Đông cung - Chương 34
Nguyễn Nhật Thúy Hiền | Chat Online | |
27/02/2019 14:44:44 | |
Truyện ngôn tình | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
141 lượt xem
- * Đông cung - Chương 35 (Truyện ngôn tình)
- * Đông Cung - Chương 36 (Truyện ngôn tình)
- * Đông Cung - Chương 34 (Truyện ngôn tình)
- * Đông Cung - Chương 33 (Truyện ngôn tình)
Triệu lương đệ thấy tôi, vẫn tỏ vẻ kính cẩn, hành đại lễ theo quy củ với tôi. Tôi khách sáo sai Vĩnh Nương dìu ả dậy, rồi thì cũng mời ngồi.
Song Tự bảo lâm vẫn quỳ dưới nền, gò má đỏ ửng, mắt cũng hoe hoe, như thể vừa mới khóc xong.
Tôi hỏi cung nữ: “Sao không đỡ Tự bảo lâm đi?”
Đám cung nhân không dám không nghe lời, liền vội vã vực Tự bảo lâm dậy. Tôi bắt đầu nói mấy câu tán gẫu: “Thời tiết hôm nay đẹp thật….hai tỷ muội đến chúc Tết ta chăng?”
Có câu ấy thôi đã khiến khuôn mặt Triệu lương đệ thoắt đỏ lại trắng, thoắt trắng lại đỏ.
Đáng lý ra, theo quy định của Đông Cung, mùng một bọn họ phải mặc trang phục hoàng tộc đến tẩm điện chỗ tôi khấu đầu hành lễ đầu năm, nhưng 3 năm này, Lí Thừa Ngân chỉ canh cánh lo tôi gây khó dễ với Triệu lương đệ, xưa nay không bao giờ để nàng ấy tự mình lại đằng tôi, vì lẽ đó mà tục ấy cũng bị bãi bỏ. Giờ tôi nói thế, Triệu lương đệ đã đoán bụng tôi đang mỉa mai ả. Thực ra, hôm đó trong cung bận bịu tổ chức đại lễ Nguyên thần, mãi tận đêm khuya mới về được Đông Cung, làm gì có thời gian để bày vẽ lễ tiết vô nghĩa ấy, mà Tự bảo lâm nào có đến khấu đầu với tôi đâu.
Tôi lúc bấy giờ không nghĩ sâu sa như thế, mãi sau này Vĩnh Nương thủ thỉ nói tôi mới hay. Lúc đó tôi chỉ thấy sắc mặt Triệu lương đệ cứ là lạ, cứ ngỡ nguyên do là vì tôi tỏ vẻ hòa nhã với Tự bảo lâm, thế nên tôi vỗ về Tự bảo lâm mấy câu rồi sai người đưa khúc gỗ kia ra.
Bởi lẽ bùa ngải bị cho là vật ô uế, tấm gỗ kia được đặt trên khay, cung nhân trình lên cho tôi xem, Vĩnh Nương không để tôi phải đụng tay vào. Tôi ngắm nghía 8 chữ ngày sinh tháng đẻ được khắc rành mạch trên đó, nhìn mãi vẫn không nhìn ra manh mối nào khác. Tự nhiên trong đầu nảy ra 1 câu hỏi: “Sao đột nhiên lại đi lục soát dưới giường Tự bảo lâm thế?”
Tôi vừa dứt lời, mặt Triệu lương đệ thoắt biến sắc khó hiểu.
Vốn Triệu lương đệ có nuôi 1 con cún nhỏ, nó tự dưng chạy đâu không rõ, cung nhân tìm khắp nơi không thấy, có người thấy thì bảo nó chạy vào viện đằng Tự bảo lâm, thế là người của Triệu lương đệ liền xộc vào tìm. Tự bảo lâm cứ khăng khăng nói không thấy con chó nào ở đây cả, cung nhân hầu hạ Triệu lương đệ sao mà chịu tin được, ầm ĩ cả lên, nhốn nháo đổ đi lục soát, chẳng ngờ chó chưa tìm thấy, mà lại phát hiện ra tấm bùa này.
Triệu lương đệ thưa: “Xin thái tử phi giúp muội lấy lại công bằng.”
Tôi hỏi Tự bảo lâm: “Rốt cuộc thứ này ở đâu ra?”
Tự bảo lâm lại quỳ sụp xuống: “Thần thiếp quả thật không rõ, xin Thái tử phi minh xét.”
“Đứng lên, đứng lên đi.” Thì vốn dĩ tôi đã cực ghét những người hở 1 tý là quỳ, thế là tôi nói với Triệu lương đệ: “Chuyện ở đời, có lửa mới có khói, Tự bảo lâm vốn không duyên không cớ gì, hà tất phải yểm bùa muội? Ta cảm thấy chuyện này, không đơn giản…”
Triệu lương đệ lạnh lùng đáp trả: “Chứng cứ rành rành ra đấy, những lời Thái tử phi nói, phải chăng đang thiên vị Tự bảo lâm?”
Nàng ta chẳng hề khách khí cãi lại, ánh mắt càng hùng hổ. Không đợi tôi lên tiếng, Vĩnh Nương đã thưa: “Ý Thái tử phi nói phải điều tra nguyên do cẩn thận, không hề có ý thiên vị, xin Lương đệ kiệm lời.”
Bất thình lình ả ta đứng phắt dậy, vái tôi, nói: “Vậy thần thiếp đành chờ Thái tử phi điều tra vụ này vậy, chỉ mong sớm có một ngày cháy nhà ra mặt chuột, đến lúc đó đương nhiên mong Thái tử phi sẽ cho thần thiếp một lời giải thích rõ ràng.” Đoạn tiếp lời, “Thần thiếp xin được cáo lui.” Thế rồi không lôi thôi nữa, cũng chẳng đợi tôi đồng ý, ả đã nghênh ngang dẫn người bỏ đi.
Vĩnh Nương tức lắm, bảo: “Há lại như thế, mạo phạm đến thế là cùng!”
Tôi không nói gì, Triệu lương đệ ghét tôi cũng phải thôi, đằng nào thì tôi cũng chẳng ưa gì ả.
Tự bảo lâm vẫn quỳ từ nãy đến giờ, rụt rè nhìn tôi. Tôi thở dài, đích thân đỡ nàng ta dậy, hỏi: “Chuyện hôm nay, kể một lượt xem nào, rốt cuộc thì đã xảy ra chuyện gì.”
Tự bảo lâm dường như vẫn chưa hết hoảng hồn, cho đến khi Vĩnh Nương sai người rót trà nóng, nàng ta chậm rãi nhấp môi, lúc ấy mới nói được căn nguyên của câu chuyện.
Lúc đầu, nơi Tự bảo lâm sống vốn khuất nẻo, độ Tết này, trong cung có ban thưởng theo thông lệ. Những món đồ đó đối với tôi và Triệu lương đệ chẳng là bao, thế nhưng đối với Tự bảo lâm mà nói, âu cũng là những vật hiếm có. Tự bảo lâm tính tình ôn tồn, hai cung nữ tôi sai tới chăm sóc nàng ta hàng ngày đối với nàng ta rất trung thành, Tự bảo lâm lấy bánh trái ban cho mấy cung nữ đó ăn. Bởi lẽ vật ngự ban không thể tùy tiện biếu tặng kẻ khác được, thế nên đành phải lén lút khóa trái cửa, phòng có người đi qua bắt gặp.
Đúng lúc đó thì người của Triệu lương đệ bất thình lình gõ cửa, bọn họ giật mình hốt hoảng, phải lúc đang chột dạ, vừa giữ cửa, vừa tìm cách cất giấu chỗ bánh trái kia đi. Người của Triệu lương đệ vừa xộc vào đã ráo rác lục soát khắp nơi, Tự bảo lâm đương lúc chột dạ, đâu có chịu để bọn họ xông vào làm bừa, cộng thêm đám người Triệu lương đệ phái đến chẳng khiêm nhường gì cho cam, đôi bên lời qua tiếng lại, chóng vánh đã cãi cọ ầm ĩ cả lên, người hầu bên chỗ Triệu lương đệ xưa nay quen thói không làm thì thôi, đã làm thì phải làm cho trót, thế là bắt đầu xới tung cả phòng lên, chẳng ngờ chó còn chưa tìm thấy, thế nào mà lại tìm ra bùa gỗ đào ngay dưới giường Tự bảo lâm. Tấm gỗ ấy theo lẽ đương nhiên như chọc phải tổ ong vò vẽ, đám tay chân của Triệu lương đệ một mặt quay về bẩm báo với chủ nhân, một mặt giam lỏng Tự bảo lâm lẫn hai cung nhân trong viện. Triệu lương đệ vừa nhìn thấy tấm bùa, tức thì giận đến run rẩy cả người, không nói nhiều, vội dẫn thẳng Tự bảo lâm đến gặp tôi.
“Thần thiếp quả thực không biết thứ đó ở đâu ra…” Tự bảo lâm nước mắt lưng tròng đoạn nói, “Xin thái tử phi minh xét…”
Minh xét cái nỗi gì…Hai người bọn họ trời chẳng chịu đất, đất chẳng chịu trời, không ai chịu ai, xoay tôi như mòng mọng, tôi còn minh xét được cái gì nữa, song có điều khúc gỗ này hẳn không phải từ trên trời rơi xuống được. Tôi hỏi Tự bảo lâm: “Đồ ở ngay dưới giường ngươi, lẽ nào ngươi không biết ai đặt vào hay sao?”
Tự bảo lâm tưởng tôi hạch tội, giật mình quỳ phịch xuống: “Bẩm nương nương, thần thiếp tự biết mình phận hèn, trong lòng tuyệt đối không có ý tranh giành phô trương với ai, nào dám oán rủa gì Lương đệ…”
Tôi trông sắc mặt nàng ta sợ sệt lại tái ngắt, tôi vồn vã bảo: “Ta không có ý đó đâu, ta chỉ nói, vật này tự dưng để ngay dưới gối ngươi, hẳn không dễ dàng gì. Ngươi cả ngày quanh quẩn trong phòng, hai cung nhân kia ngày qua ngày ở bên hầu hạ, dạo gần đây liệu có kẻ khả nghi nào dạt qua chỗ ngươi, hoặc có manh mối nào đáng ngờ không?”
Tự bảo lâm nghe thế, mới dần trấn tĩnh lại, tập trung tinh thần nhớ lại xem có chỗ nào đáng nghi.
Nàng ta ngẫm nghĩ một hồi, chung quy vẫn thưa: “Thần thiếp không nhớ ra có kẻ nào khả nghi…”
Thôi, Tự bảo lâm này thì có khác gì tôi, cũng là dạng người lơ đễnh cả.
Tôi có thiện ý an ủi nàng ấy vài câu, rồi bảo nàng ấy cứ lui về. Nom Tự bảo lâm dường như còn bán tin bán nghi, tôi nói: “Năm dài tháng rộng, rồi cũng có ngày sự thật được phơi bày, sợ gì nào, đợi ra Giêng rồi nói.”
Nàng ta trông tôi có vẻ đã định liệu trước cả rồi, phỏng chừng tưởng tôi sớm đã nắm chắc manh mối trong tay, liền trịnh trọng bái chào tôi, rồi mới lui.
Vĩnh Nương hỏi tôi: “Thái tử phi đã có diệu kế nào để tìm ra hung thủ thật sự của án này chăng?”
Tôi ngáp một cái: “Ta thì có kế gì chứ, mấy vụ này ta không biết gì đâu.” Vĩnh Nương dở khóc dở cười, lại hỏi: “Vậy Thái tử phi định giải thích thế nào với Triệu lương đệ?”
Tôi trợn mắt nhìn bà ấy: “Bùa ấy có phải ta đặt dưới gầm giường nàng ta đâu, sao ta phải đi giải thích với ả?”
Vĩnh Nương nghe tôi nói mà cứ khóc dở mếu dở, càm ràm khuyên tôi mãi, tôi sớm đã buồn ngủ díp mắt, nghe chẳng được mấy chốc, đầu đã trẹo sang 1 bên ngủ gục.
Giấc ngủ ấy cứ say sưa, cho đến khi có người xách tôi dậy, nói thực thì tôi vẫn còn hơi mơ màng ngái ngủ, tuy Vĩnh Nương thường xuyên sai người kéo tôi ra khỏi giường, nhưng ít ra cũng còn dìu đỡ hoặc ẵm bồng, chẳng vô lễ xấc xược như cái người này.
Tôi hé mở mắt, ối! Lí Thừa Ngân! Hắn không chỉ xốc tôi dậy mà còn bảo: “Nàng vẫn ngủ được cơ à!”
Thôi xong, xong rồi, thế là xong!
Nhất định ả Triệu lương đệ kia đã mách lẻo với hắn, thế nên hắn kéo đến hạch hỏi tôi đây mà. Tôi xẵng giọng: “Có gì mà thần thiếp không ngủ được nào! Chuyện Tự bảo lâm chưa điều tra rõ thì là chưa điều tra rõ chứ sao nữa, điện hạ gào lên thì ích gì!”
“Tự bảo lâm lại có chuyện gì thế?” Hắn nhìn tôi, chân mày nhúm nhó lại thành cả cụm.
Hả? Hắn còn chưa biết à! Triệu lương đệ chưa thủ thỉ gì sao? Tôi đảo mắt cười nịnh bợ hắn: “Kìa…không có gì không có gì, chàng tìm thiếp có chuyện gì thế?”
“Mai là tết Nguyên tiêu rồi!”
“Thiếp biết chứ.” Nhảm thật, bằng không sao hôm nay tôi phải cố ngủ trọn ngày chứ, là để lên tình thần cho tối mai, để tiện đi ngắm nghía hoa đăng chứ còn gì nữa.
Hắn thấy tôi chẳng mảy may phản ứng, đoạn nói: “Mai ta phải hầu Phụ hoàng lên lầu Chu Tước, chúc dân trong thành ấm no.”
“À thiếp biết.” Đương nhiên phải biết chứ, năm nào cũng vậy, cứ độ tết Nguyên Tiêu, bệ hạ và hắn đều xa giá đến cổng Thừa Thiên, vẫy chào với dân trong thành, nghe bách dân thiên hạ hô “vạn tuế” rầm rầm, gọi tóm lại là “chúc phúc dân ấm no”, mà cứ nói toẹt ra là đứng hứng gió mất nửa ngày, may thay phận nữ nhi trong hoàng thất không phải đi theo, bằng không kiểu gì tôi cũng đông cứng thành cột băng trên cổng thành, đóng băng chỉ là chuyện nhỏ, bỏ lỡ dịp đi xem hoa đăng mới là chuyện lớn.
“Nàng đã hứa với ta gì nào?” Hắn gườm gườm với tôi, tỏ vẻ bực mình khó chịu.
Song Tự bảo lâm vẫn quỳ dưới nền, gò má đỏ ửng, mắt cũng hoe hoe, như thể vừa mới khóc xong.
Tôi hỏi cung nữ: “Sao không đỡ Tự bảo lâm đi?”
Đám cung nhân không dám không nghe lời, liền vội vã vực Tự bảo lâm dậy. Tôi bắt đầu nói mấy câu tán gẫu: “Thời tiết hôm nay đẹp thật….hai tỷ muội đến chúc Tết ta chăng?”
Có câu ấy thôi đã khiến khuôn mặt Triệu lương đệ thoắt đỏ lại trắng, thoắt trắng lại đỏ.
Đáng lý ra, theo quy định của Đông Cung, mùng một bọn họ phải mặc trang phục hoàng tộc đến tẩm điện chỗ tôi khấu đầu hành lễ đầu năm, nhưng 3 năm này, Lí Thừa Ngân chỉ canh cánh lo tôi gây khó dễ với Triệu lương đệ, xưa nay không bao giờ để nàng ấy tự mình lại đằng tôi, vì lẽ đó mà tục ấy cũng bị bãi bỏ. Giờ tôi nói thế, Triệu lương đệ đã đoán bụng tôi đang mỉa mai ả. Thực ra, hôm đó trong cung bận bịu tổ chức đại lễ Nguyên thần, mãi tận đêm khuya mới về được Đông Cung, làm gì có thời gian để bày vẽ lễ tiết vô nghĩa ấy, mà Tự bảo lâm nào có đến khấu đầu với tôi đâu.
Tôi lúc bấy giờ không nghĩ sâu sa như thế, mãi sau này Vĩnh Nương thủ thỉ nói tôi mới hay. Lúc đó tôi chỉ thấy sắc mặt Triệu lương đệ cứ là lạ, cứ ngỡ nguyên do là vì tôi tỏ vẻ hòa nhã với Tự bảo lâm, thế nên tôi vỗ về Tự bảo lâm mấy câu rồi sai người đưa khúc gỗ kia ra.
Bởi lẽ bùa ngải bị cho là vật ô uế, tấm gỗ kia được đặt trên khay, cung nhân trình lên cho tôi xem, Vĩnh Nương không để tôi phải đụng tay vào. Tôi ngắm nghía 8 chữ ngày sinh tháng đẻ được khắc rành mạch trên đó, nhìn mãi vẫn không nhìn ra manh mối nào khác. Tự nhiên trong đầu nảy ra 1 câu hỏi: “Sao đột nhiên lại đi lục soát dưới giường Tự bảo lâm thế?”
Tôi vừa dứt lời, mặt Triệu lương đệ thoắt biến sắc khó hiểu.
Vốn Triệu lương đệ có nuôi 1 con cún nhỏ, nó tự dưng chạy đâu không rõ, cung nhân tìm khắp nơi không thấy, có người thấy thì bảo nó chạy vào viện đằng Tự bảo lâm, thế là người của Triệu lương đệ liền xộc vào tìm. Tự bảo lâm cứ khăng khăng nói không thấy con chó nào ở đây cả, cung nhân hầu hạ Triệu lương đệ sao mà chịu tin được, ầm ĩ cả lên, nhốn nháo đổ đi lục soát, chẳng ngờ chó chưa tìm thấy, mà lại phát hiện ra tấm bùa này.
Triệu lương đệ thưa: “Xin thái tử phi giúp muội lấy lại công bằng.”
Tôi hỏi Tự bảo lâm: “Rốt cuộc thứ này ở đâu ra?”
Tự bảo lâm lại quỳ sụp xuống: “Thần thiếp quả thật không rõ, xin Thái tử phi minh xét.”
“Đứng lên, đứng lên đi.” Thì vốn dĩ tôi đã cực ghét những người hở 1 tý là quỳ, thế là tôi nói với Triệu lương đệ: “Chuyện ở đời, có lửa mới có khói, Tự bảo lâm vốn không duyên không cớ gì, hà tất phải yểm bùa muội? Ta cảm thấy chuyện này, không đơn giản…”
Triệu lương đệ lạnh lùng đáp trả: “Chứng cứ rành rành ra đấy, những lời Thái tử phi nói, phải chăng đang thiên vị Tự bảo lâm?”
Nàng ta chẳng hề khách khí cãi lại, ánh mắt càng hùng hổ. Không đợi tôi lên tiếng, Vĩnh Nương đã thưa: “Ý Thái tử phi nói phải điều tra nguyên do cẩn thận, không hề có ý thiên vị, xin Lương đệ kiệm lời.”
Bất thình lình ả ta đứng phắt dậy, vái tôi, nói: “Vậy thần thiếp đành chờ Thái tử phi điều tra vụ này vậy, chỉ mong sớm có một ngày cháy nhà ra mặt chuột, đến lúc đó đương nhiên mong Thái tử phi sẽ cho thần thiếp một lời giải thích rõ ràng.” Đoạn tiếp lời, “Thần thiếp xin được cáo lui.” Thế rồi không lôi thôi nữa, cũng chẳng đợi tôi đồng ý, ả đã nghênh ngang dẫn người bỏ đi.
Vĩnh Nương tức lắm, bảo: “Há lại như thế, mạo phạm đến thế là cùng!”
Tôi không nói gì, Triệu lương đệ ghét tôi cũng phải thôi, đằng nào thì tôi cũng chẳng ưa gì ả.
Tự bảo lâm vẫn quỳ từ nãy đến giờ, rụt rè nhìn tôi. Tôi thở dài, đích thân đỡ nàng ta dậy, hỏi: “Chuyện hôm nay, kể một lượt xem nào, rốt cuộc thì đã xảy ra chuyện gì.”
Tự bảo lâm dường như vẫn chưa hết hoảng hồn, cho đến khi Vĩnh Nương sai người rót trà nóng, nàng ta chậm rãi nhấp môi, lúc ấy mới nói được căn nguyên của câu chuyện.
Lúc đầu, nơi Tự bảo lâm sống vốn khuất nẻo, độ Tết này, trong cung có ban thưởng theo thông lệ. Những món đồ đó đối với tôi và Triệu lương đệ chẳng là bao, thế nhưng đối với Tự bảo lâm mà nói, âu cũng là những vật hiếm có. Tự bảo lâm tính tình ôn tồn, hai cung nữ tôi sai tới chăm sóc nàng ta hàng ngày đối với nàng ta rất trung thành, Tự bảo lâm lấy bánh trái ban cho mấy cung nữ đó ăn. Bởi lẽ vật ngự ban không thể tùy tiện biếu tặng kẻ khác được, thế nên đành phải lén lút khóa trái cửa, phòng có người đi qua bắt gặp.
Đúng lúc đó thì người của Triệu lương đệ bất thình lình gõ cửa, bọn họ giật mình hốt hoảng, phải lúc đang chột dạ, vừa giữ cửa, vừa tìm cách cất giấu chỗ bánh trái kia đi. Người của Triệu lương đệ vừa xộc vào đã ráo rác lục soát khắp nơi, Tự bảo lâm đương lúc chột dạ, đâu có chịu để bọn họ xông vào làm bừa, cộng thêm đám người Triệu lương đệ phái đến chẳng khiêm nhường gì cho cam, đôi bên lời qua tiếng lại, chóng vánh đã cãi cọ ầm ĩ cả lên, người hầu bên chỗ Triệu lương đệ xưa nay quen thói không làm thì thôi, đã làm thì phải làm cho trót, thế là bắt đầu xới tung cả phòng lên, chẳng ngờ chó còn chưa tìm thấy, thế nào mà lại tìm ra bùa gỗ đào ngay dưới giường Tự bảo lâm. Tấm gỗ ấy theo lẽ đương nhiên như chọc phải tổ ong vò vẽ, đám tay chân của Triệu lương đệ một mặt quay về bẩm báo với chủ nhân, một mặt giam lỏng Tự bảo lâm lẫn hai cung nhân trong viện. Triệu lương đệ vừa nhìn thấy tấm bùa, tức thì giận đến run rẩy cả người, không nói nhiều, vội dẫn thẳng Tự bảo lâm đến gặp tôi.
“Thần thiếp quả thực không biết thứ đó ở đâu ra…” Tự bảo lâm nước mắt lưng tròng đoạn nói, “Xin thái tử phi minh xét…”
Minh xét cái nỗi gì…Hai người bọn họ trời chẳng chịu đất, đất chẳng chịu trời, không ai chịu ai, xoay tôi như mòng mọng, tôi còn minh xét được cái gì nữa, song có điều khúc gỗ này hẳn không phải từ trên trời rơi xuống được. Tôi hỏi Tự bảo lâm: “Đồ ở ngay dưới giường ngươi, lẽ nào ngươi không biết ai đặt vào hay sao?”
Tự bảo lâm tưởng tôi hạch tội, giật mình quỳ phịch xuống: “Bẩm nương nương, thần thiếp tự biết mình phận hèn, trong lòng tuyệt đối không có ý tranh giành phô trương với ai, nào dám oán rủa gì Lương đệ…”
Tôi trông sắc mặt nàng ta sợ sệt lại tái ngắt, tôi vồn vã bảo: “Ta không có ý đó đâu, ta chỉ nói, vật này tự dưng để ngay dưới gối ngươi, hẳn không dễ dàng gì. Ngươi cả ngày quanh quẩn trong phòng, hai cung nhân kia ngày qua ngày ở bên hầu hạ, dạo gần đây liệu có kẻ khả nghi nào dạt qua chỗ ngươi, hoặc có manh mối nào đáng ngờ không?”
Tự bảo lâm nghe thế, mới dần trấn tĩnh lại, tập trung tinh thần nhớ lại xem có chỗ nào đáng nghi.
Nàng ta ngẫm nghĩ một hồi, chung quy vẫn thưa: “Thần thiếp không nhớ ra có kẻ nào khả nghi…”
Thôi, Tự bảo lâm này thì có khác gì tôi, cũng là dạng người lơ đễnh cả.
Tôi có thiện ý an ủi nàng ấy vài câu, rồi bảo nàng ấy cứ lui về. Nom Tự bảo lâm dường như còn bán tin bán nghi, tôi nói: “Năm dài tháng rộng, rồi cũng có ngày sự thật được phơi bày, sợ gì nào, đợi ra Giêng rồi nói.”
Nàng ta trông tôi có vẻ đã định liệu trước cả rồi, phỏng chừng tưởng tôi sớm đã nắm chắc manh mối trong tay, liền trịnh trọng bái chào tôi, rồi mới lui.
Vĩnh Nương hỏi tôi: “Thái tử phi đã có diệu kế nào để tìm ra hung thủ thật sự của án này chăng?”
Tôi ngáp một cái: “Ta thì có kế gì chứ, mấy vụ này ta không biết gì đâu.” Vĩnh Nương dở khóc dở cười, lại hỏi: “Vậy Thái tử phi định giải thích thế nào với Triệu lương đệ?”
Tôi trợn mắt nhìn bà ấy: “Bùa ấy có phải ta đặt dưới gầm giường nàng ta đâu, sao ta phải đi giải thích với ả?”
Vĩnh Nương nghe tôi nói mà cứ khóc dở mếu dở, càm ràm khuyên tôi mãi, tôi sớm đã buồn ngủ díp mắt, nghe chẳng được mấy chốc, đầu đã trẹo sang 1 bên ngủ gục.
Giấc ngủ ấy cứ say sưa, cho đến khi có người xách tôi dậy, nói thực thì tôi vẫn còn hơi mơ màng ngái ngủ, tuy Vĩnh Nương thường xuyên sai người kéo tôi ra khỏi giường, nhưng ít ra cũng còn dìu đỡ hoặc ẵm bồng, chẳng vô lễ xấc xược như cái người này.
Tôi hé mở mắt, ối! Lí Thừa Ngân! Hắn không chỉ xốc tôi dậy mà còn bảo: “Nàng vẫn ngủ được cơ à!”
Thôi xong, xong rồi, thế là xong!
Nhất định ả Triệu lương đệ kia đã mách lẻo với hắn, thế nên hắn kéo đến hạch hỏi tôi đây mà. Tôi xẵng giọng: “Có gì mà thần thiếp không ngủ được nào! Chuyện Tự bảo lâm chưa điều tra rõ thì là chưa điều tra rõ chứ sao nữa, điện hạ gào lên thì ích gì!”
“Tự bảo lâm lại có chuyện gì thế?” Hắn nhìn tôi, chân mày nhúm nhó lại thành cả cụm.
Hả? Hắn còn chưa biết à! Triệu lương đệ chưa thủ thỉ gì sao? Tôi đảo mắt cười nịnh bợ hắn: “Kìa…không có gì không có gì, chàng tìm thiếp có chuyện gì thế?”
“Mai là tết Nguyên tiêu rồi!”
“Thiếp biết chứ.” Nhảm thật, bằng không sao hôm nay tôi phải cố ngủ trọn ngày chứ, là để lên tình thần cho tối mai, để tiện đi ngắm nghía hoa đăng chứ còn gì nữa.
Hắn thấy tôi chẳng mảy may phản ứng, đoạn nói: “Mai ta phải hầu Phụ hoàng lên lầu Chu Tước, chúc dân trong thành ấm no.”
“À thiếp biết.” Đương nhiên phải biết chứ, năm nào cũng vậy, cứ độ tết Nguyên Tiêu, bệ hạ và hắn đều xa giá đến cổng Thừa Thiên, vẫy chào với dân trong thành, nghe bách dân thiên hạ hô “vạn tuế” rầm rầm, gọi tóm lại là “chúc phúc dân ấm no”, mà cứ nói toẹt ra là đứng hứng gió mất nửa ngày, may thay phận nữ nhi trong hoàng thất không phải đi theo, bằng không kiểu gì tôi cũng đông cứng thành cột băng trên cổng thành, đóng băng chỉ là chuyện nhỏ, bỏ lỡ dịp đi xem hoa đăng mới là chuyện lớn.
“Nàng đã hứa với ta gì nào?” Hắn gườm gườm với tôi, tỏ vẻ bực mình khó chịu.
Truyện mới nhất:
- BẠN ĐẦU TIÊN (Truyện ngắn)
- Ánh Trăng và bánh quy Nàng Tiên Biển (Truyện tổng hợp)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 4 : HÓA RA CHỈ LÀ NHÓC TRẺ TRÂU ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 3 : CÔNG LƯỢC CON TRAI HOÀNG ĐẾ TRƯỚC VẬY ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 2 ) (Truyện xuyên không)
- MÃN CẤP TRÀ XANH XUYÊN KHÔNG THÀNH TIỂU ĐÁNG THƯƠNG ( CHƯƠNG 1 : LÂM PHI LỘC CẢM THẤY CÁI HẬU CUNG NÀY CŨNG THÚ VỊ RA PHẾT ) (Truyện xuyên không)
- Thiếu nữ bên chiếc đàn tranh (Truyện tiểu thuyết)
- NGƯỜI NỔI TIẾNG (2) (Truyện ngôn tình)
- NGƯỜI NỔI TIẾNG (1) (Truyện ngôn tình)
- ĐỊNH MỆNH SẮP ĐẶT (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!