Ca dao tục ngữ | Danh mục | Gửi ca dao tục ngữ
- Tiếng đồn anh hay chữ, Lại đây em hỏi thử, Đôi câu lịch sử Khánh Hòa, Từ ngày Tây cướp nước ta
Văn Học Dân Gian | Chat Online | |
11/04/2018 08:15:50 |
Thể loại: Quê hương đất nước | Lịch sử
398 lượt xem
- Tiếng đồn anh hay chữ
Lại đây em hỏi thử
Đôi câu lịch sử Khánh Hòa
Từ ngày Tây cướp nước ta
Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,
Anh hãy nói ra cho em tường?
- Nghe lời em hỏi mà thương
Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng
Vì thù non sông
Thề không đội trời chung với giặc
Từ Nam chí Bắc
Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng
Ở Khánh Hòa thì có ba ông
Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền
- Ba ông là bậc anh hiền
Gọi "Khánh Hòa tam kiệt";
Người người đều biết
Đều thương đều tiếc
Chưa thỏa nguyền núi sông
Tấm thân xem nhẹ tựa lông hồng
Hỏi anh còn nhớ "Quảng Phước tam hùng"; là ai?
- Dám đâu quên kẻ anh tài
Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu
Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh
Cùng Phạm Long chung gánh nước non
Cha con trung nghĩa vẹn tròn
Cùng Nguyễn Sum nguyện mất còn có nhau
Bao phen cay đắng hận thù
Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm
Lại đây em hỏi thử
Đôi câu lịch sử Khánh Hòa
Từ ngày Tây cướp nước ta
Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,
Anh hãy nói ra cho em tường?
- Nghe lời em hỏi mà thương
Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng
Vì thù non sông
Thề không đội trời chung với giặc
Từ Nam chí Bắc
Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng
Ở Khánh Hòa thì có ba ông
Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền
- Ba ông là bậc anh hiền
Gọi "Khánh Hòa tam kiệt";
Người người đều biết
Đều thương đều tiếc
Chưa thỏa nguyền núi sông
Tấm thân xem nhẹ tựa lông hồng
Hỏi anh còn nhớ "Quảng Phước tam hùng"; là ai?
- Dám đâu quên kẻ anh tài
Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu
Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh
Cùng Phạm Long chung gánh nước non
Cha con trung nghĩa vẹn tròn
Cùng Nguyễn Sum nguyện mất còn có nhau
Bao phen cay đắng hận thù
Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Liên quan
- Gặp đời hải yến hà thanh, Bốn dân trăm họ an lành ấm no, Nay mừng điển hội cầu nho, Văn nhân sĩ tử phải lo học hành
- Tao là thằng xẩm thằng xoan, Đứa nào chẳng chạy, tao phang vào đầu
- Còn duyên như tượng tô vàng, Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa
- Nghe đồn cha mẹ anh hiền, Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai
- Chồng khôn vợ đặng đi giày, Vợ khôn chồng đặng có ngày làm quan
- Chồng lên tám vợ mười ba, Ngồi rồi nu nống nu na đỡ buồn, Mười tám vợ đã lớn khôn, Nu na nu nống chồng còn mười ba
- Chuồn chuồn đậu ngọn dưa leo, Trông trời mau sáng mần heo cưới nàng
- Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình, Một mình thủ phận một mình, Bí đường qua lại, anh tiếc tình đôi ta
- Con quạ nó đứng bên sông, Nó kêu bớ má đừng lấy chồng bỏ con, Con quạ nó đứng đầu non, Nó kêu bớ má thương con trở về
- Dâu kia hết lá vì tằm, Nỗi sầu biết gỡ mấy năm cho rồi
- Xem tất cả >>
Mới nhất
- Tháng giêng mười sáu trăng treo, Anh sắm giường lèo cưới vợ Lái Thiêu
- Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
- Đàn ông đóng khố đuôi lươn, Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
- Ấy ngày mùng sáu tháng ba, Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây
- Cú kêu ba tiếng cứ kêu, Kêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chè
- Kẻ Dầu có quán Đình Thanh, Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi
- Lệnh làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ
- Lúa Tháng 5 trông trăng Rằm Tháng 8, Trăng mờ cày nỏ, trăng tỏ cày rầm
- Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
- Em là con gái nhà giàu, Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
- Xem tất cả >>
Tags: - Tiếng đồn anh hay chữ,Lại đây em hỏi thử,Đôi câu lịch sử Khánh Hòa,Từ ngày Tây cướp nước ta,Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,Anh hãy nói ra cho em tường,- Nghe lời em hỏi mà thương,Thương người nghĩa kiệt tơ vương vấn lòng,Vì thù non sông,Thề không đội trời chung với giặc,Từ Nam chí Bắc,Thiếu chi trang dạ sắt gan đồng
Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!