Ca dao tục ngữ | Danh mục | Gửi ca dao tục ngữ
Một nhà sinh đặng ba vua, Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
Biết Tuốt | Chat Online | |
23/04/2018 13:20:18 |
Thể loại: Ca dao Lịch sử
15.041 lượt xem
Một nhà sinh đặng ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
Hoặc:
Một nhà sinh đặng ba vua
Một vua chết đói hai vua đi đày.
Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn
Ông là Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị có 29 hoàng tử và 35 công chúa
Ông có 3 người con là vua:
- Vua Kiến Phúc: Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), con thứ ba của Kiên Thái vương và bà Bùi Thị Thanh. Là vua thứ 7 triều Nguyễn - Vua Hàm Nghi: Vua Hàm Nghi tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明), con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn.
- Vua Đồng Khánh con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Là vua thứ 9 triều Nguyễn
Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.
- Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888.
- Vua Đồng Khánh len ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi.
Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"
Tuy là một nhà. Nhưng vua hàm Nghi là anh em cùng cha khác mẹ với 2 vua kia.
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
Hoặc:
Một nhà sinh đặng ba vua
Một vua chết đói hai vua đi đày.
Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn
Ông là Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị có 29 hoàng tử và 35 công chúa
Ông có 3 người con là vua:
- Vua Kiến Phúc: Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), con thứ ba của Kiên Thái vương và bà Bùi Thị Thanh. Là vua thứ 7 triều Nguyễn - Vua Hàm Nghi: Vua Hàm Nghi tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明), con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn.
- Vua Đồng Khánh con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Là vua thứ 9 triều Nguyễn
Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.
- Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888.
- Vua Đồng Khánh len ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi.
Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"
Tuy là một nhà. Nhưng vua hàm Nghi là anh em cùng cha khác mẹ với 2 vua kia.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Liên quan trong Ca dao Lịch sử
Mới nhất
- Tháng giêng mười sáu trăng treo, Anh sắm giường lèo cưới vợ Lái Thiêu
- Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
- Đàn ông đóng khố đuôi lươn, Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
- Ấy ngày mùng sáu tháng ba, Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây
- Cú kêu ba tiếng cứ kêu, Kêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chè
- Kẻ Dầu có quán Đình Thanh, Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi
- Lệnh làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ
- Lúa Tháng 5 trông trăng Rằm Tháng 8, Trăng mờ cày nỏ, trăng tỏ cày rầm
- Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
- Em là con gái nhà giàu, Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
- Xem tất cả >>
Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!