Ông cậu nhà lão Hạ
Đỗ Khánh Linh | Chat Online | |
14/01/2019 21:03:16 | |
Truyện ngắn | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
157 lượt xem
- * Không bao giờ có cái được gọi là số phận hay định mệnh (Truyện ngắn)
- * Hành trình hạnh phúc (Truyện ngắn)
- * Những điều người hàng xóm giàu có không chia sẻ với bạn (Truyện ngắn)
- * Cơn mưa tuổi 20 (Truyện ngắn)
Ngày nhà lão Hạ bên cạnh, đón ông cậu về chơi, trời rét đậm, gió bắc hút từng cơn dài qua từng ngõ ngách. Ngôi nhà rộng như càng làm cho cái lạnh thêm sức hà khắc da thịt. Tiếng vạn vật loạt xoạt theo chiều gió, làm cho sự sống thêm phần ảm đạm. Chẳng ai hiểu được cậu nhà lão Hạ quan hệ như thế nào. Có thể nhà lão nhận vơ hay không? Không, lão ấy chẳng dại gì! Hàng xóm chỉ biết đó là ông cậu của nhà lão mà thôi. Thế cũng là đủ rồi. Chẳng ai bận tâm tìm hiểu kỹ để làm gì. Chuyện ai người ấy lo; thời đại bây giờ nó thế. Chỉ biết ông cụ thỉnh thoảng ngó nghiêng sang nhà hàng xóm qua mấy lỗ hổng. Cái dáng, cái cách thể hiện trong sinh hoạt của nhà nông, của các cụ ở quê nó dễ được thể hiện ra lắm. Từ cử chỉ, cách ăn mặc. Nhìn có vẻ chậm chậm, từ từ, có phần rụt rè khi ra sống ở phố.
***
Thế đấy, các cụ nhà ta ở quê nó quen rồi, đi ra ngõ đều là người quen, người nhà, dễ nói chuyện, nói to, nói nhỏ thoải mái, thích nói gì cũng được. Nói đùa, nói chọc, nói chơi rất tự tin, tự nhiên và linh hoạt hẳn. Chứ ra đây, thế nào cũng khó xử. Các cụ chẳng quen ai, chẳng biết ăn nói thế nào cho vừa lòng người lạ. Tốt nhất là cứ loanh quanh trong nhà. Không vội gì mà đi ra đi vào cho nó chướng. Người ta gặp mình, nhìn vào nhau mà không hỏi thì ngượng, mà có hỏi chưa hẳn họ trả lời. Chán lắm, người ta gặp mình mà không chào nhau, không hiểu có sao không. Không khéo người ta lại cho mình nhà quê lại khinh họ, rồi cái ông nhà nọ nhà kia chẳng có mồm. Thế thôi, cũng mất cả tháng chẳng giống ai rồi. Thế là cứ đi ra đi vào, từ cổng vào nhà, rồi từ nhà ra cổng. Lỡ ai đến chơi là cảm thấy lúng túng, người ở đâu mà lạ hoắc, Mạnh dạn chào một câu xã giao là đi ra phía sau bếp, hay ra ngõ, nhìn nhìn, ngó ngó như đang quan tâm cái gì đó cho nó có lý. Nhiều cụ khi về đến quê, bước vào cổng nhà nói như hét, như bị kìm nén nay được tung ra:
- Thế là thoát rồi! Trời ơi, về đến nhà tôi khỏe ra bà ơi!
Người già là thế đấy. Có ai hiểu tâm lý cho các cụ thì may ra cụ còn nán ở lại lâu một tí. Chứ lơ đãng, ít chú ý để tạo tâm lí thoải mái, tự tin cho các cụ, thì không cần nói xa nói gần gì đâu. Nói khó nghe hôm nay, tối các cụ đã ngồi đầu giường gấp gấp quần áo, mũ nón, chuẩn bị các đùm, gói của cụ rồi. Các cụ tinh lắm, cố tình gấp đi gấp lại nhiều lần, gói lại rồi lại mở ra, làm thế để khi con cháu hỏi mới có lời để nói ra:
- Mẹ nhớ con thằng Tý. Mai có lẽ mẹ phải về với nó, chứ nhớ không ngủ được. Ra đây với các cháu cũng lâu rồi, đỡ nhớ. Thấy chúng nó ngoan mẹ yên tâm rồi...
Nếu cụ ông thì khác một chút, Tay chắp sau lưng, đi đi lại lại trước ngõ, rồi lại nhìn người đi qua đường, giống như đang đợi ai đến thăm. Rồi lại vào trong nhà, ngồi xuống chưa ấm chỗ, lại đứng lên đi đi lại lại vẻ bần thần. Dấu hiệu muốn về rồi đấy.
Còn riêng ông cụ nhà bên cạnh nhà tôi không hay đi lại, nhưng chú ý, thấy ông cứ ngó nghiêng sang. Tôi thầm nghĩ chắc cụ cần gì thì phải. Biết được tâm lý của các cụ ở quê ra nên tôi cố chào cụ thật to:
- Cháu chào ông ạ! Ông mới ra chơi phải không?
Ông chớp chớp đôi mắt đục của người già, trả lời tôi:
- Vâng, tôi mới ra chơi được mấy ngày. Chú có thuốc lào không cho ông hút với.
Tôi phần nào cảm thấy được nhu cầu của cụ, Chắc cụ thèm lắm, không nhịn được nữa, mới phải phá lệ như thế này, chứ chưa hiểu gì về gia đình tôi mà cụ đã mạnh dạn như thế cơ mà. Nhưng không hiểu tại sao nhà lão Hạ mời cụ ra chơi mà không sắm cái điếu cho cụ nhỉ? Lão này chắc sợ nhà lão bẩn, nên không mua thuốc, điếu cho cụ hút chứ gì. Bố láo vừa thôi chứ, giàu thì cũng được sinh ra trên luống cày, vồng khoai chứ nhung lụa cái gì cho cam. Bộ ngoại giao nước ngoài mà vẫn phải sắm điếu bát, rất lịch sự cho ngoại giao Việt Nam xài chứ chơi được đâu.
Đã nói đến tập quán là nói đến sự chia sẻ, thông cảm chứ chưa hẳn tập quán là hay hết đâu. Đúng là đồ vớ vẩn.
Tôi không hút thuốc lào, nhưng lại hút thuốc lá. Tôi thận trọng:
- Cụ ơi, tôi hút thuốc lá thôi!
Cụ chẳng đắn đo, hai tay cụ vịn lên mấy thanh sắt rào chắn, những ngón tay đã sần sùi theo thời gian, đen đúa. Nhìn cụ rất khó đoán tuổi. Những ngón tay vẫn chắc khỏe, khuôn mặt đã nhăn nheo, cụ mặc áo ấm nhưng không dấu được vẻ gầy gò của mình. Dáng đi của cụ vẫn chắc khỏe, khá nhanh nhẹ. Ánh mắt đăm chiêu, xa xôi:
- Chú cho tôi một điếu cũng được.
Tôi châm lửa cho cụ hút, cụ kéo sâu mấy hơi rồi ngửa mặt lên trời, ánh xanh khói thuốc lao vút theo sức xả của người thèm thuốc lao vút lên trời. Trông mới đã làm sao. Tôi hỏi cụ:
- Cụ là thế nào với ông Hạ ạ?
Cụ thong thả vừa hút thuốc vừa trả lời:
- Tôi là cậu, là anh con bác phía mẹ nó.
Tôi hỏi cụ:
- Nhà lão Hạ có ai ở nhà không ạ?
Cụ nói ra vẻ quan trọng:
- Nó đi tôi mới dám xin anh thuốc đấy chứ, chúng nó ở nhà tôi không dám hút. Chúng nó cấm. Thứ nhất hôi nhà, thứ hai độc hại cho cả chúng nó.
Tôi thông cảm với cụ:
- Nhưng cụ nghiện thuốc thì phải bố trí thế nào cho hợp lý chứ?
Cụ buồn buồn:
- Tôi gắng mấy hôm nữa rồi cũng về thôi.
Tôi động viên cụ:
- Mấy khi rỗi cụ ra chơi, nên ở lại chơi thêm cho nó quen rồi hẵng về.
Cụ thở dài không nói gì thêm:
- Cảm ơn anh đã cho tôi thuốc nhé!
Sự thật lúc này tôi không biết chuyện gì đang xẩy ra trong gia đình lão Hạ. Chỉ biết rằng có một người già đang cố sống trong nhà lão mà thôi.
Ông cụ là anh em xa bên ngoại của lão. Trong dịp về quê đám cưới đứa cháu bên ngoại. Lão thể hiện đẳng cấp dân phố về quê. Lão Hạ
rửa chiếc xe ToYota đắt tiền trước mấy ngày.
Tôi ở gần lão tôi biết, lão không phải kĩ tính đâu. Lão thuộc phái keo kiệt, bủn xỉn thì đúng hơn. Chứ xếp cho lão vào tốp kĩ tính có phần bất công với mấy ông khác trong ngõ này. Ngoài ra, lão hay sỉ diện vặt với mấy ông cà tàng nữa, cái đức tính này mới là điểm chết người của lão đối với bà con trong phố. Mặt lão chẳng bao giờ nhìn ai cho đúng địa chỉ, nhiều người hỏi chuyện lão, thế mà mắt một nơi miệng một nơi. Đức tính này xếp vào sọt khinh người có khi ổn hơn. Với dân phố mà như thế, thì đối với mấy ông ở quê của lão không hiểu lão đối xử ra sao.
Hôm cưới đứa cháu, lão về một mình. Lão lừ lừ xe từng tí một vào ngõ, vốn đã chật, nhưng lão không muốn thấy xe mình để xa tầm quan sát. Lão thấy sai, khi lão vào chào hỏi mọi người xong, đứng trên thềm nhà, lão thấy người đi ra đi vào chạm vào xe lão, dễ bị xước lắm. Xót ruột, lão nhờ người nhà đưa lão sang nhà bên để gửi. Lúc ra về, nhưng mắt vẫn cứ nhìn theo hướng cái xe. Mắt lão buồn buồn, trông lão thật tội nghiệp.
Tối hôm ấy, anh em chú bác bên nội, bên ngoại nhà lão tổ chức tiệc đón người ở xa về. Ông dượng bên ngoại giới thiệu lão với ông cậu:
- Cháu Hạ này, hồi cháu còn bé tí, ông đây cõng cháu suốt đấy! Mày theo mẹ mày lên thành phố nên ít gặp. Hai nữa ông cậu lại theo con cháu vào miền nam làm ăn nên hàng năm tết mới về.
Lão Hạ cười nhạt:
- Dạ thưa dượng, cháu nhớ ra rồi ạ! Đây là cậu Khâm đúng không ạ?
Thì ra lão vẫn nhớ mang máng tới ông cậu này. Mẹ lão cũng giục lão về thăm ông mấy lần. Nhưng lão suốt năm lo làm ăn thì có nhớ gì đâu mà về. Nhưng nếu có thời gian, chưa hẳn lão Hạ đã về thăm các cụ. Có chén rượu vào, lão chếch choáng, rồi tuyên bố cùng họ tộc bên ngoại nhà lão:
- Đợt này về, không mấy khi được gặp cậu Khâm. Cháu sẽ đón cậu lên nhà cháu chơi một tháng. Thứ nhất cho cậu biết nhà, thứ hai xem như cán bộ cao cấp đi an dưỡng vậy. Mọi người đồng ý không ạ?
Tiếng vỗ tay của hơi men nghe chát chúa quá, nghe giả thật lẫn lộn. Đêm đó ông Khâm theo sát lão, ông cảm động trước lời nói của thằng cháu lắm, Đúng là cuối đời lại gặp thằng cháu quý người đến thế. Lão Hạ chếch chóang hơi men nên ông sợ lão say. Ông đỡ lão vào giường, bỏ màn cho lão. Thỉnh thoảng ông ngồi dạy kéo chăn cho lão.
Tuyên bố hoành tráng thế thôi, nhưng sau buổi đón dâu lão mới khó xử. Ra về mà không đón ông Khâm thì bẽ mặt với họ hàng, mà đón thì quả là lão đang tự rước khó về cho mình. Lão lên xe mà lòng ngổn ngang, trước khi đóng cửa xe lão thò đầu ra:
- Cậu Khâm ơi, cậu có về nhà cháu không? Nếu cậu bận thì dịp sau được không ạ?
Ông khâm quá vô tư với thằng cháu:
- Không, cậu chẳng bận gì đâu!
Thế là mọi tính toán chạy làng của lão tan biến. Lão để ông khâm lên xe xong, đóng sầm cửa. Chiếc xe như có men rượu tăng lực, chạy nhanh ra đường cái. Rồi ủ rũ theo đường về thành phố.
Nhà lão rộng nhưng vẫn chật cứng, do lão sắm sanh quá nhiều thứ. Nhiều không phải là mua về để dùng, mà mua về để khoe là chính. Lão có hai con chó becgie Nhốt hẳn trong hai cái chuồng sắt. Hung dữ lắm. Lão tự hào về hai gã vệ sĩ to con này, tin tưởng chúng hơn cả người nhà, nếu có cơ hội là lão tha đồ ăn về cho chúng ngay.
Về đến nhà, lão lật đật nói chuyện với vợ. Sau khi giãi bày cho vợ nghe xong lão mới giới thiệu cho người nhà lão về ông cậu quý lâu ngày mới gặp. Ông được sắp xếp nơi ngủ nghỉ, nơi để đồ, được hai thằng cháu chỉ lối vệ sinh, cách thức sử dụng... Còn lão lấy đồ ăn từ đám cưới về cho hai con chó tây.
Đến giờ ăn cơm, không hiểu thế nào mà thằng con lớn lão Hạ nó lại lấy cái chậu nhựa rửa mặt ra lấy cơm. Ông không hiểu gì cả. Sao lại xới cơm vào chậu như vậy? Sau một lúc ông mới hiểu. Nó lấy cơm trên mặt cho hai con becgie. Ông định nói cho nó hiểu rằng: Cơm trên mặt rất nhiều dinh dưỡng được nước đưa lên trên, đặc biệt là vitaminb1, nhưng nghĩ sao ông lại thôi. Ngồi vào ăn cơm, ông hiểu có ông hay không có ông thì tất cả chẳng có gì thay đổi. Ngồi trên xe, ông hồ hởi bao nhiêu, ông cảm động bao nhiêu, ông hạnh phúc bao nhiêu giờ nó tẻ nhạt bấy nhiêu. Cuối bữa ăn có hiện tượng thiếu cơm. Người già ăn không nhiều nhưng răng cọ cái còn cái mất, cái mất thì tốt mà cái còn thì tệ, lung lay hết thảy. Ăn uống nó khổ lắm. Nếu được cơm nhão một chút thì còn đỡ nghẹn, cơm khô vừa cứng, vừa khó nhai, khó nuốt. Bữa ăn không khéo thành bữa tra tấn cái miệng. Ông đắn đo một lúc, rồi đặt bát, rời mâm cơm. Nước nôi xong, ông tìm ống điếu để hút thuốc, ông đang ngó nghiêng thì lão Hạ đã để ý, lão lên tiếng:
- Lên đây cậu không được hút thuốc như dưới quê đâu. Mùi thuốc nó hôi nhà, nó dính vào đồ hỏng hết của cháu. Hai nữa, nó ảnh hưởng sức khỏe cả nhà đấy!
Ông không nói gì, ông đi về phía cái tivi. Ông ngồi tự trách mình, sao mà tin người thế này nhỉ? Rồi ông lại tự an ủi, nếu với cách xử sự, cách ăn nói của thằng Hạ, thì nhiều người lầm chứ chẳng phải riêng ông. Hai nữa nó là dân thành phố, có ăn học, có trình độ, có văn hóa chứ đâu đến nỗi nào. Rồi ông chợt nghĩ, hình như tối hôm qua, khi lão Hạ tuyên bố việc đón ông lên chơi có người nói với ông ngay:
- Ông Khâm ơi, thì ông cứ thử lên một cái xem sao?
Chắc có ai đó cũng được nó tiếp như thế này rồi thì phải. Ông tư lự một lúc. Ông cảm thấy như mình chưa ăn cơm. Chết thật! Phải đi tìm cái điếu để hút hơi thuốc cho đỡ thèm, hai nữa mua ít gói mì tôm phòng khuya đói mà ăn. Để tránh không bị rơi vào tình trạng đó, chờ trời tối hẳn, ông bảo thằng con lão Hạ mở cửa cho ông ra ngoài. Lòng vòng mấy đoạn đường ông không thấy điếu đóm đâu cả, chỉ mua được hai gói mì tôm nhét vội vào hai cái túi áo đại cán đã sờn, nên cẩn thận không chúng nó thấy nó lại cười cho: Già mà ăn gì nhiều thế.
Ngồi xem tivi một lúc, buồn vì chả có gì để nói chuyện. Hai thằng con lão Hạ nó lên tầng trên vào facebook.com. Lão Hạ đi cùng mấy lão bạn. vợ lão làm dưới bếp. Còn mình ông cùng với cái tivi. Ông đi ra, nhìn xe cọ chạy trước ngõ một lúc rồi vào gường ngủ. Chợt ông nhớ tới hai gói mì tôm trong túi áo. Ông đắp chăn kín nhẹ nhàng lấy hai gói mì tôm dấu kín vào cái túi đựng đồ của mình. Rồi lại nhẹ nhàng đặt nó lên đầu giường.
Lạ nhà ông không ngủ được. Cái giọng nói lão Hạ vẫn sang sảng bên tai ông: "Đợt này về, không mấy khi được gặp cậu Khâm. Cháu sẽ đón cậu lên nhà cháu chơi một tháng. Thứ nhất cho cậu biết nhà, thứ hai xem như cán bộ cao cấp đi an dưỡng vậy. Mọi người đồng ý không ạ?" Miên man, mệt, buồn, rồi ông cũng ngủ. Như đã dự đoán của ông. Nửa đêm ông mơ mình được một bữa ăn thịnh soạn, toàn người thân quen, gắp cho nhau ăn. Chao ơi! Sao mà nó ngọt, nó thơm thế. Nhất là món thị bò hầm sốt vang; chợt tỉnh giấc. Ông đói thật, đói còn cào. Nhà tối om. Bây giờ mà lục cục dưới bếp thì không ổn. Gọi chúng nó thì sao đành. Không lẽ nói là mình bỗng nhiên muốn ăn mì tôm, hay mình bỗng nhiên đói vào hai giờ sáng. Không thể pha mì tôm mà ăn được đâu: Dở lắm, ngượng lắm, khó coi lắm. Sau một hồi suy tính, ông từ từ lấy một gói mì tôm ra, ông cẩn thận, nhẹ nhàng tựa vào phía cuối chiếc giường. Phủ thật kín chăn lần tay theo mép gói mì tôm, ông xé nó. Lạy trời, giấy gói mì tôm nó không loạc xoạc to lắm. mùi mì tôm sao mà nó ngậy đến thế. Nước bọt bình thường không có, sao bây giờ nó ra nhiều quá. Ông định nuối nó xuống cổ, nhưng ông chợt nghĩ: Hãy cứ để thế mà ăn. Ông ngồi ăn ngon lành, ăn như chưa bao giờ được ăn mì tôm. Ngọt, béo ngậy, đậm đà hương vị. Nhiều lúc nhai hơi mạnh tiếng mì tôm gãy vụn có lẽ hơi to. Hãy mím môi lại để giảm tiếng động. Vợ chồng con cái nó biết thì chỉ có chui xuống đất mà thôi. Cái kiểu ăn này được quy cho tội ăn vụng đấy. Hai nữa, chúng nó quy cho tội cố tình làm xấu nhà nó thì dở lắm. Nào là cậu chê cơm nhà tôi, nào là cậu cháu mà làm khách làm sáo...Rồi bày đặt ăn mì tôm sống để làm xấu con cháu...
Ông vừa ăn vừa cảnh giác xung quanh. Vừa cố gắng không để sợi mì tôm rơi vãi ra giường, dễ lộ lắm. Cứ thế, ngồi co ro cuối chân giường, quấn kín chăn. Ông ăn hết cả hai gói mì tôm lúc nào không hay.
Gió đông bắc vẫn thổi từng cơn, từng cơn, như đếm thời gian mong trời chóng sáng. Để ông tìm cách về quê; càng sớm càng tốt.
QUỲ CHÂU 03/01.2017
***
Thế đấy, các cụ nhà ta ở quê nó quen rồi, đi ra ngõ đều là người quen, người nhà, dễ nói chuyện, nói to, nói nhỏ thoải mái, thích nói gì cũng được. Nói đùa, nói chọc, nói chơi rất tự tin, tự nhiên và linh hoạt hẳn. Chứ ra đây, thế nào cũng khó xử. Các cụ chẳng quen ai, chẳng biết ăn nói thế nào cho vừa lòng người lạ. Tốt nhất là cứ loanh quanh trong nhà. Không vội gì mà đi ra đi vào cho nó chướng. Người ta gặp mình, nhìn vào nhau mà không hỏi thì ngượng, mà có hỏi chưa hẳn họ trả lời. Chán lắm, người ta gặp mình mà không chào nhau, không hiểu có sao không. Không khéo người ta lại cho mình nhà quê lại khinh họ, rồi cái ông nhà nọ nhà kia chẳng có mồm. Thế thôi, cũng mất cả tháng chẳng giống ai rồi. Thế là cứ đi ra đi vào, từ cổng vào nhà, rồi từ nhà ra cổng. Lỡ ai đến chơi là cảm thấy lúng túng, người ở đâu mà lạ hoắc, Mạnh dạn chào một câu xã giao là đi ra phía sau bếp, hay ra ngõ, nhìn nhìn, ngó ngó như đang quan tâm cái gì đó cho nó có lý. Nhiều cụ khi về đến quê, bước vào cổng nhà nói như hét, như bị kìm nén nay được tung ra:
- Thế là thoát rồi! Trời ơi, về đến nhà tôi khỏe ra bà ơi!
Người già là thế đấy. Có ai hiểu tâm lý cho các cụ thì may ra cụ còn nán ở lại lâu một tí. Chứ lơ đãng, ít chú ý để tạo tâm lí thoải mái, tự tin cho các cụ, thì không cần nói xa nói gần gì đâu. Nói khó nghe hôm nay, tối các cụ đã ngồi đầu giường gấp gấp quần áo, mũ nón, chuẩn bị các đùm, gói của cụ rồi. Các cụ tinh lắm, cố tình gấp đi gấp lại nhiều lần, gói lại rồi lại mở ra, làm thế để khi con cháu hỏi mới có lời để nói ra:
- Mẹ nhớ con thằng Tý. Mai có lẽ mẹ phải về với nó, chứ nhớ không ngủ được. Ra đây với các cháu cũng lâu rồi, đỡ nhớ. Thấy chúng nó ngoan mẹ yên tâm rồi...
Nếu cụ ông thì khác một chút, Tay chắp sau lưng, đi đi lại lại trước ngõ, rồi lại nhìn người đi qua đường, giống như đang đợi ai đến thăm. Rồi lại vào trong nhà, ngồi xuống chưa ấm chỗ, lại đứng lên đi đi lại lại vẻ bần thần. Dấu hiệu muốn về rồi đấy.
Còn riêng ông cụ nhà bên cạnh nhà tôi không hay đi lại, nhưng chú ý, thấy ông cứ ngó nghiêng sang. Tôi thầm nghĩ chắc cụ cần gì thì phải. Biết được tâm lý của các cụ ở quê ra nên tôi cố chào cụ thật to:
- Cháu chào ông ạ! Ông mới ra chơi phải không?
Ông chớp chớp đôi mắt đục của người già, trả lời tôi:
- Vâng, tôi mới ra chơi được mấy ngày. Chú có thuốc lào không cho ông hút với.
Tôi phần nào cảm thấy được nhu cầu của cụ, Chắc cụ thèm lắm, không nhịn được nữa, mới phải phá lệ như thế này, chứ chưa hiểu gì về gia đình tôi mà cụ đã mạnh dạn như thế cơ mà. Nhưng không hiểu tại sao nhà lão Hạ mời cụ ra chơi mà không sắm cái điếu cho cụ nhỉ? Lão này chắc sợ nhà lão bẩn, nên không mua thuốc, điếu cho cụ hút chứ gì. Bố láo vừa thôi chứ, giàu thì cũng được sinh ra trên luống cày, vồng khoai chứ nhung lụa cái gì cho cam. Bộ ngoại giao nước ngoài mà vẫn phải sắm điếu bát, rất lịch sự cho ngoại giao Việt Nam xài chứ chơi được đâu.
Đã nói đến tập quán là nói đến sự chia sẻ, thông cảm chứ chưa hẳn tập quán là hay hết đâu. Đúng là đồ vớ vẩn.
Tôi không hút thuốc lào, nhưng lại hút thuốc lá. Tôi thận trọng:
- Cụ ơi, tôi hút thuốc lá thôi!
Cụ chẳng đắn đo, hai tay cụ vịn lên mấy thanh sắt rào chắn, những ngón tay đã sần sùi theo thời gian, đen đúa. Nhìn cụ rất khó đoán tuổi. Những ngón tay vẫn chắc khỏe, khuôn mặt đã nhăn nheo, cụ mặc áo ấm nhưng không dấu được vẻ gầy gò của mình. Dáng đi của cụ vẫn chắc khỏe, khá nhanh nhẹ. Ánh mắt đăm chiêu, xa xôi:
- Chú cho tôi một điếu cũng được.
Tôi châm lửa cho cụ hút, cụ kéo sâu mấy hơi rồi ngửa mặt lên trời, ánh xanh khói thuốc lao vút theo sức xả của người thèm thuốc lao vút lên trời. Trông mới đã làm sao. Tôi hỏi cụ:
- Cụ là thế nào với ông Hạ ạ?
Cụ thong thả vừa hút thuốc vừa trả lời:
- Tôi là cậu, là anh con bác phía mẹ nó.
Tôi hỏi cụ:
- Nhà lão Hạ có ai ở nhà không ạ?
Cụ nói ra vẻ quan trọng:
- Nó đi tôi mới dám xin anh thuốc đấy chứ, chúng nó ở nhà tôi không dám hút. Chúng nó cấm. Thứ nhất hôi nhà, thứ hai độc hại cho cả chúng nó.
Tôi thông cảm với cụ:
- Nhưng cụ nghiện thuốc thì phải bố trí thế nào cho hợp lý chứ?
Cụ buồn buồn:
- Tôi gắng mấy hôm nữa rồi cũng về thôi.
Tôi động viên cụ:
- Mấy khi rỗi cụ ra chơi, nên ở lại chơi thêm cho nó quen rồi hẵng về.
Cụ thở dài không nói gì thêm:
- Cảm ơn anh đã cho tôi thuốc nhé!
Sự thật lúc này tôi không biết chuyện gì đang xẩy ra trong gia đình lão Hạ. Chỉ biết rằng có một người già đang cố sống trong nhà lão mà thôi.
Ông cụ là anh em xa bên ngoại của lão. Trong dịp về quê đám cưới đứa cháu bên ngoại. Lão thể hiện đẳng cấp dân phố về quê. Lão Hạ
rửa chiếc xe ToYota đắt tiền trước mấy ngày.
Tôi ở gần lão tôi biết, lão không phải kĩ tính đâu. Lão thuộc phái keo kiệt, bủn xỉn thì đúng hơn. Chứ xếp cho lão vào tốp kĩ tính có phần bất công với mấy ông khác trong ngõ này. Ngoài ra, lão hay sỉ diện vặt với mấy ông cà tàng nữa, cái đức tính này mới là điểm chết người của lão đối với bà con trong phố. Mặt lão chẳng bao giờ nhìn ai cho đúng địa chỉ, nhiều người hỏi chuyện lão, thế mà mắt một nơi miệng một nơi. Đức tính này xếp vào sọt khinh người có khi ổn hơn. Với dân phố mà như thế, thì đối với mấy ông ở quê của lão không hiểu lão đối xử ra sao.
Hôm cưới đứa cháu, lão về một mình. Lão lừ lừ xe từng tí một vào ngõ, vốn đã chật, nhưng lão không muốn thấy xe mình để xa tầm quan sát. Lão thấy sai, khi lão vào chào hỏi mọi người xong, đứng trên thềm nhà, lão thấy người đi ra đi vào chạm vào xe lão, dễ bị xước lắm. Xót ruột, lão nhờ người nhà đưa lão sang nhà bên để gửi. Lúc ra về, nhưng mắt vẫn cứ nhìn theo hướng cái xe. Mắt lão buồn buồn, trông lão thật tội nghiệp.
Tối hôm ấy, anh em chú bác bên nội, bên ngoại nhà lão tổ chức tiệc đón người ở xa về. Ông dượng bên ngoại giới thiệu lão với ông cậu:
- Cháu Hạ này, hồi cháu còn bé tí, ông đây cõng cháu suốt đấy! Mày theo mẹ mày lên thành phố nên ít gặp. Hai nữa ông cậu lại theo con cháu vào miền nam làm ăn nên hàng năm tết mới về.
Lão Hạ cười nhạt:
- Dạ thưa dượng, cháu nhớ ra rồi ạ! Đây là cậu Khâm đúng không ạ?
Thì ra lão vẫn nhớ mang máng tới ông cậu này. Mẹ lão cũng giục lão về thăm ông mấy lần. Nhưng lão suốt năm lo làm ăn thì có nhớ gì đâu mà về. Nhưng nếu có thời gian, chưa hẳn lão Hạ đã về thăm các cụ. Có chén rượu vào, lão chếch choáng, rồi tuyên bố cùng họ tộc bên ngoại nhà lão:
- Đợt này về, không mấy khi được gặp cậu Khâm. Cháu sẽ đón cậu lên nhà cháu chơi một tháng. Thứ nhất cho cậu biết nhà, thứ hai xem như cán bộ cao cấp đi an dưỡng vậy. Mọi người đồng ý không ạ?
Tiếng vỗ tay của hơi men nghe chát chúa quá, nghe giả thật lẫn lộn. Đêm đó ông Khâm theo sát lão, ông cảm động trước lời nói của thằng cháu lắm, Đúng là cuối đời lại gặp thằng cháu quý người đến thế. Lão Hạ chếch chóang hơi men nên ông sợ lão say. Ông đỡ lão vào giường, bỏ màn cho lão. Thỉnh thoảng ông ngồi dạy kéo chăn cho lão.
Tuyên bố hoành tráng thế thôi, nhưng sau buổi đón dâu lão mới khó xử. Ra về mà không đón ông Khâm thì bẽ mặt với họ hàng, mà đón thì quả là lão đang tự rước khó về cho mình. Lão lên xe mà lòng ngổn ngang, trước khi đóng cửa xe lão thò đầu ra:
- Cậu Khâm ơi, cậu có về nhà cháu không? Nếu cậu bận thì dịp sau được không ạ?
Ông khâm quá vô tư với thằng cháu:
- Không, cậu chẳng bận gì đâu!
Thế là mọi tính toán chạy làng của lão tan biến. Lão để ông khâm lên xe xong, đóng sầm cửa. Chiếc xe như có men rượu tăng lực, chạy nhanh ra đường cái. Rồi ủ rũ theo đường về thành phố.
Nhà lão rộng nhưng vẫn chật cứng, do lão sắm sanh quá nhiều thứ. Nhiều không phải là mua về để dùng, mà mua về để khoe là chính. Lão có hai con chó becgie Nhốt hẳn trong hai cái chuồng sắt. Hung dữ lắm. Lão tự hào về hai gã vệ sĩ to con này, tin tưởng chúng hơn cả người nhà, nếu có cơ hội là lão tha đồ ăn về cho chúng ngay.
Về đến nhà, lão lật đật nói chuyện với vợ. Sau khi giãi bày cho vợ nghe xong lão mới giới thiệu cho người nhà lão về ông cậu quý lâu ngày mới gặp. Ông được sắp xếp nơi ngủ nghỉ, nơi để đồ, được hai thằng cháu chỉ lối vệ sinh, cách thức sử dụng... Còn lão lấy đồ ăn từ đám cưới về cho hai con chó tây.
Đến giờ ăn cơm, không hiểu thế nào mà thằng con lớn lão Hạ nó lại lấy cái chậu nhựa rửa mặt ra lấy cơm. Ông không hiểu gì cả. Sao lại xới cơm vào chậu như vậy? Sau một lúc ông mới hiểu. Nó lấy cơm trên mặt cho hai con becgie. Ông định nói cho nó hiểu rằng: Cơm trên mặt rất nhiều dinh dưỡng được nước đưa lên trên, đặc biệt là vitaminb1, nhưng nghĩ sao ông lại thôi. Ngồi vào ăn cơm, ông hiểu có ông hay không có ông thì tất cả chẳng có gì thay đổi. Ngồi trên xe, ông hồ hởi bao nhiêu, ông cảm động bao nhiêu, ông hạnh phúc bao nhiêu giờ nó tẻ nhạt bấy nhiêu. Cuối bữa ăn có hiện tượng thiếu cơm. Người già ăn không nhiều nhưng răng cọ cái còn cái mất, cái mất thì tốt mà cái còn thì tệ, lung lay hết thảy. Ăn uống nó khổ lắm. Nếu được cơm nhão một chút thì còn đỡ nghẹn, cơm khô vừa cứng, vừa khó nhai, khó nuốt. Bữa ăn không khéo thành bữa tra tấn cái miệng. Ông đắn đo một lúc, rồi đặt bát, rời mâm cơm. Nước nôi xong, ông tìm ống điếu để hút thuốc, ông đang ngó nghiêng thì lão Hạ đã để ý, lão lên tiếng:
- Lên đây cậu không được hút thuốc như dưới quê đâu. Mùi thuốc nó hôi nhà, nó dính vào đồ hỏng hết của cháu. Hai nữa, nó ảnh hưởng sức khỏe cả nhà đấy!
Ông không nói gì, ông đi về phía cái tivi. Ông ngồi tự trách mình, sao mà tin người thế này nhỉ? Rồi ông lại tự an ủi, nếu với cách xử sự, cách ăn nói của thằng Hạ, thì nhiều người lầm chứ chẳng phải riêng ông. Hai nữa nó là dân thành phố, có ăn học, có trình độ, có văn hóa chứ đâu đến nỗi nào. Rồi ông chợt nghĩ, hình như tối hôm qua, khi lão Hạ tuyên bố việc đón ông lên chơi có người nói với ông ngay:
- Ông Khâm ơi, thì ông cứ thử lên một cái xem sao?
Chắc có ai đó cũng được nó tiếp như thế này rồi thì phải. Ông tư lự một lúc. Ông cảm thấy như mình chưa ăn cơm. Chết thật! Phải đi tìm cái điếu để hút hơi thuốc cho đỡ thèm, hai nữa mua ít gói mì tôm phòng khuya đói mà ăn. Để tránh không bị rơi vào tình trạng đó, chờ trời tối hẳn, ông bảo thằng con lão Hạ mở cửa cho ông ra ngoài. Lòng vòng mấy đoạn đường ông không thấy điếu đóm đâu cả, chỉ mua được hai gói mì tôm nhét vội vào hai cái túi áo đại cán đã sờn, nên cẩn thận không chúng nó thấy nó lại cười cho: Già mà ăn gì nhiều thế.
Ngồi xem tivi một lúc, buồn vì chả có gì để nói chuyện. Hai thằng con lão Hạ nó lên tầng trên vào facebook.com. Lão Hạ đi cùng mấy lão bạn. vợ lão làm dưới bếp. Còn mình ông cùng với cái tivi. Ông đi ra, nhìn xe cọ chạy trước ngõ một lúc rồi vào gường ngủ. Chợt ông nhớ tới hai gói mì tôm trong túi áo. Ông đắp chăn kín nhẹ nhàng lấy hai gói mì tôm dấu kín vào cái túi đựng đồ của mình. Rồi lại nhẹ nhàng đặt nó lên đầu giường.
Lạ nhà ông không ngủ được. Cái giọng nói lão Hạ vẫn sang sảng bên tai ông: "Đợt này về, không mấy khi được gặp cậu Khâm. Cháu sẽ đón cậu lên nhà cháu chơi một tháng. Thứ nhất cho cậu biết nhà, thứ hai xem như cán bộ cao cấp đi an dưỡng vậy. Mọi người đồng ý không ạ?" Miên man, mệt, buồn, rồi ông cũng ngủ. Như đã dự đoán của ông. Nửa đêm ông mơ mình được một bữa ăn thịnh soạn, toàn người thân quen, gắp cho nhau ăn. Chao ơi! Sao mà nó ngọt, nó thơm thế. Nhất là món thị bò hầm sốt vang; chợt tỉnh giấc. Ông đói thật, đói còn cào. Nhà tối om. Bây giờ mà lục cục dưới bếp thì không ổn. Gọi chúng nó thì sao đành. Không lẽ nói là mình bỗng nhiên muốn ăn mì tôm, hay mình bỗng nhiên đói vào hai giờ sáng. Không thể pha mì tôm mà ăn được đâu: Dở lắm, ngượng lắm, khó coi lắm. Sau một hồi suy tính, ông từ từ lấy một gói mì tôm ra, ông cẩn thận, nhẹ nhàng tựa vào phía cuối chiếc giường. Phủ thật kín chăn lần tay theo mép gói mì tôm, ông xé nó. Lạy trời, giấy gói mì tôm nó không loạc xoạc to lắm. mùi mì tôm sao mà nó ngậy đến thế. Nước bọt bình thường không có, sao bây giờ nó ra nhiều quá. Ông định nuối nó xuống cổ, nhưng ông chợt nghĩ: Hãy cứ để thế mà ăn. Ông ngồi ăn ngon lành, ăn như chưa bao giờ được ăn mì tôm. Ngọt, béo ngậy, đậm đà hương vị. Nhiều lúc nhai hơi mạnh tiếng mì tôm gãy vụn có lẽ hơi to. Hãy mím môi lại để giảm tiếng động. Vợ chồng con cái nó biết thì chỉ có chui xuống đất mà thôi. Cái kiểu ăn này được quy cho tội ăn vụng đấy. Hai nữa, chúng nó quy cho tội cố tình làm xấu nhà nó thì dở lắm. Nào là cậu chê cơm nhà tôi, nào là cậu cháu mà làm khách làm sáo...Rồi bày đặt ăn mì tôm sống để làm xấu con cháu...
Ông vừa ăn vừa cảnh giác xung quanh. Vừa cố gắng không để sợi mì tôm rơi vãi ra giường, dễ lộ lắm. Cứ thế, ngồi co ro cuối chân giường, quấn kín chăn. Ông ăn hết cả hai gói mì tôm lúc nào không hay.
Gió đông bắc vẫn thổi từng cơn, từng cơn, như đếm thời gian mong trời chóng sáng. Để ông tìm cách về quê; càng sớm càng tốt.
QUỲ CHÂU 03/01.2017
Truyện mới nhất:
- Cận vệ của bóng tối (Chương 2) (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Xuyên Thành Hắc Liên Hoa Hoàng Đế Chi Sư (giới thiệu) (Truyện Đam mỹ)
- Định Mệnh Sắp Đặt (chap 1) (Truyện ngôn tình)
- Cảm Xúc Chưa Lời (Truyện ngôn tình)
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (chap2) (Truyện ngôn tình)
- Cận vệ của bóng tối (Truyện tổng hợp)
- Sổ Tay Ngự Thú Của Nữ Phụ Trong Mạt Thế (giới thiệu) (Truyện xuyên không)
- Bị Năm Người Anh Đọc Trộm Tiếng Lòng, Hình Tượng Tôi Sụp Đổ (chap 1) (Truyện xuyên không)
- Trà xanh max level xuyên vào tiểu thuyết kinh dị (4/4) (Truyện xuyên không)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Ông cậu nhà lão Hạ,gió bắc hút từng cơn dài qua từng ngõ ngách,Ngôi nhà rộng như càng làm cho cái lạnh thêm sức hà khắc da thịt
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!