Ca dao tục ngữ | Danh mục | Gửi ca dao tục ngữ

Cầu sắt mà bắc ngang sông, Chàng ơi sang tỉnh mà trông chẳng lầm, Hà Nội bắc sang Gia Lâm, Tính cây lô mét độ năm cây tròn

Văn Học Dân Gian | Chat Online
11/04/2018 02:19:41

Thể loại: Quê hương đất nước | Lịch sử

215 lượt xem
Cầu sắt mà bắc ngang sông
Chàng ơi sang tỉnh mà trông chẳng lầm
Hà Nội bắc sang Gia Lâm
Tính cây lô mét độ năm cây tròn
Họa hình Tây bắc ống nhòm
Ngắm đi ngắm lại xem còn cong không
Giở về hội nghị cộng đồng
Đến năm Mậu Tuất khởi công bắc cầu
Mộ phu khắp cả đâu đâu
Xây từ Ái Mộ bắt đầu xây ra
Bắc qua con sông Nhị Hà
Chia khoang làm nhịp, mười ba cột vừa
Lập mưu xây được bây giờ
Chế ra cái chụp để mà bơm lên
Bơm hết nước đến bùn đen
Người chết như rạ vẫn phải len mình vào
Vỡ bơm nước lại chảy vào
Chết thì mặc chết ai nào biết không
Mỗi giờ thuê có một đồng
Xi măng với đá, dây dòng xuống xây
Đóng phà, đóng cột, cắm cây
Xây trên buông xuống thành ngay chân cầu
Bây giờ đục sắt bắc cầu
Cột ngang, cột dọc, đường tàu song song
Bắc từ Dốc Gạch bắc sang
Chính giữa đường sắt làm đường tàu đi
Đôi bên nhịp sắt chữ chi
Bên đi, bên lại chớ hề gặp nhau
Còn hai bên cạnh rìa cầu
Sắt chằng hoa thị đi cầu không kinh
Hai vì đèn máy sáng tinh
Ai đi đến đấy có xinh chăng là
Kẻ đi người lại hằng hà
Mưu kia nào kiệt tính đà cũng thông
Bề khoát tàu chạy bên trong
Khoát vừa ba thước đủ dùng không hơn
Đường ô tô chạy rập rờn
Cũng khoát thước rưỡi đường trơn phẳng lì
Còn đường của An Nam đi
Khoát hơn nửa thước vậy thì tính sao
Bây giờ kể đến bề cao
Cao hơn mười thước ai nào biết không
Làm xong Tây tính tiền công
Lập mưu, lập kế trả công chẳng rành
Chế ra giấy bạc dâu xanh
Trừ tiền giấy bút hết toanh dăm đồng
Tiền công chẳng đáng tiền công
Kẻ còn, người mất mà lòng xót thay!
Hội cầu năm ấy vui vầy
Nhớ ngày hăm mốt tháng hai, công hoàn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo