LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra Hình học 11 Chương 2 (Đề 2) - Đề kiểm tra chương II (phần 2)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
815
0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 13:51:10

Đề kiểm tra Hình học 11 Chương 2 (Đề 2)

Câu 1: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. kết luận nào sau đây là đúng?

   A. AD // (BEF)      B. (AFD) // (BEC)

   C. (ABD) // (EFC)      D. EC // (ABF)

Câu 2: Cho tứ diện ABCD, điểm M thuộc cạnh AC, điểm N thuộc cạnh CD. Mặt phẳng (∝) đi qua MN, song song với AB. Tìm thiết diện của (∝) với tứ diện ABCD.

   A. Thiết diện là tam giác MNP, trong đó P là giao điểm của đường thẳng BC với đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng AB.

   B. Thiết diện là tam giác MNP, trong đó P là giao điểm của đường thẳng BD với đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng AB.

   C. Thiết diện là tam giác MNP, trong đó P là giao điểm của đường thẳng BC với đường thẳng đi qua N và song song với đường thẳng BD.

   D. Thiết diện là hình bình hành MNPQ.

Câu 3: Cho tứ diện ABCD, M, N lần lượt là trọng tâm tam giác ABC, ABD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. MN // CD      B. MN // AD

   C. MN // BD      D. MN // AC

Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành . gọi I, J lần lượt là trung điểm của SB và SD. Thiết diện của mặt phẳng (AIJ) với hình chóp là:

   A. Tam giác      B. Tứ giác

   C. Ngũ giác      D. Lục giác

Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Điểm M thuộc đoạn thẳng SB. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (ADM) với (SBC).

   A. Giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng MD.

   B. Giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua M và song song với BC.

   C. Giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua MN, với M là giao điểm của MD và SC.

   D. Giao tuyến của (ADM) với 9SBC) là đường thẳng qua MN, với N là giao điểm của MD và BC.

Câu 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CB. M là điểm thuộc cạnh SD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng AC cắt nhau.

   B. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng AC chéo nhau.

   C. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng BD cắt nhau.

   D. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng AC song song với nhau.

Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành. K là trung điểm của SA, H là điểm thuộc cạnh AC và không phải là trung điểm của AC. Mặt phẳng (∝) chứa KH và song song với BD. Thiết diện của hình chóp S.ABCD với (∝) là hình gì?

   A. Tam giác      B. Ngũ giác

   C. Tứ giác      D. Tam giác hoặc ngũ giác

Câu 8: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của ∆ABC và ∆ABD. Diện tích của thiết diện của hình tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng (BMN) là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 9: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. gọi M là trung điểm của AB, qua M dựng mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (BCD). Tìm diện tích thiết diện của (P) và tứ diện.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 10: Cho tứ diện ABCD, M là điểm thuộc BC sao cho MC = 2MB. N, P lần lượt là trung điểm của BD và AD. Điểm Q là giao điểm của AC với (MNP). Tính QA/QC.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Đáp án và Hướng dẫn giải

1 - B2 - A3 - A4 - B5 - B
6 - D7 - D8 - D9 - A10 - A

Câu 1:

   (hình 2) Phương án A sai vì AD và (BEF) cắt nhau tại A.

   Phương án B đúng vì AD // BC, AF // BE

   Phương án C sai vì (ABD) và (EFC) có điểm C chung

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 3:

   (hình 3) Gọi E là trung điểm của AB. M, N lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC, ABD nên:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   Theo định lí Ta – lét ta có MN // CD.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 5:

   (hình 4) Do AD // BC, M thuộc (SBC) nên giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua M và song song với BC.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 6:

   (hình 1) Trong mặt phẳng (ABCD) ta có AC cắt BD tại O, IJ cắt BD tại E. trong mặt phẳng (SBD), ME cắt SO tại G. Ta có G thuộc (MIJ). (MIJ) chứa IJ // AC nên giao tuyến của (MIJ) với (SAC) là đường thẳng qua G và song song với AC.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 8:

   (hình 2) Trong (ABD), BN cắt AD tại F. Trong (ABC), BM cắt AC tại E.

   Do M, N lần lượt là trọng tâm của ∆ABC và ∆ABD nên E, F lần lượt là trung điểm của AC, AD

   Tứ diện ABCD có cạnh bằng a nên BE = BF = (a√3)/2

   Thiết diện là tam giác cân BEF tại B, có đay EF = a/2

   Diện tích BEF là

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11 Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 10:

   (hình 3) NP là đường trung bình của ∆ACD ⇒ NP // AB, mà AB ⊂ (ABC) ⇒NP // (ABC)

   P ∈ (MNP) ∩ (ACD) (1)

   Trong mặt phẳng (BCD) gọi J = MN ∩ CD, có

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

    J ∈ (MNP) ∩ (ACD) (2)

   Từ (1) và (2) : (MNP) ∩ (ACD) = JP

   Trong mặt phẳng (ACD) gọi Q = JP ∩ AC. Có:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   ⇒ Q = AC ∩ (MNP). Có:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   ⇒MQ // NP // AB

   Theo định lí Ta – lét có

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   Kết luận:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
07/04/2018 11:22:49

Đề kiểm tra Hình Học 11 Chương 2 (Đề 2)

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm)

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD và BC; G là trọng tâm ∆BCD. Khi đó, giao điểm của đường thẳng MG và mp(ABC) là:

A.Điểm C

B.Giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng AN

C.Điểm N

D.Giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng BC

Câu 2 (0,25 điểm)

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A.Nếu 2 mặt phẳng (α)và(β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với (β).

B.Nếu 2 mặt phẳng (α)và(β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với mọi đường thẳng nằm (β).

C.Nếu 2 đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong 2 mặt phẳng phân biệt (α)và(β) thì (α)và(β) song song với nhau.

D.Qua 1 điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta vẽ được 1 và chỉ 1 đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó.

Câu 3 (0,25 điểm)

Cho tứ diện ABCD và 3 điểm E, F, G lần lượt nằm trên 3 cạnh AB, BC, CD mà không trùng với các đỉnh. Thiết diện của hình tứ diện ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (EFG) là:

A.Một đoạn thẳng    B.Một tam giác

C.Một hình thang    D.Một ngũ giác

Câu 4 (0,25 điểm)

Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. E là điểm trên cạnh CD sao cho ED=3EC. Thiết diện tạo bởi mp(MNE) và tứ diện ABCD là:

A.Tam giác MNE

B.Tứ giác MNEF với F là điểm bất kì trên cạnh BD

C.Hình bình hành MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF//BC

D.Hình thang MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF//BC

Câu 5 (0,25 điểm)

Cho tứ diện ABCD và 3 điểm I, J, K lần lượt nằm trên 3 cạnh AB, BC, CD mà không trùng với các đỉnh. Thiết diện của hình tứ diện ABCD khi cắt bởi mp(IJK) là:

A.Một đoạn thẳng    B.Một tam giác

C.Một hình thang    D.Một ngũ giác

Câu 6 (0,25 điểm)

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và A’B’C’. Thiết diện tạo bởi mp(AIJ) với hình lăng trụ đã cho là:

A.Tam giác cân    B.Tam giác vuông

C.Hình thang    D.Hình bình hành

Câu 7 (0,25 điểm)

Cho hình chóp S.ABCD. Gọi AC ∩ CD= J, AD ∩ BC =K. Đẳng thức nào sai trong các đẳng thức sau?

A.(SAC)∩(SBD)=SI    B.(SAB)∩(SCD)=SJ

C.(SAD)∩(SBC)=SK    D.(SAC)∩(SAD)=AB

Câu 8 (0,25 điểm)

Cho hình vuông ABCD và tam giác đều SAB nằm trong 2 mặt phẳng khác nhau. Gọi M là điểm di động trên đoạn AB. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với (SBC). Thiết diện tạo bởi (α) và hình chóp S.ABCD là hình gì?

A.Tam giác    B.Hình bình hành

C.Hình thang    D.Hình vuông

Câu 9 (0,25 điểm)

Cho hình chóp S.ABCD. Một mặt phẳng không đi qua đỉnh nào của hình chóp cắt các cạnh SA, SB, SC < SD lần lượt tại A’,B’,C’,D’. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A.Các đường thẳng A’C’, B’D’, SO đôi 1 chéo nhau.

B.Các đường thẳng A’C’, B’D’, SO đồng phẳng.

C.Các đường thẳng A’C’, B’D’, SO đồng quy.

D.Hai đường thẳng A’C’và B’D’ cắt nhau còn 2 đường thẳng A’C’ và SO chéo nhau.

Câu 10 (0,25 điểm)

Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz lần lượt là cá đường thẳng song song với nhau đi qua B, C, D và nằm về 1 phía của mp(ABCD), đồng thời không nằm trong mp(ABCD). Một mặt phẳng đi qua A và cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại B’,C’,D’ với BB’=2, DD’=4. Khi đó CC’ bằng:

A.3    B.4    C.5    D.6

Câu 11 (0,25 điểm)

Cho tứ diện ABCD. Gọi G và E lần lượt là trọng tâm của ∆ABD và ABC. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A.Đường thẳng GE song song với đường thẳng CD

B.Đường thẳng GE cắt đường thẳng CD

C.Hai đường thẳng GE và CD chéo nhau

D.Đường thẳng GE cắt đường thẳng AD.

Câu 12 (0,25 điểm)

Cho tứ diện đều SABC cạnh bằng a. Gọi I là trung điểm AB, M là 1 điểm di động trên đoạn AI. Qua M vẽ mặt phẳng (α)song song với (SIC). Chu vi của thiết diện tạo bởi (α)và tứ diện SABC tính theo AM=x là:

A.x(1+√3)    B.2x(1+√3)

C.3x(1+√3)    D.Không tính được.

Phần tự luận (7 điểm)

Bài 1 (4 điểm)

Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1 cạnh a. Trên AB, CC1, C1D1 và AA1 lần lượt lấy các điểm M, N, P, Q sao cho AM=C1N=C1P=AQ=x với 0≤x≤a.

a. Chứng minh 4 điểm M, N, P, Q đồng phẳng và MP, NQ cắt nhau tại 1 điểm cố định.

b. Chứng minh mp(MNPQ) luôn chứa 1 đường thẳng cố định. Xác định x đề (MNPQ)//(A1BC1).

c. Dựng thiết diện của hình lập phương cắt bởi (MNPQ). Thiết diện có đặc điểm gì về cạnh? Tính giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chu vi thiết diện.

Bài 2 (3 điểm)

Cho 3 điểm A,B,C nằm ngoài mặt phẳng α. Giả sử BC song song với α, còn AB và AC cắt α lần lượt tại D và E. Hãy chọn phương chiếu l sao cho hình chiếu của tam giác ABC trên α theo phương l là 1 tam giác đều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Toán học Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Toán học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư