Về thăm bạn
Mộc Hạ | Chat Online | |
29/01/2019 14:58:55 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
148 lượt xem
- * Trở về năm 1981 - Chương 46 (Truyện xuyên không)
- * Trở về năm 1981 - Chương 47 (Truyện xuyên không)
- * Em không nói anh cũng biết em yêu anh! (Truyện ngôn tình)
- * Trở về năm 1981 - Chương 45 (Truyện xuyên không)
- Con về ngay, để kịp đưa bạn con một đoạn!
***
Chiều! Hội An vẫn màu rêu phong cổ kính, bến đò phố cổ chiều thứ bảy đông đúc hơn ngày thường. Người rời bến kẻ đợi đò, áo trắng học trò lẫn màu áo nâu của các bà các mợ, nhộn nhịp xôn xao một góc phố Hội vốn yên bình. Châu bước xuống đò chọn ngay mũi đò, cái chỗ mà cô chọn cho mình và Thanh ngồi suốt những tháng năm còn là học sinh và qua lại bến đò này như cơm bữa. Cho dù hôm nay đã là một hướng dẫn viên du lịch đi khắp đó đây trên mọi miền đất nước, Châu vẫn cứ thích về đây để được đi đò. Làng quê Kim Bồng yên ả nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, dòng sông mang nặng ân tình người dân đất Quảng.
Con đò chồng chềnh mang trên mình nó gần ba chục con người và cả xe đạp xe máy. Tiếng máy nổ bành bạch, con đò xa bến bỏ lại sau lưng phố cổ u hoài. Có cơn gió thổi nước sông lên mát rượi. Châu chống tay về phía sau, ngửa đầu hít thở, mùi quê hương thấm vào da thịt. Sông Thu mang phù sa bồi đắp những bãi bồi trù phú với ngô khoai xanh mướt, mang nước tưới cho những ruộng lúa phì nhiêu. Dòng sông bình lặng lững lờ trôi, chảy trong tâm hồn người với bao kỷ niệm. Yêu quê hương Châu yêu cả con sông ấy, và Châu cũng hận nó đến vô cùng. Ngày ấy xa rồi nhưng niềm đau đớn vẫn vẹn nguyên mỗi lần Châu qua lại bến sông này.
***
"Hôm nay cậu làm gì? Chủ nhật rồi đấy! Thế là một tháng hai ngày cậu đi xa mà chưa biên thư về cho tớ ..."
Những dòng thư của Thanh làm nỗi nhớ nhà của Thanh tăng lên gấp bội. Châu cầm bút hồi âm mà nước mắt rưng rưng : "Tớ cứ sợ cậu không quen khi không có tớ, một tháng rồi cậu có qua sông không? Tự giữ gìn sức khỏe đấy. Tớ ở đây cũng dần quen rồi, cậu đừng lo cho tớ..."
Những lá thư không dài cứ đều đều từng tháng là cách duy nhất để Châu và Thanh liên lạc với nhau từ khi Châu trúng tuyển đại học vào học tít trong Sài Gòn. Châu và Thanh là đôi bạn tri kỷ từ thuở lọt lòng. Nhà gần nhau hai đứa học chung cho tới hết mười hai. Châu còn là " đôi chân" của Thanh bởi tạo hóa đã thật bất công khi tạo ra Thanh với đôi chân không lành lặn. Đỗ đại học là tin vui cho Châu còn Thanh không thể thi lên đại học bởi cuộc sống gia đình khó khăn, bản thân lại tật nguyền không thể tự lo cho mình được. Đôi bạn chia xa nhau từ đó.
"Sài Gòn có đẹp không Châu? Tớ cũng muốn một lần vào trong ấy. Tớ nhớ cậu, ước gì tớ cũng có đôi chân ..."
Châu khóc, những dòng nước mắt lăn dài trên má. Châu thương bạn và luôn thầm trách cuộc sống này không công bằng với Thanh. Nhiều đêm trong giấc mơ, hình ảnh Thanh cứ chập chờn. Châu đã cõng Thanh trong suốt những tháng ngày còn cắp sách chung trường. Hình ảnh một cô học trò cõng bạn đi học qua lại bến đò đã trở nên quen thuộc với nơi đây. Cứ thế, từng chuyến đò mỗi sớm mỗi chiều hai cô bé ngồi bên nhau trước mũi đò, cùng ngắm bình minh và đón hoàng hôn trên con sông trôi mãi miết. Những ngày tan trường sớm, Châu cõng Thanh lang thang trong phố cổ để bạn mình cũng cảm nhận được cái đẹp của quê hương.
Chiều chủ nhật, Châu cõng Thanh ra bờ sông, Thanh lấy tay vẽ hai hình người trên bờ cát, một người không có chân rồi buồn rười rượi:
- Đây là cậu, còn đây là tớ
Châu nắm tay Thanh và chỉ lên hình vẽ
- Đây là tớ, còn đây là thiên thần
- Thiên thần không biết bay và cả đi cũng không biết
- Tớ cho cậu dùng chung chân của tớ, đôi chân này là chung của hai đứa!
Thanh cười, dòng sông Thu long lanh nắng.
"Sài Gòn lúc nắng lúc mưa, mà nắng mưa cũng vội vàng đến lạ, cứ chợt đến rồi chợt đi. Sài Gòn tấp nập đông đúc lắm. Sông Sài Gòn không rộng bằng sông Thu quê mình. Tớ yêu quê mình hơn vì ở đó có cậu..."
Thanh mân mê từng lá thư Châu gửi, gấp gọn gàng rồi cất trong chiệc hộp gỗ. Nhớ bạn, Thanh lại lấy ra xem, đọc đi đọc lại từng lá một. Châu kể cho Thanh nghe về Sài Gòn, về trường đại học, về những người bạn mới... Giờ đây Châu không chỉ là đôi chân của Thanh.
"Cậu hãy đi và nhìn luôn cho cả tớ. Cậu cho tớ dùng chung đôi mắt của cậu, để tớ cũng biết Sài Gòn đẹp như thế nào, để tớ biết cái hay cái đẹp của những nơi cậu đi qua, những nơi mà tớ không bao giờ được đi đến..."
Thanh gửi tặng Châu chiếc hộp gỗ Mộc Kim Bồng thơm mùi sơn nồng nàn, khảm trên nắp vỏ sò sáng lấp lánh giống cái của Thanh. Châu dùng nó để đựng những lá thư Thanh gửi, đựng những tình cảm chân thành của người bạn thân tri kỷ. Dường như chiếc hộp quá nhỏ nhoi để đựng được tất cả, Châu đựng cả trong ngăn tình bạn của trái tim mình.
"Tớ sắp ra trường rồi Thanh ạ! Khi làm có tiền, tớ sẽ mua tặng cậu một chiếc điện thoại để cậu liên lạc với tớ, có nhiều tiền hơn nữa tớ sẽ tặng cậu chiếc laptop để cậu có thể biết tất cả những nơi trên thế giới này, tớ sẽ đi làm và có thật nhiều tiền Thanh ạ..."
Thanh mỉm cười, đôi mắt long lanh ươn ướt.
"Sài Gòn không có mùa đông, tự nhiên tớ thèm chút gió lạnh, thèm dầm mình trong những cơn mưa ào ạt miền trung. Mùa này sông quê mình chắc lênh láng nước. Cậu đừng đùa mưa mà ướt lạnh, cậu đừng ra sông một mình..."
Tự nhiên Châu thấy nóng ruột, mùa đông ở quê mưa nhiều lắm.
***
Chuyến xe khởi hành lúc vừa chập tối và Châu về đến mảnh đất quê hương khi trời vừa ngả bóng chiều. Con đò choòng chềnh với nước sông Thu đục ngàu, khắp bãi ngô khoai bị ngập và trôi đi mất, chỉ còn lại một màu u ám xám xịt, nước mênh mông một cõi mơ hồ. Gió lạnh cắt da, mưa vẫn dầm dề. Châu nóng ran như lửa đốt trong lòng, nước mắt rơi mãi không ngừng, mắt sưng lên vì khóc từ lúc nhận được điện thoại của ba:
- Con về ngay, để kịp đưa bạn con một đoạn!
Gió hù hù thổi, đứng nơi mũi con đò, tiếng Châu bị át trong tiếng gió mưa lùng bùng, dòng sông dậy sóng, cuồn cuộn trôi, sôi sục trong lòng người ở lại, Châu hét khan cả giọng:
- Trả bạn tôi đây! ...Sông ơi trả bạn tôi đây!...
Dòng sông Thu cũng có lúc chẳng bình yên, một cô gái dịu dàng đằm thắm hóa thành một bà phù thủy hung tợn cuốn phăng tất cả. Người bạn bất hạnh của Châu có lẽ quá bé nhỏ giữa dòng đời, quá yếu đuối giữa dòng nước xiết.
***
Châu thả xuống dòng sông chiếc bè làm bằng cuống lá chuối, ở trên là chiếc điện thoại và chiếc laptop vàng mã đã được đốt thành tro, một bông hoa hướng dương mà Thanh vẫn thích. Chiếc bè trôi, mùi hương hòa vào cơn gió nhẹ.
- Bây giờ cậu có thể đi mọi nơi rồi nhỉ. Cậu có thể đi tới những nơi cậu thích mà không có điều gì ngăn cản cậu. Và cậu... cũng có thể đi với tớ...
Châu lại rời bến đò, đi đến những miền đất mới. Tiếp tục đi, tiếp tục sống, không chỉ cho riêng mình.
- Đôi chân này, đôi mắt này vẫn là của chung, Thanh nhé!
***
Chiều! Hội An vẫn màu rêu phong cổ kính, bến đò phố cổ chiều thứ bảy đông đúc hơn ngày thường. Người rời bến kẻ đợi đò, áo trắng học trò lẫn màu áo nâu của các bà các mợ, nhộn nhịp xôn xao một góc phố Hội vốn yên bình. Châu bước xuống đò chọn ngay mũi đò, cái chỗ mà cô chọn cho mình và Thanh ngồi suốt những tháng năm còn là học sinh và qua lại bến đò này như cơm bữa. Cho dù hôm nay đã là một hướng dẫn viên du lịch đi khắp đó đây trên mọi miền đất nước, Châu vẫn cứ thích về đây để được đi đò. Làng quê Kim Bồng yên ả nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, dòng sông mang nặng ân tình người dân đất Quảng.
Con đò chồng chềnh mang trên mình nó gần ba chục con người và cả xe đạp xe máy. Tiếng máy nổ bành bạch, con đò xa bến bỏ lại sau lưng phố cổ u hoài. Có cơn gió thổi nước sông lên mát rượi. Châu chống tay về phía sau, ngửa đầu hít thở, mùi quê hương thấm vào da thịt. Sông Thu mang phù sa bồi đắp những bãi bồi trù phú với ngô khoai xanh mướt, mang nước tưới cho những ruộng lúa phì nhiêu. Dòng sông bình lặng lững lờ trôi, chảy trong tâm hồn người với bao kỷ niệm. Yêu quê hương Châu yêu cả con sông ấy, và Châu cũng hận nó đến vô cùng. Ngày ấy xa rồi nhưng niềm đau đớn vẫn vẹn nguyên mỗi lần Châu qua lại bến sông này.
***
"Hôm nay cậu làm gì? Chủ nhật rồi đấy! Thế là một tháng hai ngày cậu đi xa mà chưa biên thư về cho tớ ..."
Những dòng thư của Thanh làm nỗi nhớ nhà của Thanh tăng lên gấp bội. Châu cầm bút hồi âm mà nước mắt rưng rưng : "Tớ cứ sợ cậu không quen khi không có tớ, một tháng rồi cậu có qua sông không? Tự giữ gìn sức khỏe đấy. Tớ ở đây cũng dần quen rồi, cậu đừng lo cho tớ..."
Những lá thư không dài cứ đều đều từng tháng là cách duy nhất để Châu và Thanh liên lạc với nhau từ khi Châu trúng tuyển đại học vào học tít trong Sài Gòn. Châu và Thanh là đôi bạn tri kỷ từ thuở lọt lòng. Nhà gần nhau hai đứa học chung cho tới hết mười hai. Châu còn là " đôi chân" của Thanh bởi tạo hóa đã thật bất công khi tạo ra Thanh với đôi chân không lành lặn. Đỗ đại học là tin vui cho Châu còn Thanh không thể thi lên đại học bởi cuộc sống gia đình khó khăn, bản thân lại tật nguyền không thể tự lo cho mình được. Đôi bạn chia xa nhau từ đó.
"Sài Gòn có đẹp không Châu? Tớ cũng muốn một lần vào trong ấy. Tớ nhớ cậu, ước gì tớ cũng có đôi chân ..."
Châu khóc, những dòng nước mắt lăn dài trên má. Châu thương bạn và luôn thầm trách cuộc sống này không công bằng với Thanh. Nhiều đêm trong giấc mơ, hình ảnh Thanh cứ chập chờn. Châu đã cõng Thanh trong suốt những tháng ngày còn cắp sách chung trường. Hình ảnh một cô học trò cõng bạn đi học qua lại bến đò đã trở nên quen thuộc với nơi đây. Cứ thế, từng chuyến đò mỗi sớm mỗi chiều hai cô bé ngồi bên nhau trước mũi đò, cùng ngắm bình minh và đón hoàng hôn trên con sông trôi mãi miết. Những ngày tan trường sớm, Châu cõng Thanh lang thang trong phố cổ để bạn mình cũng cảm nhận được cái đẹp của quê hương.
Chiều chủ nhật, Châu cõng Thanh ra bờ sông, Thanh lấy tay vẽ hai hình người trên bờ cát, một người không có chân rồi buồn rười rượi:
- Đây là cậu, còn đây là tớ
Châu nắm tay Thanh và chỉ lên hình vẽ
- Đây là tớ, còn đây là thiên thần
- Thiên thần không biết bay và cả đi cũng không biết
- Tớ cho cậu dùng chung chân của tớ, đôi chân này là chung của hai đứa!
Thanh cười, dòng sông Thu long lanh nắng.
"Sài Gòn lúc nắng lúc mưa, mà nắng mưa cũng vội vàng đến lạ, cứ chợt đến rồi chợt đi. Sài Gòn tấp nập đông đúc lắm. Sông Sài Gòn không rộng bằng sông Thu quê mình. Tớ yêu quê mình hơn vì ở đó có cậu..."
Thanh mân mê từng lá thư Châu gửi, gấp gọn gàng rồi cất trong chiệc hộp gỗ. Nhớ bạn, Thanh lại lấy ra xem, đọc đi đọc lại từng lá một. Châu kể cho Thanh nghe về Sài Gòn, về trường đại học, về những người bạn mới... Giờ đây Châu không chỉ là đôi chân của Thanh.
"Cậu hãy đi và nhìn luôn cho cả tớ. Cậu cho tớ dùng chung đôi mắt của cậu, để tớ cũng biết Sài Gòn đẹp như thế nào, để tớ biết cái hay cái đẹp của những nơi cậu đi qua, những nơi mà tớ không bao giờ được đi đến..."
Thanh gửi tặng Châu chiếc hộp gỗ Mộc Kim Bồng thơm mùi sơn nồng nàn, khảm trên nắp vỏ sò sáng lấp lánh giống cái của Thanh. Châu dùng nó để đựng những lá thư Thanh gửi, đựng những tình cảm chân thành của người bạn thân tri kỷ. Dường như chiếc hộp quá nhỏ nhoi để đựng được tất cả, Châu đựng cả trong ngăn tình bạn của trái tim mình.
"Tớ sắp ra trường rồi Thanh ạ! Khi làm có tiền, tớ sẽ mua tặng cậu một chiếc điện thoại để cậu liên lạc với tớ, có nhiều tiền hơn nữa tớ sẽ tặng cậu chiếc laptop để cậu có thể biết tất cả những nơi trên thế giới này, tớ sẽ đi làm và có thật nhiều tiền Thanh ạ..."
Thanh mỉm cười, đôi mắt long lanh ươn ướt.
"Sài Gòn không có mùa đông, tự nhiên tớ thèm chút gió lạnh, thèm dầm mình trong những cơn mưa ào ạt miền trung. Mùa này sông quê mình chắc lênh láng nước. Cậu đừng đùa mưa mà ướt lạnh, cậu đừng ra sông một mình..."
Tự nhiên Châu thấy nóng ruột, mùa đông ở quê mưa nhiều lắm.
***
Chuyến xe khởi hành lúc vừa chập tối và Châu về đến mảnh đất quê hương khi trời vừa ngả bóng chiều. Con đò choòng chềnh với nước sông Thu đục ngàu, khắp bãi ngô khoai bị ngập và trôi đi mất, chỉ còn lại một màu u ám xám xịt, nước mênh mông một cõi mơ hồ. Gió lạnh cắt da, mưa vẫn dầm dề. Châu nóng ran như lửa đốt trong lòng, nước mắt rơi mãi không ngừng, mắt sưng lên vì khóc từ lúc nhận được điện thoại của ba:
- Con về ngay, để kịp đưa bạn con một đoạn!
Gió hù hù thổi, đứng nơi mũi con đò, tiếng Châu bị át trong tiếng gió mưa lùng bùng, dòng sông dậy sóng, cuồn cuộn trôi, sôi sục trong lòng người ở lại, Châu hét khan cả giọng:
- Trả bạn tôi đây! ...Sông ơi trả bạn tôi đây!...
Dòng sông Thu cũng có lúc chẳng bình yên, một cô gái dịu dàng đằm thắm hóa thành một bà phù thủy hung tợn cuốn phăng tất cả. Người bạn bất hạnh của Châu có lẽ quá bé nhỏ giữa dòng đời, quá yếu đuối giữa dòng nước xiết.
***
Châu thả xuống dòng sông chiếc bè làm bằng cuống lá chuối, ở trên là chiếc điện thoại và chiếc laptop vàng mã đã được đốt thành tro, một bông hoa hướng dương mà Thanh vẫn thích. Chiếc bè trôi, mùi hương hòa vào cơn gió nhẹ.
- Bây giờ cậu có thể đi mọi nơi rồi nhỉ. Cậu có thể đi tới những nơi cậu thích mà không có điều gì ngăn cản cậu. Và cậu... cũng có thể đi với tớ...
Châu lại rời bến đò, đi đến những miền đất mới. Tiếp tục đi, tiếp tục sống, không chỉ cho riêng mình.
- Đôi chân này, đôi mắt này vẫn là của chung, Thanh nhé!
Truyện mới nhất:
- Hẹn giờ (Truyện cười)
- HẠT MẦM TÌNH BẠN (Truyện tổng hợp)
- Thích mày á! Được chưa? (12. Khoảng cách) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (11. Khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (10. Rối răm) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (9. Chao biết ghen òi!) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (8. Khó hiểu) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (7. Hint ngập tràn) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (6. Dare or True) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (5. Thái độ) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!