Cho đường tròn (O) đường kính AB. lấy điểm C thuộc (O) (C khác A và B tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B cắt AC ở K. Từ K kẻ tiếp tuyến KD với đường tròn (O) (D là tiếp điểm khác B).
1) Chứng minh tứ giác BODK nội tiếp.
2) Biết OK cắt BD tại I. Chứng minh rằng OI⊥BD và KC.KA = KI.KO.
3) Gọi E là trung điểm của AC, kẻ đường kính CF của đường tròn (O), FE cắt AI tại H. Chứng minh rằng H là trung điểm của AI.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1) Ta có OBK^=ODK^=90°
⇒OBK^+ODK^=180°.
Do đó tứ giác BODK nội tiếp.
2) Ta có KB = KD (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).
Ta lại có OB = OD nên OK là đường trung trực của BD
Suy ra KO⊥BD⇒OI⊥BD.
Xét tam giác ABK vuông tại B nên KB2=KC.KA.
Xét tam giác OBK vuông tại B nên KB2=KI⋅KO.
Suy ra KC.KA=KI.KO. (đpcm).3) Xét KCI và KOA ta có góc K chung, KC⋅KA=KI⋅KO⇔KCKI=KOKA.
Suy ra ΔKCI∽ΔKOAc.g.c. Suy ra KCI^=KOA^. (*)
Xét tam giác ACF và BAK có KBA^=CAF^=90° (1)
Mà tam giác OAC cân tại O nên OAC^=OCA^ (2)
Từ (1) và (2) suy ra ΔACF∽ΔBAK
Suy ra BABK=ACAF⇔2BOBK=2AEAF⇔BKAF=BOAE.
Xét tam giác AEF và BOK ta có KBO^=EAF^=90° và BKAF=BOAE
Nên ΔAEF∽ΔBOK suy ra AEF^=BOK^⇒KEF^=KOA^ (cùng bù với AEF^) (**)
Từ (*) và (**) ta có KCI^=KEF^ suy ra EF // CI.
Xét tam giác ACI có E là trung điểm của AC và EF // CI nên H là trung điểm của AI.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |