Sherlock Holmes 32
Như Ngọc | Chat Online | |
02/08/2024 14:18:21 | |
Truyện trinh thám | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
35 lượt xem
- * Sherlock Holmes 33 (Truyện trinh thám)
- * Sherlock Holmes 34 (Truyện trinh thám)
- * Sherlock Holmes 31 (Truyện trinh thám)
- * Sherlock Holmes 30 (Truyện trinh thám)
Chương 32.32: Năm hạt cam khô.
Mỗi khi đọc lại những ghi chép về Sherlock Holmes trong thời kỳ 1882-1890, tôi thấy những câu chuyện lý thú, nhiều đến nỗi không biết nên chọn chuyện nào.
Tuy nhiên một số chuyện đã được đăng trên các báo, còn những chuyện khác chưa có điều kiện ra mắt bạn đọc để giới thiệu khả năng tiềm tàng của Sherlock cho các bạn thấy anh ta đã đạt đến đỉnh cao của nhà trinh thám như thế nào? Dẫu sao tôi cũng muốn giới thiệu với bạn đọc yêu mến của tôi những câu chuyện có tình tiết thú vị, bất ngờ.
Mặc dù có những mối liên quan chưa được sáng tỏ, năm 1887 đã mang đến một chuỗi dài những câu chuyện ly kỳ nhiều ít khác nhau.
Tôi đã cố gắng ghi chép tất cả.
Trong số đó có chuyện "Paradol Chamber" chuyện "Hội những người yêu chuộng cái nghèo - Hội ấy có cả một câu lạc bộ sang trọng của tầng trệt một cửa hàng đồ gỗ to lớn...!Bản thanh toán có liên quan đến cái chết của chiếc tàu "Sophy Anderson".
Câu chuyện về những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Grice Patersons trên hòn đảo Uffa.
Và cuối cùng là những ghi chép có liên quan đến chuyện đầu độc ở Camberwell.
Trong chuyện này bằng cách nghiên cứu cơ cấu của chiếc đồng hồ tìm thấy trong xác nạn nhân, đã chứng minh được chiếc đồng hồ vừa lên giây trước khi chủ nhân chết hai giờ đồng hồ, như vậy người quá cố mới nằm ngủ trong khoảng thời gian đó.
Từ những kết luận dựa trên cơ sở khoa học tài tình, Sherlock Holmes đã tìm ra thủ phạm một cách dễ dàng.Tất cả những chuyện ấy, có lẽ tôi sẽ viết lại trong khoảng thời gian gần nhất.
Nhưng câu chuyện mà tôi ghi chép ra đây chứa nhiều sự bất thường mà không một câu chuyện nào có thể sánh được.Hồi đó, vào cuối tháng 9, những cơn bão mùa thu đang hoành hành hung dữ, phô trương sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên.
Suốt ngày gió gào rít ầm ĩ, mưa trút xối xả va đập như gõ trống vào các cánh cửa sổ.
Càng về tối cơn bão càng dữ dội hơn, gió thổi vào các ống khói như trẻ con cả thành phố nhất loạt khóc hu hu.Hôm ấy, Sherlock ngồi buồn rầu cạnh lò sưởi và sắp xếp lại cho ngăn nắp trật tự tài liệu của mình.
Còn tôi thì ngồi đối diện với anh, say mê đọc những câu chuyện tuyệt vời của Clark Russell nói về biển.Tôi say mê đến mức tiếng rít của cơn bão rơi vào tiềm thức của tôi như lời của câu chuyện, còn tiếng mưa rơi như tiếng rì rào của sóng biển.
Vợ tôi mấy hôm nay có công việc phải về bên nhà bà nhạc.
Còn tôi tạm trú tại căn hộ cũ kỹ rêu phong trong phố Baker.- Hãy nghe kìa - tôi nói và nhìn Sherlock.
- Hình như có tiếng chuông gọi cửa.
Ai lại đến trong lúc cơn mưa bão thế này được nhỉ? Hay là bạn của cậu?- Ngoài cậu ra, tớ chẳng có ai là bạn cả, - Holmes trả lời - Còn khách khứa thì tớ không động viên họ đến hỗ trợ tớ.- Vị khách nào nhỉ?- Nếu như vậy thì công việc vô cùng nghiêm trọng và cấp bách.
Cái gì có thể buộc con người kia đi ra ngoài đường trong cơn mưa bão hoành hành gầm rít vào giờ này? Có khi lại là người đàn bà ngồi lê mách lẻo nào đó, bạn của bà chủ nhà đến chơi cũng nên?Holmes đã nhầm.
Chúng tôi nghe thấy tiếng chân ngoài phòng và tiếng gõ cửa rụt rè.
Holmes thò cái tay dài ngoằng của mình quay bóng đèn về phía chiếc ghế bành còn trống.- Mời vào! - Anh nói.Một người trai trẻ tuổi độ 20 - 22, ăn mặc khá chải chuốt có phần tao nhã và hơi kiểu cách.
Nước ở chiếc dù chảy xuống thành dòng, chứng tỏ thời tiết thật kinh khủng.
Người mới vào lo lắng nhìn xung quanh và dưới ánh sáng ngọn đèn, tôi thấy khuôn mặt của anh ta bệch bạc, còn đôi mắt thì đầy nỗi lo âu tuyệt vọng.- Tôi thành thật xin lỗi hai ngài.
- Anh ta nói và đưa cái kính gọng vàng đang cầm ở tay lên mắt.
- Tôi hy vọng các ngài không cho tôi là kẻ quấy rầy...!Sở dĩ tôi phải mang vào căn phòng ấm cúng sự lạnh lẽo ướt át của cơn mưa bão là...- Hãy đưa áo khoác và dù của ngài cho tôi, - Holmes nói.
- Tôi treo vào chiếc móc sẽ khô ngay.
Tôi nhận thấy hình như ngài vừa đi từ hướng tây nam tới đây.- Vâng, tôi từ Horsham tới.- Bùn trên đế giầy của ngài đúng là đất bùn của vùng ấy.- Tôi đến gặp ngài xin ngài lời khuyên bảo.- Điều đó thì ngài nhận được dễ thôi.- Và nhờ sự giúp đỡ.- Sự giúp đỡ thì không phải bao giờ cũng dễ dàng có được.- Tôi đã được nghe về ngài rất nhiều, thưa ngài Holmes.
Tôi nghe ngài thiếu tá Prendergast kể là ngài đã cứu ông ta thoát khỏi vụ scandal ở câu lạc bộ Tankerville.- À tôi nhớ rồi, ông ấy bị bọn xấu lừa đảo, buộc tội chơi bài không sòng phẳng.- Ông ta nói là ngài thông thạo trong mọi lĩnh vực.- Ông ta khen quá lời đấy.- Theo lời ông ấy là ngài chưa bao giờ thất bại.- Tôi đã bị thua bốn lần.
Ba lần do cánh đàn ông, một lần do cánh đàn bà cho đo ván.- Những con số ấy thấm vào đâu so với những chiến thắng?- Vâng, nói chung tôi thường thành công.- Vậy thì ngài cũng sẽ thành công trong chuyện của tôi.- Mời ngài, kéo ghế ngồi sát lò sưởi và hãy kể thật tỉ mỉ từng chi tiết.- Chuyện của tôi rất khác thường.- Chuyện bình thường không bao giờ đến với tôi.
Tôi đại diện cho cơ quan phá án cao cấp nhất.- Nhưng dù sao, thưa ngài, tôi vẫn ngờ là trong quá trình hoạt động của mình, ngài chưa bao giờ nghe nói đến những chuyện kinh khủng như chuyện đã xảy ra với gia đình tôi.- Ngài kích thích trí tò mò nghề nghiệp của tôi quá - Holmes nói.
- Trước hết ngài hãy bình tĩnh kể hết những tình tiết chính, còn sau đó tôi sẽ hỏi thêm những chi tiết cần thiết khác mà tôi cho là bổ ích.- Tên tôi là John Openshaw, - anh ta tự giới thiệu.
– Nhưng theo tôi hiểu, công việc của tôi ít liên quan đến những sự việc ghê rợn kia.
Đó là chuyện thừa kế, vì vậy để cho ngài nắm được sự kiện một cách rõ ràng, tôi buộc phải quay lại từ đầu toàn bộ lịch sử gia đình tôi.Ông nội tôi sinh được hai người con trai: người bác của tôi tên là Elias và bố tôi - Joseph.
Cha tôi tậu được một xí nghiệp nhỏ ở Coventry.
Sau đó cha tôi mở rộng quy mô sản xuất hơn nhờ sản xuất xe đạp.
Cha tôi đã phát minh ra loại vành xe đạp không rỉ "Openshaw”.
Xí nghiệp làm ăn rất phát đạt cho nên sau khi bán cơ ngơi ấy cha tôi về sống rất đầy đủ và sung túc.Bác Elias tôi trong những năm trai trẻ đã sang tận châu Mỹ làm ăn, và trở thành một chủ đồn điền ở bang Florida, ở đây công việc lành ăn của bác tôi rất trôi chảy.
Trong thời gian chiến tranh bác tôi chiến đấu trong quân đội của tướng Jackson, sau đó thì dưới quyền chỉ huy của tướng Hood và đã được phong cấp đại tá.
Đến khi tướng Lee hạ vũ khí đầu hàng, bác tôi trở về với đồn điền của mình.
Ông sống ở đó ba bốn năm.
Vào năm 1869 hoặc 1870 gì đấy, bác tôi quay về châu Âu và thuê một nơi ở không xa lắm ở Sussex, gần Horsham.
Khi ở bên Mỹ, bác tôi đã dành dụm được một số vốn liếng khá lớn, và cầm món tiền đó bác tôi rời khỏi nước Mỹ với nguyên nhân là: kinh tởm những người da đen và không đồng tình với chính phủ trong việc giải phóng người da đen khỏi ách nô lệ.
Bác tôi là một người kỳ quặc, ông ấy rất ác độc và nóng tính.
Tức giận cái gì đó là ông văng ra những câu chửi nghe thật kinh tởm.Ông ấy sống độc thân, tránh giao tiếp với mọi người.
Tôi chắc chắn rằng trong những năm tháng sống ở Horsham, bác tôi chưa một lần nào ra phố.
Bác tôi có một mảnh vườn và hai, ba mảnh đất trống xung quanh nhà, ông chỉ bách bộ dạo chơi trong khu vực đó mà thôi.
Có những tuần ông bác tôi ngồi lì trong phòng, ông uống rượu và hút thuốc rất nhiều, xa lánh mọi người, thậm chí ngay đến em ruột của mình ông ấy cũng không thèm biết đến.
Ông ấy tỏ ra yêu mến tôi, mặc dù mới gặp tôi lần đầu lúc tôi 12 tuổi - năm đó là 1878.
Trong thời gian đó bác tôi đã sống ở nước Anh được tám hay chín năm rồi.
Bác tôi thương lượng với cha tôi để cho tôi sang sống với ông, bác rất thương tôi.
Trong những lúc không say rượu bác thường chơi cờ nhảy với tôi.
Ông hoàn toàn tin tưởng giao phó mọi việc trong nhà cho tôi.
Đến năm tôi lên 16 tuổi thì tôi thực sự là ông chủ trong nhà.
Tôi giữ các loại chìa khóa muốn vào chỗ nào cũng được, muốn làm gì thì làm, nhưng với một điều kiện: không được phá rối sự yên tĩnh cô độc của người bác.
Ngoài ra tôi còn bị ràng buộc bởi trường hợp ngoại lệ: ở gác lửng có một căn phòng luôn luôn đóng kín.
Bác tôi không cho phép bất cứ một người nào vào, kể cả tôi.
Với tính hiếu kỳ của trẻ con, có lần tôi nhìn trộm qua lỗ khóa nhưng không thấy gì cả ngoài chiếc rương và túi linh tinh gì đó.Một hôm vào tháng 3 năm 1883 - có một bức thư dán phong bì nước ngoài nằm trên bàn.
Bác tôi hầu như chẳng bao giờ có thư vì mọi chuyện mua bán ông ấy đều trả bằng tiền mặt, còn bạn bè thì không có."Từ Ấn Độ gửi tới, - cầm bức thư ông nói.
- Dấu bưu điện đóng ở Pondicherry! Chuyện gì có thể xảy ra đây?".Bác tôi mau chóng xé phong bì, từ trong phong bì năm hạt cam khô rơi xuống kêu lanh canh trong đĩa sứ.
Tôi định reo lên, nhưng nụ cười của tôi vụt tắt ngấm khi tôi ngước nhìn bác tôi.
Môi dưới của ông trễ xuống, cặp mắt mở to thao láo, cả bộ mặt trở nên xám ngắt, ông ấy nhìn bất động chiếc phong bì đang cầm trên tay run run."K.K.K.! ông ấy thốt lên, và sau đó nói thêm.
- Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi! Đây là bản thanh toán món nợ của tôi"."Cái đó là gì thưa bác? - Tôi hỏi"."Cái chết" ông nói xong và đứng lên ra khỏi ghế và từ từ đi vào phòng của mình, để mình tôi ở lại sửng sốt và hoảng sợ.
Tôi cầm lấy phong bì và nhìn vào thấy bên trong có ba chữ "K" bằng mực đỏ.
Trong phong bì không còn gì nữa, ngoài năm hột cam đã khô.
Cái gì làm cho bác tôi hoảng sợ?Tôi đứng dậy chạy lên tầng trên.
Bác tôi đi xuống trên tay cầm một chiếc chìa khóa cũ đã bị rỉ nhiều, có lẽ chiếc chìa khóa để mở căn phòng trên gác lửng.
Còn tay kia ông đang giữ một chiếc hộp bằng đồng thau."Chúng muốn làm gì .mặc chúng.
Dù sao chăng nữa bác cũng không thể trao cho chúng đâu! - Bác tôi nói với sự nguyền rủa, căm tức.
- Cháu nói cô Mary đến nhóm lò sưởi ở phòng bác và đi mời ngài Fordham, luật sư ở Horsham tới".Tôi thi hành tất cả mệnh lệnh mà bác tôi sai bảo.
Khi ngài luật sư đến, người ta gọi tôi lên phòng bác tôi.
Ngọn lửa trong lò sưởi cháy sáng rực, trên tấm sàn của nó là một đống tro dày, dường như tro của một mớ giấy tờ vừa bị đốt.
Chiếc hộp bằng đồng thau mở ra rỗng tuếch.
Nhìn vào chiếc hộp, tôi thở dài ngao ngán, lo sợ vì nhìn thấy phía trong nắp có khắc ba chữ "K" giống y như trên phong bì."Bác muốn cháu là người làm chứng cho việc lập biên bản này, John - Bác tôi nói, bác sẽ để lại chỗ này cho em của bác, tức là cha cháu, tất nhiên nó sẽ được truyền lại cho cháu, nếu cháu có thể sử dụng một cách yên ổn thì điều đó rất tốt! Còn nếu cháu không có khả năng làm điều đó, thì hãy nghe theo lời khuyên của bác là nên trao nó lại cho kẻ thù độc ác nhất của bác! Bác rất phiền muộn khi để lại cho cháu một thừa kế như vậy, nhưng bác không hiểu sự việc sẽ xảy ra thế nào? Hãy vui lên và ký vào tờ giấy này vào cái chỗ mà ngài Fordham sẽ chỉ cho cháu".Tôi ký vào tờ giấy ấy, và ngài luật sư mang nó đi luôn.
Trường hợp rất kỳ lạ khiến cho tôi băn khoăn và có một ấn tượng sâu sắc.
Tôi nghĩ đến nó mà chưa hề tìm ra được lời giải đáp: Tôi không thể nào xua tan đám mây lo sợ bao phủ, mặc dù nỗi niềm lo âu đã giảm sút sau vài tuần êm ả trôi qua, không có một dấu hiệu nào làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng tôi.
Thú thực rằng tôi có nhận thấy những thay đối lớn lao trong chiều sâu con người bác tôi.
Ông ấy uống rượu nhiều kinh khủng và xa lánh tất cả thế giới bên ngoài.
Phần lớn thời gian ông ấy khóa kín cửa ngồi trong phòng.
Nhưng thỉnh thoảng trong lúc say khướt ông đi ra khỏi phòng với khẩu súng lục trong tay, bác ra vườn và hét toáng rằng ông không sợ ai hết và cũng không cho bất kỳ người hay là ma quỷ đụng đến ông và chặt ông như chặt con cừu.
Tuy thế nhưng khi cơn nóng giận say sưa đã nguôi, ông ấy vội vã chạy về phòng đóng chặt cửa lại, khoá ổ, cài then như một kẻ đang bị nỗi sợ hãi bao trùm từ tứ phía không thể giữ thân nổi.
Trong lúc nóng giận, khuôn mặt của bác tôi, kể cả những ngày giá buốt, cũng vẫn mồ hôi mồ kê nhễ nhại, y như người ta vừa mới tắm hơi về.
Để kết thúc câu chuyện bi thảm ấy, thưa ngài Holmes, và cũng khỏi lạm dụng lòng kiên nhẫn của ngài, tôi chỉ kể vắn tắt kết cục như sau: Một hôm trời vừa tối; sau khi uống rượu say mềm bác tôi thực hiện một cuộc dạo chơi.
Sau đó chúng tôi không thấy ông về nữa.
Chúng tôi hoảng hốt vội vã chạy bổ đi tìm, và thật tang thương khi nhìn thấy ông nằm sấp mặt xuống trong chiếc ao đầy nước, chiếc ao phủ đầy rong rêu nằm phía sâu trong vườn.
Trên người ông không thấy một dấu vết đánh đập nào hết, còn chiếc ao thì rất cạn chỉ sâu không quá 2 feet.
Chính vì thế tòa phúc thẩm chỉ chú ý đến tính khi bất thường của bác tôi để kết luận rằng đây là một vụ tự vẫn.
Nhưng tôi biết chắc chắn ý nghĩ cái chết làm bác tôi hoảng sợ, bởi thế làm sao bác tôi tự nguyện lìa bỏ cõi đời này một cách dễ dàng và nhanh chóng như thế.
Dù có muốn gì đi nữa thì thực tế vẫn phũ phàng bao trùm tất cả.
Cha tôi là người thừa kế gia sản khoảng 14.000 bảng nằm tại ngân hàng...- Xin phép, - Holmes ngắt lời anh ta.
- Câu chuyện của ngài thật ly kỳ và có những bí ẩn khó hình dung ngay được.
Ngài hãy cho tôi biết bác ngài nhận được lá thư ngày nào và ông chết ngày nào?Bức thư đến ngày 9 tháng 3 năm 1883, và bác tôi chết sau đó đúng 7 tuần, tức là đêm mồng 1 rạng mồng 2 tháng 5 năm 1883.- Xin cám ơn ngài, xin ngài vẫn tiếp tục.Khi cha tôi bắt đầu nắm quyền kế thừa cơ ngơi của bác tôi ở Horsham, thì theo đề nghị của tôi, cha tôi đã lục kỹ lưỡng căn buồng ở gác lửng mà trước kia luôn đóng kín.
Chúng tôi tìm thấy một chiếc hộp bằng đồng thau, nhưng bên trong dường như bị hủy hết.
Bên trong nắp đậy có dán một mảnh giấy ghi ba chữ "K" và một dòng chữ nhỏ phía dưới "Thư từ, ghi chép biên lai, khế ước cho vay".
Tôi cho rằng những dòng chữ nói lên nội dung những giấy tờ đã được đựng bên trong chiếc hộp và đã bị ngài đại tá Openshaw đốt hết.
Ngoài chiếc hộp ra trong buồng không có gì đáng kể, nếu không tính một đống giấy vứt bừa bộn và những quyển sổ ghi chép linh tinh có liên quan đến cuộc sống của bác tôi bên Mỹ.
Trong mớ lộn xộn ấy có thứ đề cập đến thời gian chiến tranh và đã cho thấy bác tôi là một quân nhân thi hành nghĩa vụ của mình rất tốt.
Những giấy tờ khác thì nói về thời kỳ thành lập các bang ở miền Nam, phần lớn đều liên quan đến vấn đề chính trị.
Rõ ràng bác tôi đã đóng một vai trò lớn trong phe chống đối, đối lập hẳn với các nhà lãnh đạo từ miền Bắc được cử vào.Vào đầu năm 1884, cha tôi chuyển hẳn tới sống ở Horsham.
Mọi việc đều rất tốt đẹp.
Một hôm vào ngày 4 tháng giêng năm 1885, khi chúng tôi đang ăn sáng, bỗng cha tôi kinh ngạc kêu lên.
Một tay cha tôi cầm chiếc phong bì, còn trong lòng bàn tay kia là năm hột cam khô.
Cha tôi thường giễu cợt trước cái chết hoang đường của ngài Đại tá, còn bây giờ chính cha tôi cũng bàng hoàng hoảng hốt, khi nhận đúng giấy báo của tử thần như thế."Thế này là thế nào? John" - Cha tôi hỏi khẽ.Tim của tôi chợt lạnh buốt."Đó là ba chữ "K", - Tôi trả lời.Cha tôi nhìn vào phía trong chiếc phong bì."Đúng ở đây cũng có ba chữ ấy.
Nhưng còn cái gì đây?""Hãy đặt tất cả giấy má lên chỗ chiếc đồng hồ mặt trời" - Nhìn qua vai cha tôi, tôi đọc."Đồng hồ mặt trời nào? Những giấy tờ gì kia chứ? " – cha tôi thảng thốt ngạc nhiên hỏi."Đồng hồ mặt trời đặt ở trong vườn, còn giấy tờ chắc bị cháy rụi rồi"."Quỷ tha ma bắt hết bọn nó đi! - Cha tôi nói.
- Chúng ta đang sống trong một đất nước văn minh, không thể chấp nhận những điều nhảm nhí được.
Bức thư từ đâu tới?"."Từ Dundee" - tôi trả lời, sau khi đã lướt nhìn con dấu bưu điện."Một trò đùa mù quáng của một kẻ khùng nào đó - cha tôi nói.
- Đồng hồ mặt trời và giấy má lằng nhằng có liên quan gì đến tôi kia chức? Không thèm chấp cái đồng hồ quái quỉ ấy làm gì!"."Con muốn báo cho cảnh sát", - Tôi nói lo âu."Để cho người ta lấy cha mày làm trò cười.
Cha không nghĩ như thế!"."Vậy để con tự làm lấy"."Không đời nào - cha không muốn rung chuông ầm ĩ với thiên hạ rằng tôi là thằng điên".Thuyết phục cha tôi quá là uổng công, vì ông ấy rất ương ngạnh.
Còn tôi thì bị nỗi lo sợ dày vò.Ba ngày sau, cha tôi đi thăm một người bạn cũ – ngài thiếu tá Freebody, đang chỉ huy một đồn ở đồi Porlocktsdown.
Tôi mừng là cha tôi đã đi khỏi, vì tôi ngỡ ra khỏi căn nhà này sẽ bớt nguy hiểm.
Nhưng tôi đã lầm.
Ngày hôm sau tôi nhận được một bức điện của ngài thiếu tá gửi, yêu cầu tôi đến gấp.
Cha tôi đã bị rơi xuống một mỏ đá phấn sâu hoắm, ở địa phương này khá nhiều hố như vậy.
Tôi chạy vội tới chỗ cha tôi.
Bị vỡ sọ, chết rồi, ông không kịp trăng trối lời nào.
Cha tôi đi từ Fareham về lúc nhá nhem tối, ở đây cha tôi không thông thạo địa hình mà các mỏ đá phấn không được rào dậu cẩn thận, cho nên tòa phúc thẩm không chút do dự kết luận ngay "Chết trong trường hợp đáng tiếc”.
Tôi nghiên cứu kĩ lưỡng những dữ kiện có liên quan đến cái chết của cha tôi, nhưng không thể phát hiện được gì để kết luận đó là một vụ giết người tinh vi.
Không có vết tích đánh đập, không có dấu vết trên mặt đất.
Tôi chỉ nói riêng với ngài: Tôi lo lắng vô cùng và cảm giác như cha tôi đã lọt vào chiếc bẫy giăng sẵn.Nghiễm nhiên tôi trở thành người thừa kế toàn bộ gia sản trong cảnh tang tóc đau thương như thế đấy.
Ngài có thể hỏi lại tôi, tại sao anh không từ chối thừa kế tài sản đẫm máu ấy? Tôi trả lời ngài rằng: Tôi khẳng định những điều bất hạnh xảy ra với gia đình tôi có liên quan tới những sự kiện bí mật xa xưa lắm trong cuộc đời của người bác quá cố và mối đe dọa tương tự sẽ đến bất kỳ từ đâu, lúc nào cũng sẵn sàng giáng xuống đầu tôi, dù tôi có ở ngôi nhà nào cũng vậy.Người cha xấu số của tôi qua đời vào tháng giêng năm 1885.
Từ đó đến nay đã 2 năm 8 tháng trôi qua.
Tất cả chuỗi thời gian đó tôi hoàn toàn sống yên ổn ở Horsham và hy vọng câu chuyện đáng nguyền rủa kia không còn đè nâng lên gia đình tôi nữa.
Tôi nghĩ sau những cái chết của thế hệ bác tôi, cha tôi thì nó cũng rời xa theo dĩ vãng luôn.
Nhưng tôi hy vọng quá sớm.
Sáng hôm qua tôi bị choáng váng, cũng vẫn bức thư của thần chết đến gõ cửa cuộc sống êm đềm của chúng tôi.Chàng trai lấy ra từ trong túi một chiếc phong bì nhàu nát, lật đi lật lại, rồi trút năm hột cam khô đặt xuống tấm khăn trải bàn.- Chiếc phong bì này đây.
- Anh ta nói tiếp, - Dấu bưu điện đóng tại London - khu Đông, bên trong vẫn ba chữ "K" khó hiểu và dòng chữ "Hãy đặt tất cả giấy má vào chỗ đồng hồ mặt trời".- Ngài đã làm những gì rồi? Holmes hỏi.- Chưa làm gì cả?- Chưa làm gì à?- Nói đúng ra, - Anh ta gục mặt vào đôi bàn tay nhỏ nhắn, - tôi bất lực như một con chuột bị một con rắn đuổi cùng đường chỉ biết nằm im chờ rắn tới gần.
Hình như tôi bị rơi vào tay của một thế lực siêu phàm không thể nào thoát được và không có cách gì cứu nổi.- Ngài nói gì lạ vậy?! - Sherlock vội thốt lên an ủi, - ngài cần phải hành động gấp, nếu không ngài sẽ chết.
Chỉ có ý chí và năng lực là có thể cứu sống ngài.
Giờ đây không phải lúc tuyệt vọng.- Tôi đã đến gặp cảnh sát.- Ở đó đã giải quyết ra sao rồi?- Nghe tôi nói, họ chỉ cười.
Tôi nghĩ ngài chỉ huy cảnh sát cho những lá thư kia là trò đùa của một kẻ vô công rồi nghề nào đó! Còn những cái chết của người thân trong gia đình tôi, theo quan tòa chứng nhận chỉ là những trường hợp không may mà thôi.
Nó không dính líu gì đến lời những đe dọa, cảnh cáo...Holmes vung nắm đấm trong không trung.- Ngu xuẩn không tưởng tượng nổi? - Anh bất bình.- Dẫu thế người ta cũng cử một người cảnh sát đến chỗ tôi, người ấy túc trực suốt ngày đêm trong phòng tôi.- Ông ta có đi cùng ngài đến đây không?- Không, người ta ra lệnh cho ông ta phải ngồi trong nhà.Một lần nữa, Holmes lại vung nắm đấm lên, vẻ tức giận.- Ngài đến đây để làm gì? - Anh hỏi.
- Quan trọng là tại sao ngài không đến đây ngay lúc nhận thư?- Tôi không biết, vừa mới hôm qua tôi mới nói chuyện sự nguy hiểm của tôi cho ngài thiếu tá Prendergast, và ông ấy khuyên tôi nên đến gặp ngài.- Đã hai ngày rồi, đáng lẽ ngài phải hành động sớm hơn mới phải.
Ngài không còn những số liệu gì thêm ngoài những cái ngài mới kể ư? Có còn tình tiết nào gợi ý để giúp ích cho chúng tôi được không?- Còn một chi tiết nữa, - John Openshaw nói, anh ta lục tìm trong túi áo bành tô và lấy ra mẩu giấy màu xanh đã ngả màu, đặt lên trên bàn.
- Tôi vừa nhớ ra.
- Anh ta tiếp.
- Trong ngày bác tôi đốt tất cả giấy tờ thì mẩu giấy này còn sót lại chưa cháy kịp, nằm lẫn trong đám tro ấy.
Tôi tìm thấy ở trên sàn phòng bác tôi.
Tôi nghĩ chắc đây là mẩu giấy tình cờ bị sót lại trong cuộc thiêu hủy kia.
Ngoài mấy hột cam ra, trong tờ giấy này không có gì giúp ích cho tôi.
Tôi cho đó là một trang của sổ nhật ký, nét chữ này là của bác tôi.Holmes xoay bóng điện, và cả hai chúng tôi cúi sát xuống tờ giấy.
Đường biên có những vết xước nham nhở, chứng tỏ tờ giấy này được xé trong một quyển vở nào đó.
Phía trên cùng có dòng chữ: "Tháng 3 năm 1869" phía dưới có những câu vừa đọc vừa đoán như sau:Mồng 4 - Hudson có mặt: Tại cầu cảng như trước kia.Mồng 7 đã gửi những hột cam cho McCauley, Paramore và John Swain từ St.
Augustine.Mồng 9 – McCauley đã cút khỏi mặt đất.Mồng 10 John Swain đã cút khỏi mặt đất.Ngày 12.
Paramore đã được đến gõ cửa - Mọi việc đều êm đẹp.- Cảm ơn ngài.
- Holmes nói và xếp tờ giấy trả lại cho người khách trẻ.
- Ngay bây giờ ngài hãy nhanh chóng, khẩn trương bắt tay vào việc.
Chúng ta không cần tốn thêm một chút thời gian nào để tranh luận điều ngài vừa kể.
Ngài cần trở về nhà ngay lập tức và hành động gấp.- Tôi cần phải làm gì bây giờ?- Có mỗi một việc thôi, nhưng cần phải giải quyết ngay.
Ngài phải đặt ngay tờ giấy mà ngài vừa cho chúng tôi xem vào chiếc hộp đồng thau mà ngài đã nói lúc nãy.
Ngài đặt vào đó một bức thư báo tin là tất cả những giấy tờ còn lại đã bị ông bác của ngài đốt sạch sành sanh và chỉ còn lại duy nhất một mẩu giấy này thôi.
Ngài phải thông báo điều này để gây lòng tin sau khi viết xong bức thư ấy ngài hãy đặt ngay chiếc hộp bằng đồng thau kia lên chiếc đĩa của đồng hồ mặt trời như trong thư người ta yêu cầu.
Ngài hiểu chứ?- Tôi hoàn toàn hiểu ý ngài.- Ngài nên nhớ hiện tại không nên nghĩ đến chuyện báo thù, hoặc một ý nghĩ nào tương tự như vậy.
Tôi đề nghị chuyện ấy để pháp luật trừng trị, nhưng chúng ta cũng cần giăng một mẻ lưới, tuy nhiên chúng nó đã giăng sẵn rồi.
Vì vậy, trước hết cần phải thoát khỏi mối nguy hiểm đang đe dọa ngài.
Còn sau đó chúng tôi sẽ làm sáng tỏ sự việc mờ ám và trừng trị những kẻ sát nhân.- Chân thành cảm ơn ngài, - Chàng trai nói và đứng lên lấy chiếc áo khoác mặc vào.
- Ngài đã trả lại cho tôi cuộc sống và niềm hy vọng.
Tôi sẽ hành động đúng như ngài đã dạy bảo.- Không được lãng phí dù chỉ một phút nào hết.
Điều quan trọng là hãy giữ lấy mình.
Rõ ràng không thể chối cãi là ngài đang đứng trước mối hiểm họa ngàn cân treo sợi tóc.
Ngài quay về bằng cách nào?.- Tôi sẽ đi tàu hoả, từ ga Waterloo.- Chưa đến 21 giờ.
Ngoài đường vẫn còn đông người.
Tôi hy vọng ngài sẽ bình an.
Nhưng dẫu sao ngài cũng nên đề phòng kẻ thù.- Tôi đã mang phòng theo khẩu súng lục.- Rất tốt, ngay ngày mai tôi sẽ bắt tay vào công việc của ngài.- Có nghĩa là tôi sẽ gặp ngài ở Horsham.- Ô! Đó là điều bí mật của công việc.
Ở tại London này, chính ở đây tôi sẽ tìm ra hắn.- Vậy thì, tôi sẽ ghé lại chỗ ngài một hoặc hai ngày nữa và thông báo cho ngài tất cả sự việc dính dáng tới chiếc hộp đồng thau và giấy má kia.
Tôi sẽ làm đúng tất của những gì ngài dặn.Anh ta bắt tay chúng tôi rồi từ biệt ra về.Gió vẫn gầm rít, mưa vẫn liên tiếp gõ vào cánh cửa sổ.
Câu chuyện ly kỳ bi thảm kia đã làm cho chúng tôi phần nào quên đi nỗi phiền muộn về cơn bão dai dẳng, giờ đây đang xâm chiếm bao phủ trở lại.Holmes ngồi im lặng, đầu anh hơi cúi xuống, mắt nhìn chăm chú vào ngọn lửa đỏ rực trong lò sưởi đang hừng hực cháy.
Anh hút hết một tẩu thuốc, rồi ngồi ngả người ra sau ghế và nhìn những làn khói xanh đang nhẹ nhàng uốn éo liên tiếp nối nhau bay trên trần nhà.- Watson, tớ nghĩ là, - Cuối cùng anh phá tan sự im ắng.
- Trong công việc "chữa bệnh" của tớ có lẽ không bao giờ gặp phải những vụ nguy hiểm, ly kỳ hơn vụ này.- Nhưng trước hết cậu đặt cho mình một quy định cụ thể về tính chất của nguy hiểm ra sao cái đã? - Tôi hỏi.- Ở đây không có chuyện hoài nghi về tính chất tương đối của nó.
- Anh ta trả lời.- Nhưng cụ thể ra sao? Ai là người có tên K.
K.
K.? Và hắn ta cứ bám riết như con đỉa gia đình bất hạnh ấy nhằm mục đích gì?Holmes nhắm mắt lại, dựa hẳn vào thành ghế và gập hai tay vào nhau.- Một nhà suy luận chính thống.
- Anh ta nhận xét.
Khi nhìn thấy một dữ kiện duy nhất trong cả tổng thể có thể rút ra từ đấy không những toàn bộ chuỗi sự kiện tạo nên nó, mà còn thấy được những hậu quả sẽ xảy ra theo sau.
Cũng Cuvier có thể mô tả đúng một con vật mà chỉ dựa vào cơ sở một chiếc xương của nó.
Một quan sát viên nghiên cứu một mắt xích trong toàn bộ chuỗi sự kiện, cần phải dựng lại được tất cả những mắt xích còn lại, kể cả những tiền tố và hậu tố.
Nhưng không thể đưa nền nghệ thuật suy luận lên đến đỉnh cao tột cùng, người suy diễn cần phải sử dụng tất cả những dữ kiện đã được đắp nên.
Để làm được việc này, anh ta cần có những kiến thức chung nhất định nào đó.
Nếu như trí nhớ của tớ không phản tớ, thì trong ngày đầu chúng mình quen biết nhau, cậu đã xác định chính xác ranh giới kiến thức của tớ.- Đúng như vậy.
- Tôi mỉm cười trả lời, - Đó là một tài liệu bất thường- Tớ nhớ là: Triết học thiên văn học và bộ môn chính trị đứng vào vị trí số không.
Kiến thức trong lĩnh vực thực vật học luôn luôn dao động, trong ngành địa chất thì sâu hơn.
Bởi công việc dính dáng tới những vết dơ bẩn của bất kỳ một vùng nào đó trong giới hạn 50 dặm xung quanh thành London; còn trong lĩnh vực hóa học thì hài hước, kỳ quặc.
Trong giải phẫu học thì không đồng bộ tản mát, rời rạc.
Trong lĩnh vực văn học giải trí, kiến thức đặc biệt khác thường.
Trong đó, võ sĩ quyền Anh thì dùng kiếm, còn luật sư thì tự đầu độc mình bằng thuốc phiện và thuốc lá.
Đó là những nét cơ bản nhất trong cách nhận định, đánh giá của tớ.Holmes cười rất khoái trá, khi nghe tôi nói những tiếng sau cùng.- Cũng như lúc xưa tớ đã nói con người cần phải điều khiển trí nhớ của mình như thế nào để cho mớ kiến thức được sắp xếp thứ tự ngăn nắp trong kho tàng trí tuệ, sao cho đến lúc cần dùng là có thể lấy ra dễ dàng không phải tìm kiếm lục lọi.
Chúng ta nội trong tối hôm nay cần phải huy động tất cả vốn liếng mà chúng ta có.
Cậu lấy giúp mình cuốn Bách khoa Toàn thư nước Mỹ[1], tập có chữ "K".
Nó nằm trên giá sách, gần chỗ cậu ngồi đấy.
Cám ơn! Giờ đây chúng ta sẽ đặt ra các giả thiết và từ đó rút ra những kết luận.
Trước hết bắt đầu từ ngài đại tá Openshaw xem thử vì lý do gì mà ông ta rời bỏ nước Mỹ.
Trong thời đại ngày xưa con người không có khuynh hướng phá bỏ những thói quen của mình để tự nguyện tự giác thoái thác ra đi khỏi vùng khí hậu tuyệt vời như ở bang Florida, để rồi sống một cuộc đời ẩn dật trong thị trấn quê mùa bên nước Anh này.
Sự ham mê thích thú ẩn dật nói lên ý nghĩa rằng ông ta sợ một điều gì đó hoặc một người nào đó, hay đại loại như vậy.
Chúng ta khẳng định giả thiết này dựa trên cơ sở những bức thư dọa dẫm đáng sợ mà ông ta cũng như người thừa kế đã nhận được.
Cậu có nhận xét gì về những con dấu đóng trên phong bì đó không?- Lá thư thứ nhất từ Pondicherry, thư thứ hai từ Dundee, thư thứ ba từ London.- Từ phía đông London! Cậu rút ra kết luận gì?- Đó là những bến cảng của đại dương.
Hình như người viết lá thư ấy là thủy thủ.- Tuyệt diệu! Chúng ta đã có chìa khóa rồi.
Hoàn toàn có khả năng người viết thư đang sống trên một con tàu.
Còn bây giờ chúng ta sẽ xem xét vấn đề này từ khía cạnh khác.
Trong trường hợp từ Pondicherry thì khoảng thời gian giữa lời dọa dẫm đến chuyện thực cách nhau bảy tuần lễ; trong trường hợp từ Dundee khoảng cách ấy chỉ có ba, bốn ngày.
Cậu có nghĩ gì?- Khoảng cách trong trường hợp thứ nhất lớn hơn nên cần thời gian để thực hiện lâu hơn.- Nhưng chính bức thư cũng phải một quãng đường lớn như thế?- Tớ chịu.
Không hiểu sự thể ra sao?- Có cơ sở để rút ra nhận xét là, con tàu mà kẻ sát nhân đang sống là một chiếc thuyền buồm, hoặc một nhóm đang sống là một chiếc thuyền buồm.
Cũng như những trường hợp tương tự, chúng nó bao giờ cũng gửi đi những lời cảnh cáo sau đó mới thi hành bản án.
Cậu thấy không trường hợp từ Dundee xảy ra nhanh chóng làm sao? Nếu chúng đi bằng tàu thủy từ Pondicherry, thì chúng tới cùng với lá thư.
Nhưng ở đây lại 7 tuần.
Bảy tuần này là hiệu số giữa tốc độ của tàu thủy bưu điện đã mang bức thư với tốc độ của thuyền buồm mà lũ sát nhân đang sống.- Có thể là như thế?!- Đó là điều chắc chắn.
Dựa trên cơ sở đó cậu thấy ngay sự nguy hiểm chết người trong trường hợp cuối.
Cậu biết vì sao tớ căn dặn anh chàng Openshaw phải thận trọng rồi chứ?! Đòn trừng phạt bao giờ cũng giáng vào thời hạn kết thúc cần thiết cho những kẻ đã gửi bức thư khi vượt qua khoảng cách trên chiếc thuyền buồm.
Nhưng chính bức thư cuối này lại được gửi đi từ London, vì vậy chúng ta không thể cho phép mình trì hoãn công việc.- Lạy chúa? - Tôi thốt lên.
- Cuộc truy nã gắt gao kia có ý nghĩa gì?- Rõ như ban ngày, giấy tờ đã bị Openshaw cuỗm đi mang trong đó một bí mật liên quan đến sự sống còn của bọn trên chiếc thuyền buồm.
Tớ cho là trên thuyền này không chỉ có một thằng.
Một người không thể tham gia hai vụ giết người tài tình, không để lại dấu vết gì.
Trong chuyện này phải vài ba tên nhúng tay vào, hơn nữa chúng là như kẻ giết người sành sỏi và không hề run tay.
Những giấy tờ mà chúng muốn chiếm lại bằng được, dù nó nằm trong tay ai mặc kệ.
Chính thế cậu thấy không "K.K.K" đâu phải là tên của một người, mà là dấu hiệu ám chỉ một tổ chức xã hội bí mật nào đó.- Tổ chức gì? Tớ chưa nghe thấy bao giờ?Holmes lật lật mấy trang sách đang nam trên đùi anh ta:- Ở đây họ có viết như thế này "Ku Klux Klan" là tên gọi xuất phát từ sự giống tiếng lên quy lát của khẩu súng.
Tổ chức bí mật nguy hiểm đáng sợ này có những cựu chiến binh của quân đội miền Nam sau cuộc nội chiến thành lập, và sau một thời gian ngắn đã nhanh chóng lập các chi nhánh ở các bang khác.
Chủ yếu là bang Tennessee, bang Louisiana, bang Carolinas, bang Georgia, và bang Florida.
Tổ chức này dùng bạo lực phục vụ cho mục đích chính trị, chủ yếu là khủng bố, ám sát những ứng cử viên đại biểu cho dân da đen, hoặc đuổi khỏi đất nước, giết những kẻ đối lập có quan điểm chống đối chúng.
Bọn chúng thường cảnh cáo trước rồi mới thực hiện.
Lời cảnh cáo chỉ gửi cho những người mà bọn chúng định ám sát dưới hình thức thơ mộng, nhưng mọi người đều quen thuộc, ở một số địa phận trong nước thì một cành lá sồi, còn những nơi khác thì vài hạt dưa gang, hoặc hột cam.
Sau khi nhận được những lời cảnh cáo đó, người ta hoặc thay đổi quan điểm của mình, hoặc đi khỏi Tổ quốc.
Nếu không chú ý đến lời cảnh cáo đó, thì người bị gửi thư sẽ không tránh khỏi cái chết.
Thường là một cái chết kỳ quặc, không lường trước được.
Tổ chức này được lãnh đạo rất chặt chẽ, nó nghĩ ra những biện pháp hành động hữu hiệu đến nỗi chưa ai có thể khám phá ra được hoặc tránh khỏi cái chết thảm thiết.
Chưa bao giờ những kẻ gây tội ác bị vạch mặt.
Tổ chức được hình thành trong vài ba năm bất chấp mọi sự đàn áp của chính phủ Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và tầng lớp tiến bộ của nhân dân.
Năm 1869 những hoạt động của tổ chức bí mật này bỗng dưng chấm dứt, tuy nhiên vẫn xảy ra một vài vụ khủng bố.- Cậu có thấy không? - Holmes nói và lật lật quyển sách, - Sự chấm dứt bất bình thường những hoạt động chống đối của tổ chức sát nhân này trùng lặp với cuộc ra đi của Openshaw, ông ta đã thu góp tất cả tài liệu giấy tờ của tổ chức mang theo mình hồi hương.
Có khả năng là những nguyên nhân và kết quả nằm ở điểm này.
Không phải ngẫu nhiên những người tàn ác dã man kia cứ theo đuổi mãi gia đình Openshaw.
Cậu hiểu không, bảng thống kê và những cuốn nhật ký có thể là bôi nhọ, nói xấu những nhà hoạt động nổi tiếng nhất của miền Nam nước Mỹ và chính những giấy tờ này đã làm cho nhiều kẻ mất ăn mất ngủ.- Có nghĩa là những giấy tờ mà chúng mình vừa được thấy...- Chính nó - Đó là một thứ mà người ta mong đợi.
Nếu tớ không nhầm thì ở đó ghi: "Đã gửi những hạt giống cho A.B.C." - Có nghĩa là họ đã gửi những lời cảnh cáo.
Tiếp theo là mấy dòng chữ A và B đã cút xéo khỏi mặt đất - Có nghĩa bọn họ đã bỏ Tổ quốc ra đi.
Còn C.
đã được đến thăm.
Tớ sợ ngài C đã kết thúc không tốt đẹp.
Chúng mình còn kịp làm sáng tỏ công chuyện mờ mịt này.
Con đường để cứu thoát Openshaw trai trẻ kia - chính là phải hành động đúng như tớ khuyên bảo.
Hôm nay chúng ta không thể nói thêm được gì nữa và cũng không thể làm thêm được gì...!Cậu đưa mình mượn cây đàn, chúng ta đành chịu khó ngồi im lặng nửa tiếng đồng hồ để quên đi thời tiết tồi tệ và quên đi những hành động còn tồi tệ gấp bội của con người.Gần sáng cơn bão mới tan, mặt trời hé ửng lên xuyên qua những đám mây mù u tối rạng rỡ chiếu rọi thành London.Khi tôi đi xuống thì Holmes bắt đầu ăn sáng.- Xin lỗi, tớ buộc phải bắt đầu không đợi cậu được - Anh nói.
- Tớ thấy trước rằng tớ phải làm việc cật lực trong ngày hôm nay vì câu chuyện của Openshaw.- Cậu chuẩn bị đến đâu rồi? - Tôi hỏi.- Điều này phụ thuộc vào sự đánh giá chính xác hay không của tớ.
Có lẽ tớ phải ghé tới Horsham.- Cậu không định tới đó trước sao?- Không, tớ sẽ bắt đầu từ City.
Cậu gọi người hầu mang cà phê lên đi.Trong lúc đợi cà phê, tôi cầm tờ báo để trên bàn và đọc lướt qua các mục.
Bất chợt một cột báo làm tim tôi lạnh toát.- Holmes, - Tôi thốt lên, cậu bị chậm mất rồi- Có chuyện gì vậy? - Anh ta nói và đặt cốc cà phê xuống.
- Tớ đã dự đoán trước là sẽ xảy ra chuyện này.
Chuyện xảy ra như thế nào? - Giọng anh rất bình tĩnh, chúng tôi cảm thấy anh đang xúc động mãnh liệt.Cái tên Openshaw đã đập vào mắt tôi và đề mục "Câu chuyện tang thương ở cầu Waterloo” được như thế này:"Tối qua vào khoảng 21 - 22 giờ, nhân viên cảnh sát có tên Cook trong lúc đang tuần tra canh gác cầu Waterloo, có nghe thấy tiếng kêu cứu và tiếng nước "bõm".
Nhưng do trời tối đen như mực, gió thét ào ào, cho nên mặc dù chạy đến cứu giúp, vẫn không vớt được kẻ chìm dưới sông.
Cảnh sát lập tức nổi còi báo động, và nhờ chiếc xuồng cấp cứu xác chết đã được tìm thấy.
Đó là một chàng trai trẻ, tên anh ta theo phong bì tìm thấy trong người là John Openshaw, sống gần Horsham.
Người ta đoán anh ta vì quá vội để đi chuyến tàu cuối cùng xuất phát từ ga Waterloo, trong bóng đêm mịt mùng và đã bị trượt chân lọt xuống dưới cầu.
Trên thi hài nạn nhân không thấy phát hiện một dấu vết đánh đập hành hung nào.
Không thể nghi ngờ gì nữa, anh ta đã mất mạng trong trường hợp đáng tiếc.
Điều đó bắt buộc chính quyền địa phương phải chú ý đến tình trạng chiếc cầu".Chúng tôi lặng đi mấy phút.
Tôi chưa hề nhìn thấy Holmes mệt nhọc đến như thế.- Cái đó đã giáng một đòn chí mạng vào tính tự ái của tớ, - Cuối cùng anh thốt lên đau đớn.
- Không thể chối cãi và bào chữa được điều gì, tính tự ái là một thứ tình cảm nhỏ nhen ích kỷ, nó không giải quyết được việc gì cả.
Bây giờ câu chuyện này trở thành việc riêng của tớ, và nếu chúa có ban cho tớ một sức khoẻ thì tớ sẽ tóm gọn cả băng sát nhân ấy.
Anh ta hoảng sợ đến nhờ tớ giúp đỡ, thế mà tớ lại đẩy anh ta đến chỗ chết.Anh đứng dậy khỏi chiếc ghế, bước đi bước lại trong căn phòng, khuôn mặt trắng bệch bừng bừng tức giận.
Anh hết bóp lại thả ra những ngón tay dài và nhỏ nhắn của mình một cách điên tiết.- Những con quỷ láu cá! - Cuối cùng anh thét lên, - Làm thế nào mà chúng lừa phỉnh được anh chàng để nhấn chìm xuống đáy sông? Bờ sông không phải là con đường dẫn tới nhà ga.
Còn trên cầu thậm chí trời có tối đi chăng nữa cũng còn rất nhiều người.
Watson chúng ta thử xem ai là người chiến thắng trong hiệp này.
Tớ đi đây.- Tới đồn cảnh sát à?- Không, tớ sẽ làm cảnh sát.
Tớ sẽ giăng một tấm lưới như tấm mạng nhện, và cứ để cho cảnh sát đến bắt những con ruồi trong đó, nhưng không dễ làm ngay bây giờ.Cả ngày hôm đó, tôi mắc công việc chữa bệnh.
Khi quay về hẻm Baker thì trời đã tối từ lâu.Sherlock Holmes vẫn chưa về.
Khi anh về thì đã hơn 21 giờ đêm, người bơ phờ, nhợt nhạt.
Anh đến tủ đựng thức ăn, lấy một mẩu bánh mỳ cho vào miệng nhai ngấu nghiến và nuốt ừng ực những ngụm nước lớn.- Cậu đói lắm phải không? - Tôi nhận xét.- Đói gần chết đây.
Tớ làm quên cả ăn, kể từ buổi ăn lót dạ sáng đến giờ.- Thế cậu nhịn à?- Không có lấy một hột.
Tớ không có thời gian rỗi để nghĩ đến chuyện ăn uống nữa.- Còn công việc của cậu ra sao?- Rất tốt đẹp.- Cậu đã tìm ra chìa khóa vén mở điều bí mật chưa?- Bọn nó đã nằm gọn trong lòng bàn tay tớ.
Rồi chàng Openshaw trẻ tuổi kia không còn bao lâu nữa sẽ được rửa hận.
Watson, chúng mình sẽ dán nốt cái nhãn hiệu ma quỷ chính thống của chúng nó.
Chẳng nhẽ, đó là điều không hay?- Cậu nói về cái gì thế?Holmes lấy từ trong chạn ra một quả cam.
Rồi anh bóc nó ra từng múi, và cẩn thận nhặt mấy hạt để lên bàn.
Anh ta nhặt nắm hột cho vào chiếc phong bì.
Phía trong phong bì anh viết "S.H.
gửi cho J.C.”.Sau đó anh dán phong bì lại và ghi địa chỉ ở ngoài "Gởi thuyền trưởng James Calhoun, thuyền buồm “Bark Lone Star”, Savannah, Georgia.".- Bức thư sẽ đợi Calhoun khi hắn ta cập bến - Holtnes vừa nói vừa cười.
- Điều này, sẽ làm cho hắn mất ăn mất ngủ.
Tớ tin rằng, hắn sẽ chịu chung cái số phận như số phận của ngài Openshaw.- Thuyền trưởng Calhoun là ai vậy?- Hắn là thủ lĩnh của cả bọn khốn kiếp ấy.
Dần dần tớ sẽ lần ra những thằng khác nữa.
Hắn là thằng đầu tiên.- Bằng cách nào mà cậu tìm ra chúng nó?Holmes lôi ra từ trong túi một tờ giấy cỡ lớn ghi chép chi chít những năm tháng và tên người...- Cả ngày tớ chỉ chúi đầu sục vào các tập hồ sơ, giấy má cũ, theo dõi số phận của từng chiếc tàu đã cập bến Pondicherry trong thời gian từ tháng Giêng và tháng Hai năm 1883.
Trong 2 tháng ấy, có ghi lại 36 chiếc tàu có trọng tải khá lớn.
Trong số đó có chiếc "Bark Lone Star" làm cho tớ chú ý nhất, bởi địa điểm cập bến là London.
Hơn nữa "Bark Lone Star" - một biệt danh của một bang bên Mỹ.- Hình như bang Texas phải không?- Điều này chưa chắc chắn.
Nhưng tớ biết con tàu đó đã xuất phát từ bên Mỹ.- Có gì nữa không?- Tớ đọc lướt qua các mục ghi chép về ngày đến và ngày đi của tất cả tầu thuyền ở cảng Dundee.
Và khi tớ thấy chiếc thuyền buồm "Bark Lone Star” đã cập bến Dundee trong tháng Giêng năm 1885 thì mọi nghi ngờ của tớ đã chuyển sang khẳng định.
Tớ lập tức lục tìm bảng chỉ dẫn có liên quan tới những chiếc tàu thuyền đã đậu ở cảng London trong thời gian hiện nay.- Cậu có thấy được gì không?- "Bark Lone Star" vừa cập bến London trong tuần trước.
Tớ vội chạy đến chỗ ụ Albert và được biết đúng hôm nay, lúc thủy triều lên sớm "Bark Lone Star" đã rời bến ra sông để quay về cảng Savannah.
Tớ đã điện tới Gravesend và được báo cho biết "Bark Lone Star" vừa mới qua đấy không lâu.
Và do gió hướng đông nên tớ không nghi ngờ gì hết.
"Bark Lone Star" đã vượt qua Goodwins và hiện giờ đang cách không xa hòn đảo Wight.- Cậu định hành động ra sao?- Ồ! Calhoun đang nằm trong tay tớ! Hắn với hai tên thủy thủ - là những tên người Mỹ duy nhất trên tàu.
Những người còn lại là người Phần Lan và người Đức.
Thậm chí tớ còn được biết tối hôm qua cả ba đứa đều không có mặt trên thuyền.
Người khuân vác đã cho tớ biết chi tiết ấy.
Ông ta làm nhiệm vụ bốc vác trên chiếc thuyền buồm "Bark Lone Star".
Khi thuyền "Bark Lone Star" cập bến Savannah, thì tàu thủy đã mang bức thư của tớ tới trước rồi.
Còn bức điện tớ báo cho cảnh sát ở Savannah là phải bắt ngay ba tên người Mỹ vì tội đã giết người.Tuy nhiên, trong mọi dự tính cẩn thận nhất của con người, bao giờ cũng có một chỗ sơ hở nào đó.
Những kẻ đã giết hại cả gia đình Openshaw kia, chưa phán đoán được là sẽ nhận được những hột cam do người khác gửi cho chúng.
Mà con người ấy, cũng kiên quyết, láu cá như bọn chúng nó.
Con người đó, đã lần ra dấu vết chúng nó.Trong năm ấy những trận cuồng phong thật là dữ dội, kéo dài dai dẳng.
Chúng tôi chờ đợi tin tức của chiếc thuyền buồm "Bark Lone Star" rất lâu, nhưng tất cả đều không đúng như chúng tôi mong đợi.Cuối cùng chúng tôi mới được biết là ở một nơi xa xôi nào đó trên bờ Đại Tây Dương, người ta đã nhìn thấy chiếc đuôi tàu bị vỡ, dập dềnh theo sóng biển.
Trên đó người ta đã nhìn thấy những chữ "L.
S.".
Đó là tất cả những gì chúng tôi được biết về số phận của "Bark Lone Star".Hết---[1] Nguyên văn: American Encyclopaedia.
Mỗi khi đọc lại những ghi chép về Sherlock Holmes trong thời kỳ 1882-1890, tôi thấy những câu chuyện lý thú, nhiều đến nỗi không biết nên chọn chuyện nào.
Tuy nhiên một số chuyện đã được đăng trên các báo, còn những chuyện khác chưa có điều kiện ra mắt bạn đọc để giới thiệu khả năng tiềm tàng của Sherlock cho các bạn thấy anh ta đã đạt đến đỉnh cao của nhà trinh thám như thế nào? Dẫu sao tôi cũng muốn giới thiệu với bạn đọc yêu mến của tôi những câu chuyện có tình tiết thú vị, bất ngờ.
Mặc dù có những mối liên quan chưa được sáng tỏ, năm 1887 đã mang đến một chuỗi dài những câu chuyện ly kỳ nhiều ít khác nhau.
Tôi đã cố gắng ghi chép tất cả.
Trong số đó có chuyện "Paradol Chamber" chuyện "Hội những người yêu chuộng cái nghèo - Hội ấy có cả một câu lạc bộ sang trọng của tầng trệt một cửa hàng đồ gỗ to lớn...!Bản thanh toán có liên quan đến cái chết của chiếc tàu "Sophy Anderson".
Câu chuyện về những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Grice Patersons trên hòn đảo Uffa.
Và cuối cùng là những ghi chép có liên quan đến chuyện đầu độc ở Camberwell.
Trong chuyện này bằng cách nghiên cứu cơ cấu của chiếc đồng hồ tìm thấy trong xác nạn nhân, đã chứng minh được chiếc đồng hồ vừa lên giây trước khi chủ nhân chết hai giờ đồng hồ, như vậy người quá cố mới nằm ngủ trong khoảng thời gian đó.
Từ những kết luận dựa trên cơ sở khoa học tài tình, Sherlock Holmes đã tìm ra thủ phạm một cách dễ dàng.Tất cả những chuyện ấy, có lẽ tôi sẽ viết lại trong khoảng thời gian gần nhất.
Nhưng câu chuyện mà tôi ghi chép ra đây chứa nhiều sự bất thường mà không một câu chuyện nào có thể sánh được.Hồi đó, vào cuối tháng 9, những cơn bão mùa thu đang hoành hành hung dữ, phô trương sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên.
Suốt ngày gió gào rít ầm ĩ, mưa trút xối xả va đập như gõ trống vào các cánh cửa sổ.
Càng về tối cơn bão càng dữ dội hơn, gió thổi vào các ống khói như trẻ con cả thành phố nhất loạt khóc hu hu.Hôm ấy, Sherlock ngồi buồn rầu cạnh lò sưởi và sắp xếp lại cho ngăn nắp trật tự tài liệu của mình.
Còn tôi thì ngồi đối diện với anh, say mê đọc những câu chuyện tuyệt vời của Clark Russell nói về biển.Tôi say mê đến mức tiếng rít của cơn bão rơi vào tiềm thức của tôi như lời của câu chuyện, còn tiếng mưa rơi như tiếng rì rào của sóng biển.
Vợ tôi mấy hôm nay có công việc phải về bên nhà bà nhạc.
Còn tôi tạm trú tại căn hộ cũ kỹ rêu phong trong phố Baker.- Hãy nghe kìa - tôi nói và nhìn Sherlock.
- Hình như có tiếng chuông gọi cửa.
Ai lại đến trong lúc cơn mưa bão thế này được nhỉ? Hay là bạn của cậu?- Ngoài cậu ra, tớ chẳng có ai là bạn cả, - Holmes trả lời - Còn khách khứa thì tớ không động viên họ đến hỗ trợ tớ.- Vị khách nào nhỉ?- Nếu như vậy thì công việc vô cùng nghiêm trọng và cấp bách.
Cái gì có thể buộc con người kia đi ra ngoài đường trong cơn mưa bão hoành hành gầm rít vào giờ này? Có khi lại là người đàn bà ngồi lê mách lẻo nào đó, bạn của bà chủ nhà đến chơi cũng nên?Holmes đã nhầm.
Chúng tôi nghe thấy tiếng chân ngoài phòng và tiếng gõ cửa rụt rè.
Holmes thò cái tay dài ngoằng của mình quay bóng đèn về phía chiếc ghế bành còn trống.- Mời vào! - Anh nói.Một người trai trẻ tuổi độ 20 - 22, ăn mặc khá chải chuốt có phần tao nhã và hơi kiểu cách.
Nước ở chiếc dù chảy xuống thành dòng, chứng tỏ thời tiết thật kinh khủng.
Người mới vào lo lắng nhìn xung quanh và dưới ánh sáng ngọn đèn, tôi thấy khuôn mặt của anh ta bệch bạc, còn đôi mắt thì đầy nỗi lo âu tuyệt vọng.- Tôi thành thật xin lỗi hai ngài.
- Anh ta nói và đưa cái kính gọng vàng đang cầm ở tay lên mắt.
- Tôi hy vọng các ngài không cho tôi là kẻ quấy rầy...!Sở dĩ tôi phải mang vào căn phòng ấm cúng sự lạnh lẽo ướt át của cơn mưa bão là...- Hãy đưa áo khoác và dù của ngài cho tôi, - Holmes nói.
- Tôi treo vào chiếc móc sẽ khô ngay.
Tôi nhận thấy hình như ngài vừa đi từ hướng tây nam tới đây.- Vâng, tôi từ Horsham tới.- Bùn trên đế giầy của ngài đúng là đất bùn của vùng ấy.- Tôi đến gặp ngài xin ngài lời khuyên bảo.- Điều đó thì ngài nhận được dễ thôi.- Và nhờ sự giúp đỡ.- Sự giúp đỡ thì không phải bao giờ cũng dễ dàng có được.- Tôi đã được nghe về ngài rất nhiều, thưa ngài Holmes.
Tôi nghe ngài thiếu tá Prendergast kể là ngài đã cứu ông ta thoát khỏi vụ scandal ở câu lạc bộ Tankerville.- À tôi nhớ rồi, ông ấy bị bọn xấu lừa đảo, buộc tội chơi bài không sòng phẳng.- Ông ta nói là ngài thông thạo trong mọi lĩnh vực.- Ông ta khen quá lời đấy.- Theo lời ông ấy là ngài chưa bao giờ thất bại.- Tôi đã bị thua bốn lần.
Ba lần do cánh đàn ông, một lần do cánh đàn bà cho đo ván.- Những con số ấy thấm vào đâu so với những chiến thắng?- Vâng, nói chung tôi thường thành công.- Vậy thì ngài cũng sẽ thành công trong chuyện của tôi.- Mời ngài, kéo ghế ngồi sát lò sưởi và hãy kể thật tỉ mỉ từng chi tiết.- Chuyện của tôi rất khác thường.- Chuyện bình thường không bao giờ đến với tôi.
Tôi đại diện cho cơ quan phá án cao cấp nhất.- Nhưng dù sao, thưa ngài, tôi vẫn ngờ là trong quá trình hoạt động của mình, ngài chưa bao giờ nghe nói đến những chuyện kinh khủng như chuyện đã xảy ra với gia đình tôi.- Ngài kích thích trí tò mò nghề nghiệp của tôi quá - Holmes nói.
- Trước hết ngài hãy bình tĩnh kể hết những tình tiết chính, còn sau đó tôi sẽ hỏi thêm những chi tiết cần thiết khác mà tôi cho là bổ ích.- Tên tôi là John Openshaw, - anh ta tự giới thiệu.
– Nhưng theo tôi hiểu, công việc của tôi ít liên quan đến những sự việc ghê rợn kia.
Đó là chuyện thừa kế, vì vậy để cho ngài nắm được sự kiện một cách rõ ràng, tôi buộc phải quay lại từ đầu toàn bộ lịch sử gia đình tôi.Ông nội tôi sinh được hai người con trai: người bác của tôi tên là Elias và bố tôi - Joseph.
Cha tôi tậu được một xí nghiệp nhỏ ở Coventry.
Sau đó cha tôi mở rộng quy mô sản xuất hơn nhờ sản xuất xe đạp.
Cha tôi đã phát minh ra loại vành xe đạp không rỉ "Openshaw”.
Xí nghiệp làm ăn rất phát đạt cho nên sau khi bán cơ ngơi ấy cha tôi về sống rất đầy đủ và sung túc.Bác Elias tôi trong những năm trai trẻ đã sang tận châu Mỹ làm ăn, và trở thành một chủ đồn điền ở bang Florida, ở đây công việc lành ăn của bác tôi rất trôi chảy.
Trong thời gian chiến tranh bác tôi chiến đấu trong quân đội của tướng Jackson, sau đó thì dưới quyền chỉ huy của tướng Hood và đã được phong cấp đại tá.
Đến khi tướng Lee hạ vũ khí đầu hàng, bác tôi trở về với đồn điền của mình.
Ông sống ở đó ba bốn năm.
Vào năm 1869 hoặc 1870 gì đấy, bác tôi quay về châu Âu và thuê một nơi ở không xa lắm ở Sussex, gần Horsham.
Khi ở bên Mỹ, bác tôi đã dành dụm được một số vốn liếng khá lớn, và cầm món tiền đó bác tôi rời khỏi nước Mỹ với nguyên nhân là: kinh tởm những người da đen và không đồng tình với chính phủ trong việc giải phóng người da đen khỏi ách nô lệ.
Bác tôi là một người kỳ quặc, ông ấy rất ác độc và nóng tính.
Tức giận cái gì đó là ông văng ra những câu chửi nghe thật kinh tởm.Ông ấy sống độc thân, tránh giao tiếp với mọi người.
Tôi chắc chắn rằng trong những năm tháng sống ở Horsham, bác tôi chưa một lần nào ra phố.
Bác tôi có một mảnh vườn và hai, ba mảnh đất trống xung quanh nhà, ông chỉ bách bộ dạo chơi trong khu vực đó mà thôi.
Có những tuần ông bác tôi ngồi lì trong phòng, ông uống rượu và hút thuốc rất nhiều, xa lánh mọi người, thậm chí ngay đến em ruột của mình ông ấy cũng không thèm biết đến.
Ông ấy tỏ ra yêu mến tôi, mặc dù mới gặp tôi lần đầu lúc tôi 12 tuổi - năm đó là 1878.
Trong thời gian đó bác tôi đã sống ở nước Anh được tám hay chín năm rồi.
Bác tôi thương lượng với cha tôi để cho tôi sang sống với ông, bác rất thương tôi.
Trong những lúc không say rượu bác thường chơi cờ nhảy với tôi.
Ông hoàn toàn tin tưởng giao phó mọi việc trong nhà cho tôi.
Đến năm tôi lên 16 tuổi thì tôi thực sự là ông chủ trong nhà.
Tôi giữ các loại chìa khóa muốn vào chỗ nào cũng được, muốn làm gì thì làm, nhưng với một điều kiện: không được phá rối sự yên tĩnh cô độc của người bác.
Ngoài ra tôi còn bị ràng buộc bởi trường hợp ngoại lệ: ở gác lửng có một căn phòng luôn luôn đóng kín.
Bác tôi không cho phép bất cứ một người nào vào, kể cả tôi.
Với tính hiếu kỳ của trẻ con, có lần tôi nhìn trộm qua lỗ khóa nhưng không thấy gì cả ngoài chiếc rương và túi linh tinh gì đó.Một hôm vào tháng 3 năm 1883 - có một bức thư dán phong bì nước ngoài nằm trên bàn.
Bác tôi hầu như chẳng bao giờ có thư vì mọi chuyện mua bán ông ấy đều trả bằng tiền mặt, còn bạn bè thì không có."Từ Ấn Độ gửi tới, - cầm bức thư ông nói.
- Dấu bưu điện đóng ở Pondicherry! Chuyện gì có thể xảy ra đây?".Bác tôi mau chóng xé phong bì, từ trong phong bì năm hạt cam khô rơi xuống kêu lanh canh trong đĩa sứ.
Tôi định reo lên, nhưng nụ cười của tôi vụt tắt ngấm khi tôi ngước nhìn bác tôi.
Môi dưới của ông trễ xuống, cặp mắt mở to thao láo, cả bộ mặt trở nên xám ngắt, ông ấy nhìn bất động chiếc phong bì đang cầm trên tay run run."K.K.K.! ông ấy thốt lên, và sau đó nói thêm.
- Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi! Đây là bản thanh toán món nợ của tôi"."Cái đó là gì thưa bác? - Tôi hỏi"."Cái chết" ông nói xong và đứng lên ra khỏi ghế và từ từ đi vào phòng của mình, để mình tôi ở lại sửng sốt và hoảng sợ.
Tôi cầm lấy phong bì và nhìn vào thấy bên trong có ba chữ "K" bằng mực đỏ.
Trong phong bì không còn gì nữa, ngoài năm hột cam đã khô.
Cái gì làm cho bác tôi hoảng sợ?Tôi đứng dậy chạy lên tầng trên.
Bác tôi đi xuống trên tay cầm một chiếc chìa khóa cũ đã bị rỉ nhiều, có lẽ chiếc chìa khóa để mở căn phòng trên gác lửng.
Còn tay kia ông đang giữ một chiếc hộp bằng đồng thau."Chúng muốn làm gì .mặc chúng.
Dù sao chăng nữa bác cũng không thể trao cho chúng đâu! - Bác tôi nói với sự nguyền rủa, căm tức.
- Cháu nói cô Mary đến nhóm lò sưởi ở phòng bác và đi mời ngài Fordham, luật sư ở Horsham tới".Tôi thi hành tất cả mệnh lệnh mà bác tôi sai bảo.
Khi ngài luật sư đến, người ta gọi tôi lên phòng bác tôi.
Ngọn lửa trong lò sưởi cháy sáng rực, trên tấm sàn của nó là một đống tro dày, dường như tro của một mớ giấy tờ vừa bị đốt.
Chiếc hộp bằng đồng thau mở ra rỗng tuếch.
Nhìn vào chiếc hộp, tôi thở dài ngao ngán, lo sợ vì nhìn thấy phía trong nắp có khắc ba chữ "K" giống y như trên phong bì."Bác muốn cháu là người làm chứng cho việc lập biên bản này, John - Bác tôi nói, bác sẽ để lại chỗ này cho em của bác, tức là cha cháu, tất nhiên nó sẽ được truyền lại cho cháu, nếu cháu có thể sử dụng một cách yên ổn thì điều đó rất tốt! Còn nếu cháu không có khả năng làm điều đó, thì hãy nghe theo lời khuyên của bác là nên trao nó lại cho kẻ thù độc ác nhất của bác! Bác rất phiền muộn khi để lại cho cháu một thừa kế như vậy, nhưng bác không hiểu sự việc sẽ xảy ra thế nào? Hãy vui lên và ký vào tờ giấy này vào cái chỗ mà ngài Fordham sẽ chỉ cho cháu".Tôi ký vào tờ giấy ấy, và ngài luật sư mang nó đi luôn.
Trường hợp rất kỳ lạ khiến cho tôi băn khoăn và có một ấn tượng sâu sắc.
Tôi nghĩ đến nó mà chưa hề tìm ra được lời giải đáp: Tôi không thể nào xua tan đám mây lo sợ bao phủ, mặc dù nỗi niềm lo âu đã giảm sút sau vài tuần êm ả trôi qua, không có một dấu hiệu nào làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng tôi.
Thú thực rằng tôi có nhận thấy những thay đối lớn lao trong chiều sâu con người bác tôi.
Ông ấy uống rượu nhiều kinh khủng và xa lánh tất cả thế giới bên ngoài.
Phần lớn thời gian ông ấy khóa kín cửa ngồi trong phòng.
Nhưng thỉnh thoảng trong lúc say khướt ông đi ra khỏi phòng với khẩu súng lục trong tay, bác ra vườn và hét toáng rằng ông không sợ ai hết và cũng không cho bất kỳ người hay là ma quỷ đụng đến ông và chặt ông như chặt con cừu.
Tuy thế nhưng khi cơn nóng giận say sưa đã nguôi, ông ấy vội vã chạy về phòng đóng chặt cửa lại, khoá ổ, cài then như một kẻ đang bị nỗi sợ hãi bao trùm từ tứ phía không thể giữ thân nổi.
Trong lúc nóng giận, khuôn mặt của bác tôi, kể cả những ngày giá buốt, cũng vẫn mồ hôi mồ kê nhễ nhại, y như người ta vừa mới tắm hơi về.
Để kết thúc câu chuyện bi thảm ấy, thưa ngài Holmes, và cũng khỏi lạm dụng lòng kiên nhẫn của ngài, tôi chỉ kể vắn tắt kết cục như sau: Một hôm trời vừa tối; sau khi uống rượu say mềm bác tôi thực hiện một cuộc dạo chơi.
Sau đó chúng tôi không thấy ông về nữa.
Chúng tôi hoảng hốt vội vã chạy bổ đi tìm, và thật tang thương khi nhìn thấy ông nằm sấp mặt xuống trong chiếc ao đầy nước, chiếc ao phủ đầy rong rêu nằm phía sâu trong vườn.
Trên người ông không thấy một dấu vết đánh đập nào hết, còn chiếc ao thì rất cạn chỉ sâu không quá 2 feet.
Chính vì thế tòa phúc thẩm chỉ chú ý đến tính khi bất thường của bác tôi để kết luận rằng đây là một vụ tự vẫn.
Nhưng tôi biết chắc chắn ý nghĩ cái chết làm bác tôi hoảng sợ, bởi thế làm sao bác tôi tự nguyện lìa bỏ cõi đời này một cách dễ dàng và nhanh chóng như thế.
Dù có muốn gì đi nữa thì thực tế vẫn phũ phàng bao trùm tất cả.
Cha tôi là người thừa kế gia sản khoảng 14.000 bảng nằm tại ngân hàng...- Xin phép, - Holmes ngắt lời anh ta.
- Câu chuyện của ngài thật ly kỳ và có những bí ẩn khó hình dung ngay được.
Ngài hãy cho tôi biết bác ngài nhận được lá thư ngày nào và ông chết ngày nào?Bức thư đến ngày 9 tháng 3 năm 1883, và bác tôi chết sau đó đúng 7 tuần, tức là đêm mồng 1 rạng mồng 2 tháng 5 năm 1883.- Xin cám ơn ngài, xin ngài vẫn tiếp tục.Khi cha tôi bắt đầu nắm quyền kế thừa cơ ngơi của bác tôi ở Horsham, thì theo đề nghị của tôi, cha tôi đã lục kỹ lưỡng căn buồng ở gác lửng mà trước kia luôn đóng kín.
Chúng tôi tìm thấy một chiếc hộp bằng đồng thau, nhưng bên trong dường như bị hủy hết.
Bên trong nắp đậy có dán một mảnh giấy ghi ba chữ "K" và một dòng chữ nhỏ phía dưới "Thư từ, ghi chép biên lai, khế ước cho vay".
Tôi cho rằng những dòng chữ nói lên nội dung những giấy tờ đã được đựng bên trong chiếc hộp và đã bị ngài đại tá Openshaw đốt hết.
Ngoài chiếc hộp ra trong buồng không có gì đáng kể, nếu không tính một đống giấy vứt bừa bộn và những quyển sổ ghi chép linh tinh có liên quan đến cuộc sống của bác tôi bên Mỹ.
Trong mớ lộn xộn ấy có thứ đề cập đến thời gian chiến tranh và đã cho thấy bác tôi là một quân nhân thi hành nghĩa vụ của mình rất tốt.
Những giấy tờ khác thì nói về thời kỳ thành lập các bang ở miền Nam, phần lớn đều liên quan đến vấn đề chính trị.
Rõ ràng bác tôi đã đóng một vai trò lớn trong phe chống đối, đối lập hẳn với các nhà lãnh đạo từ miền Bắc được cử vào.Vào đầu năm 1884, cha tôi chuyển hẳn tới sống ở Horsham.
Mọi việc đều rất tốt đẹp.
Một hôm vào ngày 4 tháng giêng năm 1885, khi chúng tôi đang ăn sáng, bỗng cha tôi kinh ngạc kêu lên.
Một tay cha tôi cầm chiếc phong bì, còn trong lòng bàn tay kia là năm hột cam khô.
Cha tôi thường giễu cợt trước cái chết hoang đường của ngài Đại tá, còn bây giờ chính cha tôi cũng bàng hoàng hoảng hốt, khi nhận đúng giấy báo của tử thần như thế."Thế này là thế nào? John" - Cha tôi hỏi khẽ.Tim của tôi chợt lạnh buốt."Đó là ba chữ "K", - Tôi trả lời.Cha tôi nhìn vào phía trong chiếc phong bì."Đúng ở đây cũng có ba chữ ấy.
Nhưng còn cái gì đây?""Hãy đặt tất cả giấy má lên chỗ chiếc đồng hồ mặt trời" - Nhìn qua vai cha tôi, tôi đọc."Đồng hồ mặt trời nào? Những giấy tờ gì kia chứ? " – cha tôi thảng thốt ngạc nhiên hỏi."Đồng hồ mặt trời đặt ở trong vườn, còn giấy tờ chắc bị cháy rụi rồi"."Quỷ tha ma bắt hết bọn nó đi! - Cha tôi nói.
- Chúng ta đang sống trong một đất nước văn minh, không thể chấp nhận những điều nhảm nhí được.
Bức thư từ đâu tới?"."Từ Dundee" - tôi trả lời, sau khi đã lướt nhìn con dấu bưu điện."Một trò đùa mù quáng của một kẻ khùng nào đó - cha tôi nói.
- Đồng hồ mặt trời và giấy má lằng nhằng có liên quan gì đến tôi kia chức? Không thèm chấp cái đồng hồ quái quỉ ấy làm gì!"."Con muốn báo cho cảnh sát", - Tôi nói lo âu."Để cho người ta lấy cha mày làm trò cười.
Cha không nghĩ như thế!"."Vậy để con tự làm lấy"."Không đời nào - cha không muốn rung chuông ầm ĩ với thiên hạ rằng tôi là thằng điên".Thuyết phục cha tôi quá là uổng công, vì ông ấy rất ương ngạnh.
Còn tôi thì bị nỗi lo sợ dày vò.Ba ngày sau, cha tôi đi thăm một người bạn cũ – ngài thiếu tá Freebody, đang chỉ huy một đồn ở đồi Porlocktsdown.
Tôi mừng là cha tôi đã đi khỏi, vì tôi ngỡ ra khỏi căn nhà này sẽ bớt nguy hiểm.
Nhưng tôi đã lầm.
Ngày hôm sau tôi nhận được một bức điện của ngài thiếu tá gửi, yêu cầu tôi đến gấp.
Cha tôi đã bị rơi xuống một mỏ đá phấn sâu hoắm, ở địa phương này khá nhiều hố như vậy.
Tôi chạy vội tới chỗ cha tôi.
Bị vỡ sọ, chết rồi, ông không kịp trăng trối lời nào.
Cha tôi đi từ Fareham về lúc nhá nhem tối, ở đây cha tôi không thông thạo địa hình mà các mỏ đá phấn không được rào dậu cẩn thận, cho nên tòa phúc thẩm không chút do dự kết luận ngay "Chết trong trường hợp đáng tiếc”.
Tôi nghiên cứu kĩ lưỡng những dữ kiện có liên quan đến cái chết của cha tôi, nhưng không thể phát hiện được gì để kết luận đó là một vụ giết người tinh vi.
Không có vết tích đánh đập, không có dấu vết trên mặt đất.
Tôi chỉ nói riêng với ngài: Tôi lo lắng vô cùng và cảm giác như cha tôi đã lọt vào chiếc bẫy giăng sẵn.Nghiễm nhiên tôi trở thành người thừa kế toàn bộ gia sản trong cảnh tang tóc đau thương như thế đấy.
Ngài có thể hỏi lại tôi, tại sao anh không từ chối thừa kế tài sản đẫm máu ấy? Tôi trả lời ngài rằng: Tôi khẳng định những điều bất hạnh xảy ra với gia đình tôi có liên quan tới những sự kiện bí mật xa xưa lắm trong cuộc đời của người bác quá cố và mối đe dọa tương tự sẽ đến bất kỳ từ đâu, lúc nào cũng sẵn sàng giáng xuống đầu tôi, dù tôi có ở ngôi nhà nào cũng vậy.Người cha xấu số của tôi qua đời vào tháng giêng năm 1885.
Từ đó đến nay đã 2 năm 8 tháng trôi qua.
Tất cả chuỗi thời gian đó tôi hoàn toàn sống yên ổn ở Horsham và hy vọng câu chuyện đáng nguyền rủa kia không còn đè nâng lên gia đình tôi nữa.
Tôi nghĩ sau những cái chết của thế hệ bác tôi, cha tôi thì nó cũng rời xa theo dĩ vãng luôn.
Nhưng tôi hy vọng quá sớm.
Sáng hôm qua tôi bị choáng váng, cũng vẫn bức thư của thần chết đến gõ cửa cuộc sống êm đềm của chúng tôi.Chàng trai lấy ra từ trong túi một chiếc phong bì nhàu nát, lật đi lật lại, rồi trút năm hột cam khô đặt xuống tấm khăn trải bàn.- Chiếc phong bì này đây.
- Anh ta nói tiếp, - Dấu bưu điện đóng tại London - khu Đông, bên trong vẫn ba chữ "K" khó hiểu và dòng chữ "Hãy đặt tất cả giấy má vào chỗ đồng hồ mặt trời".- Ngài đã làm những gì rồi? Holmes hỏi.- Chưa làm gì cả?- Chưa làm gì à?- Nói đúng ra, - Anh ta gục mặt vào đôi bàn tay nhỏ nhắn, - tôi bất lực như một con chuột bị một con rắn đuổi cùng đường chỉ biết nằm im chờ rắn tới gần.
Hình như tôi bị rơi vào tay của một thế lực siêu phàm không thể nào thoát được và không có cách gì cứu nổi.- Ngài nói gì lạ vậy?! - Sherlock vội thốt lên an ủi, - ngài cần phải hành động gấp, nếu không ngài sẽ chết.
Chỉ có ý chí và năng lực là có thể cứu sống ngài.
Giờ đây không phải lúc tuyệt vọng.- Tôi đã đến gặp cảnh sát.- Ở đó đã giải quyết ra sao rồi?- Nghe tôi nói, họ chỉ cười.
Tôi nghĩ ngài chỉ huy cảnh sát cho những lá thư kia là trò đùa của một kẻ vô công rồi nghề nào đó! Còn những cái chết của người thân trong gia đình tôi, theo quan tòa chứng nhận chỉ là những trường hợp không may mà thôi.
Nó không dính líu gì đến lời những đe dọa, cảnh cáo...Holmes vung nắm đấm trong không trung.- Ngu xuẩn không tưởng tượng nổi? - Anh bất bình.- Dẫu thế người ta cũng cử một người cảnh sát đến chỗ tôi, người ấy túc trực suốt ngày đêm trong phòng tôi.- Ông ta có đi cùng ngài đến đây không?- Không, người ta ra lệnh cho ông ta phải ngồi trong nhà.Một lần nữa, Holmes lại vung nắm đấm lên, vẻ tức giận.- Ngài đến đây để làm gì? - Anh hỏi.
- Quan trọng là tại sao ngài không đến đây ngay lúc nhận thư?- Tôi không biết, vừa mới hôm qua tôi mới nói chuyện sự nguy hiểm của tôi cho ngài thiếu tá Prendergast, và ông ấy khuyên tôi nên đến gặp ngài.- Đã hai ngày rồi, đáng lẽ ngài phải hành động sớm hơn mới phải.
Ngài không còn những số liệu gì thêm ngoài những cái ngài mới kể ư? Có còn tình tiết nào gợi ý để giúp ích cho chúng tôi được không?- Còn một chi tiết nữa, - John Openshaw nói, anh ta lục tìm trong túi áo bành tô và lấy ra mẩu giấy màu xanh đã ngả màu, đặt lên trên bàn.
- Tôi vừa nhớ ra.
- Anh ta tiếp.
- Trong ngày bác tôi đốt tất cả giấy tờ thì mẩu giấy này còn sót lại chưa cháy kịp, nằm lẫn trong đám tro ấy.
Tôi tìm thấy ở trên sàn phòng bác tôi.
Tôi nghĩ chắc đây là mẩu giấy tình cờ bị sót lại trong cuộc thiêu hủy kia.
Ngoài mấy hột cam ra, trong tờ giấy này không có gì giúp ích cho tôi.
Tôi cho đó là một trang của sổ nhật ký, nét chữ này là của bác tôi.Holmes xoay bóng điện, và cả hai chúng tôi cúi sát xuống tờ giấy.
Đường biên có những vết xước nham nhở, chứng tỏ tờ giấy này được xé trong một quyển vở nào đó.
Phía trên cùng có dòng chữ: "Tháng 3 năm 1869" phía dưới có những câu vừa đọc vừa đoán như sau:Mồng 4 - Hudson có mặt: Tại cầu cảng như trước kia.Mồng 7 đã gửi những hột cam cho McCauley, Paramore và John Swain từ St.
Augustine.Mồng 9 – McCauley đã cút khỏi mặt đất.Mồng 10 John Swain đã cút khỏi mặt đất.Ngày 12.
Paramore đã được đến gõ cửa - Mọi việc đều êm đẹp.- Cảm ơn ngài.
- Holmes nói và xếp tờ giấy trả lại cho người khách trẻ.
- Ngay bây giờ ngài hãy nhanh chóng, khẩn trương bắt tay vào việc.
Chúng ta không cần tốn thêm một chút thời gian nào để tranh luận điều ngài vừa kể.
Ngài cần trở về nhà ngay lập tức và hành động gấp.- Tôi cần phải làm gì bây giờ?- Có mỗi một việc thôi, nhưng cần phải giải quyết ngay.
Ngài phải đặt ngay tờ giấy mà ngài vừa cho chúng tôi xem vào chiếc hộp đồng thau mà ngài đã nói lúc nãy.
Ngài đặt vào đó một bức thư báo tin là tất cả những giấy tờ còn lại đã bị ông bác của ngài đốt sạch sành sanh và chỉ còn lại duy nhất một mẩu giấy này thôi.
Ngài phải thông báo điều này để gây lòng tin sau khi viết xong bức thư ấy ngài hãy đặt ngay chiếc hộp bằng đồng thau kia lên chiếc đĩa của đồng hồ mặt trời như trong thư người ta yêu cầu.
Ngài hiểu chứ?- Tôi hoàn toàn hiểu ý ngài.- Ngài nên nhớ hiện tại không nên nghĩ đến chuyện báo thù, hoặc một ý nghĩ nào tương tự như vậy.
Tôi đề nghị chuyện ấy để pháp luật trừng trị, nhưng chúng ta cũng cần giăng một mẻ lưới, tuy nhiên chúng nó đã giăng sẵn rồi.
Vì vậy, trước hết cần phải thoát khỏi mối nguy hiểm đang đe dọa ngài.
Còn sau đó chúng tôi sẽ làm sáng tỏ sự việc mờ ám và trừng trị những kẻ sát nhân.- Chân thành cảm ơn ngài, - Chàng trai nói và đứng lên lấy chiếc áo khoác mặc vào.
- Ngài đã trả lại cho tôi cuộc sống và niềm hy vọng.
Tôi sẽ hành động đúng như ngài đã dạy bảo.- Không được lãng phí dù chỉ một phút nào hết.
Điều quan trọng là hãy giữ lấy mình.
Rõ ràng không thể chối cãi là ngài đang đứng trước mối hiểm họa ngàn cân treo sợi tóc.
Ngài quay về bằng cách nào?.- Tôi sẽ đi tàu hoả, từ ga Waterloo.- Chưa đến 21 giờ.
Ngoài đường vẫn còn đông người.
Tôi hy vọng ngài sẽ bình an.
Nhưng dẫu sao ngài cũng nên đề phòng kẻ thù.- Tôi đã mang phòng theo khẩu súng lục.- Rất tốt, ngay ngày mai tôi sẽ bắt tay vào công việc của ngài.- Có nghĩa là tôi sẽ gặp ngài ở Horsham.- Ô! Đó là điều bí mật của công việc.
Ở tại London này, chính ở đây tôi sẽ tìm ra hắn.- Vậy thì, tôi sẽ ghé lại chỗ ngài một hoặc hai ngày nữa và thông báo cho ngài tất cả sự việc dính dáng tới chiếc hộp đồng thau và giấy má kia.
Tôi sẽ làm đúng tất của những gì ngài dặn.Anh ta bắt tay chúng tôi rồi từ biệt ra về.Gió vẫn gầm rít, mưa vẫn liên tiếp gõ vào cánh cửa sổ.
Câu chuyện ly kỳ bi thảm kia đã làm cho chúng tôi phần nào quên đi nỗi phiền muộn về cơn bão dai dẳng, giờ đây đang xâm chiếm bao phủ trở lại.Holmes ngồi im lặng, đầu anh hơi cúi xuống, mắt nhìn chăm chú vào ngọn lửa đỏ rực trong lò sưởi đang hừng hực cháy.
Anh hút hết một tẩu thuốc, rồi ngồi ngả người ra sau ghế và nhìn những làn khói xanh đang nhẹ nhàng uốn éo liên tiếp nối nhau bay trên trần nhà.- Watson, tớ nghĩ là, - Cuối cùng anh phá tan sự im ắng.
- Trong công việc "chữa bệnh" của tớ có lẽ không bao giờ gặp phải những vụ nguy hiểm, ly kỳ hơn vụ này.- Nhưng trước hết cậu đặt cho mình một quy định cụ thể về tính chất của nguy hiểm ra sao cái đã? - Tôi hỏi.- Ở đây không có chuyện hoài nghi về tính chất tương đối của nó.
- Anh ta trả lời.- Nhưng cụ thể ra sao? Ai là người có tên K.
K.
K.? Và hắn ta cứ bám riết như con đỉa gia đình bất hạnh ấy nhằm mục đích gì?Holmes nhắm mắt lại, dựa hẳn vào thành ghế và gập hai tay vào nhau.- Một nhà suy luận chính thống.
- Anh ta nhận xét.
Khi nhìn thấy một dữ kiện duy nhất trong cả tổng thể có thể rút ra từ đấy không những toàn bộ chuỗi sự kiện tạo nên nó, mà còn thấy được những hậu quả sẽ xảy ra theo sau.
Cũng Cuvier có thể mô tả đúng một con vật mà chỉ dựa vào cơ sở một chiếc xương của nó.
Một quan sát viên nghiên cứu một mắt xích trong toàn bộ chuỗi sự kiện, cần phải dựng lại được tất cả những mắt xích còn lại, kể cả những tiền tố và hậu tố.
Nhưng không thể đưa nền nghệ thuật suy luận lên đến đỉnh cao tột cùng, người suy diễn cần phải sử dụng tất cả những dữ kiện đã được đắp nên.
Để làm được việc này, anh ta cần có những kiến thức chung nhất định nào đó.
Nếu như trí nhớ của tớ không phản tớ, thì trong ngày đầu chúng mình quen biết nhau, cậu đã xác định chính xác ranh giới kiến thức của tớ.- Đúng như vậy.
- Tôi mỉm cười trả lời, - Đó là một tài liệu bất thường- Tớ nhớ là: Triết học thiên văn học và bộ môn chính trị đứng vào vị trí số không.
Kiến thức trong lĩnh vực thực vật học luôn luôn dao động, trong ngành địa chất thì sâu hơn.
Bởi công việc dính dáng tới những vết dơ bẩn của bất kỳ một vùng nào đó trong giới hạn 50 dặm xung quanh thành London; còn trong lĩnh vực hóa học thì hài hước, kỳ quặc.
Trong giải phẫu học thì không đồng bộ tản mát, rời rạc.
Trong lĩnh vực văn học giải trí, kiến thức đặc biệt khác thường.
Trong đó, võ sĩ quyền Anh thì dùng kiếm, còn luật sư thì tự đầu độc mình bằng thuốc phiện và thuốc lá.
Đó là những nét cơ bản nhất trong cách nhận định, đánh giá của tớ.Holmes cười rất khoái trá, khi nghe tôi nói những tiếng sau cùng.- Cũng như lúc xưa tớ đã nói con người cần phải điều khiển trí nhớ của mình như thế nào để cho mớ kiến thức được sắp xếp thứ tự ngăn nắp trong kho tàng trí tuệ, sao cho đến lúc cần dùng là có thể lấy ra dễ dàng không phải tìm kiếm lục lọi.
Chúng ta nội trong tối hôm nay cần phải huy động tất cả vốn liếng mà chúng ta có.
Cậu lấy giúp mình cuốn Bách khoa Toàn thư nước Mỹ[1], tập có chữ "K".
Nó nằm trên giá sách, gần chỗ cậu ngồi đấy.
Cám ơn! Giờ đây chúng ta sẽ đặt ra các giả thiết và từ đó rút ra những kết luận.
Trước hết bắt đầu từ ngài đại tá Openshaw xem thử vì lý do gì mà ông ta rời bỏ nước Mỹ.
Trong thời đại ngày xưa con người không có khuynh hướng phá bỏ những thói quen của mình để tự nguyện tự giác thoái thác ra đi khỏi vùng khí hậu tuyệt vời như ở bang Florida, để rồi sống một cuộc đời ẩn dật trong thị trấn quê mùa bên nước Anh này.
Sự ham mê thích thú ẩn dật nói lên ý nghĩa rằng ông ta sợ một điều gì đó hoặc một người nào đó, hay đại loại như vậy.
Chúng ta khẳng định giả thiết này dựa trên cơ sở những bức thư dọa dẫm đáng sợ mà ông ta cũng như người thừa kế đã nhận được.
Cậu có nhận xét gì về những con dấu đóng trên phong bì đó không?- Lá thư thứ nhất từ Pondicherry, thư thứ hai từ Dundee, thư thứ ba từ London.- Từ phía đông London! Cậu rút ra kết luận gì?- Đó là những bến cảng của đại dương.
Hình như người viết lá thư ấy là thủy thủ.- Tuyệt diệu! Chúng ta đã có chìa khóa rồi.
Hoàn toàn có khả năng người viết thư đang sống trên một con tàu.
Còn bây giờ chúng ta sẽ xem xét vấn đề này từ khía cạnh khác.
Trong trường hợp từ Pondicherry thì khoảng thời gian giữa lời dọa dẫm đến chuyện thực cách nhau bảy tuần lễ; trong trường hợp từ Dundee khoảng cách ấy chỉ có ba, bốn ngày.
Cậu có nghĩ gì?- Khoảng cách trong trường hợp thứ nhất lớn hơn nên cần thời gian để thực hiện lâu hơn.- Nhưng chính bức thư cũng phải một quãng đường lớn như thế?- Tớ chịu.
Không hiểu sự thể ra sao?- Có cơ sở để rút ra nhận xét là, con tàu mà kẻ sát nhân đang sống là một chiếc thuyền buồm, hoặc một nhóm đang sống là một chiếc thuyền buồm.
Cũng như những trường hợp tương tự, chúng nó bao giờ cũng gửi đi những lời cảnh cáo sau đó mới thi hành bản án.
Cậu thấy không trường hợp từ Dundee xảy ra nhanh chóng làm sao? Nếu chúng đi bằng tàu thủy từ Pondicherry, thì chúng tới cùng với lá thư.
Nhưng ở đây lại 7 tuần.
Bảy tuần này là hiệu số giữa tốc độ của tàu thủy bưu điện đã mang bức thư với tốc độ của thuyền buồm mà lũ sát nhân đang sống.- Có thể là như thế?!- Đó là điều chắc chắn.
Dựa trên cơ sở đó cậu thấy ngay sự nguy hiểm chết người trong trường hợp cuối.
Cậu biết vì sao tớ căn dặn anh chàng Openshaw phải thận trọng rồi chứ?! Đòn trừng phạt bao giờ cũng giáng vào thời hạn kết thúc cần thiết cho những kẻ đã gửi bức thư khi vượt qua khoảng cách trên chiếc thuyền buồm.
Nhưng chính bức thư cuối này lại được gửi đi từ London, vì vậy chúng ta không thể cho phép mình trì hoãn công việc.- Lạy chúa? - Tôi thốt lên.
- Cuộc truy nã gắt gao kia có ý nghĩa gì?- Rõ như ban ngày, giấy tờ đã bị Openshaw cuỗm đi mang trong đó một bí mật liên quan đến sự sống còn của bọn trên chiếc thuyền buồm.
Tớ cho là trên thuyền này không chỉ có một thằng.
Một người không thể tham gia hai vụ giết người tài tình, không để lại dấu vết gì.
Trong chuyện này phải vài ba tên nhúng tay vào, hơn nữa chúng là như kẻ giết người sành sỏi và không hề run tay.
Những giấy tờ mà chúng muốn chiếm lại bằng được, dù nó nằm trong tay ai mặc kệ.
Chính thế cậu thấy không "K.K.K" đâu phải là tên của một người, mà là dấu hiệu ám chỉ một tổ chức xã hội bí mật nào đó.- Tổ chức gì? Tớ chưa nghe thấy bao giờ?Holmes lật lật mấy trang sách đang nam trên đùi anh ta:- Ở đây họ có viết như thế này "Ku Klux Klan" là tên gọi xuất phát từ sự giống tiếng lên quy lát của khẩu súng.
Tổ chức bí mật nguy hiểm đáng sợ này có những cựu chiến binh của quân đội miền Nam sau cuộc nội chiến thành lập, và sau một thời gian ngắn đã nhanh chóng lập các chi nhánh ở các bang khác.
Chủ yếu là bang Tennessee, bang Louisiana, bang Carolinas, bang Georgia, và bang Florida.
Tổ chức này dùng bạo lực phục vụ cho mục đích chính trị, chủ yếu là khủng bố, ám sát những ứng cử viên đại biểu cho dân da đen, hoặc đuổi khỏi đất nước, giết những kẻ đối lập có quan điểm chống đối chúng.
Bọn chúng thường cảnh cáo trước rồi mới thực hiện.
Lời cảnh cáo chỉ gửi cho những người mà bọn chúng định ám sát dưới hình thức thơ mộng, nhưng mọi người đều quen thuộc, ở một số địa phận trong nước thì một cành lá sồi, còn những nơi khác thì vài hạt dưa gang, hoặc hột cam.
Sau khi nhận được những lời cảnh cáo đó, người ta hoặc thay đổi quan điểm của mình, hoặc đi khỏi Tổ quốc.
Nếu không chú ý đến lời cảnh cáo đó, thì người bị gửi thư sẽ không tránh khỏi cái chết.
Thường là một cái chết kỳ quặc, không lường trước được.
Tổ chức này được lãnh đạo rất chặt chẽ, nó nghĩ ra những biện pháp hành động hữu hiệu đến nỗi chưa ai có thể khám phá ra được hoặc tránh khỏi cái chết thảm thiết.
Chưa bao giờ những kẻ gây tội ác bị vạch mặt.
Tổ chức được hình thành trong vài ba năm bất chấp mọi sự đàn áp của chính phủ Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và tầng lớp tiến bộ của nhân dân.
Năm 1869 những hoạt động của tổ chức bí mật này bỗng dưng chấm dứt, tuy nhiên vẫn xảy ra một vài vụ khủng bố.- Cậu có thấy không? - Holmes nói và lật lật quyển sách, - Sự chấm dứt bất bình thường những hoạt động chống đối của tổ chức sát nhân này trùng lặp với cuộc ra đi của Openshaw, ông ta đã thu góp tất cả tài liệu giấy tờ của tổ chức mang theo mình hồi hương.
Có khả năng là những nguyên nhân và kết quả nằm ở điểm này.
Không phải ngẫu nhiên những người tàn ác dã man kia cứ theo đuổi mãi gia đình Openshaw.
Cậu hiểu không, bảng thống kê và những cuốn nhật ký có thể là bôi nhọ, nói xấu những nhà hoạt động nổi tiếng nhất của miền Nam nước Mỹ và chính những giấy tờ này đã làm cho nhiều kẻ mất ăn mất ngủ.- Có nghĩa là những giấy tờ mà chúng mình vừa được thấy...- Chính nó - Đó là một thứ mà người ta mong đợi.
Nếu tớ không nhầm thì ở đó ghi: "Đã gửi những hạt giống cho A.B.C." - Có nghĩa là họ đã gửi những lời cảnh cáo.
Tiếp theo là mấy dòng chữ A và B đã cút xéo khỏi mặt đất - Có nghĩa bọn họ đã bỏ Tổ quốc ra đi.
Còn C.
đã được đến thăm.
Tớ sợ ngài C đã kết thúc không tốt đẹp.
Chúng mình còn kịp làm sáng tỏ công chuyện mờ mịt này.
Con đường để cứu thoát Openshaw trai trẻ kia - chính là phải hành động đúng như tớ khuyên bảo.
Hôm nay chúng ta không thể nói thêm được gì nữa và cũng không thể làm thêm được gì...!Cậu đưa mình mượn cây đàn, chúng ta đành chịu khó ngồi im lặng nửa tiếng đồng hồ để quên đi thời tiết tồi tệ và quên đi những hành động còn tồi tệ gấp bội của con người.Gần sáng cơn bão mới tan, mặt trời hé ửng lên xuyên qua những đám mây mù u tối rạng rỡ chiếu rọi thành London.Khi tôi đi xuống thì Holmes bắt đầu ăn sáng.- Xin lỗi, tớ buộc phải bắt đầu không đợi cậu được - Anh nói.
- Tớ thấy trước rằng tớ phải làm việc cật lực trong ngày hôm nay vì câu chuyện của Openshaw.- Cậu chuẩn bị đến đâu rồi? - Tôi hỏi.- Điều này phụ thuộc vào sự đánh giá chính xác hay không của tớ.
Có lẽ tớ phải ghé tới Horsham.- Cậu không định tới đó trước sao?- Không, tớ sẽ bắt đầu từ City.
Cậu gọi người hầu mang cà phê lên đi.Trong lúc đợi cà phê, tôi cầm tờ báo để trên bàn và đọc lướt qua các mục.
Bất chợt một cột báo làm tim tôi lạnh toát.- Holmes, - Tôi thốt lên, cậu bị chậm mất rồi- Có chuyện gì vậy? - Anh ta nói và đặt cốc cà phê xuống.
- Tớ đã dự đoán trước là sẽ xảy ra chuyện này.
Chuyện xảy ra như thế nào? - Giọng anh rất bình tĩnh, chúng tôi cảm thấy anh đang xúc động mãnh liệt.Cái tên Openshaw đã đập vào mắt tôi và đề mục "Câu chuyện tang thương ở cầu Waterloo” được như thế này:"Tối qua vào khoảng 21 - 22 giờ, nhân viên cảnh sát có tên Cook trong lúc đang tuần tra canh gác cầu Waterloo, có nghe thấy tiếng kêu cứu và tiếng nước "bõm".
Nhưng do trời tối đen như mực, gió thét ào ào, cho nên mặc dù chạy đến cứu giúp, vẫn không vớt được kẻ chìm dưới sông.
Cảnh sát lập tức nổi còi báo động, và nhờ chiếc xuồng cấp cứu xác chết đã được tìm thấy.
Đó là một chàng trai trẻ, tên anh ta theo phong bì tìm thấy trong người là John Openshaw, sống gần Horsham.
Người ta đoán anh ta vì quá vội để đi chuyến tàu cuối cùng xuất phát từ ga Waterloo, trong bóng đêm mịt mùng và đã bị trượt chân lọt xuống dưới cầu.
Trên thi hài nạn nhân không thấy phát hiện một dấu vết đánh đập hành hung nào.
Không thể nghi ngờ gì nữa, anh ta đã mất mạng trong trường hợp đáng tiếc.
Điều đó bắt buộc chính quyền địa phương phải chú ý đến tình trạng chiếc cầu".Chúng tôi lặng đi mấy phút.
Tôi chưa hề nhìn thấy Holmes mệt nhọc đến như thế.- Cái đó đã giáng một đòn chí mạng vào tính tự ái của tớ, - Cuối cùng anh thốt lên đau đớn.
- Không thể chối cãi và bào chữa được điều gì, tính tự ái là một thứ tình cảm nhỏ nhen ích kỷ, nó không giải quyết được việc gì cả.
Bây giờ câu chuyện này trở thành việc riêng của tớ, và nếu chúa có ban cho tớ một sức khoẻ thì tớ sẽ tóm gọn cả băng sát nhân ấy.
Anh ta hoảng sợ đến nhờ tớ giúp đỡ, thế mà tớ lại đẩy anh ta đến chỗ chết.Anh đứng dậy khỏi chiếc ghế, bước đi bước lại trong căn phòng, khuôn mặt trắng bệch bừng bừng tức giận.
Anh hết bóp lại thả ra những ngón tay dài và nhỏ nhắn của mình một cách điên tiết.- Những con quỷ láu cá! - Cuối cùng anh thét lên, - Làm thế nào mà chúng lừa phỉnh được anh chàng để nhấn chìm xuống đáy sông? Bờ sông không phải là con đường dẫn tới nhà ga.
Còn trên cầu thậm chí trời có tối đi chăng nữa cũng còn rất nhiều người.
Watson chúng ta thử xem ai là người chiến thắng trong hiệp này.
Tớ đi đây.- Tới đồn cảnh sát à?- Không, tớ sẽ làm cảnh sát.
Tớ sẽ giăng một tấm lưới như tấm mạng nhện, và cứ để cho cảnh sát đến bắt những con ruồi trong đó, nhưng không dễ làm ngay bây giờ.Cả ngày hôm đó, tôi mắc công việc chữa bệnh.
Khi quay về hẻm Baker thì trời đã tối từ lâu.Sherlock Holmes vẫn chưa về.
Khi anh về thì đã hơn 21 giờ đêm, người bơ phờ, nhợt nhạt.
Anh đến tủ đựng thức ăn, lấy một mẩu bánh mỳ cho vào miệng nhai ngấu nghiến và nuốt ừng ực những ngụm nước lớn.- Cậu đói lắm phải không? - Tôi nhận xét.- Đói gần chết đây.
Tớ làm quên cả ăn, kể từ buổi ăn lót dạ sáng đến giờ.- Thế cậu nhịn à?- Không có lấy một hột.
Tớ không có thời gian rỗi để nghĩ đến chuyện ăn uống nữa.- Còn công việc của cậu ra sao?- Rất tốt đẹp.- Cậu đã tìm ra chìa khóa vén mở điều bí mật chưa?- Bọn nó đã nằm gọn trong lòng bàn tay tớ.
Rồi chàng Openshaw trẻ tuổi kia không còn bao lâu nữa sẽ được rửa hận.
Watson, chúng mình sẽ dán nốt cái nhãn hiệu ma quỷ chính thống của chúng nó.
Chẳng nhẽ, đó là điều không hay?- Cậu nói về cái gì thế?Holmes lấy từ trong chạn ra một quả cam.
Rồi anh bóc nó ra từng múi, và cẩn thận nhặt mấy hạt để lên bàn.
Anh ta nhặt nắm hột cho vào chiếc phong bì.
Phía trong phong bì anh viết "S.H.
gửi cho J.C.”.Sau đó anh dán phong bì lại và ghi địa chỉ ở ngoài "Gởi thuyền trưởng James Calhoun, thuyền buồm “Bark Lone Star”, Savannah, Georgia.".- Bức thư sẽ đợi Calhoun khi hắn ta cập bến - Holtnes vừa nói vừa cười.
- Điều này, sẽ làm cho hắn mất ăn mất ngủ.
Tớ tin rằng, hắn sẽ chịu chung cái số phận như số phận của ngài Openshaw.- Thuyền trưởng Calhoun là ai vậy?- Hắn là thủ lĩnh của cả bọn khốn kiếp ấy.
Dần dần tớ sẽ lần ra những thằng khác nữa.
Hắn là thằng đầu tiên.- Bằng cách nào mà cậu tìm ra chúng nó?Holmes lôi ra từ trong túi một tờ giấy cỡ lớn ghi chép chi chít những năm tháng và tên người...- Cả ngày tớ chỉ chúi đầu sục vào các tập hồ sơ, giấy má cũ, theo dõi số phận của từng chiếc tàu đã cập bến Pondicherry trong thời gian từ tháng Giêng và tháng Hai năm 1883.
Trong 2 tháng ấy, có ghi lại 36 chiếc tàu có trọng tải khá lớn.
Trong số đó có chiếc "Bark Lone Star" làm cho tớ chú ý nhất, bởi địa điểm cập bến là London.
Hơn nữa "Bark Lone Star" - một biệt danh của một bang bên Mỹ.- Hình như bang Texas phải không?- Điều này chưa chắc chắn.
Nhưng tớ biết con tàu đó đã xuất phát từ bên Mỹ.- Có gì nữa không?- Tớ đọc lướt qua các mục ghi chép về ngày đến và ngày đi của tất cả tầu thuyền ở cảng Dundee.
Và khi tớ thấy chiếc thuyền buồm "Bark Lone Star” đã cập bến Dundee trong tháng Giêng năm 1885 thì mọi nghi ngờ của tớ đã chuyển sang khẳng định.
Tớ lập tức lục tìm bảng chỉ dẫn có liên quan tới những chiếc tàu thuyền đã đậu ở cảng London trong thời gian hiện nay.- Cậu có thấy được gì không?- "Bark Lone Star" vừa cập bến London trong tuần trước.
Tớ vội chạy đến chỗ ụ Albert và được biết đúng hôm nay, lúc thủy triều lên sớm "Bark Lone Star" đã rời bến ra sông để quay về cảng Savannah.
Tớ đã điện tới Gravesend và được báo cho biết "Bark Lone Star" vừa mới qua đấy không lâu.
Và do gió hướng đông nên tớ không nghi ngờ gì hết.
"Bark Lone Star" đã vượt qua Goodwins và hiện giờ đang cách không xa hòn đảo Wight.- Cậu định hành động ra sao?- Ồ! Calhoun đang nằm trong tay tớ! Hắn với hai tên thủy thủ - là những tên người Mỹ duy nhất trên tàu.
Những người còn lại là người Phần Lan và người Đức.
Thậm chí tớ còn được biết tối hôm qua cả ba đứa đều không có mặt trên thuyền.
Người khuân vác đã cho tớ biết chi tiết ấy.
Ông ta làm nhiệm vụ bốc vác trên chiếc thuyền buồm "Bark Lone Star".
Khi thuyền "Bark Lone Star" cập bến Savannah, thì tàu thủy đã mang bức thư của tớ tới trước rồi.
Còn bức điện tớ báo cho cảnh sát ở Savannah là phải bắt ngay ba tên người Mỹ vì tội đã giết người.Tuy nhiên, trong mọi dự tính cẩn thận nhất của con người, bao giờ cũng có một chỗ sơ hở nào đó.
Những kẻ đã giết hại cả gia đình Openshaw kia, chưa phán đoán được là sẽ nhận được những hột cam do người khác gửi cho chúng.
Mà con người ấy, cũng kiên quyết, láu cá như bọn chúng nó.
Con người đó, đã lần ra dấu vết chúng nó.Trong năm ấy những trận cuồng phong thật là dữ dội, kéo dài dai dẳng.
Chúng tôi chờ đợi tin tức của chiếc thuyền buồm "Bark Lone Star" rất lâu, nhưng tất cả đều không đúng như chúng tôi mong đợi.Cuối cùng chúng tôi mới được biết là ở một nơi xa xôi nào đó trên bờ Đại Tây Dương, người ta đã nhìn thấy chiếc đuôi tàu bị vỡ, dập dềnh theo sóng biển.
Trên đó người ta đã nhìn thấy những chữ "L.
S.".
Đó là tất cả những gì chúng tôi được biết về số phận của "Bark Lone Star".Hết---[1] Nguyên văn: American Encyclopaedia.
Truyện mới nhất:
- Thích mày á! Được chưa? (15. Cưng đến thế á?) (Truyện ngôn tình)
- Khi em đến (khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (14. Zhou Yuon Zang) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (13. Bão nổi trong lòng) (Truyện ngôn tình)
- Mùi gì vậy? (Truyện cười)
- Hẹn giờ (Truyện cười)
- HẠT MẦM TÌNH BẠN (Truyện tổng hợp)
- Thích mày á! Được chưa? (12. Khoảng cách) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (11. Khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (10. Rối răm) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Sherlock Holmes 32
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!