LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra Hình học 11 Chương 1 (Đề 1) - Đề kiểm tra chương I (phần 1)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
549
0
0
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 13:41:24

Đề kiểm tra Hình học 11 Chương 1 (Đề 1)

Câu 1: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(2;5). Phép tịnh tiến theo vecto u(1;2) biến A thành điểm nào trong các điểm sau?

   A. B(3;1)      B. C(1;6)

   C. D(3;7)      D. E(4;7)

Câu 2: Cho đường thẳng a cắt hai đường thẳng song song b và b’. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng a bằng chính nó và biến đường thẳng b thành đường thẳng b’?

   A. Không có phép tịnh tiến nào

   B. Có một phép tịnh tiến duy nhất

   C. Chỉ có hai phép tịnh tiến

   D. Có vô số phép tịnh tiến

Câu 3. Cho hai đường thẳng vuông góc với nhau a và b. có bao nhiêu phép đối xứng trục biến a thành a biến b thành b?

   A. Không có phép đối xứng nào

   B. có một phép đối xứng trục duy nhất

   C.Chỉ có hai phép đối xứng trục

   D. Có vô số phép đối xứng trục

Câu 4. Cho hai đường tròn bằng nhau (O;R) và (O’;R) với tâm O và O’ phân biệt. có bao nhiêu phép vị tư biến (O;R) thành (O’;R) ?

   A. Không có phép vị tự nào

   B. Có một phép vị tự duy nhất

   C.Chỉ có hai phép vị tự

   D. Có vô số phép vị tự

Câu 5. Cho đường tròn (O;R). Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến (O;R) thành chính nó?

   A. Không có phép vị tự nào

   B. Có một phép vị tự duy nhất

   C. Chỉ có hai phép vị tự

   D. Có vô số phép vị tự

Câu 6: Cho đường tròn (O;R). Có bao nhiêu phép vị tự biến (O;R) thành chính nó?

   A. Không có phép nào

   B. Có một phép duy nhất

   C. Chỉ có hai phép

   D. Có vô số phép

Câu 7: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường tròn cho trước thành chính nó?

   A. Không có phép nào

   B. Có một phép duy nhất

   C. Chỉ có hai phép

   D. Có vô số phép

Câu 8: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình (x - 1)2 + (y + 2)2 = 4. Hỏi phép dời hình có đượng bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua trục Oy và phép tịnh tiến theo vecto (2;3) biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình là:

   A. x2 + y2 = 4

   B. (x - 2)2 + (y - 6)2 = 4

   C. (x - 2)2 + (y - 3)2 = 4

   D. (x - 1)2 + (y - 1)2 = 4

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x - 2y - 1 = 0. ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O có phương trình là:

   A. 3x + 2y + 1 = 0

   B. -3x + 2y -1 = 0

   C. 3x + 2y - 1 = 0

   D. 3x - 2y - 1 = 0

Câu 10: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(-3;2). ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo v(2;0) là:

   A. (1;-1)      B. (-1;1)

   C. (-1;2)      D. (1;-2)

Câu 11: Hợp thành của hai phép đối xứng qua hai đường thẳng cắt nhau là phép biến hình nào trong các phép biến hình dưới đây?

   A. Phép đối xứng trục

   B. Phép đối xứng tâm

   C.Phép tịnh tiến

   D. Phép quay

Câu 12: Trong mặt phẳng tọa độ, cho đồ thị của hàm số y = sin⁡x. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đồi thị đó thành chính nó?

   A. Không      B. Một

   C. Hai      D. Vô số

Câu 13: Cho hai đường thẳng d: x + y - 1 = 0 và d’: x + y - 5 = 0. Phép tịnh tiến theo vecto u biến đường thẳng d thành d’. khi đó, độ dài bé nhất của vecto u là bao nhiêu?

   A. 5      B. 4√2

   C. 2√2      D. √2

Đáp án và Hướng dẫn giải

1 - C2 - B3 - C4 - B5 - C
6 - D7 - B8 - D9 - B10 - C
11 - C12 - D13 - C

Câu 1:

   Sử dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.

Câu 2:

   (hình 3) Tịnh tiến theo AB.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 3:

   Đa và Đb.

Câu 4:

   Tâm vị tự là tâm điểm OO’, k = -1.

Câu 5:

   Phép vị tự tâm O tỉ số 1 và -1.

Câu 6:

   Tâm vị tự bất kì, tỉ số vị tự k = 1.

Câu 7:

   Vecto tịnh tiến là 0.

Câu 8:

   Xác định tọa độ tâm các đường tròn trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

Câu 9:

   Sử dụng các biểu thức tọa độ.

Câu 10:

   Sử dụng các biểu thức tọa độ.

Câu 11:

   (hình 1) Phép quay tâm O góc quay 2α

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 12:

   Có hai phép tịnh tiến theo vecto có độ dài 2π; cùng hướng và ngược hướng với trục Ox.

Câu 13:

   Độ dài bé nhất của vecto u bằng khoảng cách từ một điểm bất kì trên d tới d’ bằng :

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
07/04/2018 11:22:49

Đề kiểm tra Hình Học 11 Chương 1 (Đề 1)

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm)

Phép biến hình là 1 quy tắc để với mỗi điểm M của mặt phẳng xác định được bao nhiêu điểm của mặt phẳng đó:

A.0 điểm B.1 điểm C.2 điểm D.3 điểm

Câu 2 (0,25 điểm)

Cho 2 đường thẳng song song d và d’. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?

A.Không có phép tịnh tiến nào B.Có duy nhất 1 phép tịnh tiến

C.Chỉ có 2 phép tịnh tiến D.Có rất nhiều phép tịnh tiến

Câu 3 (0,25 điểm)

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

A.Hình gồm 2 đường tròn không bằng nhau có trục đối xứng

B.Hình gồm 1 đường tròn và 1 đường thẳng tùy ý có trục đối xứng

C.Hình gồm 1 đường tròn và 1 đường thẳng tùy ý có trục đối xứng

D.Hình gồm 1 tam giác không cân và đường tròn ngoại tiếp tam giác đó có trục đối xứng.

Câu 4 (0,25 điểm)

Trong các hình sau đây, hình nào không có tâm đối xứng.

A.Hình gồm 1 đường tròn và 1 hình chữ nhật nội tiếp

B.Hình gồm 1 đường tròn và 1 tam giác đều nội tiếp

C.Hình lục giác đều

D.Hình gồm 1 hình vuông và đường tròn nội tiếp

Câu 5 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vecto v =(-1;2), A(3;5). Tọa độ của điểm A’ là ảnh của A qua phép tịnh tiến theo

v là:

A.(2;7) B.(7;2) C.(2;2) D.(7;7)

Câu 6 (0,25 điểm)

Cho phép tịnh tiến Tu theo u và phép tịnh tiến Tv theo v . Với điểm M bất kì, Tubiến M thành M’, Tv biến M’ thành M”. Phép tịnh tiến biến M thành M” là phép tịnh tiến vectơ:

Đề kiểm tra Toán 11 có đáp án

Câu 7 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng Oxy cho A(1;-2) và B(3;1). Ảnh của đường thẳng AB qua phép đối xứng trục Ox có phương trình:

A.2x+3y-7=0 B.2x+3y+7=0

C.3x+2y-7=0 D.3x+2y+7=0

Câu 8 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có: (C): x2+y2+10y-5=0.

Ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng có trục Oy có phương trình:

A.x2+y2-10y-5=0 B.x2+y2+10y-5=0

C.x2+y2-10x-5=0 D.x2+y2+10x-5=0

Câu 9 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn tâm I(1;-3), bán kính bằng 2. Gọi (C’) là ảnh của đường tròn (I;2) qua phép đồng dạng có được từ việc thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 3 và phép đối xứng qua trục Ox. Phương trình của (C’) có dạng:

A.(x+3)2+(y+9)2=6 B.(x-3)2+(y-9)2=6

C.(x+3)2+(y+9)2=36 D.(x-3)2+(y-9)2=36

Câu 10 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x-y+1=0. Để tịnh tiến theo vectơ v biến d thành chính nó thì v ⃗ phải là vectơ nào trong các trường hợp sau:

Đề kiểm tra Toán 11 có đáp án

Câu 11 (0,25 điểm)

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

A.Phép dời hình là 1 phép đồng dạng

B.Phép vị tự là 1 phép đồng dạng

C.Phép đồng dạng là 1 phép dời hình

D. Có phép vị tự không phải là phép dời hình

Câu 12 (0,25 điểm)

Trong mặt phẳng Oxy, đường thẳng (d): 3x-2y-1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O có phương trình là:

A.3x+2y+1=0 B.-3x+2y-1=0

C.3x+2y-1=0 D.3x-2y-1=0

Phần tự luận (7 điểm)

Bài 1 (3 điểm)

Cho ∆ABC có AM và CN là các trung tuyến. Chứng minh rằng nếu ∠BAM ̂= ∠BCN =30othì ∆ABC đều

Bài 2 (4 điểm)

Cho đường tròn (O,R) , A là 1 điểm cố định không trùng với tâm O, BC là 1 dây cung của (O), BC di động nhưng số đo của cung BC luôn bằng 120o. Gọi I là trung điểm của BC, vẽ tam giác đều AIJ. Tìm tập hợp điểm J

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Toán học Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Toán học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư