khiếu nại với chính quyền... nào là gây tiếng ồn, nào là ban công lấn ra ngoài đường che khuất tầm nhìn ban công của các nhà bên trong. Hàng xóm bên trái, hàng xóm bên phải, hàng xóm phía trước không ai cho nhà hắn một chữ ký đồng thuận để nộp lên chính quyền phường. Mẹ hắn nước mắt ngắn nước mắt dài phải chạy sang mấy nhà hàng xóm cách nhà hắn mấy tòa nhà trong khu phố mới xin được chữ kí.
Hàng xóm căn hộ bên trái vốn là nhà cũ của lão N bán đi một nửa đang cho nhà hắn thuê trọ trong quá trình xây nhà không biết nghe lão N bơm mực ta hay mực tàu thế nào dở quẻ:
- Bác gái ạ! Chắc cháu chỉ cho nhà bác thuê trọ được hết tháng này thôi, tháng sau có đứa cháu dưới quê lên muốn thuê trọ... mong gia đình thông cảm cho vợ chồng cháu.
Cũng may lúc đó đã xây xong tầng một nên cả nhà chuyển về. Hôm trước hôm sau, vẫn cái nhà chị kia chạy sang, chị ta dẫn theo anh chàng vận áo sơ mi trắng đóng thùng gọn gàng nho nhã, tay lăm lăm cầm cái thước dây:
- Bác gái đang dọn dẹp ạ!
- Giật cả mình!
- Bác cho cháu xin phép lên tầng trên đo đạc một chút, cháu sợ nhà bác xây lấn sang khoảng không nhà cháu!
Khi đổ mái lên tầng ba, chị chủ nhà trọ cũ lại đưa anh chàng nho nhã hôm nào trở lại nhà, lại muốn đo đạc vì sợ thợ thuyền xây lên tầng ba có thể xây lấn sang khoảng không gian phần đất nhà chị ta, mẹ hắn tức quá hóa giận mà nói:
- Mày đúng là quá thể! Bố mẹ mày khi xưa cùng tổ công tác với tao, thằng út nhà tao với chồng mày cũng là chỗ bạn bè nối khố...
Vợ hắn mặt lạnh tanh nói lời đầy sát khí:
- Ai thèm lấn cho phải vạ, đo một lần rồi có nhất quyết phải đo cho đến lúc nhà người ta mọc rêu không!?
- Cô nói thế mà nghe được à!
- Sao không nghe được! Chị đo xong chưa? Nếu xong rồi và thấy nhà chúng tôi chưa chạm đến phần nhà chị thì mời chị về cho.
- Làm như người ta muốn dẫm chân lên đất này lắm vậy mà chảnh chọe. - Chị ta nói xong rồi quày quả bước đi, vừa đi vừa nói thật to với người đi bên cạnh nhưng mắt lại liếc xéo về phía sau:
- Thật không hiểu nổi anh Đạo sao có những người bạn nối khố vậy...
- Mẹ ơi! Đời vẫn tồn tại loại bạn nối khố coi nhau như anh em nhưng lại cho nhau vay nặng lãi...
Sáng còn chưa bảnh mắt, vợ hắn khoác túi xách rồi dắt xe ra ngoài, hắn nằm trên tầng hai, qua cửa sổ mở toang đón gió, nghe rõ giọng thị vợ lên bổng xuống trầm eo éo gọi dưới đường:
- Nhà bên này! Em ơi! Em ơi ra chị nhờ chút việc!
- Chị cứ nói vì em đang dỗ cháu ngủ!
- Được rồi, chị cũng phải đi làm, không có nhiều thì giờ để vào nhà, nói luôn nhé! Nhà em đóng dây phơi quần áo lên tường nhà chị! Đều là người có học em phải có ý thức không được phép coi tường nhà người ta là tường nhà mình rồi tùy tiện đóng đinh buộc chằng buộc chịt lên căng dây phơi đồ như thế.
- Em quyên không sang nhà hỏi anh chị, anh chị bỏ qua...
- Kể cả có hỏi cũng không ai đồng ý, tường nhà người ta mới đẹp như thế đóng đinh vào làm dây phơi đồ để hỏng hết tường ra à, phong thủy nhà chị bị mấy người thiếu ý thức như nhà em phá hủy rồi đó, chiều nay chị đi làm về mà còn thấy đừng trách chị, em ở trọ đúng không! Chủ nhà cho em thuê chỉ biết lấy tiền à! Chị muốn gặp chủ nhà nói chuyện...
- Tí nữa em sẽ rút ra và trát lại tường, chị cứ yên tâm!
Hắn nghe thấy vợ hắn gạt chân chống xe rồi phóng đi.
Nhà hàng xóm bên trái sang nhà hắn rối rít xin lỗi, hắn nghĩ người ta cũng có lòng nên cũng muốn cho qua đi, tối về hắn nói với vợ:
- Thôi chín bỏ làm mười! Hàng xóm với nhau không nên làm ầm ĩ mất hay! Trước anh cũng từng ức chế nhiều thằng ở khu này muốn đánh cho nó một trận nhưng cũng may ngày đó mình không đánh lộn, mình sống ở đây nhiều năm rồi, về già chung qui lại cũng chỉ có họ là bạn và họ cũng chỉ có mình là hàng xóm.
- Anh suy nghĩ đơn thuần quá rồi! Cái gì cũng phải rõ ràng, và em cần những người hàng xóm biết điều, nếu không biết điều thì nhà ai biết nhà đấy đừng động vào nhau, em có nhiều bạn bè nên chưa từng lo thiếu bạn.
- Ra ngoài gặp mặt nhau còn phải nhìn nhau. Anh ra ngoài nhìn lão N vẫn chào hỏi bình thường, dù sao lão cũng gần bằng tuổi bố mẹ mình. Mình chào hỏi người ta người ta tự cảm thấy hổ thẹn những gì họ đã làm.
- Cái kiểu hàng xóm luôn thích kèn cựa như thế thà không có còn hơn... Em phải lên sân thượng ngó xem nhà bên kia đã trát lại lỗ đóng đinh trên tường không hay nó mới chỉ nhổ ra.
Chủ nhật, chủ căn nhà bên trái bấm chuông gọi cửa, vợ hắn lon ton chạy xuống:
- Chị tìm đến nhà có việc gì?
- Cái cây hoa giấy trên tầng nhà em chĩa sang bên nhà chị, hoa rụng đầy sang ban công nhà chị.
- Hóa ra về vấn đề khoảng không à! Thế chị bảo em phải làm như thế nào đây!
- Em tỉa cành hoặc chặt bớt những cành chìa ra ngoài lan can.
- Trên cao này đâu có liên quan đến nhà chị! Khi nào chị xây nhà cao cửa rộng như nhà em thì em sẽ chặt cho khỏi vướng sang bên nhà chị. Chị cảm thấy bức xúc có thể khiếu nại cây hoa giấy nhà em lên phường.
Không lâu sau nhà hàng xóm bên trái chuẩn bị xây nhà, buổi tối chị chủ nhà tay xách túi hoa quả bấm chuông vào nhà hắn, may là chỉ có hắn với mẹ ở nhà, người ta cũng chỉ là muốn sang xin chữ kí và xin làm phiền trong quá trình xây dựng. Hắn vui vẻ kí tên, tạo thuận lợi cho người ta xây dựng, người ta xây lên cao thì khu phố thêm đẹp, những ngôi nhà cao tầng nối sát nhau, dựa vào nhau bền vững. Nếu mình cứ cố chấp ăn thua cũng chỉ thêm chồng chất thù hằn nhau mà thôi, người ta buộc dây thì mình cởi dây vậy, chứ cứ buộc thêm buộc cũng chẳng còn là cái dây nữa mà sẽ là mớ bòng bong rối tinh rối mù.
Hắn biết tính vợ hắn, tuy ghê gớm nhưng không phải là không biết suy nghĩ đạo lí khi hắn nói. Chỉ là thói đời đàn bà bản tính trời sinh nhớ lâu và thù dai, thị vợ vẫn khư khư ôm mối hận những người hàng xóm từng có lời nói ra nói vào không hay đối với mình. Thế nên bất cứ chuyện cỏn con nào cũng làm ầm ĩ lên, ra cửa nhìn thấy ai mặt cũng hầm hè như bị chính người đó cướp mất sổ gạo của mình vậy, thái độ sống lạnh lùng, không để ai vào mắt thành ra nhiều người hàng xóm xung quanh thêm càng thêm ác cảm.
Những buổi họp mặt trong khu xóm, hay những buổi tọa đàm nhân ngày lễ lạt gì trong năm chẳng bao giờ vợ hắn có mặt. Hắn để ý mấy lần thị vợ vo tròn tờ giấy mời của hội phụ nữ trong khu vứt vào thùng rác. Một hai lần còn khuất mắt trông coi, sau hắn thấy bất nhẫn mới lên tiếng:
- Cùng sống trong một khu phố sao trốn tránh mãi được, mình cứ xa lánh mọi người rồi đến lúc nhà có công có việc ai đến, con sâu bỏ rầu nồi canh, hàng xóm cũng có người nọ người kia, tính người cũng có sự thay đổi như thời tiết, lão N nhiều chuyện, hay mụ Hiền tai quái chỉ là số ít, mình không nên đánh đồng người nào cũng giống như bọn họ.
Vợ hắn lặng im không nói gì, tối ăn cơm xong tự nhiên lên tiếng không đầu không đuôi mà nói:
- Vậy nhà mình anh đi mà đại diện tham gia vào hội công đoàn khu phố ...
Ôi! Giá như có một cục tẩy thần kỳ có thể tẩy sạch những hiềm khích vụn vặt giữa người với người, giữa hàng xóm với hàng xóm với nhau thì hay biết mấy, giống như cục tẩy của học sinh có thể tẩy sạch những vết bút chì khi viết sai nghuệch ngoạc để có thể thể viết lại tròn đẹp, để trang vở sạch sẽ như lúc ban đầu. Giá như... nhưng chưa bao giờ có giá như cả...
"kettttt... két..."
Tiếng cánh cửa xếp khô dầu vang lên trong đêm tối khiến con mèo hoang đang lục lọi trong thùng rác giật mình, nó hạ hai chân trước đang bám trên thành thùng nhựa xuống, đưa đôi mắt xanh lè nhìn chằm chằm con ngõ dài tối đen như mực.
Giọng người đàn ông từ trên ban công tầng hai một ngôi nhà gần đó quăng xuống:
- Đứa nào đấy! Thằng B hả! Đêm tối mày còn ầm ầm không cho hàng xóm ngủ hả...
Người đàn ông nọ chưa kịp dứt lời thì đã bị giọng đàn ông khác chặn lại:
- Ông mày đây không phải B nhé! Ý kiến gì?
- Mày đi về khuya mở cửa ầm ầm làm tao không ngủ được!
- Không ngủ được mắc mớ gì ông đây! Cửa nhà ông, ông thích kéo thế nào thì kéo!
Nhà bên có tiếng cửa mở, từ tầng hai một người ló đầu nhìn ra làu bàu:
- Kéo nhau ra ngoài đường mà cãi nhau, đau răng mãi mới ngủ được lại bị mấy người thiếu ý thức giật dậy...
Lão hàng xóm nọ vừa nói dứt lời đã bị cả hai người đàn ông trên tầng hai và dưới tầng một "ném đá":
- Mày đau răng mày mất ngủ kệ mẹ nhà mày!
- Đừng chõ mồm mà tao cho viên ghạch đi hết hàng tiền đạo.
Không ai nói gì nữa, khu phố chìm vào giấc ngủ khuya.
Cái nhà lão N kia chỉ cách nhà hắn có một căn nhà, cách đây mấy năm cũng từng là hàng xóm tốt của nhau, thậm chí năm đó khi nhà lão N xây nhà chính thằng B - em trai hắn còn cho mượn tuổi để đổ móng, ấy vậy mà khi nhà hắn phá nhà để xây nhà mới, lão N đi đầu trong phong trào viết đơn khiếu nại với chính quyền... nào là gây tiếng ồn, nào là ban công lấn ra ngoài đường che khuất tầm nhìn ban công của các nhà bên trong. Hàng xóm bên trái, hàng xóm bên phải, hàng xóm phía trước không ai cho nhà hắn một chữ ký đồng thuận để nộp lên chính quyền phường. Mẹ hắn nước mắt ngắn nước mắt dài phải chạy sang mấy nhà hàng xóm cách nhà hắn mấy tòa nhà trong khu phố mới xin được chữ kí.
Hàng xóm căn hộ bên trái vốn là nhà cũ của lão N bán đi một nửa đang cho nhà hắn thuê trọ trong quá trình xây nhà không biết nghe lão N bơm mực ta hay mực tàu thế nào dở quẻ:
- Bác gái ạ! Chắc cháu chỉ cho nhà bác thuê trọ được hết tháng này thôi, tháng sau có đứa cháu dưới quê lên muốn thuê trọ... mong gia đình thông cảm cho vợ chồng cháu.
Cũng may lúc đó đã xây xong tầng một nên cả nhà chuyển về. Hôm trước hôm sau, vẫn cái nhà chị kia chạy sang, chị ta dẫn theo anh chàng vận áo sơ mi trắng đóng thùng gọn gàng nho nhã, tay lăm lăm cầm cái thước dây:
- Bác gái đang dọn dẹp ạ!
- Giật cả mình!
- Bác cho cháu xin phép lên tầng trên đo đạc một chút, cháu sợ nhà bác xây lấn sang khoảng không nhà cháu!
Khi đổ mái lên tầng ba, chị chủ nhà trọ cũ lại đưa anh chàng nho nhã hôm nào trở lại nhà, lại muốn đo đạc vì sợ thợ thuyền xây lên tầng ba có thể xây lấn sang khoảng không gian phần đất nhà chị ta, mẹ hắn tức quá hóa giận mà nói:
- Mày đúng là quá thể! Bố mẹ mày khi xưa cùng tổ công tác với tao, thằng út nhà tao với chồng mày cũng là chỗ bạn bè nối khố...
Vợ hắn mặt lạnh tanh nói lời đầy sát khí:
- Ai thèm lấn cho phải vạ, đo một lần rồi có nhất quyết phải đo cho đến lúc nhà người ta mọc rêu không!?
- Cô nói thế mà nghe được à!
- Sao không nghe được! Chị đo xong chưa? Nếu xong rồi và thấy nhà chúng tôi chưa chạm đến phần nhà chị thì mời chị về cho.
- Làm như người ta muốn dẫm chân lên đất này lắm vậy mà chảnh chọe. - Chị ta nói xong rồi quày quả bước đi, vừa đi vừa nói thật to với người đi bên cạnh nhưng mắt lại liếc xéo về phía sau:
- Thật không hiểu nổi anh Đạo sao có những người bạn nối khố vậy...
- Mẹ ơi! Đời vẫn tồn tại loại bạn nối khố coi nhau như anh em nhưng lại cho nhau vay nặng lãi...
Sáng còn chưa bảnh mắt, vợ hắn khoác túi xách rồi dắt xe ra ngoài, hắn nằm trên tầng hai, qua cửa sổ mở toang đón gió, nghe rõ giọng thị vợ lên bổng xuống trầm eo éo gọi dưới đường:
- Nhà bên này! Em ơi! Em ơi ra chị nhờ chút việc!
- Chị cứ nói vì em đang dỗ cháu ngủ!
- Được rồi, chị cũng phải đi làm, không có nhiều thì giờ để vào nhà, nói luôn nhé! Nhà em đóng dây phơi quần áo lên tường nhà chị! Đều là người có học em phải có ý thức không được phép coi tường nhà người ta là tường nhà mình rồi tùy tiện đóng đinh buộc chằng buộc chịt lên căng dây phơi đồ như thế.
- Em quyên không sang nhà hỏi anh chị, anh chị bỏ qua...
- Kể cả có hỏi cũng không ai đồng ý, tường nhà người ta mới đẹp như thế đóng đinh vào làm dây phơi đồ để hỏng hết tường ra à, phong thủy nhà chị bị mấy người thiếu ý thức như nhà em phá hủy rồi đó, chiều nay chị đi làm về mà còn thấy đừng trách chị, em ở trọ đúng không! Chủ nhà cho em thuê chỉ biết lấy tiền à! Chị muốn gặp chủ nhà nói chuyện...
- Tí nữa em sẽ rút ra và trát lại tường, chị cứ yên tâm!
Hắn nghe thấy vợ hắn gạt chân chống xe rồi phóng đi.
Nhà hàng xóm bên trái sang nhà hắn rối rít xin lỗi, hắn nghĩ người ta cũng có lòng nên cũng muốn cho qua đi, tối về hắn nói với vợ:
- Thôi chín bỏ làm mười! Hàng xóm với nhau không nên làm ầm ĩ mất hay! Trước anh cũng từng ức chế nhiều thằng ở khu này muốn đánh cho nó một trận nhưng cũng may ngày đó mình không đánh lộn, mình sống ở đây nhiều năm rồi, về già chung qui lại cũng chỉ có họ là bạn và họ cũng chỉ có mình là hàng xóm.
- Anh suy nghĩ đơn thuần quá rồi! Cái gì cũng phải rõ ràng, và em cần những người hàng xóm biết điều, nếu không biết điều thì nhà ai biết nhà đấy đừng động vào nhau, em có nhiều bạn bè nên chưa từng lo thiếu bạn.
- Ra ngoài gặp mặt nhau còn phải nhìn nhau. Anh ra ngoài nhìn lão N vẫn chào hỏi bình thường, dù sao lão cũng gần bằng tuổi bố mẹ mình. Mình chào hỏi người ta người ta tự cảm thấy hổ thẹn những gì họ đã làm.
- Cái kiểu hàng xóm luôn thích kèn cựa như thế thà không có còn hơn... Em phải lên sân thượng ngó xem nhà bên kia đã trát lại lỗ đóng đinh trên tường không hay nó mới chỉ nhổ ra.
Chủ nhật, chủ căn nhà bên trái bấm chuông gọi cửa, vợ hắn lon ton chạy xuống:
- Chị tìm đến nhà có việc gì?
- Cái cây hoa giấy trên tầng nhà em chĩa sang bên nhà chị, hoa rụng đầy sang ban công nhà chị.
- Hóa ra về vấn đề khoảng không à! Thế chị bảo em phải làm như thế nào đây!
- Em tỉa cành hoặc chặt bớt những cành chìa ra ngoài lan can.
- Trên cao này đâu có liên quan đến nhà chị! Khi nào chị xây nhà cao cửa rộng như nhà em thì em sẽ chặt cho khỏi vướng sang bên nhà chị. Chị cảm thấy bức xúc có thể khiếu nại cây hoa giấy nhà em lên phường.
Không lâu sau nhà hàng xóm bên trái chuẩn bị xây nhà, buổi tối chị chủ nhà tay xách túi hoa quả bấm chuông vào nhà hắn, may là chỉ có hắn với mẹ ở nhà, người ta cũng chỉ là muốn sang xin chữ kí và xin làm phiền trong quá trình xây dựng. Hắn vui vẻ kí tên, tạo thuận lợi cho người ta xây dựng, người ta xây lên cao thì khu phố thêm đẹp, những ngôi nhà cao tầng nối sát nhau, dựa vào nhau bền vững. Nếu mình cứ cố chấp ăn thua cũng chỉ thêm chồng chất thù hằn nhau mà thôi, người ta buộc dây thì mình cởi dây vậy, chứ cứ buộc thêm buộc cũng chẳng còn là cái dây nữa mà sẽ là mớ bòng bong rối tinh rối mù.
Hắn biết tính vợ hắn, tuy ghê gớm nhưng không phải là không biết suy nghĩ đạo lí khi hắn nói. Chỉ là thói đời đàn bà bản tính trời sinh nhớ lâu và thù dai, thị vợ vẫn khư khư ôm mối hận những người hàng xóm từng có lời nói ra nói vào không hay đối với mình. Thế nên bất cứ chuyện cỏn con nào cũng làm ầm ĩ lên, ra cửa nhìn thấy ai mặt cũng hầm hè như bị chính người đó cướp mất sổ gạo của mình vậy, thái độ sống lạnh lùng, không để ai vào mắt thành ra nhiều người hàng xóm xung quanh thêm càng thêm ác cảm.
Những buổi họp mặt trong khu xóm, hay những buổi tọa đàm nhân ngày lễ lạt gì trong năm chẳng bao giờ vợ hắn có mặt. Hắn để ý mấy lần thị vợ vo tròn tờ giấy mời của hội phụ nữ trong khu vứt vào thùng rác. Một hai lần còn khuất mắt trông coi, sau hắn thấy bất nhẫn mới lên tiếng:
- Cùng sống trong một khu phố sao trốn tránh mãi được, mình cứ xa lánh mọi người rồi đến lúc nhà có công có việc ai đến, con sâu bỏ rầu nồi canh, hàng xóm cũng có người nọ người kia, tính người cũng có sự thay đổi như thời tiết, lão N nhiều chuyện, hay mụ Hiền tai quái chỉ là số ít, mình không nên đánh đồng người nào cũng giống như bọn họ.
Vợ hắn lặng im không nói gì, tối ăn cơm xong tự nhiên lên tiếng không đầu không đuôi mà nói:
- Vậy nhà mình anh đi mà đại diện tham gia vào hội công đoàn khu phố ...
Ôi! Giá như có một cục tẩy thần kỳ có thể tẩy sạch những hiềm khích vụn vặt giữa người với người, giữa hàng xóm với hàng xóm với nhau thì hay biết mấy, giống như cục tẩy của học sinh có thể tẩy sạch những vết bút chì khi viết sai nghuệch ngoạc để có thể thể viết lại tròn đẹp, để trang vở sạch sẽ như lúc ban đầu. Giá như... nhưng chưa bao giờ có giá như cả...
Truyện mới nhất:
- HẠT MẦM TÌNH BẠN (Truyện tổng hợp)
- Thích mày á! Được chưa? (12. Khoảng cách) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (11. Khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (10. Rối răm) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (9. Chao biết ghen òi!) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (8. Khó hiểu) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (7. Hint ngập tràn) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (6. Dare or True) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (5. Thái độ) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (4. Ánh mắt...) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Người hàng xóm
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!