Cơn mưa tuổi 20
Đỗ Khánh Linh | Chat Online | |
14/01/2019 21:01:05 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
123 lượt xem
- * Những điều người hàng xóm giàu có không chia sẻ với bạn (Truyện ngắn)
- * Ông cậu nhà lão Hạ (Truyện ngắn)
- * Chị Lĩnh (Truyện ngắn)
- * Nỗ lực! Không ngừng nỗ lực! (Truyện ngắn)
Tuổi trẻ gập ghềnh, mưa rơi giăng lối thì chúng vẫn rực sáng và nảy mầm khi có những người bạn đồng hành kề bên cùng những lời quan tâm lẫn nhau. Niềm hạnh phúc bình dị mà ở đó con người biết sẻ chia và thấu hiểu.
***
Tuổi Thanh Xuân. Mời đông đảo bà con tới xem và ủng hộ."
Những chiếc ca nô nằm sát vào nhau va chạm lách cách như gật gù, vẫy chào bãi biển. Sóng biển vỗ nhẹ rì rào. Gió lặng. Sương chiều giăng mờ. Những ngọn đèn nhỏ nhấp nháy hắt ra từ thuyền của ngư dân in bóng xuống mặt nước, nhịp nhàng đung đưa mỗi khi có gợn sóng. Hoàng hôn đến thật nhanh, đuổi bắt những giọt nắng cuối ngày trốn chạy rồi tắt hẳn.
Màn đêm như tấm thảm đen kịt bao trùm lên phố biển. Thiên đường thả xuống nhân gian vô vàn những vì sao sáng lấp loá. Thành phố bắt đầu ồn ào bởi một loạt các âm thanh hỗn tạp: tiếng mái chèo khua nước rộn ràng, tiếng gọi í ới của lũ trẻ dân làng chài, tiếng còi tàu, tiếng sóng vỗ, tiếng nước chảy róc rách. Những âm thanh ấy vang xa, chạy về khắp các ngả.
Tại cổng nhà hát, người chật như nêm. Khán giả, diễn viên đi đụng mặt nhau. Người thì mua vé. Người tìm chỗ ngồi. Đoàn diễn viên hối hả chạy đi chạy lại vì sắp đến giờ diễn rồi mà họ vẫn chưa chuẩn bị gì cả. Nữ nhân vật chính đang trang điểm ở phía sau cánh gà, trong một căn phòng được dựng bằng lều với hàng trăm ngọn nến được đặt xung quanh. Cô chải mái tóc dài mượt và cài lên đó một bông hoa păng-xê tím và thoa một chút phấn lên khuôn mặt hao hao gầy vì hai hôm nay cô chưa ăn gì. Cô theo chân đoàn kịch rong ruổi khắp nơi biểu diễn khi mới mười bốn tuổi và tới tận bây giờ đã sáu năm. Chưa một lần về thăm gia đình. Cô nhớ họ xiết bao. Nhất là ba mình.
Ông cũng là người duy nhất trong nhà phản đối chuyện cô đi theo nghiệp diễn xuất. Khi không thể làm lay chuyển ý chí của cô, ông đưa ra hai sự lựa chọn cuối cùng, một là gia đình và hai là nghề diễn. Vì quá đam mê cô chấp nhận đánh cược một lần. Kể từ ngày cô bỏ nhà đi, ba cô không ngừng nhớ thương. Vào phòng con gái, nhìn đồ đạc xếp ngăn nắp, ông lại rưng rưng nước mắt. Hơn ai hết ông hiểu rõ con đường diễn viên chông gai và đầy cạm bẫy thế nào. Nó có thể khiến con người bay lên tận mây xanh, hào quang toả chiếu và nó cũng có thể đẩy họ xuống đáy vực, nhơ nhớp. Nếu cô không đứng vững, cô sẽ sa ngã bởi những lời dụ dỗ của những tay đạo diễn cáo già. Đó là điều mà ông luôn hoang mang, lo sợ. Đêm nào ông cũng nguyện cầu cho cô được bình an.
Thành phố ồn ào tiếng gió, tiếng lá khô xạc xào. Trên các bến thuyền, ngọn lửa nhỏ đượm nồng, sáng lập loè trải dài dọc bờ cát. Tấm vải bạt được kéo sang hai bên. Ánh đèn chợt vụt tắt. Nữ chính bước ra sân khấu, tiếp theo đó là hai người nữa. Vở diễn bắt đầu. Nhạc nền cất lên, lan toả khắp các vùng biển lân cận. Hàng trăm khán giả đồng loạt hướng mắt về phía có ánh sáng lờ mờ, nơi những con người đang chuyển động và giọng nói thì không ngừng phát ra từ cửa miệng. Rạp hát cách cảng biển mấy trăm dặm. Những người không phận sự thì ngồi trên boong giữ thuyền. Họ phì phèo hút thuốc, nhả khói. Từng vòng khói bay tít lên trời rồi nhanh chóng biến mất khi cơn gió đêm vô tình kéo đến và cuốn đi. Thỉnh thoảng họ lại choảng nhau bằng võ mồm thay cho những nắm đấm thường ngày.
Anh trợ lý đạo diễn trẻ măng đứng phía sau hậu trường, tay cầm bức thư gửi cho cô. Bề ngoài thư có đề chữ 'khẩn'. Anh phân vân không biết có nên phát tín hiệu cho cô bảo cô có thư của người nhà hay đợi cô diễn xong. Anh đi qua đi lại cuối cùng trao đổi với người quản lý rạp hát. Ông ta giựt lấy bức thư, mở ra xem rồi nhếch môi. "Bấy nhiêu đây thì to tát gì. Đợi cô ta diễn xong rồi hãy đưa."
Anh chàng trợ lý lấy lại bức thư, đọc sơ qua một lượt rồi trợn ngược hai mắt. "Như thế này mà ông bảo không to tát à. Ông đúng là một người nhẫn tâm."
Ông chủ nhà hát cười rung đùi, miệng ngoác đến tận mang tai, từng lớp mỡ trên người ông cũng rung theo. "Tôi chỉ làm theo những gì được ghi trong tờ giấy hợp đồng kia. Vở diễn chưa kết thúc mà nhân vật chính bỏ ngang, tôi biết ăn nói làm sao với khán giả đây."
"Nhưng đây là trường hợp đặc biệt."
"Nếu ai cũng nói như anh thì rạp hát của tôi nên đóng cửa sớm từ lâu rồi."
Vở diễn còn hơn một tiếng nữa mới chấm dứt. Hết màn một, cô rời khỏi sân khấu. Anh trợ lý đưa cho cô thư của người thân gửi. Cô vội bóc ra, ngay từ dòng chữ đầu tiên, gương mặt cô lập tức biến đổi, từ trạng thái mệt mỏi chuyển sang sửng sốt, choáng váng, đờ đẫn và cuối cùng cô nấc lên từng cơn nức nở. Ba cô vừa qua đời, em trai bị bạn bè lôi kéo cho hút chích và đang ở trong trại cai nghiện, mẹ cô vì chuyện này mà trở nên điên loạn. Cô muốn về nhưng người chủ rạp hát không đồng ý, ông bảo cô diễn cho xong vở kịch rồi muốn đi đâu thì đi.
Cô không còn cách nào khác, đành quay lại sân khấu diễn tiếp màn hai. Cô vừa diễn vừa khóc. Tâm trạng rối bời xen lẫn lo lắng làm cô quên lời thoại. Cô như nhìn thấy những đốm sáng nhỏ không biết là ánh đèn sân khấu hay những ngôi sao trong nước mắt cô đang nhỏ giọt. Sau cùng, không nén được, cô quỳ thụp xuống sàn, ôm mặt khóc rấm rức.
Anh chàng trợ lý đạo diễn vốn dĩ có cảm tình với cô ngay từ khi cô gia nhập đoàn kịch cho hạ màn, bảo mọi người ngừng diễn. Anh ta nói với tất cả khán giả rằng người nhà của nữ chính gặp sự cố đau lòng, cô cần phải về ngay lúc này. Vở diễn sẽ hoãn lại. Từ phía dưới vang lên tiếng vỗ tay. Họ cổ vũ cách cư xử mọi việc của anh. Nếu trong lòng gặp ưu tư thì có tiếp tục diễn cũng không mang lại kết quả tốt chi bằng ngừng lại đợi lần sau. Cặp mắt của lão già có khuôn mặt béo núc ních ánh lên tia căm phẫn. Ông ta ném mẩu thuốc đang hút dở xuống đất rồi dùng chân chà mạnh, chỉ tay vào từng người. "Tôi sẽ kiện các người..."
Cô thư ký cảm thấy tình hình có vẻ không ổn liền xuống tàu tìm tổng đạo diễn. Đó là một người đàn ông chai sạn và đầy nghĩa khí, tuy đã ngoài năm mươi nhưng trông ông vẫn phong độ như thời trẻ. Trong đời ông đã gặp vô số lần những tình huống tương tự như vậy và đều giải quyết một cách ổn thoả. Trước đây ông từng là tư lệnh của một khu quân sự trong cách mạng. Hoà bình lập lại, ông nghỉ việc, chuyển sang nghề đạo diễn và được lớp trẻ tôn kính vì cách sống giản và trí tuệ sáng suốt.
"Chỉ là chút chuyện vặt vãnh, có cần làm quá lên thế không? Dù sao thì người cũng đã chết, trễ một hai tiếng có mất mát gì đâu." Người phụ trách nhà hát giận dữ nói.
"Thật sự xin lỗi, cô ấy cần phải về để tang cha. Tôi hứa vở diễn sẽ tiếp tục khi tâm trạng cô ấy bình ổn trở lại. Mong anh thông cảm." Vị đạo diễn điềm đạm nói.
"Đợi? Phải đợi đến bao giờ? Khán giả của tôi có đợi được không? Còn nữa, tôi thông cảm cho anh thì ai sẽ thông cảm cho tôi? Công việc làm ăn không thể vì tâm trạng không tốt của diễn viên mà đình lại vở diễn."
"Xin anh đừng làm khó chúng tôi."
"Lên toà mà cãi." Chủ rạp hát nổi điên, ông ta vung tay quá sức làm đổ đống hành lý của diễn viên đang đặt trên cao.
"Tôi dám cam đoan với anh sẽ chẳng có vị luật sư nào đứng về phía anh đâu, tôi cũng tin mọi người sẽ đồng cảm với sự việc đau lòng này. Hơn nữa chúng tôi chỉ trì hoãn vở diễn chứ không bỏ hẳn."
Người chủ quản lý rạp hát cứng họng, mắt ông hằn lên tia giận dữ, những ngón tay siết chặt nổi lên những đường gân xanh nhưng ông không nói được gì.
Ngài tư lệnh thong thả bước ra sân khấu nói vài lời với khán giả. Mọi người lục tục đứng dậy ra về, không ai phàn nàn hay tỏ vẻ khó chịu bởi ngài đã hứa hẹn sẽ diễn nốt vở kịch trong một, hai tuần tới. Sau đó vị đạo diễn liêm chính cùng cô diễn viên xuống thuyền. Ông hạ lệnh cho thuyền nổ máy. Ngồi bên trong, ông an ủi cô. "Ai cũng có những cơn mưa trong lòng. Mưa tạnh rồi thì nắng sẽ lên thôi, cháu đừng vì chuyện này mà ngã quỵ. Cố gắng lên nhé! Ta và các anh chị em trong đoàn luôn ở bên cháu."
Cô cúi nhẹ, lấy khăn giấy thấm những giọt lệ trên khoé mi. Bờ biển chìm trong bóng đêm. Gió từ biển thổi vào khiến cô bất chợt rùng mình. Ngay lúc ấy cô nhận được một làn hơi ấm từ tay anh chàng trợ lý ngồi cạnh cô. Cái siết tay ấm áp và thân tình như là lời động viên, chia sẻ với cô những cơn giông tố bất ngờ ập đến và mong cô mau chóng vượt qua.
Ba ngày sau, cô gặp lại bạn bè ở phố biển lần trước cô đến cùng với những người yêu mến cô. Họ diễn nốt màn hai của vở Tuổi Thanh Xuân. Khi ánh đèn bừng sáng, màn được kéo lên, cô cùng các diễn viên khác cúi đầu chào khán giả trong tiếng vỗ tay nhiệt tình, vang khắp các ngã đường gần đó. Những đoá hoa tươi thắm được trao cho cô cùng lời khen ngợi chân thành. Ở một góc xa, ngài đạo diễn tài ba đang mỉm cười mãn nguyện vì đứa học trò mà ông đào tạo và mài dũa bao nhiêu năm qua giờ đã thành công và toả sáng.
Trong vòng tay bạn bè, các anh chị đi trước, những người luôn sát cánh bên cô, truyền cho cô những kinh nghiệm diễn xuất quý báu, bỗng dưng cô rớt nước mắt. Đó là những giọt lệ của niềm vui, của sự biết ơn đã giúp đỡ cô trong những ngày giông bão.
Cô đã diễn một vở kịch tuyệt vời, tự nhiên và có hồn. Không chỉ những người trong rạp mà những vị khách đi đường cũng dừng xe lại dõi theo. Họ say mê và thốt lên kinh ngạc. "Ôi tuổi trẻ, thật đáng để nhớ và đáng ngưỡng mộ." Tuổi trẻ gập ghềnh, mưa rơi giăng lối thì chúng vẫn rực sáng và nảy mầm khi có những người bạn đồng hành kề bên cùng những lời quan tâm lẫn nhau. Niềm hạnh phúc bình dị mà ở đó con người biết sẻ chia và thấu hiểu.
Ánh đèn nhấp nháy. Những ngôi sao nhấp nháy. Bầu trời tuy về đêm nhưng trên vùng biển, những ngọn hải đăng rung rinh sáng, soi rõ tận đáy biển.
***
Tuổi Thanh Xuân. Mời đông đảo bà con tới xem và ủng hộ."
Những chiếc ca nô nằm sát vào nhau va chạm lách cách như gật gù, vẫy chào bãi biển. Sóng biển vỗ nhẹ rì rào. Gió lặng. Sương chiều giăng mờ. Những ngọn đèn nhỏ nhấp nháy hắt ra từ thuyền của ngư dân in bóng xuống mặt nước, nhịp nhàng đung đưa mỗi khi có gợn sóng. Hoàng hôn đến thật nhanh, đuổi bắt những giọt nắng cuối ngày trốn chạy rồi tắt hẳn.
Màn đêm như tấm thảm đen kịt bao trùm lên phố biển. Thiên đường thả xuống nhân gian vô vàn những vì sao sáng lấp loá. Thành phố bắt đầu ồn ào bởi một loạt các âm thanh hỗn tạp: tiếng mái chèo khua nước rộn ràng, tiếng gọi í ới của lũ trẻ dân làng chài, tiếng còi tàu, tiếng sóng vỗ, tiếng nước chảy róc rách. Những âm thanh ấy vang xa, chạy về khắp các ngả.
Tại cổng nhà hát, người chật như nêm. Khán giả, diễn viên đi đụng mặt nhau. Người thì mua vé. Người tìm chỗ ngồi. Đoàn diễn viên hối hả chạy đi chạy lại vì sắp đến giờ diễn rồi mà họ vẫn chưa chuẩn bị gì cả. Nữ nhân vật chính đang trang điểm ở phía sau cánh gà, trong một căn phòng được dựng bằng lều với hàng trăm ngọn nến được đặt xung quanh. Cô chải mái tóc dài mượt và cài lên đó một bông hoa păng-xê tím và thoa một chút phấn lên khuôn mặt hao hao gầy vì hai hôm nay cô chưa ăn gì. Cô theo chân đoàn kịch rong ruổi khắp nơi biểu diễn khi mới mười bốn tuổi và tới tận bây giờ đã sáu năm. Chưa một lần về thăm gia đình. Cô nhớ họ xiết bao. Nhất là ba mình.
Ông cũng là người duy nhất trong nhà phản đối chuyện cô đi theo nghiệp diễn xuất. Khi không thể làm lay chuyển ý chí của cô, ông đưa ra hai sự lựa chọn cuối cùng, một là gia đình và hai là nghề diễn. Vì quá đam mê cô chấp nhận đánh cược một lần. Kể từ ngày cô bỏ nhà đi, ba cô không ngừng nhớ thương. Vào phòng con gái, nhìn đồ đạc xếp ngăn nắp, ông lại rưng rưng nước mắt. Hơn ai hết ông hiểu rõ con đường diễn viên chông gai và đầy cạm bẫy thế nào. Nó có thể khiến con người bay lên tận mây xanh, hào quang toả chiếu và nó cũng có thể đẩy họ xuống đáy vực, nhơ nhớp. Nếu cô không đứng vững, cô sẽ sa ngã bởi những lời dụ dỗ của những tay đạo diễn cáo già. Đó là điều mà ông luôn hoang mang, lo sợ. Đêm nào ông cũng nguyện cầu cho cô được bình an.
Thành phố ồn ào tiếng gió, tiếng lá khô xạc xào. Trên các bến thuyền, ngọn lửa nhỏ đượm nồng, sáng lập loè trải dài dọc bờ cát. Tấm vải bạt được kéo sang hai bên. Ánh đèn chợt vụt tắt. Nữ chính bước ra sân khấu, tiếp theo đó là hai người nữa. Vở diễn bắt đầu. Nhạc nền cất lên, lan toả khắp các vùng biển lân cận. Hàng trăm khán giả đồng loạt hướng mắt về phía có ánh sáng lờ mờ, nơi những con người đang chuyển động và giọng nói thì không ngừng phát ra từ cửa miệng. Rạp hát cách cảng biển mấy trăm dặm. Những người không phận sự thì ngồi trên boong giữ thuyền. Họ phì phèo hút thuốc, nhả khói. Từng vòng khói bay tít lên trời rồi nhanh chóng biến mất khi cơn gió đêm vô tình kéo đến và cuốn đi. Thỉnh thoảng họ lại choảng nhau bằng võ mồm thay cho những nắm đấm thường ngày.
Anh trợ lý đạo diễn trẻ măng đứng phía sau hậu trường, tay cầm bức thư gửi cho cô. Bề ngoài thư có đề chữ 'khẩn'. Anh phân vân không biết có nên phát tín hiệu cho cô bảo cô có thư của người nhà hay đợi cô diễn xong. Anh đi qua đi lại cuối cùng trao đổi với người quản lý rạp hát. Ông ta giựt lấy bức thư, mở ra xem rồi nhếch môi. "Bấy nhiêu đây thì to tát gì. Đợi cô ta diễn xong rồi hãy đưa."
Anh chàng trợ lý lấy lại bức thư, đọc sơ qua một lượt rồi trợn ngược hai mắt. "Như thế này mà ông bảo không to tát à. Ông đúng là một người nhẫn tâm."
Ông chủ nhà hát cười rung đùi, miệng ngoác đến tận mang tai, từng lớp mỡ trên người ông cũng rung theo. "Tôi chỉ làm theo những gì được ghi trong tờ giấy hợp đồng kia. Vở diễn chưa kết thúc mà nhân vật chính bỏ ngang, tôi biết ăn nói làm sao với khán giả đây."
"Nhưng đây là trường hợp đặc biệt."
"Nếu ai cũng nói như anh thì rạp hát của tôi nên đóng cửa sớm từ lâu rồi."
Vở diễn còn hơn một tiếng nữa mới chấm dứt. Hết màn một, cô rời khỏi sân khấu. Anh trợ lý đưa cho cô thư của người thân gửi. Cô vội bóc ra, ngay từ dòng chữ đầu tiên, gương mặt cô lập tức biến đổi, từ trạng thái mệt mỏi chuyển sang sửng sốt, choáng váng, đờ đẫn và cuối cùng cô nấc lên từng cơn nức nở. Ba cô vừa qua đời, em trai bị bạn bè lôi kéo cho hút chích và đang ở trong trại cai nghiện, mẹ cô vì chuyện này mà trở nên điên loạn. Cô muốn về nhưng người chủ rạp hát không đồng ý, ông bảo cô diễn cho xong vở kịch rồi muốn đi đâu thì đi.
Cô không còn cách nào khác, đành quay lại sân khấu diễn tiếp màn hai. Cô vừa diễn vừa khóc. Tâm trạng rối bời xen lẫn lo lắng làm cô quên lời thoại. Cô như nhìn thấy những đốm sáng nhỏ không biết là ánh đèn sân khấu hay những ngôi sao trong nước mắt cô đang nhỏ giọt. Sau cùng, không nén được, cô quỳ thụp xuống sàn, ôm mặt khóc rấm rức.
Anh chàng trợ lý đạo diễn vốn dĩ có cảm tình với cô ngay từ khi cô gia nhập đoàn kịch cho hạ màn, bảo mọi người ngừng diễn. Anh ta nói với tất cả khán giả rằng người nhà của nữ chính gặp sự cố đau lòng, cô cần phải về ngay lúc này. Vở diễn sẽ hoãn lại. Từ phía dưới vang lên tiếng vỗ tay. Họ cổ vũ cách cư xử mọi việc của anh. Nếu trong lòng gặp ưu tư thì có tiếp tục diễn cũng không mang lại kết quả tốt chi bằng ngừng lại đợi lần sau. Cặp mắt của lão già có khuôn mặt béo núc ních ánh lên tia căm phẫn. Ông ta ném mẩu thuốc đang hút dở xuống đất rồi dùng chân chà mạnh, chỉ tay vào từng người. "Tôi sẽ kiện các người..."
Cô thư ký cảm thấy tình hình có vẻ không ổn liền xuống tàu tìm tổng đạo diễn. Đó là một người đàn ông chai sạn và đầy nghĩa khí, tuy đã ngoài năm mươi nhưng trông ông vẫn phong độ như thời trẻ. Trong đời ông đã gặp vô số lần những tình huống tương tự như vậy và đều giải quyết một cách ổn thoả. Trước đây ông từng là tư lệnh của một khu quân sự trong cách mạng. Hoà bình lập lại, ông nghỉ việc, chuyển sang nghề đạo diễn và được lớp trẻ tôn kính vì cách sống giản và trí tuệ sáng suốt.
"Chỉ là chút chuyện vặt vãnh, có cần làm quá lên thế không? Dù sao thì người cũng đã chết, trễ một hai tiếng có mất mát gì đâu." Người phụ trách nhà hát giận dữ nói.
"Thật sự xin lỗi, cô ấy cần phải về để tang cha. Tôi hứa vở diễn sẽ tiếp tục khi tâm trạng cô ấy bình ổn trở lại. Mong anh thông cảm." Vị đạo diễn điềm đạm nói.
"Đợi? Phải đợi đến bao giờ? Khán giả của tôi có đợi được không? Còn nữa, tôi thông cảm cho anh thì ai sẽ thông cảm cho tôi? Công việc làm ăn không thể vì tâm trạng không tốt của diễn viên mà đình lại vở diễn."
"Xin anh đừng làm khó chúng tôi."
"Lên toà mà cãi." Chủ rạp hát nổi điên, ông ta vung tay quá sức làm đổ đống hành lý của diễn viên đang đặt trên cao.
"Tôi dám cam đoan với anh sẽ chẳng có vị luật sư nào đứng về phía anh đâu, tôi cũng tin mọi người sẽ đồng cảm với sự việc đau lòng này. Hơn nữa chúng tôi chỉ trì hoãn vở diễn chứ không bỏ hẳn."
Người chủ quản lý rạp hát cứng họng, mắt ông hằn lên tia giận dữ, những ngón tay siết chặt nổi lên những đường gân xanh nhưng ông không nói được gì.
Ngài tư lệnh thong thả bước ra sân khấu nói vài lời với khán giả. Mọi người lục tục đứng dậy ra về, không ai phàn nàn hay tỏ vẻ khó chịu bởi ngài đã hứa hẹn sẽ diễn nốt vở kịch trong một, hai tuần tới. Sau đó vị đạo diễn liêm chính cùng cô diễn viên xuống thuyền. Ông hạ lệnh cho thuyền nổ máy. Ngồi bên trong, ông an ủi cô. "Ai cũng có những cơn mưa trong lòng. Mưa tạnh rồi thì nắng sẽ lên thôi, cháu đừng vì chuyện này mà ngã quỵ. Cố gắng lên nhé! Ta và các anh chị em trong đoàn luôn ở bên cháu."
Cô cúi nhẹ, lấy khăn giấy thấm những giọt lệ trên khoé mi. Bờ biển chìm trong bóng đêm. Gió từ biển thổi vào khiến cô bất chợt rùng mình. Ngay lúc ấy cô nhận được một làn hơi ấm từ tay anh chàng trợ lý ngồi cạnh cô. Cái siết tay ấm áp và thân tình như là lời động viên, chia sẻ với cô những cơn giông tố bất ngờ ập đến và mong cô mau chóng vượt qua.
Ba ngày sau, cô gặp lại bạn bè ở phố biển lần trước cô đến cùng với những người yêu mến cô. Họ diễn nốt màn hai của vở Tuổi Thanh Xuân. Khi ánh đèn bừng sáng, màn được kéo lên, cô cùng các diễn viên khác cúi đầu chào khán giả trong tiếng vỗ tay nhiệt tình, vang khắp các ngã đường gần đó. Những đoá hoa tươi thắm được trao cho cô cùng lời khen ngợi chân thành. Ở một góc xa, ngài đạo diễn tài ba đang mỉm cười mãn nguyện vì đứa học trò mà ông đào tạo và mài dũa bao nhiêu năm qua giờ đã thành công và toả sáng.
Trong vòng tay bạn bè, các anh chị đi trước, những người luôn sát cánh bên cô, truyền cho cô những kinh nghiệm diễn xuất quý báu, bỗng dưng cô rớt nước mắt. Đó là những giọt lệ của niềm vui, của sự biết ơn đã giúp đỡ cô trong những ngày giông bão.
Cô đã diễn một vở kịch tuyệt vời, tự nhiên và có hồn. Không chỉ những người trong rạp mà những vị khách đi đường cũng dừng xe lại dõi theo. Họ say mê và thốt lên kinh ngạc. "Ôi tuổi trẻ, thật đáng để nhớ và đáng ngưỡng mộ." Tuổi trẻ gập ghềnh, mưa rơi giăng lối thì chúng vẫn rực sáng và nảy mầm khi có những người bạn đồng hành kề bên cùng những lời quan tâm lẫn nhau. Niềm hạnh phúc bình dị mà ở đó con người biết sẻ chia và thấu hiểu.
Ánh đèn nhấp nháy. Những ngôi sao nhấp nháy. Bầu trời tuy về đêm nhưng trên vùng biển, những ngọn hải đăng rung rinh sáng, soi rõ tận đáy biển.
Truyện mới nhất:
- Thích mày á! Được chưa? (14. Zhou Yuon Zang) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (13. Bão nổi trong lòng) (Truyện ngôn tình)
- Mùi gì vậy? (Truyện cười)
- Hẹn giờ (Truyện cười)
- HẠT MẦM TÌNH BẠN (Truyện tổng hợp)
- Thích mày á! Được chưa? (12. Khoảng cách) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (11. Khoảng cách không lời) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (10. Rối răm) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (9. Chao biết ghen òi!) (Truyện ngôn tình)
- Thích mày á! Được chưa? (8. Khó hiểu) (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!